CỤc bảo tồN Đa dạng sinh học giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hạI Ở việt nam hà Nội 2011 danh sách nhóm soạn thảO


VI KHUẨN (Yersinia pestis) GÂY BỆNH DỊCH HẠCH Ở CHUỘT VÀ ĐỘNG VẬT



tải về 410.5 Kb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích410.5 Kb.
#33317
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

2. VI KHUẨN (Yersinia pestis) GÂY BỆNH DỊCH HẠCH Ở CHUỘT VÀ ĐỘNG VẬT


Tên tiếng Việt khác: bệnh dịch hạch đen

A. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái và triệu chứng bệnh

Nguồn gốc: Châu Á

Đặc điểm hình thái

Vi khuẩn Yersinia pestis (trước đây gọi là Pasteurella pestis, Bacterium pestis), có dạng hình ôvan, kích thước 1,5 - 2 x 0,5 - 0,7 micromet, nhuộm gram âm, không sinh nha bào, không di động, sinh trưởng chậm ở các môi trường nuôi cấy (ưa khí và kỵ khí) nhiệt độ thích hợp 28 - 37°C, pH 7,2 - 7,4, không lên men đường lactoza, sacaroza, urê (-), indole (-), sức đề kháng kém: dễ bị ánh sáng mặt trời giết chết trong vài giờ, ở nhiệt độ 55°C thời gian vi khuẩn chết là 30 phút, ở 100°C vi khuẩn chết sau 1 phút. Các thuốc khử trùng thông thường như hợp chất phenol 1%, cloranin 3%, lyzyl 1% có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh dịch hạch trong vài phút.



Triệu chứng lâm sàng của bệnh

Bệnh dịch hạch thường biểu hiện ở 4 thể:



Thể hạch: Thời kỳ ủ bệnh: trung bình là 2 - 5 ngày, ngắn nhất vài giờ, dài nhất là 8 - 10 ngày, không có biểu hiện lâm sàng.

Thể nhiễm khuẩn khuyết (còn gọi là “dịch hạch đen”): Bệnh phát đột ngột, cấp tính mặc dù hạch ngoại vi chưa bị sưng, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc rất nặng gây sốt cao 40 - 41°C, kèm theo những cơn rét run, bệnh nhân kích động, cuồng sảng hoặc li bì, nôn nhiều, ỉa lỏng, bụng chướng, có rối loạn về tim mạch và hô hấp, xuất huyết da, niêm mạc, phủ tạng.

Thể phổi tiên phát: thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ vài giờ sau phát bệnh, rất đột ngột, sốt cao 40 - 41°C kèm rét run, mạch nhanh, huyết áp giảm, bệnh nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, khó chịu ngày càng tăng, chưa có triệu chứng về hô hấp.





Hình 3. Vi khuẩn dịch hạch ở phổi Hình 4. Thể hạch ở người

Thể phổi thứ phát: thường gặp hơn thể phổi tiên phát, xuất hiện sau các thể khác (thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết) không được phát hiện và điều trị kịp thời, tiên lượng thường nặng.

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Môi giới truyền bệnh

Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch là loài vi khuẩn có khả năng lây theo máu, hệ bạch huyết, hệ thống lưới nội mô và qua vật truyền là bọ chét. Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch có hai môi trường sống chính là trong dạ dày của một số loài bọ chét và trong máu hoặc mô của các loài động vật gặm nhấm. Vi khuẩn này được ghi nhận có khả năng lây nhiễm trong tự nhiên đối với trên 203 loài động vật gặm nhấm và 14 loài thỏ.



C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

Đối với hệ thống y tế cấp cơ sở cần phải thực hiện công tác giám sát, báo cáo (đột xuất và định kỳ) nhằm phòng tránh bùng phát dịch bệnh. Giám sát vật chủ và véc tơ truyền bệnh dịch hạch như giám sát, diệt trừ các loài chuột và Bọ chét tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngăn ngừa sự du nhập của bệnh dịch hạch từ nước ngoài vào Việt Nam. Ở những vùng có nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao phải thường xuyên theo dõi kết quả giám sát dịch tễ học, dịch hạch để chủ động phòng chống. Tập huấn phòng chống bệnh dịch hạch cho các cơ sở y tế, mạng lưới cộng tác viên. Tuyên truyền giáo dục cộng đồng thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, bố trí và sắp xếp nhà ở và kho tàng hợp lý, đặt bẫy chuột, phá bỏ nơi sinh sống của chuột và Bọ chét. Chuẩn bị sẵn sàng số lượng thuốc điều trị, hoá chất, phương tiện, nhân lực phục vụ dập dịch.



D. Phân bố ở Việt Nam

Bệnh xuất hiện khá phổ biến tại các tỉnh, thành phố trong cả nước sau những năm giải phóng, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai (Long Khánh, Tân Phú), thành phố Hồ Chí Minh (Củ Chi), Tây Ninh, Bạc Liêu và Cà Mau. Hiện nay, bệnh dịch hạch chưa thấy tái phát tại Việt Nam.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch được ghi nhân xâm hại tại các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Algeria, Kenya, Môzămbíc, Bolivia, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hòa Liên bang Nga, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ,...


3. NẤM GÂY BỆNH THỐI RỄ (Phytophthora cinnamomi )


Tên tiếng Việt khác: Không có

A. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái và triệu chứng bệnh

Nguồn gốc: Đông Nam Á (Inđônêxia)

Đặc điểm hình thái nấm gây bệnh

Sợi nấm thường có các mấu nhỏ, rộng tới 8 mi-crô-mét (µm), những nốt phồng lên trên sợi nấm ở dạng bó, dạng hình cầu, đường kính trung bình là 42 µm. Bào tử túi mỏng (rộng 3 µm), được sinh ra từ các túi bào tử rỗng hoặc đôi khi từ các cành bào tử. Các túi bào tử hình ê-líp, hình trứng rộng, kích thước 57 x 33 µm (cao nhất đến 10 x 40 µm), không nhú, dầy đặc, phần đầu mảnh, không rụng. Các túi noãn có đường kính trung bình 40 µm, thành nhẵn, đổi thành màu vàng theo tuổi. Noãn kép kích thước 21-23 x 17 µm.





Hình 5. Sợi nấm và bào tử nấm gây bệnh thối rễ

Hình 6. Cây bị bệnh chết khô do nấm gây bệnh thối rễ

Triệu chứng bệnh

Nấm gây bệnh thối rễ Phytophthora cinnamomi gây thối các nhánh rễ lớn, dẫn đến cây chủ bị khô và chết. Những rễ lớn hơn hiếm khi bị gây hại. Một số triệu chứng khác như héo, loét thân (làm cây bị chết đột ngột), giảm năng suất, giảm kích cỡ quả, chảy gôm, thối gốc (nếu lây nhiễm thông qua vết ghép sát mặt đất) và đen lõi (đối với quả dứa).



B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Đặc điểm sinh thái học của nấm gây bệnh

Các túi bào tử giải phóng bào tử vào nước trong đất và bơi tới các rễ nhỏ (diễn ra phản ứng hoá học với các chất tiết của rễ), bám vào và nẩy mầm trên bề mặt của rễ. Việc xâm nhập vào bên trong rễ xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi nảy mầm. Sau đó, nấm lan rộng trong các rễ nhánh non, gây thối và có thể lan rộng tới phần gốc của thân cây. Các bào tử này cũng có thể bị bắn văng lên trên bề mặt đất và lây nhiễm tới thành phần phía trên của cây trồng. Nhiệt độ, độ ẩm và pH của đất đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và sinh sản của nấm.

Nấm gây bệnh thối rễ có thể sống trong các phần tàn dư của thực vật đã chết và thời gian sống sót khá dài. Hậu bào tử của nấm có thể sống sót tới 6 năm nếu độ ẩm của đất vượt quá 3%.

Lan truyền

Nấm gây bệnh thối rễ lan truyền qua gió, nước mưa, nước tưới, bụi đất hoặc từ bụi bám theo máy móc, dụng cụ canh tác nông nghiệp, con người và gia súc, gia cầm.



Tác hại

Các loại cây trồng bị bệnh thối rễ nặng nhất là cây lê ở Hoa Kỳ (California), Úc và Nam Phi. Cây dứa bị bệnh đen lõi quả và thối rễ cũng rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, loài nấm này cũng gây hại nghiêm trọng cho các rừng bạch đàn ở Úc. Tại các vùng có khí hậu ôn hoà, nấm cũng gây hại nghiêm trọng cho các cây cảnh có giá trị cao và cây bụi của ngành sản xuất cây giống.



C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

- Sử dụng các biện pháp canh tác để phòng trừ bệnh như làm giảm độ ẩm của đất, tiêu nước, tăng cường sự thông thoáng của đất hoặc phơi đất dưới ánh nắng mặt trời.

- Sử dụng các giống cây trồng có tính kháng bệnh.

- Sử dụng các loại thuốc trừ nấm nội hấp đặc biệt là hợp chất fosetyl aluminium, axít phosphonic và metalaxyl.



D. Phân bố ở Việt Nam

Nấm gây bệnh thối rễ xuất hiện trên một số loại cây trồng, cây dược liệu hoặc cây hoang dại tại Việt Nam như ở Lào Cai (Sa Pa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo).



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Nấm gây bệnh thối rễ được ghi nhận xâm hại tại các nước ở Bắc Mỹ và Úc.



Каталог: tintuc -> tintuchangngay -> Documents
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> Tin tức & Sự kiện
tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân
Documents -> Danh bạ CÁc cá nhâN Đang tham gia công tác truyền thông môi trưỜng tại việt nam a đặng Nguyễn Thục Anh
Documents -> A. CƠ Quan, TỔ chức I. BỘ/ ban/ ngàNH/ ĐOÀn thể, TỔ chức chính trị XÃ HỘi cấp trung ưƠNG

tải về 410.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương