CỤc bảo tồN Đa dạng sinh học giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hạI Ở việt nam hà Nội 2011 danh sách nhóm soạn thảO


BỌ CÁNH CỨNG HẠI LÁ DỪA (Brontispa longissima)



tải về 410.5 Kb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích410.5 Kb.
#33317
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

9. BỌ CÁNH CỨNG HẠI LÁ DỪA (Brontispa longissima)


Tên tiếng Việt khác: Bọ dừa

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Là loài bản địa của Inđônêxia, Papua New Guinea và Trung Quốc (Quảng Đông).

Đặc điểm hình thái

Bọ cánh cứng hại lá dừa có kích thước nhỏ, màu da cam và đen, dài khoảng 10 mm rộng khoảng 4 mm. Đầu và râu đầu màu đen, mảnh lưng ngực màu vàng nâu. Con cái trưởng thành thường có kích thước lớn hơn con đực trưởng thành. Trứng có màu nâu, kích thước khoảng 1,4 mm x 0,5 mm, sâu non dài 8 - 10 mm, nhộng dài 9 - 10 mm, rộng 2 mm.

Lá non của cây dừa bị hại nhìn như cây bị cháy.



Hình 16. Cây dừa bị Bọ cánh cứng hại Hình 17. Vòng đời Bọ cánh cứng hại lá dừa

(Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật)

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Bọ cánh cứng hại lá dừa thường sống trong môi trường có nhiệt độ dao động từ 24 - 28oC. Loài này xuất hiện ở vùng đất nông nghiệp, rừng trồng và đặc biệt ưa thích cây họ dừa dưới 4 năm tuổi. Sâu non và trưởng thành tập trung gây hại chủ yếu ở lá non, những phần không bị che khuất. Sâu non ăn lớp biểu bì và mô dậu của lá dừa non tạo thành những sọc trên lá và chúng còn ăn cả ngọn cây.

Bọ cánh cứng hại lá dừa xâm hại trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng cây con bị thiệt hại nặng hơn, còn các cây hơn 10 năm tuổi có sức chống chịu tốt nên ít bị ảnh hưởng. Tác hại của Bọ cánh cứng hại lá dừa kết hợp với sự gây hại của kiến vương và thiếu nước trong mùa nắng càng làm cho cây bị thiệt hại trầm trọng. Sự tấn công liên tục của Bọ cánh cứng hại lá dừa sẽ làm cho cây có hình thái tơi tả, trái ít và rụng trái non.

Trong những năm qua tại tỉnh Bến Tre, đã có 5.352 hécta/51.560 hécta dừa của toàn tỉnh bị nhiễm Bọ cánh cứng hại lá dừa với tỷ lệ từ 15 - 20%. Tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh có khoảng 70% số cây dừa trong tổng số 650.000 cây dừa trong huyện bị Bọ dừa gây hại ở các mức độ khác nhau. Nghiêm trọng nhất là những cây dừa từ 3 - 5 năm tuổi.

Hiện nay, Bọ cánh cứng hại lá dừa tiếp tục gây hại dừa và các loài cây cùng họ tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như Phú Yên, Bình Định,... do thời tiết nóng và khô nên việc phóng thả ong đen ký sinh nhập nội nhằm diệt trừ Bọ cánh cứng hại lá dừa không đạt hiệu quả do ong ký sinh không thiết lập được quần thể trong điều kiện thời tiết này.

C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

- Biện pháp cơ học: chăm sóc tốt cây dừa để rút ngắn thời gian nở bung bó lá ngọn nhằm hạn chế môi trường sinh sản của Bọ cánh cứng và tăng sức đề kháng cho cây; cắt bỏ, tiêu hủy lá bị Bọ cánh cứng tấn công. Đối với những cây dừa con trong vườn ươm và dừa mới trồng nếu thấy xuất hiện Bọ cánh cứng hại lá dừa với số lượng ít nên tiến hành bắt thủ công.

- Biện pháp hóa học: dùng thuốc Ambush phun 4 tuần 1 lần; nhúng cây con vào dung dịch Ambush hoặc phun lên bề mặt lá trước khi chuyển ra trồng (pha 3g Ambush + 15g chất kết dính Agral, pha vào 15 lít nước và khuấy đều) hoặc dùng Actara bơm vào thân cây dừa, cách gốc dừa 1 - 1,5 m. Đục lỗ nghiêng 45 độ, sâu khoảng 3 - 4 cm, bơm thuốc, dùng đất sét bít lỗ lại.

- Biện pháp sinh học: dùng ong đen ký sinh (Asecodes hispinarum). Quần thể ong ký sinh phát triển sẽ khống chế sự phát triển của quần thể Bọ cánh cứng ở một mức độ thấp không gây hại cho cây dừa.



D. Phân bố ở Việt Nam

Bọ cánh cứng hại lá dừa phân bố tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Bọ cánh cứng hại lá dừa được ghi nhận là sinh vật ngoại lai xâm hại tại các nước trên thế giới như Philíppin, Thái Lan, Trung Quốc (Hải Nam), Cămpuchia.


10. SÂU RÓM THÔNG (Dendrolimus punctatus )


Tên tiếng Việt khác: Sâu róm hại thông

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Trung Quốc và các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Đặc điểm hình thái

Sâu róm thông trưởng thành có dạng ngài, trên cánh trước ở khu trung tâm có một túm lông màu trắng. Gần mép ngoài cánh có 8 chấm đen, tạo thành hình số 3. Con đực râu hình lông chim, con cái râu hình răng lược đơn, nhìn mắt thường giống như hình sợi chỉ. Sâu non: Có 6 tuổi với những chùm lông trên lưng nên gọi là Sâu róm. Tuổi của Sâu róm thông kéo dài từ 7 đến 9 ngày. Nhộng của loài sâu này thuộc loại nhộng màng được bao bọc bằng kén do kết tơ thành. Mỗi năm sâu sinh trưởng, đẻ trứng từ 3 đến 4 lứa, một lứa có khoảng trên dưới 400 quả trứng, sau một tuần đẻ trứng là sâu tự chết...Trứng của sâu hình tròn cứng được đẻ thành từng ổ với nhiều hàng trên lá thông. Lúc mới đẻ có màu xanh xám, lúc sắp nở có màu tím hồng.

Loài Sâu róm này bay ngoài đường cứ có ánh sáng đèn là tự tìm đến, thời gian sâu đậu nhiều nhất từ khoảng 19 giờ tối đến 4 giờ sáng.



Hình 18. Ngài Sâu róm thông




Hình 19. Rừng thông bị Sâu róm hại


B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Sâu non của Sâu róm thông có hai dạng màu nâu đậm hoặc đen. Sâu non phát triển qua 6 tuổi, sâu tuổi 1 có chiều dài 4,9 - 10,7 mm; sâu tuổi 2 dài 8,0 - 14,2 mm; sâu tuổi 3 dài 11,2 - 21,3 mm; sâu tuổi 4 dài 17,9 - 31,5 mm; sâu non tuổi 5 dài 26,5 - 46,5 mm; sâu tuổi 6 dài 38 - 58 mm.

Màu sắc của ngài Sâu róm thông từ xám bạc, xám nâu, nâu vàng hoặc nâu đen. Kích thước ngài đực: dài 21 - 32 mm, sải cánh dài 38 - 62 mm; ngài cái: dài 20 - 32 mm, sải cánh dài 42 - 80 mm.

Sâu róm thông sinh sản từ 2 - 5 lứa/năm tuỳ theo vùng phân bố, độ cao, khí hậu và điều kiện cây chủ. Tại Hải Nam (Trung Quốc) thời gian phát dục của Sâu róm thông lứa đầu tiên (mùa hè) là 53 ngày, lứa tiếp theo là 74 ngày; trong khi đó, lứa tiếp theo (có thời gian ngủ nghỉ đông) dài từ 260 - 310 ngày.

Sâu non bắt đầu gây hại vào mùa xuân khi nhiệt độ trên 10°C. Sâu non mới nở thường ăn các mép đầu lá làm đầu lá bị cong và biến thành màu vàng. Sâu non tuổi 2 và các tuổi lớn hơn ăn toàn bộ phần đầu hoặc có thể ăn vào phần giữa của lá gây đứt gẫy lá. Khi mật độ quần thể cao, chúng có thể ăn trụi toàn bộ lá làm cây chết vì không còn khả năng quang hợp.

Sâu róm thông xâm nhập gây hại nặng nề cho các rừng thông trồng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam từ những năm 1960 khi mở rộng diện tích trồng giống thông nhập từ Trung Quốc. Hiện nay, Sâu róm thông có xu thế dần chuyển dịch gây hại vào các tỉnh phía nam Việt Nam. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2011, cả nước có 14.354 ha thông bị nhiễm Sâu róm, trong đó có 4.097 ha bị hại nặng.



C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

Áp dụng chương trình phòng trừ tổng hợp Sâu róm hại thông bao gồm:

- Điều tra, giám sát Sâu róm hại thông từ 5 - 7 lần/năm tại các vùng có nguy cơ xâm hại cao. Điều tra, theo dõi, phát hiện sớm những ổ dịch để kịp thời xử lý khi diện tích bị sâu hại còn nhỏ và cây chưa bị sâu ăn hại.

- Phối hợp nhiều biện pháp cùng một lúc nhằm khống chế quần thể sâu hại ở dưới ngưỡng gây hại hay dưới ngưỡng kinh tế.

- Sử dụng bẫy ánh sáng để dự báo sự xuất hiện ngài Sâu róm và tiêu diệt chúng.

- Không nên trồng thuần loại, mà trồng hỗn giao, có thể là trẩu, keo lá tràm hoặc cây phủ đất. Chọn loài thông trồng phù hợp với vùng sinh thái của nó.

- Khai thác và bảo vệ những côn trùng có ích bằng cách bảo vệ thực bì cây lá rộng, cây có hoa vì chúng là nơi trú ngụ và là nguồn thức ăn của những loài ký sinh, ăn thịt Sâu róm thông, đồng thời không phun thuốc bừa bãi.

- Có thể sử dụng thuốc sinh học diệt sâu như chế phẩm Boverin, BT, Virus và một số thuốc ức chế sự lột xác của sâu.

- Chọn cây có tính chống chịu cao đối với Sâu róm thông.

D. Phân bố ở Việt Nam

Theo tài liệu của Trung tâm Sinh học Nông nghiệp Quốc tế (CABI) thì Sâu róm thông là loài bản địa của Việt Nam và Trung Quốc.

Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy từ những năm 1960 -1975 Sâu róm thông chủ yếu gây hại các rừng thông trồng giống thông mã vĩ tại các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Từ những năm sau 1975, Sâu róm thông gây hại tại nhiều tỉnh ở miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và dần chuyển dịch gây hại vào các tỉnh phía Nam.

E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Hiện chưa có thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới .



Каталог: tintuc -> tintuchangngay -> Documents
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> Tin tức & Sự kiện
tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân
Documents -> Danh bạ CÁc cá nhâN Đang tham gia công tác truyền thông môi trưỜng tại việt nam a đặng Nguyễn Thục Anh
Documents -> A. CƠ Quan, TỔ chức I. BỘ/ ban/ ngàNH/ ĐOÀn thể, TỔ chức chính trị XÃ HỘi cấp trung ưƠNG

tải về 410.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương