CỤc bảo tồN Đa dạng sinh học giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hạI Ở việt nam hà Nội 2011 danh sách nhóm soạn thảO


VIRÚT GÂY BỆNH CÚM GIA CẦM (Avian influenza virus)



tải về 410.5 Kb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích410.5 Kb.
#33317
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

4. VIRÚT GÂY BỆNH CÚM GIA CẦM (Avian influenza virus)


Tên tiếng Việt khác: Cúm A H5N1

A. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái và triệu chứng bệnh

Nguồn gốc: được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1878 tại Ý.

Đặc điểm hình thái

Virút gây bệnh cúm gia cầm có dạng hình cầu gai với nhiều sợi trên bề mặt. Virút có 2 gai glycoprotein là protein gây ngưng kết hồng cầu hemagglutinin (HA), enzyme tan nhầy neuraminidase (NA) và một số lượng hạn chế protein M2, loại protein đã được nghiên cứu từ bề mặt virút. Bên trong virút là 8 sợi RNA được chờ để nhân lên từ một sợi chính.

Trong số 15 chủng virút cúm gia cầm hiện chỉ có biến chủng H5, H7 và H9 là được biết đến với khả năng lây lan qua người từ loài chim. Thế giới lo ngại rằng, nếu virút cúm gà trải qua chuyển đổi kháng nguyên với một loại virút cúm ở người thì một loại biến thể mới tạo thành sẽ có khả năng lây lan cao và rất nguy hiểm đối với loài người. Một biến thể như vậy có thể gây ra một đại dịch toàn cầu, tương tự như cúm Tây Ban Nha đã làm chết hơn 20 triệu người trong năm 1918. Nhiều nhà chuyên gia y tế lo ngại khi loại virút cúm gia cầm đột biến đến mức có thể vượt qua rào cản về loài vật chủ (từ chim qua người) thì sẽ dễ dàng đột biến để có thể lây truyền từ người qua người.



Hình 7. Ảnh virút cúm gia cầm chụp qua kính hiển vi điện tử

Triệu chứng bệnh

Người bị nhiễm virút cúm gia cầm thường có triệu chứng biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, khó thở, sốt nhẹ trong vài ngày. Nếu chụp phim phổi sẽ cho thấy phổi bị tổn thương khá nặng và tràn khí ở hai màng phổi, xuất hiện những chấm trắng trên cả hai lá phổi. Sau đó, người bệnh sẽ khó thở nặng, sốt cao và có thể tử vong.



B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Môi giới truyền bệnh

Virút cúm gia cầm truyền lan theo các loài chim di cư theo mùa và lây bệnh cho gia cầm ở các nước vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Virút cúm gia cầm tiếp tục lây lan từ gia cầm bị bệnh sang người và có thể lây truyền từ người bị bệnh sang người khoẻ mạnh.



Tác hại của bệnh

Sự kiện bùng phát cúm gia cầm trong tháng 01 năm 2005 đã ảnh hưởng tới 33/64 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, dẫn đến phải tiêu hủy gần 1,2 triệu con gia cầm. Hơn 140 triệu con gia cầm đã bị chết hoặc bị tiêu hủy.

Tại Việt Nam, đã có trường hợp nhiễm bệnh riêng lẻ được khẳng định do virút cúm gia cầm truyền bệnh từ người sang người. Trong thời gian từ năm 2003 - 2009, tại Việt Nam đã có tổng số 111 người bị nhiễm cúm gia cầm và 56 người đã tử vong.

C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

Các biện pháp kiểm soát bao gồm hạn chế thương mại đối với các loài gia cầm, kiểm dịch thực phẩm, y tế tại các nông trại, chợ thực phẩm tươi sống, kiểm dịch, giám sát và tiêm vắc xin phòng bệnh. Khi phát hiện bệnh cúm gia cầm cần nhanh chóng có hành động dập dịch.



D. Phân bố ở Việt Nam

Năm 2005, virút gây bệnh cúm gia cầm đã xuất hiện và gây hại tại 33/64 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đến tháng 3 năm 2011, virút gây bệnh cúm gia cầm còn xuất hiện và gây hại tại 7 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến nay, Việt Nam đã cơ bản khống chế, kiểm soát được các ổ dịch cúm gia cầm H5N1. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát trở lại của dịch bệnh cúm gia cầm tại các tỉnh, thành phố là rất cao, đặc biệt vào mùa đông.

E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Châu Á là nguồn gốc của dịch cúm gia cầm, ngoài ra dịch cúm còn ghi nhận tại một số nước trên thế giới như Úc, Anh, Nam Phi, Scốtlen, Ailen, Mêxicô, Pakistan và Hoa Kỳ.


5. ỐC BƯƠU VÀNG (Pomacea canaliculata)


Tên tiếng Việt khác: Ốc quả táo vàng

A. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Vùng ôn đới Bắc Ác-hen-ti-na tới lưu vực sông Amazon

Đặc điểm hình thái

Ốc Bươu vàng là loài ốc nước ngọt có kích thước lớn (có thể lên đến 10cm), có hình dạng tương đối tròn, những cá thể được nuôi trang trí trong bể cá thường nhỏ hơn một chút. Vỏ thông thường có màu nâu hoặc xanh, có dạng xoắn ốc. Một số giống nuôi tại hồ có thể có màu vàng. Màu sắc cơ thể ốc Bươu vàng thay đổi từ màu tối, gần như đen tới kem nhạt. Ốc Bươu vàng đẻ trứng thành từng ổ bám vào các giá thể cách mặt nước khoảng 50 cm. Ổ trứng ốc Bươu vàng mới đẻ có màu đỏ hoặc hồng đậm, khi sắp nở chuyển sang màu hồng nhạt. Ốc con nở ra rơi xuống nước, sau 2 ngày vỏ ốc cứng lại, ốc mới nở bò trong nước. Ốc non: ăn tảo, các mầm lúa, lá cây mềm. Ốc cái có mai lõm vào trong, miệng hơi loe hơn con đực.





Hình 8. Ốc Bươu vàng và ổ trứng. Hình 9. Lúa bị Ốc Bươu vàng hại

(Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật)

Đặc điểm gây hại

Ốc Bươu vàng là loài ăn thực vật, phàm ăn, ăn rất khỏe. Thức ăn chính của loài này là cây lúa non, các lá cây thủy sinh mềm, chúng ăn bề mặt của lá tạo thành nhiều lỗ thủng chỉ bỏ lại phần gân lá.



B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Vòng đời ốc Bươu vàng: Thời gian từ khi đẻ trứng đến khi nở ra ốc non kéo dài từ 5 - 7 ngày, ốc non là 2 ngày, ốc trưởng thành là 60 ngày. Ốc Bươu vàng sống trong môi trường nước ngọt hoặc đất sình lầy. Loài này thích bóng râm, di chuyển theo nguồn nước và thời gian ngủ nghỉ qua đông kéo dài đến 6 tháng.

Ốc non ăn tảo, các mầm lúa, lá cây thủy sinh mềm, phàm ăn, lớn rất nhanh, khoảng 60 ngày từ ốc non thành ốc trưởng thành, 2 - 3 ngày sau có thể cặp đôi, sinh sản. Con cái đẻ trứng thành từng ổ bám vào giá thể ở cao hơn mặt nước khoảng 50cm (cây lúa, cỏ dại, cây thủy sinh) vào chiều mát hoặc sáng sớm. Mỗi ổ trứng có khoảng từ 25 trứng đến 500 trứng, tỉ lệ trứng nở 80%, đẻ trứng trên thân cây lúa, cây cỏ (phần ở trên mặt nước), trên gốc cây ven bờ ao, sông rạch.

C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

- Thường xuyên tổ chức bắt ốc, phá ổ trứng triệt để, đều khắp trên các ruộng.

- Đặt, cắm nhiều cọc dọc theo bờ ruộng nơi có nước để thu các ổ trứng.

- Đặt các lưới chắn ở mương dẫn nước vào ruộng ngăn không cho ốc Bươu vàng di chuyển, lây lan theo dòng nước vào ruộng.

- Thả vịt vào ruộng trước khi cấy hoặc sau khi thu hoạch để vịt ăn ốc non.

- Đào rãnh xung quanh ruộng để ốc tập trung trong rãnh để bắt, diệt.

- Có thể dùng thuốc gốc Metaldehyde để phòng trừ ốc Bươu vàng.

D. Phân bố ở Việt Nam

Ốc Bươu vàng phân bố rộng tại 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Ốc Bươu vàng được ghi nhận xâm hại tại nhiều nước trên thế giới như châu Á (Cămpuchia, Trung Quốc, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaixia, Philíppin, Đài Loan và Việt Nam); châu Mỹ (Cộng hoà Dominica).



Каталог: tintuc -> tintuchangngay -> Documents
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> Tin tức & Sự kiện
tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân
Documents -> Danh bạ CÁc cá nhâN Đang tham gia công tác truyền thông môi trưỜng tại việt nam a đặng Nguyễn Thục Anh
Documents -> A. CƠ Quan, TỔ chức I. BỘ/ ban/ ngàNH/ ĐOÀn thể, TỔ chức chính trị XÃ HỘi cấp trung ưƠNG

tải về 410.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương