CỤc bảo tồN Đa dạng sinh học giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hạI Ở việt nam hà Nội 2011 danh sách nhóm soạn thảO


CÁ RÔ PHI ĐEN (Oreochromis mossambicus)



tải về 410.5 Kb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích410.5 Kb.
#33317
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

11. CÁ RÔ PHI ĐEN (Oreochromis mossambicus)


Tên tiếng Việt khác: Cá Rô phi thường, cá Rô phi cỏ, cá Rô phi sẻ

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Bờ biển thuộc các nước Mozambique, Lesotho, Botswana, Swaziland, Zimbabwe và Malawi.

Đặc điểm hình thái

Toàn thân cá Rô phi đen phủ vẩy, ở lưng có màu xám tro hoặc xanh đến hơi nhạt. Phần bụng có màu trắng xám hoặc xám ngà. Cá có kích thước lớn nhất đạt 39 cm. Vây đuôi không có vạch sọc đen; độ dài cuống đuôi lớn hơn độ cao cuống đuôi; đầu trắng, cơ thể đen. Vây ngực, vây lưng và vây đuôi có viền đỏ.




Hình 20. Cá Rô phi đen (Nguồn: Nguyễn Đình Tạo)

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

 Cá Rô phi đen có thể thích ứng được với độ mặn nhỏ hơn 30‰, thường sống ở tầng đáy, ở vùng nước có độ oxy hoàn tan thấp (1 mg/l)...

Cá rô đực xây tổ, cá cái đẻ trứng thành từng đợt và ấp trứng. Tuổi thành thục của cá từ 4 - 5 tháng tuổi, cá cái có thể đẻ 16 lần/năm. Trung bình mỗi lần đẻ 1.000 - 2.000 trứng. Sau thời gian sinh sản từ 2 - 3 tháng, cá đực thường có kích thước trung bình có độ dài từ 7 - 13 cm, cá cái dài từ 6 - 10 cm.

Cá Rô phi đen được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại, cạnh tranh hoặc ăn thịt các loài bản địa.



C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

- Đối với cá bố mẹ: chủ yếu sử dụng các biện pháp thủ công (nhưng rất hiệu quả): câu, lưới kéo, chài, vó,..

- Đối với cá con: dùng thức nhử cá con tập trung lại, rồi dùng vợt, vó hoặc các dụng cụ khác để vớt chúng. Tát cạn và dùng vôi bột để tiêu diệt cá con.

- Không nên thả cá Rô phi đen vào các vực nước có dòng chảy (như sông, suối) hoặc các hồ lớn vì sẽ rất khó kiểm soát, diệt trừ. Chỉ nên nuôi thả ở các ao không lưu thông với các vực nước khác.



D. Phân bố ở Việt Nam

Cá Rô phi đen phân bố tại các tỉnh như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nội và Bắc Ninh.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Cá Rô phi đen có tên trong danh mục 100 loài ngoại lại xâm hại nguy hiểm trên thế giới và đã được xác nhận là sinh vật ngoại lai xâm hại tại các nước như Bahmas, Ấn Độ, Mêxicô, Hoa Kỳ.


12. CÁ TỲ BÀ LỚN (Pterygoplichthys pardalis)


Tên tiếng Việt khác: Cá dọn bể lớn, Cá cọ bể lớn, Cá lau kính lớn.

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Nam Mỹ

Đặc điểm hình thái

Cá Tỳ bà có thân và đầu cá dẹp phẳng; vây lưng cao, cứng và thẳng đứng; vây ngực rộng và xoè; vây đuôi nhỏ, dày, cuống đuôi không dẹp xuống. Thân có hoa văn màu trắng, thân cá sần, thô ráp.




Hình 21. Cá Tỳ bà lớn

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Cá Tỳ bà lớn có thể sống trong nhiều môi trường khác nhau, trải rộng từ môi trường nước mát, dòng chảy xiết và giàu ôxy tại các vùng cao tới dòng chảy chậm tới các dòng sông ở khu vực đồng bằng và các hồ nghèo ôxy. Loài cá này là loài cá nhiệt đới nhưng cũng có thể chịu được nhiệt độ thấp từ 8,8 - 11°C và phát triển mạnh khi pH từ 5,5 - 8, có khả năng chịu được nguồn nước nghèo chất dinh dưỡng hoặc những vùng nước bị ô nhiễm và có thể dễ dàng thích ứng với sự thay đổi chất lượng nước. Thức ăn chủ yếu của loài là tảo, ấu trùng của côn trùng, trứng cá và một số sinh vật đáy khác. Tác hại chủ yếu do cá Tỳ bà lớn gây ra là làm thay đổi chuỗi thức ăn của nhiều loài thủy sinh vật, cạnh tranh thức ăn, nơi sinh sống của các loài bản địa, làm thay đổi các khu hệ động, thực vật thủy sinh và gây thiệt hại cho các ngành ngư nghiệp và công nghiệp.



C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát:

- Không phóng thích Cá Tỳ bà lớn vào các thuỷ vực tự nhiên.

- Đánh bắt cá trưởng thành, cá con và trứng tại các hang ổ của chúng trong mùa sinh sản. Dùng lưới vét đánh bắt cá bố mẹ khi thu hoạch. Tát cạn ao nuôi và dùng vôi bột để làm sạch ao nuôi và tiêu diệt trứng cá và cá con.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của cá Tỳ bà lớn, đặc biệt đối với người nuôi cá cảnh, là không phóng thích loài này ra môi trường nước tự nhiên.



D. Phân bố ở Việt Nam

Cá Tỳ bà lớn được phát hiện trong các thủy vực tự nhiên tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Cá Tỳ bà lớn, được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại các nước trên thế giới như: Inđônêxia, Mêxicô, Philíppin, Puerto Rico, Hoa Kỳ.


13. CÁ TỲ BÀ (Hypostomus punctatus)


Tên tiếng Việt khác: Cá cọ bể bé, Cá lau kiểng bé

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Nam Mỹ

Đặc điểm hình thái

Cá Tỳ bà bé là loài cá cảnh có thân và đầu dẹp phẳng. Vây lưng cao cứng và thẳng đứng. Vây ngực rộng, xoè; vây đuôi nhỏ, dày. Cuống đuôi không dẹp xuống. Thân cá đen sẫm, có khi nâu đen hoặc nâu nhạt. Có vân trắng, thân cá sần, thô ráp.

Cơ thể bao phủ bởi vẩy lớn, thô, dạng khía cạnh đơn. Mặt ngực không có vẩy, một cặp râu ở góc miệng. Tia vây thứ nhất của vây lưng, vây hậu môn, vây bụng đều có dạng gai cứng.


Hình 22. Cá Tỳ bà bé (Nguồn: Nguyễn Đình Tạo)

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Cá Tỳ bà bé sống ở đáy các thủy vực nước ngọt hoặc nước lợ vùng cửa sông, môi trường sống có độ pH thích hợp từ 6,2 - 8,2. Cá có thể chịu được lạnh. Thức ăn chủ yếu của loài là tảo, mùn bã hữu cơ và các thức ăn nuôi cá. Mùa sinh sản loài này từ tháng 5 - 6 hàng năm, cá con được cá bố mẹ bảo vệ. Loài cá này có khả năng sinh sản trong các thuỷ vực tự nhiên, tái lập quần thể rất nhanh.



Cá Tỳ bà bé là loài này ăn tạp, phàm ăn, tiêu thụ chất thải của cá khác, tảo, rong rêu, cạnh tranh thức ăn với các sinh vât bản địa, gây thay đổi chuỗi thức ăn, làm mất cân bằng sinh thái, thay đổi cấu trúc thành phần loài của hệ sinh thái.

Cá Tỳ bà bé sau khi phát tán ra môi trường tự nhiên sẽ dễ thích nghi và phát triển. Loài này có thể tiếp cận loài cá khác hút chất nhầy trên da và gây chết.

C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

- Không phóng thích Cá Tỳ bà bé vào các thuỷ vực tự nhiên.

- Đánh bắt cá trưởng thành, cá con và trứng tại các hang ổ của chúng trong mùa sinh sản. Dùng lưới vét đánh bắt cá bố mẹ khi thu hoạch. Tát cạn ao nuôi và dùng vôi bột để làm sạch ao nuôi và tiêu diệt trứng cá và cá con.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của cá Tỳ bà lớn, đặc biệt đối với người nuôi cá cảnh, là không phóng thích loài này ra môi trường nước tự nhiên.



D. Phân bố ở Việt Nam

Cá Tỳ bà bé được phát hiện trong các thủy vực thuộc lưu vực sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Thao, sông Nhuệ - Đáy và các sông tại một số tỉnh, thành phố như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Каталог: tintuc -> tintuchangngay -> Documents
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> Tin tức & Sự kiện
tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân
Documents -> Danh bạ CÁc cá nhâN Đang tham gia công tác truyền thông môi trưỜng tại việt nam a đặng Nguyễn Thục Anh
Documents -> A. CƠ Quan, TỔ chức I. BỘ/ ban/ ngàNH/ ĐOÀn thể, TỔ chức chính trị XÃ HỘi cấp trung ưƠNG

tải về 410.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương