CỤc bảo tồN Đa dạng sinh học giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hạI Ở việt nam hà Nội 2011 danh sách nhóm soạn thảO


RÙA TAI ĐỎ (Trachemys scripta subsp.elegans)



tải về 410.5 Kb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích410.5 Kb.
#33317
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

20. RÙA TAI ĐỎ (Trachemys scripta subsp.elegans)


Tên tiếng Việt khác: Không có

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: phía Đông Hoa Kỳ và Trung Mỹ.

Đặc điểm hình thái

Rùa tai đỏ là loài rùa nước ngọt có kích thước trung bình. Cá thể trưởng thành của loài rùa này có kích thước mai dài từ 125 - 289 mm hay 150 - 350 mm. Đặc điểm nổi bật của loài này là có vệt màu vàng hoặc đỏ ở hai bên của đầu. Mai và da có màu ôliu đến nâu với các sọc hoặc chấm màu vàng, có đuôi dài và dày, con đực thường có kích thước lớn hơn con cái. Loài này có trứng có hình êlíp, dài 31 - 43 mm, rộng 19 - 26 mm và nặng 6,1 - 15,4 gram.




Hình 30. Ngoại hình Rùa tai đỏ

(Nguồn: tác giả Hoàng Văn Thái)



B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Rùa tai đỏ sống trong môi trường nước ngọt gồm sông, hồ, suối. Loài rùa này ưa thích các vùng nước tĩnh lặng và rộng lớn với đáy mềm, nhiều thực vật thủy sinh và địa điểm sưởi nắng phù hợp. Mặc dù loài này ưa thích những vùng nước tĩnh lặng song rùa tai đỏ có khả năng thích ứng cao và có thể tồn tại từ những nơi nước tù đọng đến các kênh rạch nhân tạo, các hồ trong công viên. Rùa nhỏ thường chỉ hoạt động ở những vùng thực vật nổi lớn. Loài này thường chỉ sống ở những nơi có nhiệt độ từ 10 - 37oC. Thời gian ấp trứng từ 59 - 112 ngày và thời gian trứng nở phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nếu nhiệt độ từ 22 - 30oC thì trứng thường nở sau 55 - 80 ngày. Bên cạnh đó, giới tính của rùa cũng phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, trong điều kiện khí hậu mát trứng phát triển thành con đực và trong điều kiện nóng ấm sẽ phát triển thành con cái.



Cạnh tranh: Rùa tai đỏ có khả năng cạnh tranh mạnh vì có những đặc điểm như trưởng thành sớm, sinh sản mạnh và kích thước lớn khi trưởng thành. Loài này có thể cạnh tranh thức ăn, nơi đẻ trứng, nơi sưởi nắng với các loài bản địa khác và khá hung dữ.

Đe dọa các loài có nguy cơ tuyệt chủng: Tương tác cạnh tranh giữa Rùa tai đỏ và loài rùa bản địa ở châu Âu (Emys orbicularis) đã thu hút nhiều sự nghiên cứu vì loài Rùa tai đỏ gây ảnh hưởng, tác động đến nguy cơ tuyệt chủng của loài rùa bản địa. Tại Washington, Rùa tai đỏ cũng là mối đe dọa tiềm tàng với loài rùa hồ Thái Bình Dương (Clemmys marmorata) là loài đặc hữu tại các bang ở Thái Bình Dương và hiện đang suy giảm số lượng cá thể.

Truyền bệnh: Việc thả liên tục Rùa tai đỏ vào các hệ sinh thái tự nhiên đã làm tăng khả năng truyền bệnh tới các loài bản địa; Rùa tai đỏ cũng được xem là mang theo mầm bệnh giun tròn.

Làm biến đổi hệ sinh thái: Tác động của Rùa tai đỏ đối với các hệ sinh thái tự nhiên còn chưa được hiểu biết đầy đủ song nếu thả Rùa tai đỏ ra môi trường tự nhiên thì cần phải giám sát những tác động đối với hệ động thực vật bản địa, đặc biệt là với các loài động vật không xương sống, lưỡng cư, rùa bản địa và các loài chim làm tổ.

Loài này đã được liệt kê vào danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới.



C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

Các biện pháp ngăn chặn: Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu Rùa tai đỏ, văn bản này đã có hiệu lực từ ngày 22 tháng 12 năm 1997. Sau khi lệnh cấm này được ban hành thì một phần Rùa tai đỏ đã được thay thế trên thị trường bằng các loài rùa Bắc Mỹ và được bán với giá cao hơn, số lượng nhập khẩu giảm hơn so với thời gian trước đó.

Biện pháp cơ học: Rùa tai đỏ có thể được bắt bằng tay hoặc dùng bẫy. Sử dụng các tấm ván nổi để bắt rùa tai đỏ khi ra sưởi nắng và có thể phối hợp thêm mồi để làm bẫy. Ngoài ra, có thể dùng chó để phát hiện rùa và trứng rùa.

D. Phân bố ở Việt Nam

Rùa tai đỏ đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh,...



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Thông tin về Rùa tai đỏ được ghi nhận xâm hại tại các nước trên thế giới như Úc, Pháp, Tây Ban Nha, Thái Lan, Singapore, Đài Loan,...


21. CÁ SẤU CU BA (Crocodylus rhombifer)


Tên tiếng Việt khác: không có

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Cu Ba

Đặc điểm hình thái

Cá sấu Cu Ba là loài có kích thước trung bình, dài khoảng 3,5 m, đặc biệt có con dài tới 5m. Đầu cá ngắn và rộng. Vẩy cá sần, vẩy ở phần bàn chân to và rộng. Điểm sai khác giữa cá sấu Cu Ba với các loài cá sấu khác về số lượng răng tổng số là 66 - 68 chiếc.



Hình 31. Đầu Cá sấu Cu Ba



B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Cá sấu Cu Ba thường sống trong các ao, hồ, đầm nước ngọt và trong các vùng nước lợ. Thức ăn của cá sấu Cu Ba chủ yếu là cá và các loài động vật thủy sinh, ếch nhái. Loài này có tập tính đào hố làm tổ trong các mô đất để đẻ trứng, mỗi tổ có khoảng 30 - 40 trứng.

Do dễ lai tạp với loài cá sấu địa phương nên việc nuôi cá sấu Cu Ba dễ gây ảnh hưởng đến nguồn gen cá sấu bản địa. Tại Việt Nam, loài này thuộc Danh mục đen trong các loài sinh vật ngoại lai thuỷ sinh xâm hại.

C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

Cá sấu Cu Ba không được liệt vào danh lục 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên thế giới, nhưng ở nhiều nước ở châu Âu, châu Á và Mỹ đã ban hành các chế tài, quy định kiểm soát nghiêm ngặt việc nhập khẩu và nuôi sinh sản loài này.



D. Phân bố ở Việt Nam

Cá sấu Cu Ba được nhập vào Việt Nam từ năm 1985, đã được nuôi tại Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nay đã có tại một số nơi như Hà Nội, Vĩnh Phúc.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Cá sấu Cu Ba hiện được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại Hoa Kỳ.



Каталог: tintuc -> tintuchangngay -> Documents
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> Tin tức & Sự kiện
tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân
Documents -> Danh bạ CÁc cá nhâN Đang tham gia công tác truyền thông môi trưỜng tại việt nam a đặng Nguyễn Thục Anh
Documents -> A. CƠ Quan, TỔ chức I. BỘ/ ban/ ngàNH/ ĐOÀn thể, TỔ chức chính trị XÃ HỘi cấp trung ưƠNG

tải về 410.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương