CỤc bảo tồN Đa dạng sinh học giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hạI Ở việt nam hà Nội 2011 danh sách nhóm soạn thảO



tải về 410.5 Kb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích410.5 Kb.
#33317
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

22. HẢI LY NAM MỸ (Myocastor coypus)


Tên tiếng Việt khác: Chuột Hải ly

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Áchentina, Bolivia, miền nam Braxin, Chilê, Paraguay và Uruguay.

Đặc điểm hình thái

Hải ly Nam Mỹ là loài gặm nhấm lớn (nặng 5 - 9 kg; chiều dài toàn thân khoảng 80 - 90 cm, lông màu nâu đen, đuôi dẹp, dài khoảng 30 - 45 cm, bề ngoài giống chuột. Bàn chân sau Hải ly Nam Mỹ, có màng bơi rộng lên đến 15 cm, các màng da thường lộ rõ, chân trước nhỏ hơn, không có màng bơi; có bộ răng cửa to và nhọn, thường có màu sáng hoặc màu da cam - vàng. Hải ly Nam Mỹ hiện có tới 25 phân loài và chúng có một vài đặc điểm hình thái khác biệt, khó nhận biết.





Hình 32. và 33. Chuột hải ly Nam Mỹ

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Hải ly Nam Mỹ thường ưa sống ở vùng đầm lầy, các thủy vực nước đứng, đặc biệt là nơi có nhiều bụi lau sậy ven bờ đầm lầy. Ngoài ra, loài này cũng sống ở các sông, suối, hồ chứa, ao, đầm lầy nước lợ. Hải ly Nam Mỹ thích môi trường sống gần nước. Mùa đông lạnh có thể làm giảm khả năng sinh sản và sống sót của cá thể trưởng thành.

Hải ly Nam Mỹ là loài động vật ăn cỏ, thức ăn của chúng là các loài thực vật ở vùng đất ngập nước hoặc hoa màu. Loài này ăn phần thân trên và cành non của cây đầm lầy làm suy giảm hệ thực vật và đào hang làm tổ trong các đê đập, bờ sông có thể gây xói lở bờ sông, gây rủi ro vỡ đê và đập.

C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

- Các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa loài Hải ly Nam Mỹ thường được áp dụng như săn bắn, bẫy.

- Áp dụng các chế tài quy định kiểm soát nghiêm ngặt, cấm nuôi sinh sản, sinh trưởng, nhập khẩu Hải ly Nam Mỹ.

D. Phân bố ở Việt Nam

Hải ly Nam Mỹ đã được nhập từ Trung Quốc từ năm 2003 và nuôi thử nghiệm tại Việt Nam nhưng sau đó đã bị tiêu hủy và cấm nuôi.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Hải ly Nam Mỹ được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại các nước như Nhật Bản, Italia.


23. BÈO TÂY (Eichhornia crassipes)


Tên tiếng Việt khác: Bèo Lục bình, Bèo Nhật Bản

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: lưu vực sông Amazon và Braxin.

Đặc điểm hình thái

Bèo tây là loài thực vật thủy sinh, sống trôi nổi trên mặt nước, thường cao 0,5 m nhưng tại một số nơi như ở khu vực Đông Nam Á, Bèo tây có thể cao lên đến 1 m. Bèo tây mọc thành từng đám lớn, nổi dày đặc trên mặt nước, cụm hoa thẳng đứng, cao đến 50 cm, gồm một cụm duy nhất với 4 - 25 bông (tối đa là 35 bông), thông thường là 8 - 15 bông. Mỗi bông hoa của Bèo tây có sáu cánh, màu xanh hoặc tím tới phớt hồng, các cánh hoa trên cùng có màu vàng, viền xanh. Quả Bèo tây dạng nang có thành mỏng, khi chín quả có thể có tới 450 hạt, kích thước 1 x 4 mm.





Hình 34. Hoa, lá và hồ Bèo tây

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Bèo tây phát triển mạnh ở các châu lục trừ châu Âu do điều kiện khí hậu lạnh không thích hợp với môi trường sống của loài. Bèo tây mọc ở các hồ nước nông, đất ngập nước, đầm lầy, sông, hồ, ao,... Bèo tây có thể tồn tại, phát triển ở những nơi có điều kiện dinh dưỡng, pH, nhiệt độ và nồng độ các chất độc dao động trong phạm vi lớn; phát triển mạnh ở những nơi giàu chất dinh dưỡng, nhất là nitơ, phốtpho và kali. Bèo tây không chịu được sương giá và nước mặn.

Bèo tây gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và đa dạng sinh học. Những thảm Bèo tây dày đặc trên mặt nước ngăn cản ánh sáng đối với các loài khác sống trong nước, giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước làm biến đổi hệ sinh thái và xâm hại quần thể các loài động, thực vật khác.

C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

Những khu vực có số lượng Bèo tây nhỏ có thể kiểm soát bằng cách vớt lên bờ, ủ thành đống hoăc phơi khô để tiêu hủy. Ngoài ra trong điều kiện cho phép có thể tháo cạn, phơi khô các thủy vực trong một thời gian để diệt Bèo tây.



D. Phân bố ở Việt Nam

Bèo tây phân bố rộng khắp tại 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Bèo tây được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại các nước như Papua New Guinea, Trung Quốc và nhiều nơi có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt trên thế giới.



24. CÂY CỨT LỢN (Ageratum conyzoides)


Tên tiếng Việt khác: Cây hoa cứt lợn, Cỏ cứt lợn, Cỏ cứt heo

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Caribê

Đặc điểm hình thái

Cây cứt lợn là loài cây thân thảo, mọc hàng năm, cao 25 - 50 cm, thân mọc thẳng và được được bao phủ bởi các lông nhỏ màu trắng. Lá mọc đối, có lông, cuống lá dài và có các tuyến. Hoa mọc thành cụm, mỗi cụm mang 30 - 50 bông hoa và có khả năng tự thụ phấn. Hoa có màu hồng, trắng hoặc tím, cụm hoa dạng ngù. Quả bế và được phát tán nhờ gió. Hạt có tính hướng sáng và có thể tồn tại trong vòng 12 tháng.





Hình 35. Cành Cây cứt lợn mang hoa Hình 36. Cành, lá, hoa và quả Cây cứt lợn

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Cây cứt lợn có tính đa hình cao và khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau, mọc ở nhiều nơi có điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây cứt lợn là loài cỏ dại có nhiều ở những khu vực đất nông nghiệp, đất bỏ hoang, ven đường, đồng cỏ, dọc theo hai bên các con đường mòn trong rừng, ở những khu đất phì nhiêu, độ ẩm cao, cả những nơi bị che bóng. Cây cứt lợn có thể mọc ở nơi có độ cao đến 2.400 m so với mực nước biển.

Cây cứt lợn là loại cỏ dại gây hại đối với nhiều loài cây hàng năm, lâu năm và cũng là vật chủ của nhiều tác nhân gây bệnh thực vật như virút xoăn vàng lá cây cà chua ở Tanzania.

Ngoài tác hại như vừa nêu, cây cứt lợn còn có công dụng dược liệu làm thuốc chữa viêm xoang mũi dị ứng, nấu nước gội đầu.



C. Biện pháp phòng ngừa, kiểm soát

Biện pháp phòng ngừa, kiểm soát cây cứt lợn bao gồm: xới nhặt cỏ, phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm như simazine, atrazine, diuron, oxadiazon, oxyfluorfen, methazole hoặc tinh dầu tách chiết từ cây bạch đàn.



D. Phân bố ở Việt Nam

Cây cứt lợn phân bố rộng rãi tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Cây cứt lợn được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại Ấn Độ (Himalaya).




Каталог: tintuc -> tintuchangngay -> Documents
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> Tin tức & Sự kiện
tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân
Documents -> Danh bạ CÁc cá nhâN Đang tham gia công tác truyền thông môi trưỜng tại việt nam a đặng Nguyễn Thục Anh
Documents -> A. CƠ Quan, TỔ chức I. BỘ/ ban/ ngàNH/ ĐOÀn thể, TỔ chức chính trị XÃ HỘi cấp trung ưƠNG

tải về 410.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương