CỤc bảo tồN Đa dạng sinh học giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hạI Ở việt nam hà Nội 2011 danh sách nhóm soạn thảO



tải về 410.5 Kb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích410.5 Kb.
#33317
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

25. CỎ LÀO (Chromolaena odorata)


Tên tiếng Việt khác: Cây cỏ Lào, Cây phân xanh

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Vùng nhiệt đới Châu Mỹ.

Đặc điểm hình thái

Cỏ Lào là cây thân thảo lâu năm, tạo thành các bụi rậm cao tới 1,5 - 2 m, có thể cao tới 6m khi bám vào cây khác. Thân cỏ Lào có lông tơ, các cành già có màu nâu và hóa gỗ ở gốc cành, đầu cành, các chồi có màu xanh và mọng nước. Bộ rễ dạng chùm và không mọc sâu quá 20 - 30 cm. Lá mọc đối, mỏng mềm, có lông nhung, hình tam giác đến hình trứng, đầu lá nhọn, mang 3 gân chính nổi bật, các răng cưa của mép lá thô, mỗi mép lá có khoảng 1 - 5 răng cưa, lá non có thể trơn không mang răng cưa. Gốc lá tù, cuống lá mảnh dài 1 - 1,5 cm, phiến lá thường dài 5 - 12 cm, rộng 3 - 6 cm.

Hoa mọc thành cụm dạng ngù với khoảng 20 - 60 cụm mỗi ngù. Tràng hoa có màu trắng hay xanh nhạt, nhị hoa mọc dài vươn ra khỏi tràng hoa, số lượng tràng hoa lớn có thể che phủ cả bụi cây. Hạt nhỏ (dài 3 - 5 mm, đường kính khoảng 1 mm), nặng trung bình 2,5 mg/hạt.



Hình 37. Chùm hoa cây cỏ Lào Hình 38. Cành lá cây cỏ Lào

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Cỏ Lào có thể mọc được ở nhiều loại đất và thảm thực vật khác nhau trong rừng (nơi có lượng mưa trung bình năm 1 khoảng 500 mm), đồng cỏ hoặc nơi đất khô hơn (lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm). Ở những nơi điều kiện môi trường khô hạn, loài này bị giới hạn và chỉ mọc quanh bờ sông. Ở giai đoạn phát triển, loài cỏ Lào trở thành loài xâm hại nhưng không thích nghi ở những nơi băng giá và hạn hán. Để sinh trưởng tốt, cây con cần độ ẩm khoảng 60 - 70%, nhiệt độ khoảng 30oC. Khi bị che bóng, cỏ Lào không sinh sản và tạo hạt. Sự sinh trưởng của loài tỷ lệ thuận với độ mở tán và thường mọc nhiều ở bìa rừng. Tại vùng Đông Bắc Ấn Độ, cỏ Lào là loại thực vật xuất hiện trong giai đoạn đầu của diễn thế sinh thái.

Cỏ Lào có thể tạo thành các bụi rậm, ngăn cản sự thiết lập quần thể của các loài khác do cạnh tranh hoặc tác động cảm nhiễm. Khi thời tiết khô, cỏ Lào có thể trở thành vật liệu gây cháy. Cỏ Lào có thể gây dị ứng da hoặc hen suyễn đối với những người mẫn cảm. Đây là loài cỏ dại chính ở những vùng đất trồng trọt như rừng cao su, cọ dầu, cà phê và nhiều loại cây khác. Cỏ Lào cũng là loài cỏ dại và xuất hiện ở các khu bảo tồn, Vườn quốc gia và tác động làm thay đổi các quá trình phát triển tự nhiên của hệ sinh thái.

C. Biện pháp phòng ngừa, kiểm soát

Áp dụng biện pháp thủ công như cắt, cuốc và phơi khô và đốt; phun thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc ở những nơi không có những loài cây cần bảo vệ.



D. Phân bố ở Việt Nam

Cỏ Lào phân bố rộng khắp tại 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam.



E. Thông tin ghi xâm hại trên thế giới

Cỏ Lào được đưa vào danh mục các loài ngoại lai xâm hại ở Nam Phi.


26. CỎ LÀO ĐỎ (Eupatorium adenophorum /Ageratina adenophora)


Tên tiếng Việt khác: Không có

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Mêxicô

Đặc điểm hình thái

Cỏ Lào đỏ là cây thân thảo lâu năm, cao tới 1,5 m, thân có màu đỏ tía, mọc thẳng, có lông nhung. Lá mọc đối, hình trứng đến hình tam giác, dài 7 - 10 cm, rộng 4 - 7 cm, đầu lá thuôn nhọn, gốc lá tù hoặc hình nêm. Phiến lá có nhiều lông ở cả 2 mặt, mang 3 gân chính nổi bật, mép lá khía tai bèo, cuống lá dài 4 - 5cm, các lá nhỏ dần cho tới cụm hoa. Cụm hoa kép dạng ngù, đầu cụm dài khoảng 6,5 mm, đường kính 6 mm, cuống hoa dài 8 - 14 mm, có nhiều lông dày đặc, tổng bao hình trụ dài 3 - 4 mm, có khoảng 25 lá bắc xếp thành 3 - 4 hàng. Mỗi cụm hoa mang trung bình 70 - 80 hoa màu trắng. Quả bế màu đỏ nâu đến đen, dài 1,5 mm, không có lông.



Hình 39. Cành cỏ Lào đỏ mang hoa Hình 40. Hạt cỏ Lào đỏ

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Cỏ Lào đỏ thích nghi với điều kiện ẩm ướt, đất giàu dinh dưỡng như rừng ẩm, bờ sông, khu vực đầm lầy, đồng cỏ. Những bụi cỏ Lào đỏ mọc rậm có thể ngăn cản thảm thực vật bản địa và sự tái sinh của các loài cây bản địa. Đây là loài cây có tính xâm hại cao, có thể sống ở nhiều điều kiện khác nhau nhưng thường xuất hiện ở ven đường hoặc rìa của các bụi cây, mọc ven theo dòng nước, các vết nứt gãy ở tường, đường đi và ở đất ngập nước. Loài này gây thiệt hại cho canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, tái sinh tự nhiên và nguồn gây cháy rừng.



C. Biện pháp phòng ngừa, kiểm soát

Áp dụng các biện pháp như cắt bỏ, xới đất, nhặt hết các gốc rẽ và trồng thay thế các loài; phun thuốc diệt cỏ glyphosate, MCPA, triclopyr...vào cuối mùa hè khi cỏ Lào đỏ đang phát triển mạnh.



D. Phân bố ở Việt Nam

Cỏ Lào đỏ phân bố tại Vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai, khu Bảo tồn thiên nhiên Copia tỉnh Điện Biên.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Cỏ Lào đỏ được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại Hawaii, Hoa Kỳ.



27. CÚC LIÊN CHI (Parthenium hysterophorus)

Tên tiếng Việt khác: Không có

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Mêxicô, Trung và Nam Mỹ.

Đặc điểm hình thái

Cúc Liên chi là loài thân thảo, có thời gian sống ngắn nhưng phát triển mạnh mẽ. Thân có màu xanh nhạt cao 1,5 m (có thể tới 2 m tại những nơi đất giàu dinh dưỡng). Lá xẻ thùy.



Hình 41. Cây cúc Liên chi mang hoa Hình 42. Hoa của cây cúc Liên chi

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Cúc Liên chi mọc ở các vùng đất nông nghiệp, đồng cỏ, đất thành thị, những nơi chịu xáo động. Loài này có khả năng sinh sản mạnh, trung bình mỗi cây có thể tạo được 15.000 hạt, những cây lớn có thể tạo tới 100.000 hạt. Nhiệt độ nảy mầm của cúc Liên chi từ 8 - 30oC, điều kiện tối ưu là từ 22 - 25oC. Hạt cúc Liên chi có thể duy trì sự sống lâu trong lớp đất sâu dày có khi đến 2 năm, còn ở trên lớp đất mặt, không được quá 6 tháng.

Sự xâm hại của cúc Liên chi làm suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt tại các khu vực đất có sự chuyển đổi mục đích sử dụng. Cúc Liên chi có khả năng cạnh tranh với các loài bản địa gây ra thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, rừng tái sinh tự nhiên và là nguồn dễ xẩy ra cháy rừng. Cúc Liên chi có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng đối với một số người.

C. Biện pháp phòng ngừa, kiểm soát

Việc kiểm soát cúc Liên chi có thể tiến hành bằng cách phối hợp nhiều biện pháp như sinh học, hóa học.



D. Phân bố ở Việt Nam

Cúc Liên chi phân bố rộng khắp tại 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Ở Ấn Độ, Úc, Malaixia, Sri Lanka, Cúc Liên chi được xem như là sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại.



Каталог: tintuc -> tintuchangngay -> Documents
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> Tin tức & Sự kiện
tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân
Documents -> Danh bạ CÁc cá nhâN Đang tham gia công tác truyền thông môi trưỜng tại việt nam a đặng Nguyễn Thục Anh
Documents -> A. CƠ Quan, TỔ chức I. BỘ/ ban/ ngàNH/ ĐOÀn thể, TỔ chức chính trị XÃ HỘi cấp trung ưƠNG

tải về 410.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương