CỤc bảo tồN Đa dạng sinh học giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hạI Ở việt nam hà Nội 2011 danh sách nhóm soạn thảO


Cá Tỳ bà bé được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại các nước như Inđônêxia, Philíppin



tải về 410.5 Kb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích410.5 Kb.
#33317
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Cá Tỳ bà bé được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại các nước như Inđônêxia, Philíppin.



14. CÁ TRÊ PHI (Clarias gariepinus)


Tên tiếng Việt khác: không có

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Trung Phi, một số nước vùng Trung Đông.

Đặc điểm hình thái

Cá Trê phi có hình dạng giống cá trê đen ở Việt Nam nhưng kích cỡ lớn hơn nhiều. Cá lớn tối đa dài 170 cm, nặng 60 kg. Số tia vây mềm lưng là 61 - 80. Số tia vây mềm hậu môn là 45 - 65. Vây lưng và vây hậu môn dài. Vây lưng không có gai cứng. Phần trước của gai vây ngực có khía răng cưa. Đầu dẹp, mấu xương chẩm nông và có dạng hình tam giác.





Hình 23. Cá Trê phi

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Cá Trê phi sống ở tầng đáy, chịu được nồng độ ôxi hoà tan trong nước thấp và điều kiện khô hạn. Cá ăn tạp, thức ăn là cá con, động vật không xương sống ở nước, thực vật thuỷ sinh.

Hiện nay, nước ta đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá Trê phi. Loài cá này có thể lai tạp với các cá loài cá trê bản địa như cá trê vàng, trê đen và gây ảnh hưởng đến nghề nuôi cá truyền thống, xói mòn nguồn gen cá trê bản địa.

C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

- Nhiều nước đã không cho nhập nuôi cá Trê phi vì chúng gây tổn hại cho các loài cá bản địa.

- Dùng các biện pháp thủ công để đánh bắt như câu, chài, cụp, lưới kéo. Tìm các hang hốc ven bờ để bắt cá bố mẹ và cá con.

D. Phân bố ở Việt Nam

Cá Trê phi xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1975 và nay đã được phát hiện tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đắk Lắk, Nghệ An và Vĩnh Phúc.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Cá Trê phi được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Philíppin.



15. CÁ ĂN MUỖI (Gambusia affinis)


Tên tiếng Việt khác: Cá Gambusia

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Nam Mỹ và Bắc Mêxicô

Đặc điểm hình thái

Cá ăn muỗi có hình dáng mập, kích thước nhỏ, cá đực trưởng thành dài 40 mm, cá cái dài 70 mm. Cá có lưng hơi cong ở phần trước vây lưng và vây bụng sâu ở phía trước của vây hậu môn. Đầu lớn, bề mặt phẳng phía trên, miệng nhỏ, lật và kéo dài. Đôi mắt khá lớn so với kích thước cơ thể, chỉ có 1 vây lưng ngắn duy nhất, vây đuôi tròn. Đầu và thân được bao phủ bởi các vảy lớn và không có đường bên. Lưng có màu xanh ô liu hoặc hơi nâu, thân bên màu xám với ánh xanh và bụng màu trắng bạc. Mắt cá màu xám đến màu ô liu, các vây lưng có những đốm nhỏ màu đen, và các vây đuôi có một số hàng màu đen. Các vây hậu môn, vùng chậu và ngực mờ nhạt màu hổ phách.

Một số đặc điểm chính: Hàm bình thường, không kéo dài thành mỏ. Vẩy trước vây lưng từ 16 - 17 chiếc. Con cái, khởi điểm vây lưng ở phía sau phần giữa của vây hậu môn. Con đực, ống dẫn tinh dài hơn vây bụng rất nhiều.




Hình 24. Cá ăn muỗi đực



Hình 25. Cá ăn muỗi cái


B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Cá ăn muỗi là loài sống ở đáy, không có đặc tính di cư, sống trong các thủy vực nước ngọt và nước lợ có pH từ 6 - 8 và ở nhiệt độ thường từ 12 - 29°C. Cá ăn muỗi là một loại cá có khả năng chịu đựng cao, có thể sống sót trong khoảng thời gian ngắn ở môi trường ít ôxy, nồng độ muối cao và nhiệt độ có thể lên đến 42°C. Cá ăn muỗi ưa thích sống trong các thủy vực nước chảy chậm và trong các ao hồ. Thức ăn của cá ăn muỗi là động vật nguyên sinh, côn trùng nhỏ và mảnh vụn hữu cơ.

Cá ăn muỗi trưởng thành hung dữ và đôi khi tấn công giết chết các loài cá khác. Ở một số thủy vực cá ăn muỗi tiêu diệt muỗi không tốt bằng các loài cá bản địa và trong quá trình cạnh tranh đã loại bỏ mất các loài cá bản địa. Cá ăn muỗi không có tính chọn lọc thức ăn nên có tác động làm thay đổi quần thể một số loài động vật phù du, côn trùng và giáp xác. Cá ăn muỗi là vật chủ tiềm tàng của giun sán ký sinh, nguồn lây lan bệnh gây hại cho các loài cá bản địa.

C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

- Sử dụng hoạt chất Rotenone (chiết xuất từ cây thuốc cá) để trừ Cá ăn muỗi trong các thủy vực nhỏ. Tuy nhiên, đây là thuốc trừ sâu không có tính chọn lọc vì vậy khi sử dụng phương pháp này cần tách những loài sinh vật khác ra khỏi khu vực sử dụng thuốc.



D. Phân bố ở Việt Nam

Loài Cá ăn muỗi xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1970 và hiện tồn tại ở các tỉnh, thành phố như Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Hoà Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai và Bắc Kạn.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Loài Cá ăn muỗi được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại nhiều nước châu Á (Inđônêxia, Malaixia, Miến Điện, Thái Lan, Trung Quốc) và một số nước châu Mỹ (Hoa Kỳ, Mêxicô,...).



16. CÁ VƯỢC MIỆNG BÉ (Micropterus dolomieu)


Tên tiếng Việt khác: Cá Vược vỹ miệng bé

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Đông Bắc của Hoa Kỳ và Canada.

Đặc điểm hình thái

 Cá Vược miệng bé có kích thước trung bình, chiều dài cơ thể tối đa 69 cm, nặng 5,41 kg. Vây lưng có số gai là 4 - 6, tia vây mềm là 13 - 14. Thân cá thuôn dài, mồm rộng. Mắt to, toàn thân màu xám bạc hoặc vảy kim tuyến nhỏ vàng. Lưng cá có một dải sắc màu tương đối sâu, thường là màu xanh lục hoặc màu than đen. Đặc điểm phân biệt rõ nét là hàm trên kéo dài đến giữa, không vượt quá mắt. Phần nối giữa vây lưng cao, gai ngắn nhất trước vây lưng cao hơn ½ gai dài nhất trước vây lưng. Đường bên có 68 - 78 vẩy. Vây bụng nối nhau bởi màng, màng nối giữa các vây với cơ thể bị ẩn. Cá con có dải mầu vàng và đen ở vây đuôi.





Hình 26. Cá Vược miệng bé

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Cá Vược miệng bé sống ở nước ngọt, nhiệt độ khoảng từ 10 - 30°C và phân bố ở các hồ, sông có nước chảy chậm, nước trong, sống gần đáy; là loài cá ăn tạp, hung dữ. Cá con ăn sinh vật phù du và ấu trùng côn trùng thủy sinh; cá lớn ăn Tôm và cá nhỏ.

Do cá Vược miệng bé ăn tạp, hung dữ đã gây tác động không tốt đến các loài thủy sinh vật, các loài cá khác và ảnh hướng đến đa dạng sinh học ở nơi loài này sinh sống.

C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

- Kiểm soát nghiêm ngặt việc buôn bán, nhân nuôi, sở hữu cá Vược miệng bé.

- Dùng các biện pháp thủ công để đánh bắt như lưới vét, chài, chụp,...

D. Phân bố ở Việt Nam

Cá Vược miệng bé được nhập nội và nuôi tại hồ chứa của Thuỷ điện Đa Nhim tỉnh Lâm Đồng từ trước năm 1975, nay chưa phát hiện trở lại tại đây cũng như các nơi khác ở Việt Nam.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Cá Vược miệng bé được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại Phần Lan.



Каталог: tintuc -> tintuchangngay -> Documents
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> Tin tức & Sự kiện
tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân
Documents -> Danh bạ CÁc cá nhâN Đang tham gia công tác truyền thông môi trưỜng tại việt nam a đặng Nguyễn Thục Anh
Documents -> A. CƠ Quan, TỔ chức I. BỘ/ ban/ ngàNH/ ĐOÀn thể, TỔ chức chính trị XÃ HỘi cấp trung ưƠNG

tải về 410.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương