Phong tục tập quán châu phi – phầN 2 Đông Phi Giới thiệu chung



tải về 205.13 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu09.11.2017
Kích205.13 Kb.
#34218
  1   2   3
PHONG TỤC TẬP QUÁN CHÂU PHI – PHẦN 2

2. Đông Phi

Giới thiệu chung

Đông Phi là khu vực ở phía đông của lục địa châu Phi, được định nghĩa khác nhau tùy theo địa lý học hoặc địa chính trị học. Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, 19 vùng sau đây tạo thành Đông Phi: Kenya, Tanzania và Uganda, cũng là những thành viên của Cộng đồng Đông Phi (EAC); Djibouti, Eritrea, Ethiopia và Somalia, thường được biết đến với tên gọi vùng Sừng Châu Phi; Mozambique và Madagascar, đôi khi được xem là thuộc Nam Phi; Malawi, Zambia và Zimbabwe, thường được xem là thuộc Nam Phi; Burundi và Rwanda, đôi khi được xem là thuộc Trung Phi; Comoros, Mauritius và Seychelles, những đảo quốc nhỏ ở Ấn Độ Dương; Réunion và Mayotte, những vùng đất thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương

Gần đây, Đông Phi thường được dùng để chỉ các quốc gia Kenya, Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi và Somalia.

Một số phong tục, tập quán tiêu biểu:

Ở bộ tộc người Swahili tại Kênia, trước hôn lễ, cô dâu được tắm trong dầu và gỗ đàn hương rồi dùng nhựa cây lá móng (một loại cây có thể chế biến thuốc nhuộm tóc) trát lên chân và tay.



Người Swahili cho rằng làm như vậy sẽ xua đuổi được tà ma vất vưởng bên ngoài và ngăn không cho ma nhà cô gái đi theo. Sau khi tắm gội xong, một người phụ nữ lớn tuổi trong bộ lạc sẽ chỉ cho cô dâu cách làm vui lòng đấng phu quân của mình, thậm chí cả mánh khóe che dấu sự không còn trong trắng của mình trong đêm tân hôn và dạy cô dâu cách sống, cách đối nhân xử thế với những người trong gia đình nhà chồng.

Đối với bộ tộc người Masai, hôn nhân thường được sắp đặt trước và cô dâu phải cưới người đàn ông lớn tuổi hơn mình mà chưa bao giờ biết mặt. Gia đình cô gái sẽ chọn những người đàn ông phù hợp trong bộ tộc và đặt vấn đề. Nếu người đàn ông đồng ý cưới cô gái cùng với những sính lễ nhà gái yêu cầu thì hôn lễ sẽ được tổ chức ngay sau đó. Khi cô dâu chuẩn bị theo chú rể về nhà, bố cô dâu sẽ đặt tay lên đầu và ngực cô dâu để cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc. Khi ra khỏi nhà, cô dâu không được phép quay đầu lại bởi theo thần thoại cô dâu sẽ bị hóa đá. Khi cô dâu đến cổng nhà chú rể, một người phụ nữ bên gia đình chồng đứng chờ sẵn ở cửa để mắng chửi cô dâu. Đây chính là một nghi lễ xua điềm xấu.

Tại vùng biển phía đông Kênia vẫn còn lưu hành tập tục hôn nhân đến ở rể nhà gái. Vì vậy, thay vì đón dâu như các khu vực khác thì ở đây mọi người tổ chức nghi lễ đón rể ở nhà gái và lễ tiễn chú rể ở nhà trai. Nghi lễ tiễn chú rể được tổ chức vào buổi tối. Khi tiếng trống, tiếng hát vang lên đoàn người vây quanh chú rể đưa đến nhà gái. Dẫn đầu sẽ là hai cô gái tay bê mâm cau trầu, mặc áo dài thật đẹp và sặc sỡ như hai con bươm bướm dẫn đường, cuối đoàn là cha mẹ chú rể. Đến cổng nhà gái, cha mẹ cô dâu bước ra nhận lễ và mời chú rể vào nhà. Khi chú rể bước vào phòng, việc đầu tiên là tìm cô dâu ngồi lẫn cùng bạn bè sau tấm rèm. Vì không nhìn thấy mặt cô dâu cho nên có khi chú rể nhận nhầm mấy lần khiến mọi người cười lên vui vẻ; chỉ khi thấy chú rể lo lắng và trở nên luống cuống một cô bạn sẽ giật dây bắc cầu tác thành cho hai người. Khi hai người nắm được tay nhau tấm rèm mới được kéo ra và khi ấy chú rể mới chính thức được xem là đã được đưa đến nhà.

Ở Kenya và Tanzania, cứ 7 năm một lần, khoảng 700 chiến binh Maasai tập trung lại, tham gia lễ hội kéo dài một tuần, đánh dấu giai đoạn bước sang tuổi già - thời kỳ xếp giáo cất cung để chuẩn bị hưởng an nhàn. Tại Namibia, tục chữa bệnh bằng phép thuật vẫn còn được áp dụng. Ca bệnh được chữa trị trông không khác gì một buổi lên đồng.

Tại Ethiopia, vào mỗi mùa gặt, đàn ông thuộc bộ tộc Surma bỏ ra hàng giờ để bôi mặt và thân thể trước khi tham gia một loạt cuộc tranh tài để chứng tỏ lòng can đảm và giành các cô gái. Kẻ thắng trận hãnh diện đứng ra hỏi cưới cô gái mình thích và trước khi “đưa nàng về dinh”, chàng phải dâng lễ cưới cho gia đình cô dâu gồm một số súc vật, được định đoạt bằng kích thước khối đất sét và cái đĩa gỗ độn dưới hàm dưới của nàng.



Văn hóa ẩm thực của người Êthiôpia rất đặc biệt. Vì đa số đều coi Cơ đốc giáo là quốc giáo nên số ngày ăn chay chiếm số lượng đáng kể. Trước lễ phục sinh 40 ngày (thời kỳ đại trai), người dân ở đây mới có thể ăn thịt và các đồ tanh. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời đối với những người nghiền ăn món thịt bò, đặc biệt là thịt bò sống. Đối với những người ở đây, thịt bò ngon phải là loại thịt mềm còn nóng hổi từ những con bò vừa bị giết. Có hai cách để ăn món thịt bò sống này. Cách thứ nhất là thái thịt còn đang dính máu tươi thành những miếng vuông, dùng dao nhỏ cắt lát thành miếng mỏng rồi trộn với bột ớt, để một lúc cho ngấm rồi ăn. Cách thứ hai là băm nát thịt tươi trộn thêm gia vị ăn kèm với bánh Inkila. Trong bữa ăn gia đình, người Êthiôpia không dùng bàn ghế mà dùng một cái sọt đan bằng sậy, bên trên đậy cái nắp phẳng giống như một cây nấm lớn. Trên nắp sọt bày bánh Inkila, đĩa thịt sống, bột ớt, tương ớt. Thông thường, họ ăn thịt bò trước rồi ăn bánh có phết tương ớt sau. Khi ăn, nếu ai để rớt tương ớt ra sọt hoặc xuống đất sẽ bị coi là hành vi thiếu lịch sự. Dùng thịt bò sống đãi khách là một trong những lễ nghi truyền thống của người Êthiôpia. Khi vào bữa ăn, nữ chủ nhân đưa đến trước mặt khách một đĩa đựng đầy thịt sống rồi gắp từng miếng đút cho khách. Khách chưa nuốt trôi miếng này chủ đã gắp miếng khác cho đến khi nữ chủ nhân cảm thấy đã bầy tỏ hết lòng hiếu khách mới thôi. Cách tiếp đãi thịnh tình này khiến khách không thể từ chối, bởi nếu không ăn khách sẽ bị coi là mất lịch sự với chủ nhân.


tải về 205.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương