BÀi nhập môN. I. Tính quy luật trong sự phát triển của tư TƯỞng triết họC



tải về 2.53 Mb.
trang17/28
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.53 Mb.
#4838
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   28
VI. Triết học Anh thế kỷ XVIII

1. Triết học G. Béccli (G. Berkeley, 1685 - 1753)

a. Cuộc đời và sự nghiệp

Béccli sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi quý tộc lâu đời tại Ailen, thuộc Vương quốc Anh. Năm 15 tuổi, sau khi kết thúc trung học, Béccli ghi danh vào trường cao đẳng trực thuộc Đại học Đúplin, và kết thúc khoá học với tấm bằng hạng ưu. Từ năm 1707 Béccli bắt đầu công việc giảng dạy và nghiên cứu triết học. Năm 1709 Béccli công bố tác phẩm triết học - tâm lý đâu tiên “Khảo luận học thuyết mới về thị giác”. Cũng năm đó ông bước vào sự nghiệp hoạt động tôn giáo, phục vụ Giáo hộiAnh. Năm 1719 Béccli công bố tác phẩm chinh “Bàn về các nguyên lý của tri thức con người”. Năm 1713, Béccli xuất bản “Ba đối thoại giữa Hylos và Philonous”. Tiếp đó là hàng loạt tác phẩm về các chủ đề triết học khác nhau, trải đều trong những thập niên 20 - 30, trong số đó có “Alsiphon” (1732), “Analytics” (1730)…

Từ năm 1713 Béccli thực hiện nhiều chuyến viễn du, từ châu Au đến châu Mỹ, vì mục đích truyền giáo, nhưng không thành công. Năm 1731 Béccli trở về nước Anh, và năm 1734 làm Giám mục nhà thờ Anh.

Mục đích mà Béccli đặt ra cho mình trong triết học là loại bỏ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần trong đầu óc con người, chứng minh tính chân lý của thế giới quan tôn giáo.



2. Triết học Đ. Hium (D. Hume, 1711 - 1776)

VII. Triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII

1. . Tính đa dạng của phong trào khai sáng Pháp

Đây là một phong trào sinh họat học thuật, tư tưởng tại Pháp, sau đó lan rộng sang các nước Đông Âu, tạo nên thời đại ánh sáng.

Tại Pháp năm 1718 trên sân khấu đã công diễn vở kịch F. M Voltaire mang tên Oedipe với nội dung đả kích sâu cay chế độ chính trị hiện hành và kêu gọi con người đấu tranh vì sự khai sáng xã hội trên nguyên tắc lý trí, công bằng và tự do. Đó cũng là thời điểm bắt đầu phong trào khai sáng Pháp thế kỷ XVIII.

Năm 1721 Ch. L. Montesquier công bố “Những bức thư từ Ba tư”.

Năm 1734 phong trào khai sáng phát triển lên bước mới, đạt tới tầm mức của sinh hoạt xã hội, được làm giàu bằng những tác phẩm mang tính triết lý sâu sắc. Montesquier và Voltaire là thế hệ thứ nhất của các nhà khai sáng.

Thế hệ tiếp theo được hình thành từ những năm 3o - 4o của thế kỷ XVIII. Đó là một thế hệ táo bạo, khí phách, với J. Lametri, D. Didro, C. Helvetius, J. P Holbach, khác với thế hệ ôn hòa trước đây. Họ chủ trương một xã hội “của những người vô thần” (các nhà duy vật vô thần Pháp ), loại trừ mọi tha hóa, nhấn mạnh quyền tự nhiên của con người, sống theo nguyên tắc Tự do - Bình đẳng - Bác ái.



Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII có nhều đóng góp vào sự phát triển của chủ nghĩa duy vật trong quan niệm về tự nhiên.

Trong số các nhà duy vật Pháp Didro là bộ óc khoa học lớn, là một trong hai người khởi xướng nhóm bách khoa toàn thư, biên sọan “Encyclopédie”, xuất bản từ năm 1751 đến 1780.

Phong trào khai sáng đạt được sự thịnh từ những năm 40, dự báo cơn bão táp cách mạng đang đến gần. Các nhà khai sáng triển khai hướng nghiên cứu rất rộng, từ triết học đến khoa học, từ tự nhiên đến xã hội. J. J Rousseau là gương mặt tiêu biểu của các nhà khai sáng thế hệ này.

Phong trào khai sáng tiếp tục phát triển ở đêm trư7ớc cách mạng và cả sau đó, quy tụ các nhà tư tưởng - chiến sỹ thực sự như E. Condillac, A. Turgot, M. Robinet, J. Condorcet, Marchal, C. Volney…

Tư tưởng khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là ngọn cờ lý luận của Đại cách mạng Pháp năm 1789.

Các nhà khai sáng - duy vật Pháp và quan niệm duy vật về tự nhiên.

Nhiệm vụ mà các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII đặt ra cho mình là khắc phục quan niệm hữu thần về tự nhiên và quan niệm nhị nguyên về con người, đem đến cách tíep cận thực thể - phát triển về tự nhiên trên ơc sở những thành tựu của khoa học thời đại mình. Đào sâu hơn nữa quan niệm causa sui của Spinoza, các nhà duy vật Pháp khẳng định: “Tự nhiên là nguyên nhân tự nó; nó sẽ tồn tại và vận động vĩnh viễn; nó không chịu bất kỳ sự tác động nào từ bên ngoài” (Holbach). Tính tích cực nội tại và tự vận động của vật chất là cơ sở để bác bỏ “vận động thuần túy”, xác lập quan niệm về sự thống nhật vật chất - vận động, về phương thức tồn tại của vật chất - không gian và thời gian (Didro). Lẽ cố nhiên các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII chưa thể chấm dứt ngay những ràng buộc đối với truyền thống (La Metrie: vận động là thuộc tính thứ hai của vật chất, sau quảng tính), song họ đã thực sự hạn chế bớt yếu tố máy móc - siêu hình trong quan niệm về tự nhiên:

-giải phóng khái niệm vật chất và vận động ra khỏi cách lý giải ấu trĩ, phiếm thần và thần luận. ;

- đến gần với quan niệm biện chứng về phát triển (mối liên hệ và sự tự phát triển của các sự vật hiện tượng)

- không dừng lại ở cách hiểu nguyên thủy về vận động (vận động cơ học), mà tìm hiểu các hình thức vận động khác nhau, bắt đầu lý giải vận động như “mọi sự thay đổi nói chung” (Holbach.

Trong quan niệm về con người, các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII vẫn còn dừng lại ở hình thức thứ hai của chủ nghĩa duy vật (La Metrie với hình Ảnh “con ngừoi - cỗ máy”, Didro, Holbach với chủ nghĩa “duy giáo dục”…



Tư tưởng khai sáng về con người và xã hội.

“Con người - cỗ máy” là một cách tiếp cận chưa hòan bị về con người, nhưng quá trình tìm kiếm giá trị của con người và dành cho con người đã tôn vinh hình Ảnh của các nhà khai sáng. Trong số họ nổi lên ba nhà khai sáng hữu thần (nói như vậy để phân biệt với các nhà khai sáng - duy vật vô thần vừa nêu trên): F. M. Voltaire, Ch. L. Montesquieu, J. J Rousseau.

Tác phẩm có giá trị nhất của Montesquieu là “Tinh thần luật pháp”. Một số nội dung đáng chú ý: 1/ con người, với tính cách là thực thể có lý trí, tự thiết lập cho mình những quy tắc của đời sống cộng đồng. Do chỗ “mỗi vật chất đều có luật riêng của mình” (luật trời, luật của tự nhiên, luật của con người) nên quy luật phát triển của mỗi vật chất cố hữu nơi vật chất ấy. 2/ luậ của xã hội khác với luật của tự nhiên, nhưng do chỗ con người từng sống trong “trạng thái tự nhiên” trước khi đạt tời “trạng thái xã hội”, nên nó cũng trở thành một phần của đời sống con người. Phần thiêng liêng nhất, quí giá nhất của tự nhiên nơi con người, theo Montesquieau, là tự do. Tự do cao cả thống nhất với lý trí, với thiên tính và nhân tính; 3/ Trong ba hình thức đang tồn tại của nhà nước - độc tài, quân chủ, dân chủ -, thì hình thức dân chủ đảm bảo tự do và quyền bình đẳng cho đa số công dân hơn, nhưng quân chủ có tính chất bền vững và trọng danh dự hơn, do đó dân chủ thích hợp với quốc gia có diện tích nhỏ, quân chủ thích hợp với quốc gia có diện tích rất lớn. Nước Pháp thích hợp với quân chủ lập hiến; 4/ Thực hiện nguyên tắc phân quyềntrong bộ máy nhà nước thành lập pháp hành pháp, tư pháp, với các chức năng rõ ràng và chế ước, kiểm soát lẫn nhau, nhằm tránh nguy cơ độc tài, phát huy tự do chính trị; 5/ Điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, tài nguyên…), Ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của các dân tộc, là thứ quyền lực đặc biệt đối với con người. (12)

Một trong những tên tuổi được ngưỡng mộ nhiều nhất tại châu Âu khai sáng thế kỷ XVIII là Voltaire (1694-1778). Một số điểm cần chú ý của tư tưởng triết học Voltaire: 1/ Hoài nghi và châm biếm là vũ khí Voltaire sử dụng trong đấu tranh chống thần quyền và trật tự xã hội hiện hành; 2/ Tư tưởng co giá trị lịch sử, xã hội: - nhà nước hình thành từ bạo lực và bằng bạo lực, - động lực cơ bản của con người trong mọi hình thức cai trị là nhu cầu và quyền lợi, trong đó quyền tư hữu và tự vệ là những quyền hàng đầu, - con người làm ra lịch sử và điều khiển nó hướng tới mục đích mà mình mong muốn; 3/ Tuyên ngôn của Voltaire: tự do - bình đẳng - sở hữu. Nền cộng hòa là sự đảm bảo tốt nhất ba nguyên tắc đó.

Trong số các nhà Khai sáng Pháp J. J. Rousseau (1712-1778) là nhân vật cấp tiến nhất. Tư tưởng Rousseau chia làm hai thời kỳ: thời kỳ đầu (từ những năm 40 đến năm 1762) chủ nghĩa bi quan lịch sử đan xen với ý chí đấu tranh vì tự do và bình đẳng xã hội. Chủ nghĩa bi quan thể hiện rã nhất trong sự đối lập tiến bộ kỹ thuật, trình độ văn minh, với nguy cơ suy thoái đạo đức, sự thống trị của tính vị kỷ và trạng thái vô chính phủ. Thời kỳ tiếp theo được đánh dấu bằng tác phẩm bất hủ “Bàn về khế ước xã hội” (Du contrat social). Nó là điển hình của khuynh hướng cộng hòa cấp tiến và dân chủ trong sinh hoạt tinh thần tại Pháp ở đêm trước của cách mạng, mặc dù về hình thức Rousseau không tán thành dân chủ do những khuyết tật mà nó mắc phải trong lịch sử (13). Tác phẩm mở đầu bằng câu “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” (14). Nội dung các chương tiếp theo trình bày những đường nét cơ bản của “Khế ước xã hội”, đưa con người từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái công dân, quyền tự nhiên sang quyền được hợp pháp hóa, tự do tự nhiên sang tự do công dân, đảm bảo sự thống nhất lợi ích cá nhân và lợi ích toàn xã hội. Đấng chủ tế hay quyền lực tối cao, chính là nhân dân và thuộc về nhân dân. Nhân dân tự quyết định số phận số phận mình bằng “ý chí chung”, thông qua những đại diện ưu tú và hợp pháp.

2. Một số đại diện của Khai sáng Pháp theo khunyh hướng thần luận

3. Các nhà khai sáng - duy vật vô thần Pháp

Một trong những đặc trưng cơ bản của phong trào Khai sáng Pháp là tính đa dạng về nội dung và hình thức, hướng đến mục tiêu lớn thống nhất - cải tổ đới sống xã hội theo tinh thần nhân văn, xác lập “nhàn nước hợp lý tính” với những tiêu chí cụ thể qua từng phương án, từng đại biểu của nó. Về mặt thế giới quan sự tồn tại cả khuynh hướng thần luận tự nhiên lẫn khuynh hướng vô thần cho thấy sự phát triển tất yếu của tư tưởng khai sáng, phản ánh những biến cố trong hoạt động thực tiễn tại Pháp ở đêm trước của cách mạng tư sản.



a. Chủ nghĩa duy vật La Mếtri (J. O. de Lamettrie, hay La Mettrie, 1709 - 1751)

Triết học của La Mếtri là sự kết hợp chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa cô thần và lý tưởng khai sáng. Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề buôn bán ở miền Nam nước Pháp. Vào thời niên thiếu La Mếtri tham gia các sinh hoạt tôn giáo, nhưng từ 15 tuổi đã bắt đầu hoài nghi vào một số tín điều Kitô giáo, từ chối làm linh mục để trở thành bác sỹ. Công trình đầu tiên của La Mếtri - Lịch sử tự nhiên của linh hồn, hay Luận về linh hồn (1745) được trình bày từ lập trường duy vật, gây nên phản ứng gay gắt từ phía nhà thờ và nhà nước phong kiến. Để tránh sự truy bắt, ông lánh sang Hà Lan. Tại đây ông công bố một tác phẩm điển hình của chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình - Con người - cỗ máy (1747), vẫn theo khuynh hướng chống duy tâm và tôn giáo, phủ nhận thuyết Tạo hóa. Vì lý do đó một lần nữa La Mếtri rời Hà Lan, tìm kiếm sự hậu thuẫn từ vua Frederich đệ nhị của Đức (1748). Trong ba năm sống tại Dức La Mếtri trở thành bác sỹ hoàng gia và thành viên Viện hàn lâm khoa học Béclin (Berlin), tham gia tích cực vào việc truyền bá tư tưởng khai sáng, viết hàng loạt công trình có giá trị như Con người - thực vật, Chống Xênêcơ, hay về hạnh phúc, Hệ thống Epiquya…Ông mất ở tuổi 42, khi tài năng đang độ chín muồi, sau cơn đau dạ dày cấp tính do thử nghiệm một loại thuốc mới.

Trong các tác phẩm của mình La Mếtri nêu ra nhiều tư tưởng nền tảng, làm tiền đề lý luận trực tiếp cho các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII như Điđơrô, Hônbách, Henvêtuýt. Bên cạnh đó háng laọt luận điểm của La Mếtri tiếp tục được điều chỉnh hoặc làm sâu sắc thêm trong điều kiện mới, có cả những luận điểm mà La Mếtri chưa từng biết đến.

Triết học tự nhiên của La Mếtri tập trung phân tích các vấn đề truyền thống của chủ nghĩa duy vật, bắt đầu từ thời cổ đại, đồng thời dựa vào “vật lý học” của Đềcáctơ như bậc tiền bối của mình. La Mếtri cố gắng vượt qua thói quen ý thức của thời đại mình để phác thảo những nội dung chính của nhánh vô thần trong chủ nghĩa duy vật Pháp. Vấn đề là ở chỗ, vào thời La Mếtri do thiếu các luận chứng khoa học cho việc giải thích tự nhiên từ chính tự nhiên, nên phần lớn các nhà tư tưởng dựa trên quan điểm tự nhiên - mục đích luận hoặc tự nhiên - thần luận, qua đó chứng minh vai trò của Thượng đế như lý tính tối cao, chi phối các quá trình thế giới. Qaun điểm tự nhiên - mục đích luận và tự nhiên - thần luận cho rằng con người và vũ trụ đếu mang tính hướng đích thống nhất, rằng các bộ phận hoàn thiện của cơ thể sống chứng minh vai trò tạo hóa của lý trí tối thượng, hay lý trí Thượng đế. La Mếttri phê phán cả hai phương án trên, thay bằng sự giải thích tự nhiên - tất định luận, chứng minh nguyên nhân tự nhiên của sự hình thành các cơ quan trong cơ thể người và vật. Sự thiếu hiểu biệt, theo La Mếtri, buộc con người tin vào Thượng đế. Tự nhiên, chứ không phải Thượng đế, là nguyên nhân của mọi tồn tại, là người mẹ chung của muôn loài. Do đó cần hiểu tự nhiên như Đấng sáng tạo lỳ diệu, chứ không phải là người thợ có đầu óc, như cách suy nghĩ đơn giản dưới Ảnh hưởng của cơ học thời ấy. Tính thống nhất vật chất của tự nhiên được La Mếtri thể hiện qua tuyên bố về sự tương đồng giữa con người với giới động vật và thực vật. Trong vũ trụ chỉ tồn tại mộ thực thể với các biến thái khác nhau, trong đó con người là biểu hiện hoàn thiện nhất của nó. Theo La Mếtri, ngoài quảng tính, mọi vật chất đều có thuộc tính vận động, cũng như sự thống nhất giữa vật chất và hình thức. Vật chất mà không vận động chỉ là vật chất trừu tượng và chết cứng. Mọi thực thể đều quy về thực thể vật chất. Trong Lịch sử tự nhiên của linh hồn La Mếtri viết:”Vận động, hay động lực, là thuộc tính thứ hai (sau quảng tính) của vật chất (hiểu theo nghĩa thực thể của Xpinôda) … Vật chất chứa đựng động lực sinh động của nó, cái trở thành nguyên nhân trực tiếp của tất cả các quy luật vật động”(La Mếtri, sđd, M. 1976, tr. 73). Xét về bản chất, vật chất không chỉ có năng lực vận động, mà còn có năng lực cảm tính tiềm ẩn. Dưới Ảnh hưởng của thuyết vật giác, hay vật cảm (Hylosensism) La Mếtri tuyên bố năng lực cảm giác cũng là một trong những thuộc tính của vật chất. Tuy nhiên ông tỏ ra thận trọng với tuyên bố này khi lưu ý, năng lực cảm giác chỉ phổ biến ở các cơ thể sống, mà cụ thể là động vật.

La Mếtri là nhà duy vật vô thần duy nhất sử dụng khái niệm “thực thể” trong triết học của mình. Các nhà duy vật khác như Điđơrô, Hônbách ít khi sử dụng khái niệm thực thể, mặc dù xét thực chất vấn đề tính thực thể được đưa lên hàng đầu, nhằm luận chứng cho quan niệm duy vật về tự nhiên, chẳng hạn “tự nhiên là nguyên nhân của tất cả; nó tồn tại tự thân; nó sẽ tồn tại và vận động vĩnh viễn…” (P. Hônbách, tác phẩm gồm 2 tập; t. 1, M, 1963, tr. 502).



Nhận thức luận là một trong những vấn đề trọng tâm của triết học cận đại, trong đó có triết học La Mếtri. Cơ sở của nhận thức luận trong chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII, bắt đầu từ La Mếtri, là luận điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm - duy cảm duy vật Anh, điển hình là duy cảm luận của Lốccơ, mà theo đó mọi tri thức xuất phát từ kinh nghiệm cảm tính và mọi tư tưởng đều bắt nguồn từ cảm giác. Tuyên bố ngay ở trang đầu tiên của Lịch sử tự nhiên của linh hồn rằng “không có người dẫn dắt đáng tin cậy nào hơn các cảm giác của chúng ta”(La Mếtri, sđd, 1976, tr. 65), La Mếtri khép lại quan điểm đó ở những dòng cuối:”Không có cảm giác không có ý niệm. Càng ít cảm giác càng ít ý niệm…) (La Mếtri, sđd, 1976, tr. 153). Trong nhận thức luận của mình, La Mếtri nhấn mạnh 3 yếu tố có mối liên hệ hữu cơ với nhau: cảm tính, kinh nghiệm, lý tính. Nhận thức là một quá trình bắt đầu từ tri giác cảm tính, tiếp đó là nghiên cứu thực nghiệm, sau cùng là sự khái quát hóa các chất liệu đã được sàng lọc, song vẫn chịu tác động của kiểm chứng thực nghiệm. Tuy đề cao vai trò của nhận thức cảm tính, La Mếtri vẫn lưu ý rằng khái quát hóa và trừu tượng hóa luôn luôn cần thiết trong quá trình nhận thức nhằm đạt đến tri thức phổ biến và sâu sắc hơn về sự vật. Lý tính là người dẫn đường đáng tin cậy của nhận thức sau cảm tính và kinh nghiệm. La Mếtri xem sự thống nhất cảm tính, kinh nghiệm và lý tính là nguyên tắc cơ bản của nhận thức chân lý. Chẳng hạn, nói rằng giới tự nhiên là “nguyên nhân tự thân” không chỉ căn cứ vào quan sát, mà cả những khái quá lý luận từ nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu; nói rằng vật chất là thực thể duy nhất cũng xuất phát từ nguyên tắc thống nhất cảm tính, kinh nghiệm và lý tính để đưa ra nhận định đúng đắn về tính duy nhất ấy.

Là đại biểu của duy cảm luận La Mếtri cho rằng thế giới khách quan được phản ánh trong “tấm màn trí não”. Ông phân biệt nhận thức về lượng, tức kết quả phản ánh do tác động của sự vật gây ra những cảm giác trực tiếp đầu tiên (thị giác), và nhận thức tính quy định về chất, nghĩa là thâm nhập sâu hơn vào thế giới các sự vật nhờ tìm hiểu mối liên hệ giữa chúng với nhau, sự phát sinh, phát triển của chúng.



Lý luận về con người của La Mếtri tập trung làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất của con người và nhận thức. Lý luận đó dựa trên học thuyết duy vật về linh hồn và về tính duy nhất của thực thể. Kế thừa chủ nghĩa duy vật của Lốccơ (Locke) La Mếtri phản bác quan điểm về linh hồn như thực thể khác với thân xác, xem linh hồn như tổng thể các chức năng tâm lý cố hữu ở con người, qua đó phủ nhận quan điểm về năng lực cảm giác và tư duy như những năng lực được đưa từ bên ngoài vào hệ thống vật chất do ân sủng của Thượng đế. Trong Lịch sử tự nhiên về linh hồn hay Luận về linh hồn La Mếtri nêu ra hai quan điểm đối lập nhau trong lịch s73 học thuyết về linh hồn. “Tất cả các hệ thống triết học xem xét linh hồn con người, - ông viết,- có thể quy về hai: hệ thống thứ nhất có nguồn gốc từ xa xưa, là hệ thống của chủ nghĩa duy vật, còn hệ thống thứ hai - hệ thống của chủ nghĩa duy linh” (La Mếtri, tác phẩm, Mátxcơva, 1976, tr. 193). Trong học thuyết về tiến hóa sinh học La Mếtri chỉ ra tính thống nhất của thế giới hữu cơ, từ sinh thể đơn giản đến con người, nhấn mạnh con người như kết quả cao nhất của tiến hóa. Nếu Đềcáctơ so sánh động vật với cỗ máy không có năng lực tâm lý, thì La Mếtri cho rằng ở vật lẫn người đều có năng lực cảm giác như nhau. Năng lực cảm giác của động vật được minh chứng bởi điểm chung giữa nó với con người ở một số biểu hiện trạng thái xúc cảm, ở sự tương đồng của cơ thể về kết cấu và cơ chế vận hành. . La Mếtri lưu ý:”Hoàn toàn có thể cho rằng dù kém hoàn thiện hơn so với con người, song loài vật xuất hiện trên trái đất trước con người”, nên “sẽ không lạ lùng nếu xuất hiện tư tưởng giải thích nguồn gốc của loài người từ loài vật” (La Mếtri, Sđd, tr. 400, 403). Tuy nhiên, khi triển khai tư tưởng này La Mếtri lại rơi vào vòng luẩn quẩn với những tưởng tượng về vai trò của sự phối giống, pha tạp, kể cả sự phối giống giữa con người với một số loài vật để tạo nên những tộc người khác nhau!

Để giải đáp câu hỏi về nguồn gốc sự sống La Mếtri một mặt dựa vào truyền thống của chủ nghĩa duy vật, xuất phát từ cổ đại, đặc biệt là chủ nghĩa Epiquya, mặt khác, khái quát lý luận các thành quả của khoa học tự nhiên đương đại. La Mếtri đồng ý với giả thiết cho rằng sự sống bắt đầu từ những hạt giống, những phôi thai rơi vào đại dương cổ xưa, vốn bao phủ khắp hành tinh trước khi bị thu hẹp dần theo quá trình kiến tạo địa chất. Con người và cây cỏ là hai nấc thang ở hai đầu của cây thang sự sống, ví như hai màu trắng - đen đối lập nhau, cùng động vật, từ côn trùng đến muôn thú, là khâu trung gian, liên kết với cả hai. Trong cách lý giải nguồn gốc con người cùa La Mếtri có những yếu tố tích cực, hợp lý lẫn những suy đoán ấu trĩ, mơ hồ. Theo quan điểm tiến hóa của thế kỷ XVII - XVIII, La Mếtri xem con người như một dạng sinh vật, hình thành nhờ sự pha trộn giữa các loài vật với nhau. Ông xếp chung con người và các giống vượn người vào nhóm linh trưởng. Nhấn mạnh mối liên hệ di truyền giữa con người và vượn người, La Mếtri lại cho rằng vượn người xuất phát từ người, là con người đã bị thoái hóa, biến dạng! Điểm tích cực trong lý luận về sự hình thành con người là ở chỗ ông không xem các yếu tố sinh học là nguồn gốc duy nhất của con người. Dù không chỉ ra một cách rõ ràng ranh giới giữa ý thức con người và tâm lý động vật, song La Mếtri nhấn mạnh ưu thế về chất của linh hồn con người trước linh hồn loài vật. “Con khỉ sáng dạ nhất cũng không thể so sánh với trí khôn của con người”. Cũng như Hốpxơ và các nhà duy vật Pháp khác như Điđơrô (Diderot), Hônbách (Holbach), La Mếtri chú trọng đến các yếu tố văn hóa - xã hội trong quá trình hình thành con người, đề cao vai trò của giáo dục trong việc phát triển, hoàn thiện nhân cách con người. Không có giáo dục thì ngay cả bộ óc được tổ chức tốt nhất cũng mất đi giá trị của nó. Con người chỉ có thể trở thành người giữa mọi người. Ngược lại, nếu tách biệt khỏi cộng đồng người, con người sẽ mất dần các “tố chất người”. Bằng các chất liệu lịch sử La Mếtri chứng minh rằng đứa tr3 tách khỏi cộng đồng người sẽ không còn là người nữa, mà trở thành loài thú, bắt chước thú vật từ phát âm đến dáng đi (Xem La Mếtri, tác phẩm, Mátxcơva, 1976, tr. 147, bản dịch sang tiếng Nga). Phương tiện cần thiết trong quá trình giao tiếp, cũng đồng thời là minh chứng cho khả năng phát triển trí tuệ của con người, là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ “viên kim cương trí tuệ” của chúng ta được gọt dũa, trau chuốt, trở nên tinh tế và có ý nghĩa trong đời sống cộng đồng. Không tuyệt đối hóa vai trò của ngôn ngữ như Hốpxơ, người cho rằng không có ngôn ngữ sẽ không có xã hội, nhà nước, La Mếtri vẫn khẳng định rằng, trước khi sáng tạo ra ngôn ngữ và hệ thống ký hiệu con người chỉ là một loài vật đặc biệt. Tổ chức đời sông xã hội, giáo dục và sáng tạo ra ngôn ngữ - những nhân tố ấy làm cho con người trở thành chúa tể của muôn loài.

La Mếtri vận dụng các nguyên lý cơ học vào việc giải thích cơ thể người, với tác phẩm điển hình Con người - cỗ máy (1747). Khác với con vật, con người là một cỗ máy đặc biệt, có năng lực cảm giác, tư duy, biết phân biệt thiện và ác, như màu xanh, màu vàng, và được sinh ra với một bộ óc hoàn thiện hơn nhiều so với loài vật, cũng là một cỗ máy như nó. Hơn thế nữa, nếu như thế giới, giới tự nhiên vận động tự thân, thì con người là một cỗ máy tự khởi động, vận động không ngừng và hết sức tinh tế. Cái cỗ máy ấy truyền dinh dưỡng vào cơ thể và sinh ra năng lượng cho hoạt động của mình qua quá trình trao đổi chất phức tạp với môi trường. Cơ thể người ví như một chiếc đồng hồ, nhưng đó là đồng hồ tự động, tự điều chỉnh, có thể tiềp tục vận hành ngay cả sau khi bị hỏng hóc ở bộ phận bánh xe, lò xo (nghĩa là trạng thái bệnh lý). Cách giải thích như thế về con người nhằm luận chứng cho quan niệm về con người như thực thể vật chất, thống nhất với tự nhiên, đồng thời tỏ ra ưu thế trước loài vật bởi khả năng trí tuệ của mình.

Quan điểm đạo đức - chính trị của La Mếtri thể hiện những chuyển biến tư tưởng quan trọng của ông, từ một người phục vụ trong quân đội, làm bác sỹ hoàng gia, đến lập trường của “tầng lớp thứ ba”. Chỉ trong 4 năm (1747 - 1751) đã ghi nhận được 3 thời kỳ chuyển biến tư tưởng của ông. Thời kỳ thứ nhất - thuyết bẩm sinh đạo đức, theo đó con người được phú bẩm bởi “ luật tự nhiên”, biết phân biệt thiện - ác, biết ứng xử phù hợp với cái phú bẩm ấy, nghĩa là biết điều gì nên làm, điều gì nên tránh, biết bày tỏ sự đồng cảm và lòng biết ơn… Cội nguồn của “luật tự nhiên” không phải ở “tình cảm tôn giáo”, mà ở thế giới loài vật, nơi mà ngay cả loài thú hung dữ nhất vẫn có lòng trắc ẩn. Các yếu tố của thuyết bẩm sinh được La Mếtri trình bày trong tác phẩm “Con người - cỗ máy”. Thời kỳ thứ hai - thuyết duy giáo dục, được La Mếtri trình bày tập trung trong “Chống Sênêca”. Dưới Ảnh hưởng của Lốccơ, La Mếtri từ bỏ thuyết bẩm sinh, hướng đến cách tiếp cận tabula rasa của duy cảm luận duy vật, chỉ giữ lại từ thuyết bẩm sinh những nội dung liên quan đến tố chất tự nhiên, năng khiếu cá nhân của mỗi người. Trong thời kỳ này La Mếtri đem đối lập cái thiện với “hạnh phúc dơ bẩn”, xem cái thiện như kết quả của một nền giáo dục xã hội đối với cá nhân, nhằm loại trừ tính hung dữ tự nhiên và thói ích kỷ, hình Ảnh lối sống đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, thậm chí trong những trường hợp cần thiết biết hy sinh cái cá nhân vì người khác và vì toàn thể xã hội. Tuy nhiên tư tưởng chống thần quyền và tín điều tôn giáo đã đưa La Mếtri đến một thái cực khác trong quan niệm về hạnh phúc, gắn liền với chủ nghĩa hạnh phúc dung tục.

VIII. Kết luận về triết học thế kỷ XVII - XVIII

1. Ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản

Được chuẩn bị từ phong trào văn hóa nhân văn Phục hưng (cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XVII), triết học thế kỷ XVII-XVIII đã trở thành ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản và các lực lượng xã hội tiến bộ khác trong cuộc đấu tranh chống ý thức hệ phong kiến lỗi thời. Cuộc đấu tranh này diễn ra ở nhiều bình diện: duy vật chống duy tâm thần bí, khoa học chống chủ nghĩa giáo điều và uy quyền tư tưởng, cải cách chính trị chống bảo thủ chính trị…Tính chất tiến bộ của triết học thời kỳ này được minh chứng bằng tinh thần hoài nghi và phê phán khoa học, bằng ưu thế của chủ nghĩa duy vật trước chủ nghĩa duy tâm. Nếu triết học thế kỷ XVII chú trọng đến phê phán tri thức, trước hết là tri thức kinh viện trung cổ, thì triết học thế kỷ XVIII, điển hình là triết học Khai sáng Pháp, kết hợp phê phán tri thức với phê phán xã hội, từ đó hình thành hai xu hướng vận động song song với nhau - cải tổ hoạt động tinh thần và cải tổ môi trường xã hội. So với thời Phục hưng, giai cấp tư sản thế kỷ XVII - XVII đóng vai trò lực lượng chính trị độc lập cách mạng, tập hợp xung quanh mình các nhân tố tích cực, tiến bộ, tấn công trực diện vào chế độ phong kiến và nền tảng tinh thần của nó, xác lập những chuẩn mực, giá trị mới, đon giản hóa các quan hệ xã hội, phù hợp với sự vận động lịch sử. Thời Phục hưng thể hiện quá trình chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, còn thời đại mới đã là thời đại của các cuộc cách mạng tư sản và sự hình thành xã hội tư sản, với những đặc trưng mà xã hội trước đó chưa thể có được. Phục hưng về cơ bản gắn liền với sự trở về những giá trị bị lãng quên, để từ đó thực hiện sự nhận thức lại quá khứ và mở hướng cho tương lai. Thế kỷ XVII - XVIII tiếp thu tinh thần mở đó, và làm cho nó trở nên hiện thực thông qua cuộc cách mạng cơ cấu, nghĩa là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi quan hệ và cơ cấu xã hội, thay đổi hình thức và cơ chế quyền lực chính trị, phá vỡ các đặc quyền đẳng cấp, thay đổi quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ v. v. . Cách mạng trong lý trí đi trước cách mạng trong lĩnh vực thực tiễn, các học thuyết triết học thực hiện quá trình phê phán cái cũ, cái lỗi thời, xác lập cái mới, cái tiến bộ, xem cái đang tồn tại, tức chế độ phong kiến và hệ tư tưởng của nó là cái phi lý, cũng đồng thời là phi nhân tính, đòi hỏi thay thế nó bằng cái hợp lý - hơp nhân tính, theo quan điểm phổ biến về sự thống nhất lý trí - nhân tính. Bêcơn, Đềcáctơ, Xpinôda, Lốccơ, Môngtéxkiơ, Vônte, Rútxô, Điđơrô, Hônbách …đều bắt đầu học thuyết của mình bằng tinh thần hoài nghi và phê phán như thế.



2. Liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên

Sự phát triển của triết học gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với sự phát triển của khoa học tự nhiên, thể hiện trình độ nhận thức chung của thời đại. Nhiều nhà triết học đồng thời là nhà khoa học (Descartes, Newton, Pascal, Leibniz …) hoặc có những am hiểu sâu sắc về khoa học, trở thành bộ óc bách khoa của thời đại (Diderot chẳng hạn). Nói khác đi, trong điều kiện khoa học phát triển như vũ bão, các nhà triết học, để có thể đứng vững trong cuộc luận chiến tư tưởng, không có nhu cầu nào khác hơn là phải am hiểu những thành quả của khoa học. Mà để đạt được điều đó họ cần tự mình tìm hiểu, nghiên cứu các lĩnh cực khoa học, cần mài sắc tư duy bằng sự hiểu biết về bức tranh khoa học tổng thể, hoặc chi ít cũng làm quen với môi trường khoa học ở những nét căn bản nhất.

Nhờ biết nám sát vào những thành tựu của khoa học tự nhiên và trình độ nhận thức chung của xã hội, các nhà triết học đã xác lập bức tranh vật lý mới về thế giới, nắm bắt những tính quy luật khách quan của nó, đào sâu một số vấn đề bản thể luận mà trước đây chưa từng biết đến. Song Ảnh hưởng của khoa học tự nhiên đến tư duy tríết học cũng làm nảy sinh những nan giải nhất định. Trước hết, sự thống trị của cơ học đã để lại dấu ấn trong triết học bằng quan điểm máy móc về thế giới, cả giới tự nhiên lẫn thế giới của chính con người. Tiếp theo, quá trình tóan học hóa tư duy bên cạnh mặt tích cực của nó đã góp phần vào việc hình thành cách tiếp cận siêu hình đối với một số lĩnh vực tự nhiên, xã hội, chủ trương đưa khoa học chính xác vào môi trường nhân văn. Chẳng hạn, theo Hốpxơ, nếu chúng ta đã có vật lý học, nghiên cứu cụ thể về các vật thể tự nhiên, thì cần thiết phải xác lập “vật lý xã hội”, tìm hiểu các vật thể nhân tạo. Nếu trong tự nhiên có lực đẩy và lực hút, thì trong xã hội, hai lực ấy là chiến tranh và hoà bình! Hốpxơ cũng xem l6ogíc tính toán là khoa học nhập môn của các lĩnh vực khác. Rất nhiều nhà triết học không chỉ lệ thuộc vào các nguyên lý cơ học trong nghiên cứu, mà còn từ đó hình thành phương pháp tư duy theo kiểu tách rời và đem đối lập một cách tuyệt đối “đúng - sai”, “trắng - đen”, “khoa học - không khoa học”… Phương pháp tư duy của Siêu hình học thế kỷ XVII - XVIII có những mặt tích cực nhất định, nhất là trong điều kiện các nhà khoa học cần đến “những chứng cứ của lý trí” để chống các hình thức nguỵ tạo khoa học và triết học kinh viện. Song phương pháp ấy lại tỏ ra không thích hợp trong việc giải thích bản chất cũa thế giới đang biến đổi. Vấn đề là ở chỗ, trong khi tìm hiểu những mặt, những thuộc tính của sự vật, những kĩnh vực của đời sống, các nhà triết học và khoa học chưa vạch ra một cách thỏa đáng mối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, hoặc tuyệt đối hóa maột mặt nào đó, đồng thời lý giải thiếu thuyết phục nguyên nhân, động lực của vận động và phát triển. Hình thức thứ hai của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII cũng chịu sự quy định của tính chất máy móc, siêu hình ấy, và được gọi là chủ nghĩa duy vật máy móc - siêu hình, hay đơn giản là chủ nghĩa duy vật siêu hình.

3. Hình thành hai khuynh hướng chủ đạo trong nhận thức

Sự quan tâm đến nhận thức đáp ứng đòi hỏi của con người trong điều kiện bùng nổ các khám phá và phát minh khoa học, phát triển lực lượng sản xuất. Có thể xác định một số đặc trưng của lý luận nhật thức thế kỷ XVII - XVIII. Một là, cùng với việc các khoa học cụ thể về tự nhiên và xã hội tách dần khỏi triết học, đã diễn ra sự thay đổi tất yếu của đối tượng triết học: các nhà triết học ngày càng tập trung sự chú ý vào việc quyết cùng lúc hai mặt của một vấn đề lớn, mà thiếu một trong số chúng, triết học sẽ mất đi vai trò xã hội của mình - mặt bản thể luận và mặt nhận thức luận - lô gíc học. Hai là, sự thay đổi căn bản trong quá trình phát triển của khoa học tự nhiên, sự xuất hiện ngày càng nhiều các phương pháp chuyên biệt đối với các lĩnh vực khoa học tự nhiên và lịch sử đặt ra trước triết học nhiệm vụ khái quát các thành quả của chúng và xây dựng phương pháp triết học chung của nhận thức, cũng như làm sáng tỏ mối quan hệ giữa triết học với các khoa học chuyên biệt. Nhu cầu phân tích mang tính nhận thức luận đối với các kết quả nghiên cứu khoa học trở nên cấp bách, bởi lẽ các chất liệu tiềm tàng và đa dạng do khoa học đem đến cần được luận chứng và hệ thống hóa. Mặt khác, từ việc xử lý chất liệu cần vạch ra con đường nhận thức tiếp theo về thế giới. Chính vì thế các nhà tư tuởng đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm phương pháp luận chung và làm sáng tỏ bản chất của tư duy. Ba là, những thành tựu trong nghiên cứu khoa học và những thay đổi trong phương pháp luận nghiên cứu cũng đặt ra nhiệm vụ tìm hiểu bản chất của quá trình nhận thức và nguồn gốc tri thức.

Việc hình thành các phương pháp nhận thức khác nhau nhằm đạt đến mục đích khẳng định quyền lực của con người trước tự nhiên, giúp con người làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Tuyên bố của Bêcơn (Bacon) “tri thức là sức mạnh” đã trở thành tuyên ngôn của thời đại. Từ thế kỷ XVII trở đi vấn đề phương pháp trở thành một ntrong những chủ đề chính của các cuộc tranh luận triết học, góp phần xác định giá trị của mỗi học thuyết trong đời sống xã hội. Thậm chí một số nhà triết học đã quy giản đối tượng của triết học về phương pháp.

Trong quá trình tranh luận về phương pháp nhận thức đã hình thành nên hai khuynh hướng chủ đạo là kinh nghiệm (empiricism), do Ph. Bêcơn khởi xướng, và duy lý (rationalism), do Đềcáctơ đứng đầu. Khuynh hướng thứ nhất chú trọng vai trò của khoa học thực nghiệm, khuynh hướng thứ hai nhấn mạnh vai trò của toán học và xu thế toán học hóa tư duy. Sự khác nhua giữa hai khuynh hướng đó đề cập đến vấn đề nguồn gốc của tri thức, bản chất của nhận thức, phương pháp nhận thức cụ thể. Hạn chế của cả hai khuynh hướng trên thể hiện ở tính phiến diện, không thấy được biện chứng của quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, không biết kết hợp vả hai phương pháp - quy nạp và diễn dịch - trong quátrình nhận thức và nghiên cứu khoa học



4. Triết học và tôn giáo, khoa học và thần học

Triết học và khoa học thế kỷ XVII-XVIII chưa chấm dứt hăn những liên hệ với tôn giáo và thần học, thể hiện ở các phương án dung hòa giữa các quan điểm, các cách tiếp cận dường như đối lập nhau, đó là quan niệm hai chân lý (chân lý khoa học và chân lý thần học, đức tin đều có chỗ đứng rong tâm hồn con người), phiếm thần, thần luận tự nhiên. Tuy nhiên so với thời đại trước, những liên hệ này không tỏ ra nặng nề, thậm chí mang ý nghĩa tích cực nhất định: 1) phù hợp với điều kiện lịch sử, xã hội hiện có; 2) các nhà triết học đội khi sử dụng phiếm thần và thần luận tự nhiên trong cuộc đấu tranh vì tự do tín ngưỡng và tôn vinh những giá trị của con người. Điều này giải thích vì sao trong chủ nghĩa duy vật hiện diện đầy đủ các phương án vừa nêu, từ Bêcơn, Đềcáctơ đến Xpinôda, Lốccơ, phần lớn các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Hình Ảnh Thượng đế trong nhiều trường hợp trở thành biểu tượng cao nhất của sự hoàn thiện lý trí. “Tự nhiên thần luận, ít ra là đối với nhà duy vật, chỉ là một phương pháp thuận tiện và dễ dàng để thoát khỏi tôn giáo” (C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, t. 2, CTQG, HN, 1995, tr. 197).



5. Tư tưởng nhân văn, khai sáng

Tư tưởng nhân văn, khai sáng làm nên một trong những nội dung cốt lõi của triết học Cận đại. Quan điểm của Bêcơn về xã hội lý tưởng, được xây dựng trên cơ sở “quyền lực của tri thức” cho đến nay vẫn còn ý nghĩa thời sự. Nếu Bêcơn tuyên bố “tri thức là sức mạnh”, thì Hốpxơ nhấn mạnh rằng quyền lực cần phải hàm chứa yếu tố tri thức, nghĩa là được xác lập trên sự hiểu biết bản chất con người, hướng đến mục tiêu ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia và thống nhất ý chí toàn dân. Lốccơ trở thành người đặt nền móng cho quan điểm nhà nước pháp quyền, được các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII phát triển và hoàn thiện ở đêm trước của cách mạng tư sản. Hình Ảnh “con người lý trí” và “nhà nước hợp lý tính”, quan niệm về tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ … không chỉ gợi mở con đường đi tới một trật tự xã hội khác với chế độ phong kiến “phi lý” và phi nhân tính, ngự trị suốt hàng ngàn năm. mà còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc. Một số phác thảo của các nhà khai sáng về mô hình xã hội tương lai cho đến nay vẫn còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc.

Với những đặc trưng vừa nêu, có thể nói rằng, thế kỷ XVII - XVIII là một trong những thời đại sôi động nhất trong lịch sử loài người.


Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%204
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Khoa2 -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%204 -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Hoc%20Ky%204 -> GIÁo hội phật giáo việt nam học viện phật giáo việt nam tại tp. Hcm

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương