PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ



tải về 127.4 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích127.4 Kb.
#25753




PHẦN C: QUAN ĐIỂM CỦA HỮU BỘ VÀ CÁC CHI PHÁI

Bài 9. QUAN ĐIỂM CỦA THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ (SARVĀSTIVĀDA)

Sơ lược về bộ phái Sarvāstivāda. Nguồn tư liệu tham khảo chính là Các bộ phái Phật giáo Tiểu Thừa.

- Tên bộ phái và chủ trương: Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, được gọi tắt là Hữu Bộ = Thuyết Nhân Bộ (DBTLL) = Tát-bà-đa Bộ (Thập Bát Bộ Luận) cho rằng mọi sự vật đều tồn tại. Sarvam asti” nghĩa là “tất cả đều có”. Nếu nói đầy đủ thì chủ trương của bộ phái này là “ngã không, pháp hữu”, tam thế thật hữu, pháp thể hằng tồn” (三 世 實 有,法 體 恆 存). Bộ phái này xuất thân từ Stharivāda, nhưng sự ảnh hưởng của nó không nhỏ đến sự hình thành các tư tưởng Phật giáo Đại thừa.

- Lịch sử truyền thừa: “Riêng Thượng Tọa Bộ trong thời gian này vẫn thống nhất hòa hợp, mãi đến đầu 300 năm (PNB) mới có chút ít tranh cãi, phân chia làm hai bộ phái: 1) Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda), cũng còn gọi là Thuyết Nhân Bộ (Hetuvàda), 2) chính là Thượng Tọa Bộ (Sthaviràhvāda), được đổi tên thành Tuyết Sơn Bộ (Haimavàtàh)”. Sau đó, Hữu Bộ lại phát sanh các bộ phái khác, trong đó có Độc Tử Bộ (Vàtsìputrìyas) và Hóa Địa Bộ (Mahīśāsaka). Nhưng, theo TT. Hạnh Bình Tư tưởng Hữu của Hữu Bộ” cho rằng Độc Tử Bộ và Hóa Địa Bộ không thể nào ra đời sau Hữu Bộ, vì “Thức Thân Túc luận” là tác phẩm với nội dung phản bác tư tưởng của Hoá Địa bộ. Do vậy, Hoá Địa Bộ là phái phải có trước Hữu Bộ. Quan điểm này cũng không hẳn là đúng với tiến trình lịch sử phân phái, vì sự ra đời Hữu Bộ cũng có thể có trước, quá trình tạo luận cần một thời gian dài mới hoàn tất các bộ luận. Trong thời gian đó, có thể có một số vị trong Hữu Bộ không đồng ý quan điểm của Hữu Bộ mới tách ra thành Độc Tử Bộ và Hóa Địa Bộ, và sau đó các luận thư mới biện giải về các quan điểm bất đồng này.

- Tổ sư: Trung tâm ở Kasmira dưới sự lãnh đạo của tôn giả Madhyāntika (Mạc-điền-địa) và một trung tâm khác tại Mathurā dưới sự lãnh đạo của tôn giả Upagupta (Ưu-ba-cúc-đa). Tôn giả Madhyāntika là đệ tử của tôn giả Ānanda. Upagupta là đệ tử của tôn giả 'Sāṇaka-vāsa (Thương-na-hoà-tu), mà 'Sāṇakavāsa cũng là đệ tử của tôn giả Ānanda. Do đó, các vị theo Sarvāstivāda có thể tôn thờ Ngài Ānanda như là vị Tổ sư. (Xem “Vai trò của trường phái Sārvastivāda ở Afganistan”).

- Các luận sư nổi danh trong Hữu Bộ: Pháp Cứu (Dharmatrāta): TẠP A TỲ ÐÀM TÂM LUẬN), Diệu Âm (Ghosa): A TỲ ÐẠT MA CAM LỘ VỊ LUẬN (Abhidharma Amrtasastra), Thế Hữu (Vasumitra), Giác Thiên (Buddhadeva), Dharmasri /Dharmottara (Pháp Thắng): A TỲ ÐÀM TÂM LUẬN (Abhidharmahrdaya), Upaśānta (Ưu-bà-lệ-ca): PHÁP THẮNG A TỲ ÐÀM TÂM LUẬN), Vasubhandu (Thế Thân), Guṇamati (Đức Tuệ): TÙY TƯỚNG LUẬN (Laksananusarasastra), Sthiramati (An Tuệ), Vasuvarman (Thế Khải / Bà-số Bạt-ma), Puṇyavardhana, Yaśomitra (Xứng Hữu): T.1561, Sanghabhadra (A TỲ ÐẠT MA HIỂN TÔNG LUẬN),1 ... Bốn vị đầu thường được tôn xưng là “tứ đại luận sư”.  Trong Dõi bước Huyền Trang (tr. 99) dựa theo Đại Đường Tây Vức ký, cho rằng ngài Hiếp Tôn Giả là soạn bộ Đại Tỳ-bà-sa. Thật ra, dựa theo Đại Tỳ-bà-sa, ngài Hiếp Tôn Giả chỉ tham gia trả lời một số vấn nạn do thính chúng đặt ra. Qua đó cho chúng ta thêm kết luận rằng, Đại Tỳ-bà-sa luận là tập đại thành sau một thời gian dài.


=> Qua đây cho chúng ta thấy rằng, 33 vị Tổ Ấn Hoa chỉ là sự tuyển chọn những vị nổi danh trong các truyền thống Phật giáo thời đó, không có một sự truyền thừa nào của thiền tông cả. Đồng thời, qua danh sách 28 vị Tổ sư thiền tông Trung Hoa, chúng ta thấy rằng các vị trong truyền thống Hữu Bộ đã đóng góp rất nhiều. Ngay cả Bồ-tát Mã Minh và Thế Thân cũng xuất thân từ truyền thống Hữu Bộ này. (3. Thương-na-hòa-tu, 4. Ưu-ba-cúc-đa, 7. Bà-tu-mật, 10. Hiếp Tôn Giả, 12. Bồ-tát Mã Minh).

=> Vasumitra - vị đại sư quan trọng trong truyền thống Hữu bộ cũng là tác giả của Dị Bộ Tông Luân Luận.


- Căn cứ địa: (1) Vùng Kasmir(a) (thời nhà Hán, Kasmir được phiên âm là Kế Tân 罽 賓, thời ngài Huyền Trang phiên âm là Ca-thấp-di-la) thuộc Ấn Độ - là mảnh đất thường xảy ra tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan hiện nay;2 (2) Mathura = Mạt-thố-la/ Ma-đâu-la (thuộc Bắc Delhi, trên đường đi Kasmir) là một trong những trung tâm nghệ thuật Phật giáo3; (3) Các vùng khác thuộc Trung Cận Đông như Kaboul thuộc Afganistan. Địa bàn rất rộng, khi ngài Huyền Trang chiêm bái Ấn Độ, bộ phái này còn tràn xuống cả Trung Ấn; (4) Udyāna là trung tâm đầu tiên của trường phái Đại Chúng Bộ, sau này nó phát triển thành trung tâm chính thức của trường phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) ngay từ thời kỳ đầu.4

- Thời gian hoàn bị Tam Tạng: Bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ I TL. Sự hình thành của bộ phái này kéo dài cho đến khi bộ Câu-xá ra đời (4-5 TL) và đó cũng là bộ đánh dấu sự hoàn tất quan điểm của bộ phái. Tuy nhiên, Theo CBPPGTT, tr. 260, Ngài Tăng Hiền (Sanghabhadra) đã soạn Thuận Chánh Lý Luận (T.1562 và 1563) chỉ trích nặng nề Câu-xá luận. Ngài Tăng Hiền còn ra mặt đề ngài vasubandhu luận nghị với nhau, nhưng ngài Vasubandhu đã từ chối.

Như vậy, các luận sư của Hữu Bộ tuy tu cùng một tông phái, nhưng quan điểm không đồng nhất với nhau. Điều đó cũng thể hiện tinh thần tầm cầu chân lý và thể hiện tính khách quan trong khi thể hiện quan điểm của mình. Nhưng đối với chúng ta, việc nghiên cứu tư tưởng của tông này thật phức tạp.



- Kinh Tạng: Gồm bốn bộ Agāma:

1. Dīrgha Āgama (Trường A-hàm)

2. Madhyama Āgama (Trung A-hàm)

3. Saṁyutta Āgama (Tương Ưng A-hàm)

4. Ekottara Āgama (Tăng Nhất A-hàm)

Có một số bản kinh không được xếp vào Kinh tạng, nhưng lại tương ứng với các kinh trong Tiểu Bộ Kinh của hệ Nikāya:

Jātaka: Bổn Sanh

Avadāna: Thí Dụ

Dharmapada: Pháp Cú

Udānavarga: Kinh Phật Tự Thuyết

Avadānasātaka: Kinh Bách Dụ

Divyāvadāna: Thiên Dụ Tập

Asokāvadāna: A Dục Vương Tập. Tập này có thể ra đời khi Mūlasarvāstivāda (Căn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ) ra đời.

Ngày nay, A-hàm bằng chữ Hán có bốn bộ: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng Nhất A-hàm và Tạp A-hàm. Bốn bộ A-hàm này, theo công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ của HT. Thích Minh Châu, thì Trung A-hàm được xem là kinh văn do Hữu Bộ biên tập. (Xem So sánh Kinh Trung A-hàm bằng chữ Hán và Kinh Trung Bộ bằng chữ Pali). TT. Hạnh Bình cho rằng, bộ Tạp A-hàm bằng chữ Hán hiện nay cũng thuộc Sarvāstivāda (Tư tưởng hữu của phái Hữu Bộ).



- Luật tạng: Thập Tụng Luật gồm 10 quyển, có tất cả 263 giới, là bộ luật có số giới nhiều nhất trong 6 bộ luật. Bộ luật này do ngài Phất-nhã-đa-la (Punyatara) dịch từ Phạn sang tiếng Hán. Bộ luật này gồm 10 phần sau:

1 - 3. Prātimokṣa (Giới bổn)

4. Saptadharma (Bảy pháp)

5. Astadharma (Tám pháp)

6. Ksudrakaparivarta

7. Bhiksunivinaya (Luật Tỳ-kheo-ni)

8. Ekottaradharma (Pháp tăng nhất)

9. Upālipariprachā (Viên giáo Upāli)

10. Kusalaparivarta (Thiện giới pháp)
- Luận tạng: Được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Các luận sư nỗ lực tạo nên 7 bộ, đối xứng với 7 bộ của Theravada như sau:


  1. Pháp Uẩn Túc Luận 法 蘊 足 論 (Dharma Skandha Saśtra) sáng tác bởi Mahā Maudgalyāyana (Đại Mục Kiền Liên) tương ứng với Dhammasanganī (Classification of Phenomena) = Pháp Tụ.

  2. Tập Dị Môn Túc Luận 集 異 門 足 論 (Saṅgiti Paryaya Pada Saśtra) được cho là sáng tác bởi Tôn giả Saripūtra, tương ứng với Vibhaṅga (The Book of Analysis) = Phân Tích.5

  3. Thi Thiết Túc Luận 施 設 足 論 (Prajñapti Saśtra) sáng tác bởi Katyayaniputra (Ca-chiên-diên-ni Tử) tương ứng với Puggalapaññatti (Designation / Classification of Individuals) = Nhân Thi Thiết.

  4. Giới Thân Túc Luận 界 身 足 論 (Dhātukāya Saśtra) tương ứng với Dhātukathā (Discussion with reference to Elements / Speech of Elements): Giới Thuyết / Nguyên Chất Ngữ.

  5. Phẩm Loại Túc Luận 品 類 足 論 (Prakaraṇā Saśtra) tương ứng với Kathāvatthu (Points of Controversy) = Luận Sự / Ngữ Tông/ Những điểm dị biệt.

  6. Thức Thân Túc Luận: 識 身 足 論 (Vijñākāya Saśtra) sáng tác bởi Devaśarman (Đề-bà-thiết-ma) tương ứng với Yamaka (The Book of Pairs) = Song Đối.

  7. Phát Trí Luận (Jnāna Prasthāna) sáng tác bởi Katyayaniputra6 tương ứng với Paṭṭhāna (The Book of Relations) = Phát Thú Luận / Bộ Vị Trí.

Giai đoạn 2: Giải thích nghĩa kinh.

Tác phẩm ngắn nhất là Vibhāṣā: vi (minh bạch, rõ ràng, khúc chiết) + bhāṣā: ngữ / văn. Có thể dịch Vibhāṣā là “Minh ngữ” (T. 1440).

Đại Tỳ-bà-sa (mahāvibhāṣā) gồm 200 quyển, được cho là do 500 Đại A-la-hán và Tôn giả Vasumitra kiết tập. Bộ này trong Đại Chánh được mang số hiệu 1545, là tập triển khai Phát Trí Luận và đó cũng là tập đại thành những quan điểm của Hữu Bộ trong giai đoạn kiết tập kinh điển lần thứ 4 tại Kasmir dưới triều vua Kaniska, một vị vua gốc Hy Lạp thuộc triều đại Kusana (Quý Sương), trị vì khoảng 78 đến 103 (chỗ khác cho là 144).

Ngài Huyền Trang sau khi dịch xong bộ này từ Phạn sang Hán, có làm bài kệ tụng cuối sách: Sau Phật Niết-bàn 400 năm/ Vua Ca-nị-sắc-ca, Thiệm-bộ/ Triệu tập năm trăm ứng chân sĩ/ Ca-thấp-di-la giải Tam tạng/ Trong đó Đối pháp Tỳ-bà-sa/ Đạt đủ bản văn nay dịch xong/ Đây nguyện thấm nhuần các hàm thức / Mau chứng Diệu Bồ-đề viên tịch. => Chênh lệch về niên đại vua Kaniska giữa bản luận với sử liệu hiện hành.

Bản Việt dịch bộ Đại Tỳ-bà-sa hiện nay đã được Nguyên Huệ dịch sang tiếng Việt, chia thành 8 tập, do Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2014.

Giai đoạn 3: Trình bày những quan niệm, giáo thuyết theo nhiều góc độ cho các trình độ khác nhau, lợi ích cho việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Phật giáo. Trong số đó, đáng kể nhất là nhóm 3 luận thư ngắn nói về năm pháp đặc thù của Hữu Bộ, thuật ngữ Sanskrit là pañcavastu (ngũ sự) / pañcadharma (ngũ pháp).

Một bản của ngài Pháp Cứu (Dharmatrāta) và hai bản kia không có tên tác giả. Một trong 3 luận thư này được hoàn thành vào đầu thế kỷ thứ 2 TL. Một trong 3 luận thư này được hình thành đầu thế kỷ thứ 2 TL. (CBPPGTT, tr. 259).

Năm nhóm đặc thù của Hữu Bộ: 1. Citta (tâm), 2. Caitta (tâm sở), 3. Cittaviprayukta (cách biệt với tâm/ tâm bất tương ưng hành pháp), 4. Rūpa (sắc) và 5. Asaṁskṛta (vô vi).

Bộ Câu-xá (Abhidharmakośa Sūtra) của ngài Thế Thân ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 4-5 TL, là bộ luận được cho là cuối cùng của tông phái này. Ngài Thế Thân được cho là xuất phát từ trung tâm Mathura, nhưng vì muốn học tư tưởng của bộ phái gốc, nên đã giấu tên tuổi của mình và đã lên trung tâm ở Kasmir để học và trở thành vị xuất sắc của bộ phái này. (Những con đường đưa về núi Thứu, 138).

Hiện nay, quyển A-tỳ-đàm trong truyền thống Hữu Bộ của Jintaro Takakusi do Tỳ-kheo Giác Nguyên dịch Việt là một tác phẩm khái lược về hệ thống Luận thư của Hữu Bộ. Mặc dù bản luận rất có giá trị, nhưng không phải tất cả thông tin trong luận thư này đều chính xác. Cụ thể ngay trong



- Quan điểm về Tam Tạng: Họ đặt nặng luận tạng hơn Kinh tạng. Quan điểm này giống quan điểm Phật giáo Theravada ở Miến Điện. Sri Lanka đặt nặng về kinh tạng hơn và đặt biệt là quan tâm nghiên cứu các bộ chú sớ của Ngài Buddhaghosa.

- Thời gian truyền thừa: Bộ phái này hưng thịnh khoảng 1000 năm kể từ thế kỷ thứ 3 sau PNB.

Các quan điểm chính yếu:

說 一 切 有 部 本 宗 同 義 者 。

Quan điểm của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ đồng nghĩa với tông gốc như sau:

BCDL: 說 一 切 有 部 是 執 義 本 。

(71) 謂 一 切 有 部 諸 是 有 者 。皆 二 所 攝 。 一 名 二 色 。

Rằng, theo Nhất Thiết Hữu Bộ, tất cả đều là thực hữu, đều do hai pháp này thâu nhiếp: (1) danh (nāma) và (2) sắc (rūpa).

The So-called things (dharmas) which exist, according to the Sarvāstivāda school, are divided in two classes: the first by nāma and the second by rūpa.

BCDL: 一 切 有 如 有 。 如 是 兩 法 攝 一 切 過 去 現 在 未 來 。是 有 一 依 正 說 。 二 依 二 法 。 三 依 有 境 界 。 四 依 有 果 。



  • Bản dịch của Ngài Chân Đế (Paramārtha) hoàn toàn khác với bản dịch của Ngài Huyền Trang.

(72) 。 Quá khứ, vị lai đều có thật thể.

The substances of things in the past and future are also things which really exist.

Đối lập với quan điểm 45 của Đại chúng bộ 過 去 未 來 非 實 有 體 。Quá khứ và vị lai không thực có.

Quan điểm này là quan điểm then chốt của Sarvāstivāda. Quan điểm này cũng đối lập với và Theravada, cụ thể là Kinh Nhất Dạ Hiền Giả (162, Trung Bộ Kinh).

(73) 一 切 法 處 皆 是 所 知 。亦 是 所 識 及 所 通 達。Tất cả pháp xứ là cái được biết, được nhận thức và được thông đạt.

All the dharmayatanas can be known, can be also understood and can be attained.

Đối lập với quan điểm 46 của Đại Chúng Bộ, Xuất Thế Bộ, Thuyết Nhất Thế Bộ và Kê Dận Bộ : 一 切 法 處 非 所 知 。非 所 識 量 。非 所 通 達 。(Tất cả các pháp xứ không phải là cái được biết, không phải là cái được nhận thức suy lường, cũng không phải là cái thông đạt).

法 處 : dharmāyatana: ấn tượng (mental object), lạc tạ ảnh tử.

BCDL: 法 入 有 三 。 所 識 所 知 所 通。 (Pháp nhập có 3, có thể biết, có thể hiểu, và có thể đạt)

(74) 生 老 住 無 常 相 。 心 不 相 應 行 蘊 所 攝 。

Sinh, lão, trụ là tướng của vô thường, đều thuộc nhóm tâm bất tương ưng hành.

Cách dịch khác: sinh, lão, trụ, vô thường tướng đều thuộc nhóm tâm bất tương ưng hành.

BCDL: 生 老 住 無 常 。是 行 與 心 不 相 應 。 行 陰 所 攝 。

Sở dĩ gọi là “tâm bất tương ưng” là vì nó không hoạt động chung với tâm vương (citta), mà nó chỉ nương vào tâm hoặc sắc pháp để có mặt mà thôi.

- Câu Xá luận trình bày 14 pháp bất tương ưng: đắc, phi đắc, đồng phận, vô tưởng thiền, vô tưởng định, diệt tận định, mạng căn, sanh, trụ, dị, diệt, cú, văn, thân.



- Duy Thức trình bày đến 24 tâm bất tương ưng: đắc, mạng căn, chúng đồng phận, dị sanh tánh, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng báo, danh thân, cú thân, văn thân, sanh, trụ, lão, vô thường, lưu chuyển, định vị, tương ưng, thế tốc, thứ đệ, thời, phương, số, hoà hợp tánh, bất hoà hợp tánh.

(75) 有 為 事 有 三 種 。無 為 事 亦 有 三 種 。

Hữu vi pháp/sự có 3 loại, vô vi pháp / sự cũng có 3.


  • Theo Câu Xá luận, hữu vi pháp có 4 loại: sắc, tâm, tâm sở, tâm bất tương ưng hành.

  • Vô vi pháp cũng có 3: diệt tận bằng cái biết phân biệt (trạch diệt = pratisamkhyānirodha), diệt tận không bằng cái biết phân biệt (phi trạch diệt = apratisamkhyānirodha) và hư không (ākāsa).

  • Theo tư liệu khác cho rằng, 3 tướng của hữu vi là sinh, trụ, diệt.

BCDL: 有 為 種 類 三。 無 為 種 類 三 。有 為 相 三 。 無 為 相 三 。

Quan điểm này khác với quan điểm của Đại chúng bộ 41: 無 為 法 有 九 種 。 一 擇 滅 。 二 非 擇 滅 。 三 虛 空 。 四 空 無 邊 處 。 五 識 無 邊 處 。六 無 所 有 處 。 七 非 想 非 非 想 處 。八 緣 起 支 性 。九 聖 道 支 性 。



  • Tại sao hữu vi tướng / sự không phải là vô thường, khổ não và vô ngã ? Kinh Pháp Cú, Đức Phật nói: Tất cả các hành (chữ hành ở đây có nghĩa là pháp hữu vi) đều vô thường (sabbe saṅkhārā aniccā, tất cả các hành vô thường), tất cả hành đều khổ (sabbe saṅskhārā dukkhā) và tất cả các hành đều vô ngã (sabbe dhammā anattā). Ba điều này là bản chất của vạn pháp, chứ không phải là tướng trạng.

  • Theo Các bộ phái Phật giáo Tiểu Thừa, những pháp hữu vi thuộc 3 loại: quá khứ (atita), vị lai (anāgata) và hiện tại (pratyutpanna). Ba thời là hữu vi vì chúng sinh ra từ những nhân (hetu) và những duyên (pratyaya) và chúng thực thi một hoạt động.

  • 3 loại vô vi hay 6 loại và 9 loại, bảng nào có sức thuyết phục nhất?

(76) 三 有 為 相 別 有 實 體 。

Tướng của 3 pháp hữu vi đều có thực thể / đặc tính riêng biệt.



  • Vậy thực thể / đặc tính của chúng là gì ? Có lẽ là vô thường, khổ não và vô ngã?

(77) 三 諦 是 有 為 。 一 諦 是 無 為 。

[Trong tứ đế], 3 đế thuộc hữu vi, 1 đế thuộc vô vi.



Among the Four Noble Truths three of them are conditioned dharmas, one is an unconditioned dharmas.

  • 3 đế hữu vi là khổ, tập, đạo (nhưng khổ và tập là hữu vi hữu lậu, đạo là hữu vi vô lậu), 1 đế vô vi là diệt.

BCDL: 四 諦 中 三 諦 有 為 。 一 諦 無 為 。

Bản dịch của ngài Chân Đế rõ nghĩa hơn.

Khổ và tập đế thuộc hữu vi là lẽ đương nhiên. Đạo đế cũng là pháp hữu vi, vì nó như ngón tay chỉ mặt trăng, tự thân nó không phải là mặt trăng.

(78) 四 聖 諦 漸 現 觀 。

Bốn Thánh Đế đều là pháp hiện quán theo thứ tự.

The four āryan truths are to be meditated upon one after another.

BCDL: 四 諦 次 第 觀 。



  • Tiệm (anupurva) hiện quán (abhisamaya) Tứ Thánh Đế (Āryasatya) [đối với bậc nào?]

  • Có Tứ Đế được “tiệm hiện quán, 漸 現 觀” và “đốn hiện quán 頓 現 觀”. Tiệm hiện quán là trước tiên tập trung quán Khổ đế, sau mới quán Tập, Diệt và Đạo. Khi thấy khổ không, thấy tập, tuần tự tiệm thứ quán và chứng kiến đế này rồi tới đế khác, nên gọi là “tiệm”. Cho đến khi bốn đế được hiện quán trọn vẹn, tức là chứng đắc sơ quả. Còn “Đốn hiện quán” là quán chung cả 4 đế dưới một cộng tướng “không, vô ngã” trong một niệm trí tuệ phát sanh, thấy rõ được một đế là thấy rõ hết 4 đế và chứng đắc sơ quả. Lại nhờ đã trải qua một phen dụng công, nên khi kiến đạo chỉ thu gọn tập trung vào quán một đế, một khi phát sinh trí như thật chứng nhập Diệt đế là chứng nhập cả 4 bốn và chứng đắc sơ quả. Tóm lại, Tứ đế hiện đốn quán là chỉ cần thấy Diệt đế mà đắc sơ quả, còn Tứ đế tiệm hiện quán là tuần tự thấy đủ cả bốn đế mà đắc sơ quả. Tứ đế tiệm hiện quán là chủ trương của Hữu bộ. Theo đây, nếu chưa hiện quán Khổ đế thì không thể hiện quán Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Ngược lại Đại Chúng Bộ chủ trương Tứ Đế đốn hiện quán. (trích ĐCCXL, tr. 236-7)

(79) 依 空 無 願 二 三 摩 地 。俱 容 得 入 正 性 離 生 。

  • Nương vào hai loại định, đó là Không định (śunyasamādhi) và Vô Nguyện định (apraṇihitasamādhi), [hành giả] có thể chứng được Chánh Tánh Ly Sanh / Dự Lưu hướng / kiến đạo.

Chánh Tánh Ly Sanh: Chánh hay còn gọi là Thánh, là Kiến đạo vị; ở đó cái trí vô lậu (chánh tánh) diệt trừ phiền não mà thoát ly hẳn cái sanh tử của phàm phu nên gọi là Chánh Tánh Ly Sanh.

  • 無 願 三 摩 地 (apraṇihitasamādhi) = Desireless (ness) Meditation còn gọi là “vô tác tam muội”.

BCDL: 若 人 欲 入 正 定 。 必 緣 空 解 脫 門 無 願 解 脫 門 。 得 入 正 定 。

  • 正 性 離 生: samyaktvaniyāma (samyaktva+ niyāma). Ngài Chân Đế dịch samyaktvaniyāma thành “Chánh Định” chưa chính xác. Ngài Huyền Trang dịch lại chính xác hơn.

  • * 正 性 離 生: nhập kiến đạo, Niết-bàn, lìa sanh tử (ĐCCXL, tr. 232).

  • Tại sao không phải là Không, vô nguyện vô tướng như Kinh Tam Tụ (số 12) trong Trường A-hàm nói: Thế nào là ba pháp dẫn đến Niết-bàn? Ba tam-muội: không tam-muội, vô tướng tam-muội, vô nguyện tam-muội. Ba loại định này có thể được xem là con đường giúp hành giả đến Niết-bàn nên còn gọi là “tam giải thoát môn”.

Theo kinh Tăng nhất A-hàm 16, “Đối với Không tam-muội thì nhơn và pháp của vạn hữu, hành giả đều quán là không. Ở trong pháp quán mười sáu hành tướng của Tứ đế thì định này cùng với hai hành tướng không và vô ngã của khổ đế tương ưng với nó; tức là chúng ta quán ngã kiến cùng sở kiến của ngã đều không. Đối với Vô tướng tam-muội thì, vì chúng ta đã quán ngã-pháp đều không, nên tướng trạng của chúng không sai khác, chúng cùng với bốn hành tướng diệt, tịnh, diệu, ly của diệt đế tương ưng với định. Vì Niết-bàn lìa năm trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, hai tướng nam, nữ, cùng với ba tướng hữu vi sinh, dị, diệt cộng lại là mười tướng nên đều gọi là vô tướng; định này vì duyên vào diệt nên có tên gọi là vô tướng. Đối với vô nguyện tam-muội hay còn gọi là vô tác tam-muội, vô khởi tam-muội thì vì chúng ta đã quán tướng trạng của các pháp là không sai khác, nên chúng ta không có những điều gì mong cầu về nó, nên mới cùng với hai hành tướng khổ và vô thường của khổ đế; bốn hành tướng nhân, tập, sinh, duyên của tập đế; bốn hành tướng đạo, như, hành, xuất của đạo đế là mười hành tướng tương ưng với định. Khổ, vô thường cùng với bốn hành tướng của tập đế đều đáng nhờm tởm, lo sợ cho nên chúng ta không mong cầu giữ chúng, ngay đến đạo đế như chiếc thuyền mà cũng nên từ bỏ; định này chỉ là duyên nên nó được gọi là vô nguyện. Hơn nữa các pháp không có gì để cầu mong vui sướng, thì không có gì để tạo tác, nên gọi là vô tác hoặc gọi là vô khởi.”

Và Thành Thật luận 13 trong phẩm Tam tam-muội (Đ. 32, tr. 335b) lại giải thích: “Nếu hành giả không thấy chúng sanh, cũng không thấy pháp, đó gọi là không. Trong không như vậy không có tướng để giữ, không này tức là vô tướng. Và trong không, không chỗ để nguyện cầu, không này tức là vô nguyện. Vì vậy cho nên ba cái này cùng một nghĩa. Hỏi: “Nếu vậy, tại sao nói là ba?” Đáp: “Vì không này có khả năng, nên phải tu không, vì tu không được lợi nên không thấy tướng, vì không thấy tướng nên vô tướng, vì vô tướng nên chẳng nguyện, vì chẳng nguyện nên chẳng thọ thân, vì chẳng thọ thân nên thoát tất cả khổ, những lợi như vậy đều do từ tu không mà có được, cho nên nói là ba.” Và chỗ khác cũng trong luận Thành Thật 12, phẩm Tam tam-muội thì ba định này được chia ra cách tu như sau: (1) Nhất phần tu định, tu định không tu tuệ, hoặc tu tuệ không tu định. (2) Cộng phần tu định, vừa tu định, vừa tu tuệ, là chỉ cho định thế gian, ở trong phá noãn vị (là một trong bốn vị của Gia hành vị trong năm vị của Tiểu cũng như Đại thừa). (3) Thánh chánh định, khi nhập vào pháp vị thì có khả năng chứng định Diệt đế. Hành giả dùng định tu hàng phục tâm, nhờ tuệ để ngăn chận phiền não; dùng định để hàng phục tâm, nhờ định để ngăn chận phiền não; và nhờ định tuệ để hàng phục tâm, nhân tánh được giải thoát, tánh ở đây tức là đoạn tánh, ly tánh, diệt tánh. Hơn nữa, lúc này cùng lúc đầy đủ định tuệ nên gọi là Thánh chánh. (Tam tam muội – Thích Đức Thắng).



1 Xem CBPHPGTT, tr. 260.

2 Thời ngài Huyền Trang, khu vực này rất thịnh: Có những bảo tháp do vua A-dục xây, tháp đều có xá-lợi Phật. Chùa có 100 ngôi, Tăng chúng hơn 5000 người. Ngài Huyền Trang đã ở nơi này 2 năm để học pháp với ngài Tăng Xứng (Sangha Kirti), chủ yếu là học Câu-xá, Thuận Chánh Lý Luận, Nhân Minh Thanh Minh Luận. (Viên Chiếu, Dõi bước Huyền Trang, tr. 100).

3 Theo Dõi bước Huyền Trang, tr. 109. Vào thời ngài Huyền Trang, có 20 ngôi chùa, Tăng đồ hơn 2000 người, tu tập theo Đại thừa và Tiểu thừa.

4 Xem Vai trò của trường phái Sarvāstivāda ở Afghanistan” (Role of Sarvāstivāda in Afghanistan).

5 Chỉ có bộ này là có chữ “túc” (pada) trong luận thư.

6 Sau 300 năm sau PNB (Dõi bước Huyền Trang, tr. 107)

Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%207 -> Di%20bo%20tong%20luan%20luan -> Tai%20lieu%20tham%20khao
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 6: quan đIỂm giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Hoc%20Ky%207 -> Bài 8: thức mạt-na (manas) nguyên văn chữ HÁN
Hoc%20Ky%207 -> BÀI 6 chủng tử
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 11: quan đIỂm của hữu bộ (TIẾp theo)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 1: TỔng quan về DỊ BỘ TÔng luân luậN 異 部 宗 輪 論 Tầm quan trọng của bộ luận
Tai%20lieu%20tham%20khao -> PHẦn b: HỌc thuyết của các bộ pháI ĐẠi chúng bộ (Mahāsaṁghika) Bài 3: Quan điểm về Đức Phật theo Đại Chúng Bộ

tải về 127.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương