BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)



tải về 36.59 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích36.59 Kb.
#30552
BÀI 4 : QUAN ĐIỂM VỀ BỒ TÁT THEO ĐẠI CHÚNG BỘ

VÀ 3 BỘ PHÁI CHI NHÁNH (16 – 20)

(Tiết 11 - 12)

16. 一 切 菩 薩 入 母 胎 中。皆 不 執 受 羯 刺 藍 頞 部 曇 閉 尸 鍵 南 為 自 體。

Tất cả các vị Bồ-tát khi nhập thai đều không chấp thọ các trạng thái: Yết lạt lam, Át bộ đàm, Bế thi và Kiện nam của thai nhi làm tự thể.

Yết /Kiết-lạt-lam: 羯 刺 藍 (kalala): như chút váng sữa trong tuần thứ nhất.

Án/ Át-bộ-đàm: 頞 部 曇 (Arbuda): như cục máu trong tuần thứ hai.

Bế-thi: 閉 尸 (pesi): thịt mềm trong tuần thứ 3.

Kiện-nam: 鍵 南 (Ghana): thịt cứng trong tuần thứ 4.

Đây là 4 trong 5 năm giai đoạn (Thai nội ngũ vị, còn gọi là Kiết thai ngũ vị) của một thai nhi. Phật giáo chia thời gian 266 ngày (38 tuần) của một thai nhi từ khi thụ thai cho đến lúc sinh ra làm 5 giai đoạn: 1) Yết-lạt-lam (S: Kalala), còn gọi là Ca-la-la, Yết-la-lam; Hán dịch: ngưng hoạt, tạp uế, là thời gian tuần đầu tiên sau khi thụ thai. 2) Át-bộ-đàm (S: Arbuda), còn gọi là A-bộ-đàm; Hán dịch: Pháp, là thời gian tuần thứ hai. 3) Bế-thi (S: Pesi), còn gọi là Tế-thi, Tì-thi; Hán dịch: ngưng kiết, nhục đoạn, là thời gian tuần thứ ba. 4) Kiện-nam (S: Ghana), còn gọi là Kiện-nam, Yết-nam; Hán dịch: ngưng hậu, ngạnh nhục, là thời gian tuần thứ tư. 5) Bát-la-xa-khư (S: Prasakha), Hán dịch: chi tiết, chi chi, là giai đoạn từ tuần thứ 5 cho đến tuần thứ 38, tức đến ngày sinh (trong giai đoạn này tay chân bắt đầu hình thành và hài nhi có đầy đủ hình hài của một con người).

BCDL: 一 切 菩 薩 入 胎 中 。 無 有 柯 羅 邏 。 頞 浮 陀 。 卑 尸 。 伽 訶 那 捨 佉 。 波 羅 捨 伽 。 雞 捨 盧 摩 那 佉 等 。

17. 一 切 菩 薩 入 母 胎 時。作 白 象 形。

Tất cả Bồ-tát [kiếp chót] khi vào thai mẹ đều hiện hình voi trắng.

BCDL: 菩 薩 欲 入 胎 時 。 皆 作 白 象 相 貌 。

18. 一 切 菩 薩 出 母 胎 時。皆 從 右 脅。

Tất cả Bồ-tát xuất thai đều bằng hông bên phải.

BCDL: 菩 薩 出 胎 。 皆 從 母 右 脅 而 生 。

19. 一 切 菩 薩 不 起 欲 想 恚 想 害 想。

Tất cả Bồ-tát đều không khởi tư tưởng tham dục, tư tưởng sân hận, tư tưởng ác hại.

BCDL: 一 切 菩 薩 無 貪 欲 想 。 無 瞋 恚 想 。 無 逼 惱 他 想 。

20. 菩 薩 為 欲 饒 益 有 情。願 生 惡 趣 隨 意 能 往。

Bồ-tát vì muốn lợi ích hữu tình, nguyện sanh vào ác thú, liền như ý thọ sanh.

BCDL: 若 菩 薩 有 願 欲 生 惡 道 。以 願 力 故 即 得 往 生 。菩 薩 為 教 化 成 就 眾 生 故 入 惡 道 。 不 為 煩 惱 業 繫 縛 故 受 此 生 。



Những điểm lưu ý:

- So sánh khái niệm “Bồ-tát” của Phật giáo Nguyên Thủy và Bồ-tát trong giai đoạn này.

- Năm quan điểm trên là quan điểm căn bản đối với một vị Bồ-tát tối hậu thân.

- Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp (123) trong Trung Bộ Kinh có đề cập đến các điều hy hữu nhập thai đức Bồ-tát Hộ Minh.

- Kinh Đại Bổn số 1 thuộc Trường A Hàm và Kinh Đại Bổn (Mahàpadàna sutta, 14) thuộc Trường Bộ Kinh, trình bày về gia thế, .... của 7 đức Phật quá khứ, nhưng không đề cập đến các vấn đề nhập thai bằng hình tướng voi trắng sáu ngà, v.v...

- Theo quan điểm của Phật giáo Đại thừa, Bồ tát có 3 giai đoạn: giai đoạn bất định là A-tăng-kỳ kiếp 1, giai đoạn cố định là A-tăng-kỳ kiếp 2, giai đoạn thọ ký là A-tăng-kỳ kiếp 3. Hai giai đoạn sau mới tự tại sinh tử trong các ác đạo. Truyền thống Phật giáo Nam truyền cho rằng Bồ-tát trải qua 4 A-tăng-kỳ kiếp và 100.000 kiếp trái đất.



Câu hỏi ôn tập:

So sánh quan điểm Bồ-tát nhập thai của Đại Chúng Bộ (Mahasanghika) và của Thượng Tọa Bộ (Theravada).




Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%207 -> Di%20bo%20tong%20luan%20luan -> Tai%20lieu%20tham%20khao
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 6: quan đIỂm giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%207 -> Khể thủ Duy thức tánh Mãn phần thanh tịnh giả
Hoc%20Ky%207 -> Bài 8: thức mạt-na (manas) nguyên văn chữ HÁN
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 11: quan đIỂm của hữu bộ (TIẾp theo)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 1: TỔng quan về DỊ BỘ TÔng luân luậN 異 部 宗 輪 論 Tầm quan trọng của bộ luận
Tai%20lieu%20tham%20khao -> PHẦn b: HỌc thuyết của các bộ pháI ĐẠi chúng bộ (Mahāsaṁghika) Bài 3: Quan điểm về Đức Phật theo Đại Chúng Bộ

tải về 36.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương