Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ



tải về 58.96 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích58.96 Kb.
#19772




Bài 10. QUAN ĐIỂM CĂN BẢN CỦA NHẤT THIẾT HỮU BỘ (SARVĀSTIVĀDA)

(80) 思 惟 欲 界 行 入 正 性 離 生 。

Tư duy về các hành (Saṁkhāra) của cõi Dục có thể nhập Chánh Tánh Ly Sanh.

THB: tư duy (manasikāra: tác ý) về dục giới để chứng đắc Chánh tánh ly sinh. (Câu này không tách ra với câu 79).

Các bộ phái Phật giáo Tiểu Thừa: “Bằng cách định quán trên tham dục, hành giả có thể vào an định trong Chánh Tánh Ly Sanh”.


  • Hành (mental formation) là những hoạt động tâm lý, ví dụ: chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, ... Thắng Pháp Tập Yếu Luận trình bày 52 tâm sở, nếu bỏ thọ và tưởng ra thì còn lại 50 tâm sanh diệt đó, đều gọi là hành.

(81) 若 已 得 入 正 性 離 生 。十 五 心 頃 說 名 行 向 。第 十 六 心 說 名 住 果 。

  • Nếu đã được vào Chánh Tánh Ly Sanh, 15 tâm sát na đầu tiên gọi là hành hướng (pratipanna). Tâm thứ 16 gọi là trụ quả (Sthitipanna).

  • THB: nếu đã được Chánh tánh ly sanh, trong 15 tâm đầu gọi là hành hướng (pratipanna), tâm thứ 16 gọi là quả. (đoạn này cũng dính liền với quan điểm 81).

  • 頃 (khoảnh)

16 loại tâm của Dự Lưu Hướng và Dự Lưu Quả theo Câu Xá Luận:

1. Khổ pháp trí nhẫn; 2. Khổ pháp trí

3. Khổ loại trí nhẫn; 4. Khổ loại trí

5. Tập pháp trí nhẫn; 6. Tập pháp trí

7. Tập loại trí nhẫn; 8. Tập loại trí

9. Diệt pháp trí nhẫn; 10. Diệt pháp trí

11. Diệt loại trí nhẫn; 12. Diệt loại trí

13. Đạo pháp trí nhẫn; 14. Đạo pháp trí

15. Đạo loại trí nhẫn; 16. Đạo loại trí.

Bản dịch của HT. Trí Quang: 16 tâm là quán 4 đế, mỗi đế có pháp và loại, pháp và loại đều có nhẫn và trí (thí dụ khổ thì có khổ pháp nhẫn, khổ pháp trí, khổ loại nhẫn, khổ loại trí) thành 16 tâm; trong 16 tâm này, 15 tâm đầu là hướng về kiến đạo (hướng quả), tâm cuối cùng (đạo loại trí) là ở vào kiến đạo (trú quả).

BCDL: 若 觀 欲 界 相 應 諸 行 。 得 入 正 定 若 人 已 入 正 定 。 在 十 五 心 中 。 名 須 氀 多 阿 半 那 向 。若 至 第 十 六 心 。 名 須 氀 多 阿 半 那 。



  • So sánh với 16 tầng tuệ của thiền minh sát (xem bảng đính kèm).

(82) 世 第 一 法 一 心 三 品 。

  • Trong một sát-na tâm của Thế Đệ Nhất Pháp (Laukikāgradharma) gồm có 3 phẩm.

Ba phẩm: Hạ phẩm, Trung phẩm và Thượng phẩm. (Xem ĐCCXL, 231-2).

  • Theo Hữu Bộ, Hiền vị có 7, còn gọi là bảy phương tiện, bảy gia hạnh vị: (1) ngũ đình tâm, (2) Biệt tướng niệm trú, (3) tổng tướng niệm trú, (4) Noãn, (5) Đảnh, (6) Nhẫn, (7) Thế đệ nhất.

  • Thiện căn được phát sinh ở địa vị này là tột đỉnh với pháp thế gian hữu lậu. Câu Xá Luận 23 nói: “Vì là hữu lậu, nên gọi là thế gian; vì là tột đỉnh nên gọi đệ nhất”. Nghĩa là pháp hữu lậu này tột đỉnh thế gian nên gọi là Thế Đệ Nhất. Có sức sĩ dụng (công lực) làm nhân thoát ly khỏi đồng loại, dẫn sinh ra Thánh đạo, nên gọi là tột đỉnh (tối thắng). Cách tu của Thế Đệ Nhất cũng giống như thượng phẩm nhẫn, du chỉ đối Khổ đế, mỗi hành tướng tu với mỗi sát na tâm liền bước thẳng vào kiến đạo, tức “nhấp chính tính ly sinh” (nhập kiến đạo, Niết-bàn, lìa sinh tử).

  • Thánh vị có 7: (1) Tín hành, (2) Pháp hành, (3) Tín giải, (4) Kiến đạo, (5) Thân chứng (6) Thời giải thoát, (7) Bất/ phi thời giải thoát.

BCDL: 世 第 一 法 一 剎 那 心 。

(83) 世 第 一 法 定 不 可 退 。

Thế Đệ Nhất Pháp (Laukikāgradharma) nhất định không còn thối chuyển.

Đối kháng với quan điểm của 34 của Đại Chúng Bộ: 乃 至 性 地 法 皆 可 說 有 退 。Cho đến Tánh địa pháp (dharmagotrabhūmi) có thể nói vẫn còn thối chuyển.

BCDL: 三 方 便 有 退 義 。世 第 一 法 無 退 義 。

(84) 預 流 者 無 退 義 。阿 羅 漢 有 退 義。



  • Dự Lưu (Strotāpanna) không còn lui sụt. A-la-hán (Arhat) còn lui sụt.

  • BCDL: 須 氀 多 阿 半 那 無 退 義 。阿 羅 漢 多 有 退 義。

Đối lập với quan điểm 35 của Đại Chúng Bộ: 預 流 者 有 退 義 。阿 羅 漢 無 退 義 。(Quả Dự Lưu còn có thối chuyển, bậc A-la-hán thì không).

  • Theo Câu Xá (ĐCCXL, tr. 249-254), có 6 bậc A-la-hán:

1. Thối pháp A-la-hán: Vị này sau khi được quả A-la-hán, thình lình gặp duyên khác liền vụt trở lại thứ lậu hoặc vừa đoạn trừ sau chót mà bị thối thất quả chứng, lùi xuống quả Bất Hoàn, Nhất Lai hay Dự Lưu.

2. Tư Pháp A-la-hán: Vị này sợ thối thất quả A-la-hán, thường nghĩ tới việc tự tại, muốn kết liễu mạng sống để nhập Vô dư Niết-bàn.

3. Hộ pháp A-la-hán: Vị này thường phòng hộ để khỏi thối thất quả A-la-hán.

4. An trú pháp A-la-hán: Vị này an trú quả vị A-la-hán đã chứng được, tránh xa ngoại duyên để khỏi thối thất, nhưng cũng còn gắng sức cầu tiến.

5. Kham đạt pháp A-la-hán: Vị này có tính kham năng tu hành, luyện căn để mau đạt tới vị Bất động tính A-la-hán.

6. Bất động A-la-hán: Vị này căn tánh rất lợi, một khi chứng quả A-la-hán rồi, dù gặp sự tình gì cũng không lay động, thối chuyển.

Đoạn sau được trích trong Thắng Pháp Tập Yếu Luận:

- Sotàpanno: Vị đã nhập lưu dẫn đến Niết Bàn đầu tiên. Có ba hạng Dự Lưu:

i) Những hạng sẽ phải sanh, nhiều nhất bảy lần trong thiên giới hay nhân giới. Trước khi tái sanh lần thứ 8, những vị này chứng được A La Hán quả.

ii) Những hạng tái sanh vào các gia đình quý tộc, hai hay ba lần trước khi chứng quả A La Hán (Kolamkola: Gia gia).

iii) Những hạng chỉ phải tái sanh một lần, trước khi chứng quả A La Hán. (Ekabìja: Nhứt chủng).

Một vị Dự lưu tin tưởng Tam Bảo rất mãnh liệt, không bao giờ vi phạm 5 giới hay phạm 5 nghịch tội. Khỏi rơi vào ác thú, các vị này thế nào cũng được giác ngộ.

Sakadàgàmi: Nhứt Lai, những vị chỉ tái sanh làm người một lần nữa. Sau khi chứng quả Nhất Lai ở đời này, các vị này có thể tái sanh ở Thiên giới hay chứng quả A La Hán trong khi sống ở nhân giới. Có 5 hạng Nhứt Lai:

i) Những vị chứng quả Nhứt Lai và nhập Niết Bàn ngay tại cảnh giới này.

ii) Những vị chứng quả Nhứt Lai tại Thiên giới và nhập Niết Bàn tại chỗ ấy.

iii) Những vị chứng quả Nhứt Lai ở cảnh giới này và nhập Niết Bàn ở Thiên giới.

iv) Những vị chứng quả Nhứt Lai ở Thiên giới, và nhập Niết Bàn ở nhân giới.

v) Những vị chứng quả Nhứt Lai ở cảnh giới hiện tại, và sau khi tái sanh ở Thiên giới, muốn sanh lại ở nhân giới và nhập Niết Bàn tại cảnh giới này.



Anàgàmi: Bất Lai, không còn sanh vào nhân giới. Các vị này sẽ sanh vào cõi Suddhàvàsa (Tịnh Cư Thiên) và ở luôn đó cho đến khi chứng quả A La Hán. Có 5 hạng Bất lai:

i) Những vị chứng Niết Bàn trong tiền bán phần đời sống ở Tịnh Cư Thiên. (Antaraparinibbàyi: Trung gian Bát Niết Bàn).

ii) Những vị chứng Niết Bàn trong hậu bán phần đời sống ở Tịnh Cư Thiên (upahacca parinibbàyi: Sanh Bát Niết Bàn, tổn hại Bát Niết Bàn).

iii) Những vị chứng Niết Bàn, cần có tinh tấn (sasankhàraparinibhàyi: Hữu hành Bát Niết Bàn).

iv) Những vị chứng Niết Bàn, không cần tinh tấn (asankhà-raparinibbàyi: Vô hành Bát Niết Bàn).

v) Những vị vượt qua từ Phạm thiên giới này đến Phạm thiên khác cao hơn để chứng Niết Bàn trong Phạm thiên giới cao nhất. Uddhamsota akanittha-gàmi: Thượng lưu sắc cứu kính thiên hành giả.

Khi các thiền định được phát triển, tâm trí trở thành sáng suốt như tấm gương sáng chiếu, soi rõ sự vật. Nhưng các tâm bất thiện chưa hẳn đã trừ diệt hoàn toàn, vì với thiền định, các phiền não tùy miên chỉ tạm nhiếp phục và có thể khởi dậy một cách bất ngờ. Giới điều hòa lời nói và hành động, định nhiếp phục tâm trí, chỉ có tuệ, giai đoạn thứ ba và cuối cùng mới có thể chứng Thánh quả và diệt trừ tận gốc các phiền não đã được định tạm thời nhiếp phục.

Ban đầu người tu hành tu tập Kiến thanh tịnh để thấy như thật các sự vật. Với nhứt tâm, vị này phân tích cái gọi là con người, và nhận thấy tự thân chỉ là một sự tổng hợp của các tâm pháp và sắc pháp, luôn luôn thay đổi biến dịch.

Sau khi đã có quan điểm đứng đắn về thực tánh cái gọi là con người, sau khi đã thoát khỏi những ý niệm sai lạc về tự ngã, người tu hành tìm xem nguyên nhân của tự ngã ấy. Vị này biết rằng, mọi sự vật ở đời đều do nhiều nhân duyên hợp thành, thuộc quá khứ hay hiện tại, và sự hiện hữu của đời sống hiện tại là do vô minh quá khứ (avijjà) và do ái (tanhà), thủ (upàdàna), nghiệp (kamma) và đoàn thực (àhàra) của hiện tại. Do năm nhân duyên này, cái gọi là con người sanh ra, và vì nhân quá khứ chi phối hiện tại, nhân hiện tại cũng sẽ chi phối quả vị lai. Suy tư như vậy, vị tu hành vượt lên mọi nghi ngờ về quá khứ, hiện tại và tương lai.

Rồi vị tu hành suy tư về lý vô thường, khổ, vô ngã của mọi pháp hữu vi. Chỗ nào vị này nhìn đến, cũng thấy rõ ba pháp ấn này chi phối mọi sự vật, đời sống chỉ là một giòng nước trôi chảy, chi phối bởi nội duyên và ngoại duyên. Không chỗ nào, vị này thấy hạnh phúc vì mọi vật đều biến dịch.

Khi tự mình tu quán về thực tánh của đời sống và luôn luôn chìm sâu trong quán tưởng, một ngày nào đó, thân mình tự phát hào quang (obhàsa) trong sự ngạc nhiên của chính mình. Vị tu hành cảm thấy hoan hỷ, an lạc, khinh an, tu hành tinh tấn hơn, suy tư mãnh liệt hơn, tâm được an bình, chánh niệm được mạnh mẽ và trí tuệ trở thành thuần thục. Hiểu lầm những biến chứng ấy là Thánh quả, nhất là thấy thân mình có hào quang, người tu hành cảm thấy ưa thích trạng thái này. Nhưng rồi hiểu rằng những triệu chứng trên là những trở ngại trên đường tu hành, vị này hướng tâm tu tập Ðạo phi đạo tri kiến thanh tịnh.

Nhận thức được chánh đạo, vị này tu tập trở lại, hướng tâm đến sanh trí (udayanàna) và diệt trí (vayanàna) của mọi pháp hữu vi, đặc biệt về diệt trí nhiều hơn vì sự biến dịch chịu sự nhận thức rõ ràng hơn sự sanh khởi. Do đó, vị này hướng tâm đến diệt trí (bhanganàna) và nhận thức được cả tâm pháp và sắc pháp tập hợp thành 5 uẩn luôn luôn biến dịch, không bao giờ giống nhau trong hai sát na, và người tu hành cảm thấy mọi vật đều đáng sợ hãi (bhayanàna). Cả thế giới hiện ra như hầm lửa, nguồn gốc của mọi hiểm nguy. Tiếp theo, vị này hướng tâm đến quán hoạn trí (àdìnavanàna) thấy rõ sự nguy hiểm của một thế giới hư ảo và có cảm giác nhàm chán (nibbidànàna), tiếp theo là một ý chí muốn thoát ly khỏi thế giới giả tạm này (muncitukàmyatànàna).

Với mục đích này, nhà tu hành tiếp tục tu quán về ba pháp ấn (patisankhànàna), và sau đó, có thái độ xả ly với mọi pháp hữu vi - không tham, không sân đối với sự vật (upekkhànàna: xả trí).

Khi đạt đến trình độ giải thoát này, vị tu hành lựa một trong ba pháp ấn để làm đối tượng đặc biệt để tu hành và nhiệt tâm tu quán cho đến một ngày nào đó, chứng được Niết Bàn.

Khi người tu hành chứng được Niết Bàn lần thứ nhất, vi này được gọi là Sotàpanna (Dự Lưu), vì đã nhập giòng hướng đến Niết Bàn. Giòng nước này chỉ cho 8 Chánh đạo, và vị Dự Lưu không còn là phàm phu (puthujjana) mà trở thành bậc Thánh (ariya).

Khi chứng được Dự lưu quả, vị tu hành trừ diệt 3 Kiết sử (samyojàna): Thân kiến, nghi và giới cấm thủ. Sakkàyaditthi: Thân kiến: Sati + kàya + ditthi, nghĩa là tà kiến xem rằng một tập thể có hiện hữu. Kàya: tập thể chỉ cho 5 uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn, hay nói một cách khác tâm pháp và sắc pháp. Quan điểm xem rằng có một tự ngã thường hằng, khi mà thực sự chỉ là sự kết hợp của tâm pháp và sắc pháp, gọi là sakkàya ditthi (Thân kiến). Vicikicchà: Nghi ngờ đối với Phật, Pháp, Tăng, Học giới (Sikkhà), quá khứ, vị lai, cả quá khứ và vị lai và Lý duyên khởi. Sìlabbataparàmàsa: Giới cấm thủ, chấp thủ một vài giới cấm và nghi lễ có thể làm con người được thanh tịnh.

Ðể diệt trừ 7 kiết sử còn lại, vị Dự lưu chỉ sinh lại nhiều nhất 7 lần. Vị này càng tin tưởng ba ngôi báu, không bao giờ phạm 5 giới, khỏi rơi vào các ác thú, vì thế nào cũng được giải thoát.

Với lòng tin tưởng càng mới mẻ vì đã nhìn thấy sơ qua pháp vị Niết Bàn, người tu hành càng tinh tấn tu tập và chứng quả nhứt Lai, với sự giảm thiểu 2 kiết sử kàmaràga: Dục ái và Patigha: Sân. Khi trừ diệt hoàn toàn 2 kiết sử này, vị tu hành chứng quả Niết bàn Bất Lai, không còn tái sanh ở thế giới này cũng như không còn sinh ở Thiên giới nào khác, vì mọi Dục ái đã được đoạn trừ. Sau khi chết, vị này sanh lên cõi Tịnh Cư Thiên, một cảnh giới dành riêng cho các vị Bất Lai và A La Hán.

Một cư sĩ có thể chứng quả Bất Lai, nếu sống đời sống độc thân.

Vị Bất Lai, sau khi trừ diệt 5 kiết sử còn lại Rùparàga (Sắc ái), arùparàga (Vô sắc ái), màna (mạn), uddhacca (Trạo cử), và avijjà (Vô minh), chứng được quả A La Hán.

Các vị Dự Lưu, Nhứt Lai và Bất Lai được gọi là Sekha (Hữu học), vì còn phải tu tập. Vị A La Hán được gọi là Asekha (Vô học) vì không còn gì phải tu tập.

Một vị A La Hán không còn tái sanh, vì không còn tạo ra các nghiệp (kamma) mới, và mầm giống tạo thành sắc pháp cũng được trừ diệt.

Vị A La Hán nhận thức được, những gì cần làm đã làm xong, một gánh nặng đã đặt xuống, mọi hình thức tham ái và mọi bóng dáng vô minh đã được trừ diệt. Vị chiêm bái sung sướng, đứng trên tột đỉnh hơn cả Thiên giới, thoát ly tất cả nghiệp chướng và kiết sử ở trên đời.

(85) 非 諸 阿 羅 漢 皆 得 無 生 智 。



  • Không phải các vị A-la-hán đều được Vô sinh trí (Anutpādajnāna)

BCDL: 一 切 阿 羅 漢 。 多 不 盡 得 無 生 智 。

(86) 異 生 能 斷 欲 貪 瞋 恚 。

Dị sinh (phàm phu) có thể đoạn dục tham và sân nhuế.


  • 異 生 tức là phàm phu (s. pṛthagjana). Làm thế nào mà phàm phu có thể đoạn trừ được dục tham và sân nhuế? Trong cuốn Các Bộ Phái Phật Giáo Tiểu Thừa đã trưng dẫn trường hợp Udraka Rāmaputra (p. Uddaka Rāmaputta, Uất Đầu Lam Phất) tuy còn ở địa vị phàm phu nhưng do đoạn trừ các phiền não cõi dục và cõi sắc và 3 tầng đầu của vô sắc, nên sau khi chết thác sinh về cõi “phi tưởng phi phi tưởng xứ”. Trong trường hợp như thế, công năng của định không cho các phiền não khuấy động, còn các anusaya kilesa (tuỳ miên phiền não) chưa đoạn trừ hẳn.

  • Bản dịch của THB dịch là chúng sinh, mặc dù thầy mở ngoặc đơn là dị sinh. Hai chữ này nội hàm khác nhau rất xa. Chữ chúng sinh bằng Pali là sattā.

(87) 有 諸 外 道 能 得 五 通 。

  • Có những ngoại đạo (tīrthika) có thể đạt được ngũ thông (abhijñā).

BCDL: 凡 夫 亦 能 捨 欲 及 瞋 。外 道 得 五 通 。

(88) 亦 有 天 中 住 梵 行 者 。



  • Trong chư thiên có vị sống đời Phạm hạnh (s. Brahmacaryā, p. Brahmacarya).

  • Theravada hoặc Duy Thức đều chấp nhận quan điểm trên. Nội cung Đâu-suất-đà thiên là cảnh giới của Bồ-tát Di-lặc. Tầng trời thứ 19 là tầng trời từ đó hành giả có thể chứng đắc Thánh quả A-la-hán.

BCDL: 天 亦 有 夫 嵐 (lam) 摩 。

(89) 七 等 至 中 覺 支 可 得 。 非 餘 等 至。



Trong Bảy đẳng chí, giác chi (bodhyaṅga) có thể đạt được, ngoại trừ các đẳng chí khác.

THB: Trong thiền định (samāpatti: tam-ma-bát-để) có thể thành tựu giác chi (bodhyaṅga) chẳng phải định khác.

Đẳng chí (samāpatti, nhập định, thiền chứng)



  • 7 đẳng chí là 4 định sắc giới và 3 định vô sắc giới. Giác chi là 7 giác chi (trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả) trong 37 bồ đề phần.

TGH: Quan điểm trên tối nghĩa, tuy vậy chúng ta có thể hiểu là từ định thứ nhất đến định thứ bảy có thể sinh khởi các chi phần giác ngộ, định thứ 8 là phi tưởng phi phi tưởng xứ không sinh khởi giác ngộ được. Trong truyền thống Theravada, một hành giả có thể tu tập 4 thiền vô sắc (nhưng không bắt buộc) và rồi vượt qua trạng thái tâm đó, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến tam minh. Còn trong trạng thái đó, không thấy các vị đề cập đến sự sự phát triển các yếu tố đưa đến giác ngộ.

BCDL: 於 七 定 有 覺 分 。餘 定 則 無。

(90) 一 切 靜 慮 皆 念 住 攝 。

Tất cả tịnh lự (loại thiền) đều nằm trong 4 niệm trú (niệm xứ).



THB: “Tất cả thiền định (dhyāna) đều do niệm trú (smṛtyupasthāna) nhiếp, nếu không y cứ vào tịnh lự thì cũng có thể chứng được Chánh tánh ly sinh và quả vị A-la-hán.”

  • Tĩnh lự = Dhyāna.

  • Thiền Tổ Sư (công án, thoại đầu) đều không ngoài Tứ Niệm Xứ.

  • Tứ niệm xứ hay Tứ niệm trụ (tức là: thân, thọ, tâm và pháp)

BCDL: 一 切 諸 定 無 不 是 四 念 處 所 攝 。
Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%207 -> Di%20bo%20tong%20luan%20luan -> Tai%20lieu%20tham%20khao
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 6: quan đIỂm giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%207 -> Bài 8: thức mạt-na (manas) nguyên văn chữ HÁN
Hoc%20Ky%207 -> BÀI 6 chủng tử
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 11: quan đIỂm của hữu bộ (TIẾp theo)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 1: TỔng quan về DỊ BỘ TÔng luân luậN 異 部 宗 輪 論 Tầm quan trọng của bộ luận
Tai%20lieu%20tham%20khao -> PHẦn b: HỌc thuyết của các bộ pháI ĐẠi chúng bộ (Mahāsaṁghika) Bài 3: Quan điểm về Đức Phật theo Đại Chúng Bộ

tải về 58.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương