Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)



tải về 126.31 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích126.31 Kb.
#12472
Bài 5: LỘ TRÌNH TU CHỨNG & QUẢ VỊ THANH VĂN

CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ BA CHI PHÁI ĐẦU TIÊN (21- 39)

(Tiết 13 - 18)

21. 以 一 剎 那 現 觀 邊 智。遍 知 四 諦 諸 相 差 別。

Dùng hiện quán biên trí trong một sát-na biết khắp các tướng sai biệt (sự dị biệt của các tướng trạng) của Tứ Đế.

NH: Cái trí ngoại biên hiện quán trong một sát na có thể biến tri mọi sự sai biệt của Bốn Thánh Đế.

Through the possession of the “After knowledge” which follows the comprehension of the truth for one moment, one perceives in their full significance of the Four Truths with their specific differences.

現 觀 邊 智 (S: Abhi-samayàntika-ñāna). Chữ “Biên” có nghĩa là bên cạnh. Trong trường hợp này, nó có nghĩa là “sau”.



*** Hiện quán biên trí (còn gọi là ngoại biên hiện quán) khác với hiện quán chân trí: cái trí chân thật hiện quán; cái trí ngoại biên hiện quán có sau kiến đạo, một thoáng mà biết sự sai biệt của Tứ Đế, không như kiến đạo chỉ biết tổng quát về Tứ Đế.

Ai dùng “nhất sát-na hiện quán biên trí”? Theo CXL, bậc Hiền có 7 bậc, tr. 10.

Hiện quán biên trí là loại trí sinh khởi ngay sau khi Kiến đạo mà chỉ trong một sát na có thể thấy rõ các tướng sai biệt của Tứ Đế (Ngay khi kiến đạo cũng có thể trong một sát na khởi lên Hiện quán trí và biết về Tứ Đế, nhưng chỉ là tổng tướng, vì chỉ mới đoạn hoặc mà chưa có chánh phân biệt). Đại Tỳ Bà Sa Luận cho “Hiện quán biên trí” là loại trí sinh khởi sau ba loại Khổ, Tập, Diệt trong 16 trí. Có thể xem trí này là hậu đắc trí.

BCDL: 一 心 正 對 觀 四 聖 諦 。一 智 通 四 聖 諦 。及 四 聖 諦 相。

Theo Câu Xá, các hành tướng của Tứ Đế như: Khổ Đế: Vô thường, khổ, không, vô ngã. Tập Đế: Nhân, tập, sanh, duyên. Diệt Đế: Diệt, tịnh, diệu, ly. Đạo Đế: Đạo, như, hành, xuất. (Xem ĐCLCX, tr. 225-6).

Theo Theravāda, Đức Phật thuyết Tứ Đế với 3 lần khai thị khác nhau: Khuyến chuyển, thị chuyển và chứng chuyển. Thuật ngữ gọi là “tam chuyển Tứ Đế thập nhị hành.” Gồm có: Thị chuyển: Này các Tỳ-kheo, đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là trạng thái sau khi hết khổ và đây là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ. Khuyến chuyển: Này các Tỳ-kheo, đây là khổ các ông cần phải biết, đây là nguyên nhân của khổ các ông cần phải đoạn trừ, đây là trạng thái vắng mặt của khổ các ông cần phải chứng, và đây là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ các ông cần phải tu tập. Chứng chuyển: đây là khổ ta đã biết, đây là nguyên nhân của khổ ta đã đoạn, đây là sự vắng mặt của khổ ta đã chứng và đây là con đường đưa đến sự chứng đắc ta đã tu.

(22) 眼 等 五 識 身 有 染 有 離 染 。

Nhãn thức và 5 thức của thân có nhiễm ô và cũng không nhiễm ô.



The five consciousnesses, the eye and so forth conduce both to passion and to freedom from passion.

BCDL: 五 識 中 有 染 淨 色 。

Quan điểm này đúng, vì khi mê thì 5 thức bị ô nhiễm, khi hết mê thì 5 thức thanh tịnh.

Qua đây cũng cho chúng ta thấy, Đại Chúng Bộ lúc bấy giờ chủ trương cũng 6 thức, chưa 8 thức như Duy thức Pháp tướng tông.

(23) 色 無 色 界 具 六 識 身。Sắc giới và Vô sắc giới đều có đủ cả 6 thức.

[Chúng sanh] ở cõi sắc và vô sắc, thân đều có đủ 6 thức.



The world of form and the formless world, both possses a complete set of six conciousness.

BCDL: 無 色 界 亦 有 六 識 聚 。

31 cảnh giới trong PG Theravada như sau:

Dục giới: 01. địa ngục, 02. ngạ quỷ, 03. súc sanh, 04. a-tu-la, 05. nhân, 06. Tứ Thiên Vương, 07. Đao-lợi, 08. Dạ-ma, 09. Đâu-suất, 10. Hóa Lạc, 11. Tha Hóa Tự Tại.

Sắc giới: 12. Phạm Chúng, 13. Phạm Phụ, 14. Đại Phạm (Sơ thiền); 15. Thiểu Quang, 16. Vô Lượng Quang, 16. Quang Âm (Nhị thiền); 18. Thiểu Tịnh, 19. Vô Lượng Tịnh, 20. Biến Tịnh (Tam thiền); 21. Quảng Quả, 22. Vô Tưởng và Vô Phiền (Tứ thiền). Tại Vô Phiền Thiên lại chia thành 5 cảnh trời: 23. Vô Phiền, 24. Vô Nhiệt, 25. Thiện Kiến, 26. Thiện Hiện, 27. Sắc Cứu Cánh.

Vô sắc giới: 28. Không Vô Biên Xứ, 29. Thức Vô Sở Hữu Xứ, 30. Vô Sở Hữu Xứ, 31. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

So sánh với cảnh giới của các cõi theo truyền thống Theravada, chư thiên ở cõi Vô tưởng thiên (trong tầng thiền thứ 4, thứ 22 từ thấp lên cao), chỉ có thân thể mà không có tâm tưởng. Như vậy trong cảnh giới này, ý thức không có mặt.

Bốn cõi vô sắc (28-31) hoàn toàn không có thân, chỉ có tâm, nên không có năm thức (đầu).

(24) 五 種 色 根 肉 團 為 體 。眼 不 見 色 。耳 不 聞 聲 。鼻 不 嗅 (khứu) 香 。舌 不 嘗 (thường) 味 。身 不 覺 觸。

Năm sắc căn (giác quan) lấy khối thịt làm thể (cơ sở), nên mắt không thấy sắc, tai không nghe tiếng, mũi không ngửi hơi, lưỡi không nếm vị, thân không biết xúc chạm.

The sense-organs of five kinds are nothing but lumps of flesh. The eyes do not see colours; the ears do not hear sounds; the nose does not smell odours; the tongue does not taste flavour; the body does not feel touch.

NH: Thể chất của năm loại sắc căn là những khối thịt nên không phải là mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, muĩ ngửi hương, lưỡi nếm mùi, thân biết xúc.

BCDL: 五 根 即 是 肉 團 。眼 不 見 色 。乃 至 身 不 覺 觸 。



* Căn chỉ là tăng thượng duyên cho thức biết cảnh.

Có hai loại căn: Phù trần căn và tịnh sắc căn. Phù trần căn là chỉ cho khối thịt. Tịnh sắc căn là chỉ cho hệ thống thần kinh.

(25) 在 等 引 位 有 發 語 言。亦 有 調 伏 心。亦 有 淨 作 意。

Trong giai đoạn Đẳng dẫn vẫn phát ra lời nói, vẫn có cái tâm điều phục, vẫn có tác ý thanh tịnh.

NH: Trong giai đoạn đẳng dẫn, vẫn có sự phát ra ngôn ngữ, vẫn có cái tâm thuần hóa, vẫn có cái ý tản mạn.

Even in the state of samadhi (samahita), one can utter words, there is also a suddued mind and also a quarelsome mind.

BCDL: 若 心 在 定 。亦 得 有 語 折 伏 心 恒 有 。相 壞 心 恒 有 。是 故 凡 夫 有 上 下 。

HB: Khi ở trong địa vị Đẳng dẫn vừa phát ra lời nói (vacabheda), vừa điều phục tâm (vinayacitta), mới phát sinh tác ý thanh tịnh (manasikâra).

* Đẳng dẫn: Samāhita: phiên âm là Tam-ma-hê-đa, dịch là Đẳng dẫn = thiền chứng. Khi nhập định, tâm chuyên chú vào đề mục gọi là đẳng dẫn/ chú tâm.

* Khuy Cơ chú là “tránh tác ý” (諍 作 意) chứ không phải là “tịnh tác ý” (tác ý thanh tịnh) rồi giải thích: các cảnh (đối tượng) loạn động thật là phức tạp và khó điều phục nên gọi là Tránh.

Quan điểm này cũng không sai. Nếu cận định thì vẫn phát ra ngôn ngữ là không sai. Vì Đức Phật luôn ở trong cận định nói pháp.

(26) 所 作 已 辦 無 容 受 法 。

Việc làm hoàn tất, không còn thọ nhận pháp khác.



One, who has accomplished what ought to be done, does not take anything to himself.

NH: Việc làm đã được hoàn tất thì không còn sự chấp thủ.

HB: Việc nên làm đã làm xong, không còn bị quấy nhiễu bởi các pháp.

BCDL: 已 成 就 法 無 處 所 。

Việc làm hoàn tất (sở tác dĩ biện) là tu học hoàn tất, chỉ cho một vị A-la-hán đối cảnh chỉ biết cảnh do duyên sinh, thực hiện với tâm duy tác, không còn chấp thủ gì cả.

(27) 諸 預 流 者。心 心 所 法 能 了 自 性。

Đối với các vị Dự Lưu, tâm và tâm sở [của vị đó] có thể biết được tự tính [của nó].

The stream enterers (srotàpannas) are capable of understanding the nature of their mind and their mental formations.

NH: Các vị đã chứng quả Dự Lưu có thể biết được đặc tính của tâm và tâm sở của mình. (đặc tính (characteristics) khác với bản chất (nature))

BCDL: 須 氀 多 阿 半 (方 晏 反) 那 。心 及 心 法 。知 有 自 性 。



Srotāpanna (S) = Sotapanna (P): Dự Lưu.

Thế nào là tâm? 心 : Citta (conciousness);

Thế nào là tâm sở? 心 所: cetasika (mental concomitant).

Tâm sở có bốn đặc tính (theo Theravada)

- Ekuppāda: đồng sanh, nghĩa là tâm sanh lên, tâm sở cũng sanh lên ngay tức khắc, không trước cũng không sau.

- Ekanirodha: đồng diệt, nghĩa là tâm diệt đi, tâm sở cũng diệt ngay tức khắc.

- Ekālambana: đồng cảnh, nghĩa là tâm biết cảnh nào, tâm sở cũng chỉ biết cảnh ấy.

- Ekavatthuka: đồng (nương) vật, nghĩa là tâm nương nơi vật nào thì tâm sở cũng nương chính vật ấy. Như nhãn thức nương nhãn vật, những tâm sở đồng sanh với Nhãn thức cũng chỉ nương nhãn vật, Nhĩ thức nương nhĩ vật, các tâm sở đồng sanh với nhĩ thức cũng chỉ nương nơi nhĩ vật...Ý thức nương ý vật (hadayavatthu) thì các tâm sở đồng sanh với ý thức cũng chỉ nương ý vật.

Bốn sự đồng này là nói tổng quát, chỉ có trong cõi ngũ uẩn, ỡ cõi tứ uẩn thì không có đồng nương vật.

(28) 有 阿 羅 漢 為 餘 所 誘 。 猶 有 無 知 。 亦 有 猶 豫 。 他 令 悟 入 。道 因 聲 起 。

Có vị La-hán bị kẻ khác dẫn dụ, còn sự không biết, còn điều hoài nghi, người khác giúp vào, thánh đạo nhờ tiếng.

Arhats can still be tempted by others, they can still have ignorance, they can still have doubt and they can still reply on the help of others to show them the Path and they can also realize the Path by utterance.

Bản dịch tiếng Anh: Các vị A-la-hán vẫn còn dẫn dụ bởi người khác, họ vẫn còn si mê, học vẫn còn nghi ngờ và họ vẫn còn dựa vào sự giúp đỡ của người khác để chỉ họ Đạo lộ và họ có thể nhận ra Đạo lộ này nhờ tiếng.

BCDL: 有 阿 羅 漢 多 他 以 不 淨 染 污 其 衣 。 阿 羅 漢 多 有 無 知 。 有 疑 惑 有 他 度 。 聖 道 亦 為 言 所 顯 。

Quan điểm của Đại Chúng Bộ đồng quan điểm của Đại Thiên.

(29) 苦 能 引 道 。

Khổ có thể dẫn dắt vào thánh đạo.

Suffering leads man to the Path.

BCDL: 說 苦 亦 是 道 。

(30) 苦 言 能 助 。

Tiếng khổ có thể trợ giúp [ngộ đạo]



The word of suffering can help the process of the realization of the Path.

Lời nói về khổ có thể có ích lợi cho việc thực tập.

BCDL: 說 苦 亦 是 因 。

(31) 為 加 行 。能 滅 眾 苦 。亦 能 引 樂 。

Trí tuệ làm gia hạnh có thể diệt trừ được các khổ, cũng có khả năng đưa đến an lạc.



Through the wisdom, one annihilates suffering and is also capable of obtaining the final beatitude.

Tuệ giác là động cơ có năng lực loại trừ khổ đau, lại có năng lực dẫn tới yên vui.

BCDL: 般 若 相 應 滅 苦 。Dịch sát: Bát-nhã tương ưng với diệt khổ. Dịch thoát: Trí tuệ là pháp đối trị khổ. Bản dịch này khác rất xa với Dị Bộ.

Quan điểm này chúng ta mượn các khái niệm trong Duy thức để giải thích.


        • Gia Hạnh: Prayoga (skt): Gia Hạnh Ðạo (Prayoga Mārga) = Added progress = Gia tăng dụng công, Gia Hạnh Vị (Prayoga Phala) = Intensified effort - Earnest endeavour.

  • GIA HẠNH VỊ (Ðịa vị gia hạnh = Giai đoạn sửa soạn): The 'stage of preparation'. The second among the five stages of practice as outlined by Vasubandhu in his Thirty verses on Consciousness-only. This is the stage of preparation for the purpose of opening the wisdom of "no outflow" to enter the "path of seeing" - Kiến đạo. It is preparation like the step before - Tư lương vị, but more direct preparation.

  • Gia hạnh vị: Địa vị thứ 2 trong 5 vị của tông Duy Thức. gia = tăng lên; hạnh = đức-hạnh) = một địa-vị tu-tập theo Tông Duy-Thức. Theo tông này, có năm giai đoạn (địa vị) trong quá trình tu-tập: (1) Tư-lương-vị (Sambhara (skt), (2) Gia-hạnh-vị, (3) Thông-đạt-vị, (4) Tu-tập-vị, (5) Cứu-cánh-vị.

(32) 苦 亦 是 食 。

Khổ cũng là thức ăn (āhāra).



Suffering is also a kind of food.

BCDL: 苦 受 亦 是 食 。

Theo Ngài Khuy Cơ nói riêng và trong các luận sớ nói chung, trong các địa ngục (niraya), chúng sanh nuốt những hòn sắt nóng đỏ để duy trì sự sống. Ngài Nhất Hạnh trong bài giảng của mình cho rằng đó là một quan niệm rất mắc cười.

(33) 第 八 地 中 亦 得 久 住 。

[Hành giả có thể] ở lâu trong Địa thứ 8 (đệ bát địa).

In the eighth stage one can also remain for a long time.

Đến địa thứ 8 cũng có thể trú lại trong một thời gian lâu dài.

BCDL: 第 八 亦 久 住 。



  • Đệ bát địa: địa thứ 8 trong thập địa thuộc Kinh Hoa Nghiêm. Thập địa: (1) Hoan hỷ địa, (2) Ly cấu địa, (3) Phát quang địa, (4) Diệm huệ địa, (5) Nan thắng địa, (6) Hiện tiền địa, (7) Viễn hành địa, (8) Bất động địa, (9) Thiện huệ địa, (10) Pháp vân địa.

  • Nếu đệ bát địa theo kinh Hoa Nghiêm thì quan điểm này cho chúng ta thấy sự xuất hiện các khái niệm giáo lý thuộc Phật giáo Đại Thừa; và rất có thể phẩm Thập Địa đã ra đời trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, theo N. Dutt trong “Lược sử Phật giáo Ấn Độ” cho rằng Kinh Thập Địa ra đời vào thế kỷ thứ 3 sau CN.

  • Địa thứ 8 bắt đầu thành tựu đạo giải thoát, dành cho những nguời mới đạt quả Dự Lưu. Một vị đắc Dự Lưu quả, tối đa tái sanh 7 lần. Vậy ở lâu trong sơ quả cũng có nghĩa là trải qua một thời gian dài trong sanh tử (7 lần).

Theo cách lý giải của HT. Nhất Hạnh trong “Những con đường đưa về núi Thứu” thì đệ bát địa tức là “Dự Lưu Hướng”.

(34) 乃 至 性 地 法 皆 可 說 有 退 。

Cho đến Tánh địa pháp (Gotrabhūmidharma) có thể nói vẫn còn thối chuyển.

From conversation onwards to the Gotrabhūmidharma or “the stage of transformation of personality”, there is in all stages the possibility of retrogression for those who are on the path of progressive sanctification.

Tánh địa pháp chính là Thế đệ nhất pháp. Tỳ Bà Sa q.3 cho rằng từ sơ phát tâm cho đến Thế đệ nhất pháp vẫn còn thối chuyển, bởi Thế đệ nhất pháp là do nhiều niệm phát khởi liên tục nên có cả thối chuyển và không thối chuyển.

BCDL: 乃 至 性 法 退 。



  • Xem Câu Xá Luận về tứ gia hạnh vị (trang 224 -232, Thích Thiện Siêu, Đại Cương Luận Câu Xá, Hà Nội, Nhà XBTG, 2000).

  • Gia-hạnh-vị có bốn cấp, gọi là Tứ gia-hạnh:1 (1) Noãn-pháp, (2) Đỉnh-pháp, (3) Nhẫn-pháp và (4) Thế-đệ-nhứt-pháp. Theo Đại Cương Luận Câu Xá (trang 224 -232, Thích Thiện Siêu, Hà Nội, Nhà XBTG, 2000):

    • Noãn pháp: Ở địa vị này, hành giả quán đủ 16 hành tướng (phương diện) của bốn đế. Khổ đế: vô thường, khổ, không, vô ngã; Tập đế: nhân, tập, sinh, duyên. Diệt đế: Diệt, tịnh, diệu, ly. Đạo đế: Đạo, như, hành, xuất.

    • Đảnh pháp: Xem 227 trong ĐCCXL.

    • Nhẫn pháp: Bậc thứ 6 trong bảy bậc hiền (thất hiền). Vị thứ 3 trong tứ thiện căn. Kiên trì đạo lý về Tứ Đế, đạt được trí huệ vững chắc, không lay động gọi là “Nhẫn”. Trí tuệ của các vị ấy gọi là “Pháp”.

    • Thế đệ nhất: Xem 231 trong ĐCCXL.

  • Thế đệ nhất pháp: Gia hạnh thứ 4 trong 4 loại gia hạnh. Đó là mức cao nhất của hữu lậu trí, là nhất trong thế tục pháp, nên gọi là thế đệ nhất pháp, có công lực làm nhân thoát ly khỏi đồng loại, dẫn sinh ra Thánh đạo, nên gọi là tột đỉnh (tối thắng).

  • Theo Hữu Bộ, Hiền vị có 7, còn gọi là bảy phương tiện, bảy gia hạnh vị: (1) ngũ đình tâm, (2) Biệt tướng niệm trú, (3) tổng tướng niệm trú, (4) Noãn, (5) Đảnh, (6) Nhẫn, (7) Thế đệ nhất.

Như vậy, “Tánh địa pháp” hay “Thế đệ nhất pháp” chưa phải là Tu-đà-hoàn. Nếu chưa phải là Tu-đà-hoàn vẫn còn thối chuyển là đúng. Còn16 tầng tuệ của truyền thống Theravada, một vị hành giả khi đã tu tới tầng tuệ thứ 13, “tuệ thay dòng” hay còn gọi là chuyển tộc, nếu không phát nguyện thành Phật thì sẽ tiếp tục đi tới vào tầng tuệ thứ 14 là Đạo trí, và 15 là Quả trí và 16 là Ôn duyệt, tức là chứng được Sơ quả là tối thiểu, nghĩa là tới thứ 13 thì vĩnh viễn không còn lui sụt đạo quả nữa mà sẽ đi tới. Xem thêm 16 tầng tuệ.

(35) 預 流 者 有 退 義 。阿 羅 漢 無 退 義 。

Quả Dự Lưu còn có thối chuyển, bậc A-la-hán thì không.

The Strotapanna has a chance of retrogression while an Arhat does not.

BCDL: 須 氀 多 阿 半 那 退 法 。 阿 羅 漢 多 不 退 法 。

Theravada cho rằng một khi đã đạt được quả vị Tu-đà-hoàn thì không còn thối chuyển, chỉ còn luân chuyển tối đa 7 lần là chấm dứt sanh tử luân hồi. Hữu Bộ (Câu Xá Luận),2 cho rằng A-la-hán có 6 thứ (tr. 249).

Trung Bộ Kinh, số 22: Kinh Ví dụ con rắn, Đức Phật có nói một đoạn như vầy để khẳng định vị trí của Tứ thánh quả:

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ bày.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn phải trở lui vào đời này nữa.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất Lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh giác.

(36) 無 世 間 正 見 。無 世 間 信 根 。

Không có chánh kiến thế gian (samyakdrsti), không có tín căn thế gian (śraddheriya).



There is neither wordly “right view” nor wordly “power of faith”

Tín căn dịch là “the root of faith” đúng hơn là “power of faith” (tín lực).

TT. Hạnh Bình dịch: Ở thế gian không có người có chánh kiến (laukikasamyagdṛṣa nāsti), ở thế gian không có người có niềm tin (laukikasradhendriya nāsti).

BCDL: 世 間 無 正 見 。 世 間 無 信 根 。(Thế gian không có Chánh kiến, thế gian không có tín căn)

Bản dịch của thầy Hạnh Bình sát với BCDL.

* Śraddhendriya (S). Faith, one of the five roots or organs producing a sound moral life.

Theo Đại kinh bốn mươi (117), Đức Phật dạy về chánh kiến hữu lậu và chánh kiến vô lậu như sau:

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

(37) 無 無 記 法。

Không có pháp vô ký (avyākrta)

There is nothing that is indeterminate.

BCDL: 無 無 記 法 。

無 記 Avyākṛta (s). Unrecordable (either as good or bad); neutral, neither good nor bad; things that are innocent, or cannot be classified under moral categories.

* Ngược lại với quan điểm của Thượng Toạ Bộ (Cf. Thắng Pháp Tập Yếu Luận), Hữu Bộ (Câu Xá Luận), Duy Thức Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng).



Nếu chúng ta dịch câu trên “Không có tâm vô ký” (có lẽ đúng trong ngữ cảnh này). Nếu là “pháp” được chỉ các sự vật hiện tượng như cái bàn, cành hoa thì chắc chắn “pháp” phải có tốt, xấu và vừa tốt vừa xấu. Còn nếu “pháp” được hiểu như là một trạng thái tâm, thì cũng chưa chắc đúng.

(38) 入 正 性 離 生 時 。可 說 斷 一 切 結。

Khi nhập Chánh tánh ly sanh mới có thể nói là đoạn trừ tất cả các kiết sử.

When one enters into the samyaktva-nyama, one may be said to destroy all the samyojanas fetters.

BCDL: 若 人 入 正 定 。 一 切 結 滅 。

* 正 性 離 生: nhập kiến đạo, Niết-bàn, lìa sanh tử (ĐCCXL, tr. 232).

* Kiết (sử): Saṃyojana (S)



- Chánh tánh ly sanh còn gọi là Thánh tánh ly sanh. Ngài Chân Đế dịch là Chánh định (正 定 = Sammà Samàdhi), tên khác của Kiến đạo, nghĩa là khi tu đến địa vị Kiến đạo thì hành giả đạt được chánh tánh niết-bàn.

HT. Nhất Hạnh trong bài giảng cho rằng đó là trạng thái của một vị A-la-hán.

Theo luận Đại Tỳ Bà Sa 3, Chánh tánh tức là Niết-bàn (thánh đạo), tính của nó thuần chính không tà vạy; Sinh là tên khác của phiền não hoặc do thiện căn chưa thành thục có thể khiến chúng sanh luân hồi sanh tử. Niết bàn hay vô lậu trí có thể khiến chúng sanh thoát ly sanh tử nên gọi chánh tánh ly sanh.

- Kiết sử là chỉ cho những phiền não trói buộc chúng sanh vào cảnh mê, khiến cho chúng sanh không thể thoát khỏi cái khổ sinh tử. Nó khác tên nhưng cùng một thể với Phiền não, đồng nghĩa với trói buộc.

Bậc thánh hoàn toàn không còn bị phiền não trói buộc phiền nhiễu thì bước vào thánh đạo (kiến đạo) cũng sẽ được như thế cho nên mới nói “nhập chánh tánh ly sanh có thể nói là đoạn trừ tất cả các kiết sử”.

Thánh Tính:

1)      Tánh của bậc Thánh: Saintivity.

2)      Câu Xá Luận gọi Thánh Tính là Chính Tính hay một đời sống Thánh thiện không còn bị dục vọng lôi cuốn: The holy nature, according to the Abhidharma-kośa of the passionless life.

3)      Duy Thức Luận gọi Thánh Tính là cái tính sanh ra trí vô lậu mà đoạn trừ phiền não: According to the Vijñānamātrasiddhi of enlightenment and wisdom, the holy nature is the nature that produces the passionless or pure wisdom.



Thánh Tính Ly Sinh: Theo Duy Thức Luận, Thánh Tính Ly Sinh là cuộc sống thánh thiện của các vị Thanh Văn, Duyên Giác, A La Hán hay Bồ Tát, những vị đã đạt được vô lậu trí và dứt bỏ phiền não do phân biệt khởi lên (đã dứt bỏ phiền não và sở tri chướng), đối lại với cuộc sống của phàm phu hay người chưa giác ngộ.

(39) 諸 豫 流 者。造 一 切 惡 唯 除 無 間。

Các vị Dự Lưu vẫn còn tạo tất cả nghiệp ác, chỉ trừ tội vô gián (ānatartya).

The strotapannas can commit all sources of sins except the five capital offences which incur punishment immediately.

Chữ “ác” ở đây cần phải sửa lại thành “bất thiện” có lẽ phù hợp hơn. Vì “ác” khác rất xa với “bất thiện”. Chữ “nhất thiết” (tất cả) cũng nên sửa lại thành một số.

BCDL: 須 氀 多 阿 半 那 。 能 作 一 切 惡 。 唯 不 作 五 逆 。

* Theo truyền thống Nam truyền, một vị Dự Lưu (Sotāpanna) giữ giới một cách tự nhiên. Một khi thọ giới rồi không bao giờ phạm giới. Các vị còn tham sân si, nhưng không còn tham ác, sân hại và tà kiến.

Kinh Pháp Cú ghi rằng: “Hơn thống lãnh cõi đất/ Hơn làm vua cõi trời/ Hơn chủ trì vũ trụ/ Quả Dự Lưu tối thắng. (PC. 178)



Nhận xét: Các quan điểm trên phần lớn đều liên quan đến pháp tướng tông (Duy thức học).


1 Tư gia hạnh có lẽ tương đương với tứ chánh cần trong văn hệ Pali.

2 Xem ĐCCXL, tr. 249.


Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%207 -> Di%20bo%20tong%20luan%20luan -> Tai%20lieu%20tham%20khao
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 6: quan đIỂm giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%207 -> Bài 8: thức mạt-na (manas) nguyên văn chữ HÁN
Hoc%20Ky%207 -> BÀI 6 chủng tử
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 11: quan đIỂm của hữu bộ (TIẾp theo)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 1: TỔng quan về DỊ BỘ TÔng luân luậN 異 部 宗 輪 論 Tầm quan trọng của bộ luận
Tai%20lieu%20tham%20khao -> PHẦn b: HỌc thuyết của các bộ pháI ĐẠi chúng bộ (Mahāsaṁghika) Bài 3: Quan điểm về Đức Phật theo Đại Chúng Bộ

tải về 126.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương