PHẦn b: HỌc thuyết của các bộ pháI ĐẠi chúng bộ (Mahāsaṁghika) Bài 3: Quan điểm về Đức Phật theo Đại Chúng Bộ



tải về 156.69 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích156.69 Kb.
#38379
PHẦN B: HỌC THUYẾT CỦA CÁC BỘ PHÁI

ĐẠI CHÚNG BỘ (Mahāsaghika)

Bài 3: Quan điểm về Đức Phật theo Đại Chúng Bộ

và 3 bộ phái chi nhánh

本 宗 末 宗 同 義 異 義 。 我 今 當 說 。 此 中 大 眾 部 。 一 說 部 。 說 出 世 部 。 雞 胤 部 。 本 宗 同 義 者 。 謂 四 部 同 說 。

Tông gốc và các chi nhánh có chỗ giống và cũng có chỗ khác. Nay tôi sẽ nói. Bốn bộ có cùng quan điểm: Đại Chúng Bộ, Nhất Thuyết Bộ, Thuyết Xuất Thế Bộ, Kê Dận Bộ.

Bổ sung cho các bộ phái:

- Đại Chúng Bộ và 3 chi phái có tất cả 48 quan điểm giống nhau trong 4 nhóm như đã nói ở bài 1.



- Đại Chúng Bộ:

Theo Thập Bát Bộ Luận, bộ này sở dĩ có tên như vậy, vì 2 lý do:

一 摩 訶 僧 祇 (此 言 大 眾 老 小 同 會 共 集 律 部 也) 。 二 體 毘 履 (此 言 老 宿 唯 老 宿 人 同 會 共 出 律 部 也). Một là Ma Ha Tăng Kỳ (Bộ này nói rằng già trẻ rất đông đã từng cùng nhau kiết tập bộ luật này); hai là Vinaya (Bộ luật này nói chỉ có những bậc kỳ túc trưởng lão từng đồng tham gia kiết tập và ban hành bộ luật này).

- Ra đời khoảng 140 năm sau PNB (Các bộ phái PG tiểu thừa, tr.98). Bộ Chấp Dị Luận cho rằng sau PNB 116 năm. Bhavya (Thanh Biện) cho rằng sau 137 năm PNB (CBPPGTT, tr. 54).

* Xem Đại Chúng Bộ trong CBPPGTT, 98-102).

Họ cũng có đủ 3 tạng: Kinh, Luật và Luận. Sau này, tạng Chú được thêm vào thành 4 tạng. Kinh tạng được chia thành 5 bộ: Trường, Trung, Tạp, Tăng nhất và Tiểu. Hiện nay các kinh, luật, luận không còn. Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottarikāgama / Ekottara Āgama) trong Đại tạng hiện nay được cho là thuộc Đại Chúng Bộ.

- Kinh luật luận hiện còn:

(1) Ma Ha Tăng Kỳ Luật (Đại Tạng No. 1425, Hán dịch: Tam Tạng Phật Ðà-Bạt-Ðà-La (Buddhabhadra, Giác Hiền) cùng Sa-môn Pháp Hiển, đời Đông Tấn, Trung Quốc dịch sang Hán văn. Việt dịch: HT. Phước Sơn, 4 tập, 2000) gồm 218 giới cho Tăng và 290 giới cho Ni.

(2) Tăng Nhất A-hàm, lời tựa, CBPPGTH, tr. 100).

A-nan tự trình bày ý nghĩ:

Người ngu không tin hạnh Bồ-tát;

Trừ các La-hán tín giải thoát

Mới có tín tâm không do dự.

Bốn chúng đệ tử, phát đạo ý,

Cùng tất cả mọi loài chúng sanh;

Có lòng tin vững không hồ nghi.”

Di-lặc tán thán: “Khéo thuyết thay!

Phát tâm Đại thừa, ý quảng đại.”

Hoặc có các pháp, đoạn kết sử;

Hoặc có các pháp, thành quả đạo.”

(3) Kinh Viên Giáo Xá Lợi Phất (4) Kinh Phổ Diệu (Lalitavistara) là hai trong 9 kinh thuộc hệ Phương Đẳng được cho là thuộc bộ phái này.

- Đạo sư: (a) Bà-la-môn tên là Ca-diếp (Kaśyapa). (b) Lãnh tụ: Mahadeva (Đại Thiên). Có lẽ Đại Thiên cũng chỉ là người thừa kế, nhưng 5 quan điểm của ông đã ảnh hưởng lớn lao đến bộ phái và sự phân hóa tư tưởng Phật giáo lúc bấy giờ.

- Huy hiệu: Cái tù và.

- Y được ghép từ 23-27 mảnh.

- Ngôn ngữ: Prakrit và Hybrid Sanskrit (gần giống như Sanskrit).

- Địa bàn hoạt động: Trú xứ đầu tiên ở miền Đông Magadha, tức là Pataliputra, sau mở rộng ở Mathura, Karle, Kaboul (Afganistan ngày nay), rộng ra cả Nam Ấn Độ, và có cả đại biểu ở Sơn Tây – Trung Quốc. Thời gian hưng khởi và phát triển của bộ phái này từ thế kỷ thứ 2 sau PNB đến khoảng thế kỷ thứ 7 TL (Dựa theo Đại Đường Tây Vức Ký của Ngài Huyền Trang, Phật Quốc Ký của Ngài Pháp Hiển).

Thời gian tồn tại: Sau Đức Phật nhập NB 100 năm, kéo dài đến thế kỷ thứ IX TL.

- Nhất Thuyết Bộ 一 說 部 = Ekavyāvahārikaḥ:

Dựa theo DBTLL do HT. Trí Quang dịch và khảo cứu (tr. 65) và Lịch sử Phật giáo Ấn Độ của HT. Thánh Nghiêm (tr. 183), tên của bộ này y vào tông nghĩa mà thành lập, cho rằng các pháp (Eka = nhất) thế gian và xuất thế gian đều là giả danh, không thực thể (thuyết).



Thập Bát Bộ Luận, gọi bộ này là “Chấp Nhất Ngữ Ngôn Bộ” 執 一 語 言 部 bởi vì nó cùng với Đại Chúng Bộ có cùng quan điểm về cái « một » (Eka = nhất) .(所 執 與 僧 祇 同 故 言 一 也)

Theo CBPPGTT, tr. 147, cho rằng quan điểm 13 -14 là quan điểm để khẳng định tông chỉ của bộ phái này.

13. 一 剎 那 心 了 一 切 法 。

[Chư Phật] trong một sát na tâm (ekasanikacitta) liễu tri tất cả các pháp (sarvadharma).

BCDL: 如 來 一 心 能 通 一 切 境 界 。

14. 一 剎 那 心 相 應 般 若 知 一 切 法 。

[Chư Phật] trong một sát na tâm tương ưng với bát-nhã (prajñā), biết được tất cả các pháp.

BCDL: 如 來 一 剎 那 相 應 般 若 。 能 解 一 切 法。

- Theo Tāranātha, Nhất Thuyết Bộ mất dần vị trí từ thế kỷ thứ 4 - 9 TL.

* Tāranātha (1575–1634) sinh ở xứ Drong, Tây Tạng. Ngài được cho là sinh vào ngày ra đời của Padmasambhava (Liên Hoa Sanh). Ngài là một sử gia lớn và nhà văn lỗi lạc của Tây Tạng. Tên gốc của ngài là Kun-dga'-snying-po, tương đương với tiếng Sanskrit là Anandagarbha (Khánh Hỷ Tạng). Tác phẩm nổi tiếng của ngài được mọi người biết đến đã dịch sang tiếng Anh là History of Buddhism in India (Lịch sử Phật giáo Ấn Độ). Sau này ngài qua Mông Cổ, thành lập một số tu viện và tịch ở đó.



- Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravāda):

Thập Bát Bộ Luận gọi là Xuất Thế Gian Ngữ Ngôn Bộ 出 世 間 語 言 部. Sở dĩ được gọi như vậy là vì ca ngợi về Đức Phật như là bậc xuất thế (稱 讚 辭 也).

- Luận thư hiện còn: Mahāvastu (Đại sự) – một tập hợp những truyện tiền thân của đức Phật (Jataka) viết bằng Sanskrit biến thể (Hybrid- Sanskrit).

- Những luận điểm trong DBTLL xác nhận đức Phật là một bậc siêu thế như luận điểm 1 đến 23, rất gần với quan điểm của Phật giáo Đại Thừa. Rất có thể tư tưởng bộ phái này là nền tảng để Phật giáo Đại Thừa sau này hưng khởi, phát triển.

- Ngài Huyền Trang cho chúng ta biết trú xứ của phái này nằm ở vùng Bamiyan ở Afganistan (nơi có những pho tượng Phật khổng lồ bị khủng bố Taliban phá hoại). Xem Đại Đường Tây Vức Ký.

- Kê Dận Bộ 雞 胤 部 (Gokulika, thuộc loại bò; Kaukkutika, quan hệ với loại gà (Kê Túc Sơn); Kukkutika, liên hệ đến tro): Ngài Buddhaghosa cho rằng đó là tên riêng của một Bà-la-môn.

Theo Thập Bát Bộ Luận, bộ này còn gọi là Cao câu lợi bộ (高 拘 梨 部). Sở dĩ nó có tên như vậy là vì dựa vào tên của vị sáng lập tông này (是 出 律 主 姓 也). Bộ Chấp Dị Luận cho rằng bộ này có tên là « Khôi Sơn Trụ Bộ » (灰 山 住 部).

Chân Đế trong Bộ Chấp Dị Luận Dị Bộ Tông Luân Luận Thuật Ký của Khuy Cơ nói rằng bộ phái này đặt nặng Luận tạng hơn là Luật tạng và Kinh tạng, vì Luận trình bày thắng nghĩa của Phật, còn Kinh và Luật chỉ là phương tiện (upàya). Như vậy, bộ phái này có tư tưởng giống như những người theo khuynh hướng luận thư của Phật giáo Myanmar.

Bộ phái này biến mất vào khoảng thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ IX TL và có lẽ sát nhập vào Đại thừa.



1. Quan điểm về Đức Phật (1-15)

1. 諸 佛 世 尊 皆 是 出 世 。

Chư Phật Thế Tôn đều là những bậc siêu xuất thế gian.

Buddhas are all supramundane (lokottara)

BCDL: 一 切 佛 世 尊 出 世 。

2. 一 切 如 來 無 有 漏 法 。

Tất cả các đức Như Lai không còn pháp hữu lậu.



There are no sàsrava-dharmas in all the Tathàgatas.

BCDL: 無 有 如 來 一 法 而 是 有 漏 。

3. 諸 如 來 語 皆 轉 法 輪 。

Lời nói của chư Như Lai đều là chuyển pháp luân.



All the speeches of the Tathàgatas are preaching the righteous law.

BCDL: 如 來 所 出 語 皆 為 轉 法 輪 。

4. 佛 以 一 音 說 一 切 法 。

Đức Phật dùng một âm thanh nói tất cả pháp.



The Buddha expounds all doctrines with a single utterance.

BCDL: 如 來 一 音 能 說 一 切 法 。



  • Đại Trí Độ Luận (HT. Thích Quảng Độ dịch), Phật Quang Đại Từ Điển, NXB. Hà Nội, Hội VHGD Linh Sơn, Đài Bắc, 2000) quyển 4, Phạm âm vi diệu của Phật có 5 đặc tính sau:

  1. Thứ nhất là rền vang như sấm, nghĩa là âm thanh của Phật phát ra vang dội rất xa.

  2. Thứ hai là trong suốt vang xa, người nghe đều vui mừng.

  3. Thứ ba là khiến người nghe sanh tâm kính ái.

  4. Thứ tư là rõ ràng dễ hiểu.

  5. Thứ năm là người muốn nghe mãi, không cảm thấy chán.

5. 世 尊 所 說 無 不 如 義 。

Không có lời nói nào của Thế Tôn đều không thật nghĩa.



There is nothing, what is not in conformity with the truth, in which has been preached by the World- Honourned One.

BCDL: 如 來 語 無 不 如 義

6. 如 來 色 身 實 無 邊 際 。

Sắc thân của Như Lai không có giới hạn.



The Rùpakàya of the Tathàgatas is indeed limitless.

BCDL: 如 來 色 身 無 邊 。

7. 如 來 威 力 亦 無 邊 際 。

Oai lực của Như Lai cũng không có giới hạn.



The divine power of the Tathàgatas is also limitless.

BCDL: 如 來 威 德 勢 力 無 減 。

8. 諸 佛 壽 量 亦 無 邊 際 。

Thọ lượng của Như Lai cũng không có giới hạn.



The longevity of the Buddhas is also limitless.

BCDL: 如 來 壽 量 無 邊 。

9. 佛 化 有 情 令 生 淨 信 無 厭 足 心 。

Phật hóa độ các loài hữu tình khiến sanh lòng tịnh tín, không có tâm chán ngán hoặc cảm thấy đủ.



The Buddha is never tired of enlightening sentient beings and awakening pure faith in them.

HT.TQ: Đức Như Lai không có tâm lý thấy chán, thấy đủ trong sự giáo hóa chúng sanh cho họ có đức tin trong sáng.

BCDL: 如 來 教 化 眾 生 。 令 生 樂 信 無 厭 足 心 。

10. 佛 無 睡 夢 。

Đức Phật không có ngủ và nằm mộng.

The Buddha doesn’t sleep or dream.

BCDL: 如 來 常 無 睡 眠 。

11. 如 來 答 問 不 待 思 惟 。

Như Lai vấn đáp không cần phải đợi suy nghĩ.



The Tathagata answers questions without thingking.

BCDL: 如 來 答 問 無 思 惟 。

12. 佛 一 切 時 不 說 名 等 。常 在 定 故 。 然 諸 有 情 。謂 說 名 等 歡 喜 踊 躍 。

Đức Phật không bao giờ nói về danh [cú, văn] v.v… vì Ngài luôn ở trong định, tuy nhiên các loài hữu tình cho rằng Ngài có nói danh [cú, văn] v.v… liền sanh tâm vui vẻ phấn khởi.

At no time does the Buddha preach with words and so on because he is always in Samàdhi. But the people rejoice, considering the Buddha preaches words, nouns and so on.

BCDL: 如 來 心 恒 在 觀 寂 靜 不 動 。如 來 所 出 語 。皆 令 眾 生 生 愛 樂 心 。

13. 一 剎 那 心 了 一 切 法 。

[Chư Phật] trong một sát na tâm (ekasanikacitta) liễu tri tất cả các pháp (sarvadharma).



The Blessed One is able to understand all things within a moment of conciousness.

BCDL: 如 來 一 心 能 通 一 切 境 界 。

14. 一 剎 那 心 相 應 般 若 知 一 切 法 。

[Chư Phật] trong một sát na tâm tương ưng với bát nhã (prajñā) biết được tất cả các pháp.



Within a moment of conciousness, the Blessed One is able to adapt to the insight of Prajna and is able to understand all things.

BCDL: 如 來 一 剎 那 相 應 般 若 。 能 解 一 切 法。

15. 諸 佛 世 尊 盡 智 無 生 智 恒 常 隨 轉 。 乃 至 般 涅 槃。

Lậu tận trí (Ksayajñāṇa) và vô sanh trí (anupadayañāṇa) của Phật Thế Tôn thường luôn hiện hữu (tùy chuyển) cho đến lúc nhập Đại bát-niết-bàn.



The Ksayajñāa, the knowledge of extinction and the anupadayañāa, the knowlege of non-rebirth are always present in the Buddhas and they continue to be so till the Parinirvàna.

BCDL: 如 來 盡 智 無 生 智 。 恒 平 等 隨 心 而 行 。 乃 至 無 餘 涅 槃。

A-la-hán có lậu tận trí (Ksayajñāṇa). Chỉ có Phật mới có vô sanh trí (anupadayañāṇa).

Nhận xét: Quan điểm về sắc thân, oai lực, âm thanh, thọ lượng, định lực, trí tuệ của Phật là những vấn đề tế nhị, siêu việt, ít khi được bàn tới giữa các Thánh đệ tử của đức Phật khi Ngài còn tại thế. Sau khi Ngài nhập Niết-bàn, một số người đã đem những vấn đề này ra thảo luận và thể hiện quan điểm của mình, dẫn đến tình trạng phân phái.

Muốn học bài này tốt, chúng ta phải đối chiếu với Thập lực và Tứ vô sở úy của Đức Phật trong Đại Kinh Sư Tử Hống (số 12) – Trung Bộ Kinh hoặc tham khảo thập bát bất cộng pháp (file đính kèm).



Câu hỏi ôn tập: 1. Tăng Ni sinh hãy trình bày 18 pháp bất cộng của Đức Phật trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy/ Đại Thừa để làm sáng tỏ oai đức, trí tuệ, thọ mạng của Đức Phật theo truyền thống Đại Chúng Bộ.

2. Hãy tìm hiểu trí tuệ của Đức Phật qua Tứ Vô Ngại Giải trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy để so sánh với quan niệm của Đại Chúng Bộ về trí tuệ của Đức Phật.




Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%207 -> Di%20bo%20tong%20luan%20luan -> Tai%20lieu%20tham%20khao
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 6: quan đIỂm giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%207 -> Khể thủ Duy thức tánh Mãn phần thanh tịnh giả
Hoc%20Ky%207 -> Bài 8: thức mạt-na (manas) nguyên văn chữ HÁN
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 11: quan đIỂm của hữu bộ (TIẾp theo)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 1: TỔng quan về DỊ BỘ TÔng luân luậN 異 部 宗 輪 論 Tầm quan trọng của bộ luận

tải về 156.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương