Khể thủ Duy thức tánh Mãn phần thanh tịnh giả



tải về 56.46 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích56.46 Kb.
#26079
TÔNG CHỈ TẠO LUẬN

稽首唯識性


滿分清浄者

我今釋彼說


利樂諸有情
Khể thủ Duy thức tánh

Mãn phần thanh tịnh giả

Ngã kim thích bỉ thuyết

lợi lạc chư hữu tình


Dịch nghĩa:

Cuối lạy Duy thức tánh

Đấng Thanh tịnh trọn phần1

Tôi2 nay giải lời Ngài

Vì lợi lạc hữu tình.

Khiến cho người mê muội và hiều sai lý “nhị không: ngã không và pháp không” có chánh kiến để đoạn trừ hai trọng chướng3. Chứng ngã không (đoạn được 煩惱障 )và pháp không (đoạn 所知障 )thì 2 trọng chướng đoạn diệt.

Khai thị cho người chấp ngã chấp pháp là thật có hiểu đúng như thật lý Duy thức.

DUY THỨC:

Duy thức là phân biệt; có hai phần: (1) Sở phân biệt: cảnh vật; (2) Năng phân biệt: thức, cái tác dụng phân biệt, hay nhận biết cảnh vật.

Cảnh vật có hình tướng, thức thì không. Năng phân biệt và sở phân biệt cũng đều là thức, ngoài ra không có gì khác nên gọi là Duy thức.

Do chấp có cảnh là thật có, nên không tin lý Duy thức. Tất cả sự vật do thức biến hiện, không thật có, nên gọi là Duy thức.

Nếu chỉ có thức, tại sao người thế gian và trong Phật giáo, đều nói có ngã và pháp?

Do thấy cảnh vật thật có, khi nghe cảnh vật chỉ do thức biến hiện, nên không tin. Nay nếu cho chỉ có thức là đúng, người thế gian và Phật giáo đều sai. Còn nếu thế gian và Phật giáo đúng thì lý Duy thức sai.

Ngã: chủ thể, thân này là của ta, có quyền tự chủ, tự tại.

Pháp: là khuôn phép và giữ gìn bản chất của nó, khi nhìn vào, thì biết là vật gì (任持自性、軌生物解 Nhậm trì tự tánh, quỹ sanh vật giải).

Cái bàn: chất cứng, hình dáng dài rộng, cao thấp, dùng để học tập, làm việc, nhìn là biết cái bài.

Chấp ngã: chấp thân mạng loài hữu tình, đều có quyền tự chủ, tự tại và sai khiến mọi việc.

Người thế gian chấp pháp vì: Thật (bản chất), Đức (hình dáng), Năng (công dụng). Chấp nhà cửa, bàn ghế, vật dụng…

Trong Phật giáo nói Ngã: có quả vị và người tu chứng: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán..

Nói có pháp: 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới. Mỗi pháp đều tự giữ bản chất và hình dáng để nhìn thấy là biết vật gì.

Phật giáo nói Ngã không đồng với người thế gian “chấp ngã”.

Nói ngã chỉ là giả danh mà thôi.


Bài 1

BIỂU HIỆN CỦA THỨC




  1. PHIÊN ÂM VÀ DỊCH NGHĨA (Kệ 1)




由假說我法

Do giả thuyết ngã pháp

有種種相轉

Hữu chủng chủng tướng chuyển

彼依識所變

Bỉ y thức sở biến

此能變唯三

Thử năng biến duy tam.

謂異熟思量

Vị dị thục, tư lương

及了別境識

Cập liễu biệt cảnh thức

DỊCH NGHĨA


Do giả nói Ngã Pháp

Có các tướng chuyển biến

Ngã Pháp kia đều y nơi thức biến hiện ra

Năng biến này có ba

Gồm dị thục, tư lương

Cùng liễu biệt cảnh thức


Vì ngã (ātma) và sự vật hiện tượng (dharma) mang tính giả lập (upacāra) nên chúng chuyển hiện dưới các hình thái khác nhau. Cả hai là biến thái của thức. Biến thái gồm có ba loại là [thức dị thục, thức tư lương và thức giác quan].
II. GIẢI THÍCH TỪ

1) Giả thuyết (假說): giả thuyết, giả lập, giả thi thiết, giả thác, hay ngoại hiện.

Thành Duy Thức Luận Thuật ký (tr.238a18):

a) Vô thể tùy tình giả: không có thực thể tồn tại, mà chỉ có khái niệm tưởng tượng tồn tại : lông rùa, sừng thỏ, những giả định không phù hợp với bản chất của sự vật thế giới. Phim giả tưởng.

b) Hữu thể thi thiết giả : thực thể tồn tại được dán nhãn và định tên. Sự tồn tại của sự vật, bị con người đặt tên, khái niệm, bởi do con người. Dáng nhãn tên sự vật này mang tính áp đặt, chủ quan. Cái bàn này là để ngồi viết bài, học tập, nhưng có người chủ động sử dụng cho mục đích khác như ngồi chơi.

4) Thức sở biến (識所變) : Còn gọi là thức chuyển, do thức biến hiện hoặc là biến thái của thức. Giấc mơ : ban ngày ám ảnh cái gì có thể trở thành giấc mơ. Các trạng thái tâm lý (tâm sở). Sáng tạo, phát minh.. đều là sự biến hiện của thức. Không có phát minh nào mới cả, nhưng con người cho là mới, sáng tạo.

5) Năng biến (能變): chủ thể biến thái.

Chủ thể nhận thức : phán đoán, tư duy, tiếp xúc với trần cảnh : Tâm, ý, thức.


III. GIẢI THÍCH KỆ 1 :
Do giả thuyết ngã pháp. Hữu chủng chủng tướng chuyển. Bỉ ư thức sở biến.

NÓI VỀ TƯỚNG NGÃ, PHÁP CỦA THẾ GIAN :

Nghe nói trong nhà có con quỷ, trong thức liền biến ra con quỷ. Thật ra không có quỷ, chỉ nghe và trên thức biến hiện ra con quỷ. Đây là tướng ngã của thế gian.

Ngồi ở Việt Nam, mà nghe nói « Tuyết rơi », thức biến ra hình tuyến rơi trắng xoá. Đây là tướng pháp của thế gian, do thức biến ra.

NÓI VỀ TƯỚNG NGÃ, PHÁP TRONG PHẬT GIÁO :

Nghe nói Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Đây là tướng ngã trong Phật giáo. Nếu Phật xuất hiện không phải như vậy, thì cho là không đúng.

Cảnh Tây phương cực lạc cũng vậy. Nghe nói, thức liền biến ra. Đây là tướng « Pháp » trong Phật giáo.

HÌNH TƯỚNG CỦA THỨC NHƯ THẾ NÀO ? VÀ CÓ BAO NHIÊU CHỦNG LOẠI ?

Thử năng biến duy tam. Vị Dị thục, Tư lương. Cập liễu biệt cảnh thức.

Ba loại thức Năng biến này, phân ra thì có 8 thức.


Hỏi : Các tướng như thế nếu do giả thuyết, thì nương vào đâu được thành giả thuyết ?

Đáp : Các tướng ngã pháp như thế đều nương vào sự chuyển biến của thức mà giả thi thiết.

Thức : là liễu biệt, nhận thức. Gồm cả thức và Tâm sở, vì nó tương ưng với nhau.

Biến : là thức chuyển biến ra hai phần tương tợ : Tướng phần4 và Kiến phần.5

Vì Tướng và Kiến nương vào Tự chứng phần6 của thức mà khởi, rồi nương hai phần Kiến, Tướng này mà giả nói có ngã và pháp. Lìa hai Tướng và Kiến, ngã không có chỗ nương.

Do nội thức chuyển biến thành tợ ngoại cảnh : Do năng lực phân biệt huân tập về ngã pháp, nên khi các thức sanh khởi liền biến thành ra tướng tợ ngã, tướng tợ pháp. Hiện ra cảnh tương tợ như cảnh bên ngoài. Như chiêm bao, chấp cảnh đó là thật.

Chấp ngã pháp không thật có, tuỳ theo vọng tình mà ra. Nội thức biến ra tợ ngã tợ pháp, tuy có mà không phải thật có tánh ngã pháp.

Ngoại cảnh theo vọng tình mà bịa đặt, còn nội thức là do duyên sanh. Cảnh nương nội thức mà giả lập, nên chỉ có trên mặt tục đế ; còn thức là chỗ nương của giả cảnh, nên nó cũng có trên mặt thắng nghĩa (lý rốt ráo).
IV. BẢN CHẤT CỦA NGÃ:

Là sự sống, là tương quan xã hội loài người. Sự hãnh diện và mặc cảm tự ti (2 mặt của cái tôi) → tự trọng (chấp vào cái tôi quá nhiều) và tự ái (tự tội nghiệp chính mình).

từ đứa bé mới sanh cho tới người già đều sống với cái ngã.

1. KHÁI NIỆM NGÃ (ātma, ):



a) Định nghĩa: (theo Phật giáo) Một tồn tại giả lập, tổ hợp, mang tính điều kiện, không phải là thực thể thực hữu vĩnh hằng. Bị đồng hóa thành cái tôi vĩnh hằng. Mọi rắc rối, nỗi khổ, niềm đau có mặt do chấp ngã.

Sanh tử luân hồi cũng là giả tạo. Sự tu tập là để đánh tan cái tôi trong mỗi con người.



b) Các tên khác của ngã phàm phu : Phàm phu cho những cái ngã giả danh này là thật ngã :

- Đại phẩm bát-nhã 2 (La-thập) nói có 16 biệt danh của ngã: chúng sinh (con người do duyên hợp thành, là thực hữu tương đương con người), thọ giả (người tiếp nhận khổ vui), mạng giả (thời gian của sự sống), sinh giả (sinh ra là giả), dưỡng dục giả (nuôi dưỡng bởi thực phẩm), chúng số nhân (hữu thể tập thành bởi nhiều yếu tố), tác giả (gây ra các hành vi do con người), sử tác giả (sự lựa chọn các hành vi), khởi giả, sử khởi giả, thọ giả, sử thọ giả, tri giả, kiến giả.

- Đại bát nhã do Huyền Trang dịch: hữu tình, mạng giả, sinh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ-đặc-già-la, ý sinh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả.

c) Khi ngã được chuyển hóa : ngã si, ngã mạng, ngã ái : chuyển hoá thành bậc thánh

- Tám bậc thánh: Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả.



d) Ngã chuyển hiện : lệ thuộc vào các điều kiện (duyên), từ đó có các khái niệm mặc định khác nhau.

Thể hiện dưới nhiều mặc định khác nhau, đau buồn, hạnh phúc, dễ thương ; người cứng đầu chuyển thành người dễ thương ; phàm phu trở thành thánh nhân.


V. BA KHUYNH HƯỚNG CHẤP NGÃ


  1. THẮNG LUẬN (Vaiśeṣika): Cho rằng tự thể của ngã thường hằng, tồn tại khắp nơi, lượng đồng hư không. Tùy theo môi trường mà ngã tạo nghiệp, chịu quả khổ vui.


Phản biện về ngã của 10 đại luận sư :
- Chịu khổ vui thì thân phải ở một chỗ, không thể cùng khắp được.

- Thường hằng thì không thể chuyển động, không có động tác, lấy đâu tạo nghiệp, chịu quả?

- Nếu đồng nhất (quá khứ, hiện tại, vị lai: không thay đổi), khi một cá thể tác nghiệp/ lãnh quả/ chứng đắc, tất cả cũng tương tự. Nếu dị biệt: tác nghiệp và thọ quả thuộc ngã này, chẳng phải ngã kia => hỗn tạp, không hợp lý. Nếu ngã này giải thoát, thì ngã kia cũng giải thoát.


  1. NI-KIỀN TỬ (Nigrantha-putra): Cho rằng tự thể của ngã thì thường hằng nhưng lượng của nó thì bất định; bởi vì nó trải rộng hay thu nhỏ tùy theo sự lớn hay nhỏ của thân.

Phản biện:

- Nếu tự thể thường trú thì không thể trải rộng hay co rút tùy theo thân. Như gió không thể là thường trú.

- Ngã có thể bị chia chẻ tùy theo thân, như thế làm sao có thể cho rằng tự thể của ngã nhất thể.


  1. TỰ TẠI THIÊN (Maheśvara): Chủ trương tự thể của ngã là thường hằng, và cực kỳ vi tế như một cực vi, tiềm tàng chuyển vận trong thân để tạo tác sự nghiệp.

Phản biện:

- Ngã bằng như một cực vi, làm sao có thể khiến cho toàn thân to lớn chuyển động. (không thể có từ thân đứa bé thành thân người lớn)

- Cho ngã chuyển động toàn diện thì không phải là nhất thể, không phải thường hằng.

- Ngã không có thực thể (phi ngã) # không có ngã (vô ngã).

- Thể của hành vi do giả ngã tạo tác không tách rời khỏi dụng, nên các hành động đều trổ quả. (Đánh người: Lấy tay tát vào mặt một người nào đó: đều là giả ngả, thân giả ngả, hành động cũng giả ngã, nhưng dụng của nó làm cho người khác → đau, giận,…(Quả). Hút ma tuý: thuốc, sự thèm thuồng, thoả mãn (giả ngã); hút thuốc → gây nghiện).

Các hạt giống được tưới tẩm, mạnh lên và gây ra quả. Ngã là giả thể nhưng vẫn gây ra các hành vi (quả).

Các hạt giống thiện nghiệp lớn mạnh có thể vô hiệu hoá hạt giống bất thiện: bị rắn cắn, ngộ độc thực phẩm… (không có định nghiệp trong PG)

- Hữu tình có thức kho tàng, chứa các giống tương tục, hỗ tương, nên chỉ cần xúc tác là hoạt dụng.



VI. NGÃ VÀ UẨN

1. Chấp ngã đồng nhất với uẩn:

- Vì như uẩn, ngã không phải là thường hằng, nên không phải là nhất thể. Từ lúc sinh ra đến chết đi uẩn/ngã phải trải qua sinh, trụ, dị, diệt → ngã không thể thường hằng, không là nhất thể.

- Sắc trong thân cũng chẳng là thật ngã, vì nó giống các sắc bên ngoài thân, có sự chất ngại.

- Tâm, Tâm sở cũng chẳng phải thật ngã, vì nhờ duyên, Tâm và Tâm sở mới phát sinh. Thức cũng nhờ các duyên mà khởi, nên không thường hằng, không phải là ngã.



2. Chấp ngã lìa uẩn:

- Ngã lìa thân thì cũng như hư không, không có tác nghiệp và thọ quả. Tâm thức không thể tồn tại ngoài thân, thân tồn tại thì thức tồn tại. Do đó ngã không thể dị biệt với uẩn. Ngọn đèn đốt lên bây giờ với ngọn đèn hôm sau, không khác cũng không một. Một sự tương tục và tương tác lẫn nhau.



3. Chấp ngã chẳng phải tức uẩn, chẳng phải lìa uẩn: (ngã từ uẩn sinh, ngã không phải uẩn, mà cũng chẳng lìa uẩn).

- Nếu cho ngã nương uẩn mới lập, chẳng phải tức uẩn lìa uẩn, thì ngã đó giống cái bình gồm (bình do đất làm ra, bình không là đất, cũng không lìa đất mà có), chẳng phải là thật ngã.

- Nếu nói ngã không thuộc hữu vi hay vô vi (ngã tức uẩn thuộc hữu vi, lìa uẩn thuộc vô vi), không thuộc năm uẩn chẳng phải lìa năm uẩn, chẳng là hữu vi hay vô vi, thì không thể là ngã hay phi ngã.

Sự di truyền hay con cái không là một cũng không phải là khác với cha mẹ. Là một sự nhân duyên hoà hợp.



4. Tổng phá

- Nếu có tư duy thì ngã vô thường. Không có tư duy thì như hư không => không thể tác nghiệp, cũng không thọ quả.

- Nếu ngã có tác dụng thì phải vô thường như hai tay hai chân. Nếu không có tác dụng thì như sừng thỏ = phi thực ngã.

- Tương Ưng (S. iii. 66): “Sắc là vô ngã. Nếu sắc là ngã, sắc này không bịnh, và các vị có thể mong ước rằng “thân thể tôi sẽ như vầy, hoặc sẽ không như thế.”



VII. CHUYỂN HÓA NGÃ

Nhập Lăng-già: “Thân kiến có hai là câu sanh và hư vọng phân biệt.”



a) Ngã chấp câu sinh : Do chấp từ và huân tập từ vô thủy, đồng hành với thân nghiệp, không cần trải qua quá trình giáo dục, chấp một cách tự nhiên.

- Chấp thường tương tục : Thức 7 lấy thức 8 làm đối tượng và chấp làm thực ngã. Lấy tổng thể ngũ uẩn làm đối tượng; hoăc lấy từng uẩn cá biệt làm đối tượng.

- Chấp có gián đoạn : Thức 6 chấp 5 giác quan, tổng thể hoặc cá biệt, chấp làm ngã.

- Kinh Lăng Già : Khi Tu-đà-hoàn thấy rõ kiến chấp sai lầm về hữu và phi hữu, thân kiến (câu sanh) được đoạn trừ.”



b) Ngã chấp do phân biệt : Do tác động ngoại tại, chịu ảnh hưởng của tà giáo, mê tín. Do tà ý thức mà ra.

- Chấp vào tướng của uẩn cho là tự tâm và thực ngã.

- Chấp vào tướng của ngã cho là tự tâm và thực ngã.

- Kinh Lăng Già : “Kiến chấp này bị đoạn trừ khi Tu-đà-hoàn không còn chấp chặt đối với nhân vô ngã.” Quán chân như về sinh không và pháp không.



1 Có tín giải quyết định trong Duy thức tánh.

2 Chỉ cho ngài Huệ An

3 Phiền não chướng và sở tri chướng.

4 Tướng phần: Bóng dáng của các sự vật ở ngoại giới ánh hiện vào tâm.

5 Kiến phần: Chỉ cho tác dụng năng duyên của 8 thức tâm vương, là tác dụng chủ thể soi sáng các đối cảnh sở duyên (tức Tướng phần - đối tượng của nhận thức).

6 Tự chứng phần: tự là tự thể; chứng là chứng biết. Tức tự thể của tâm thức có khả năng chứng biết “Kiến phần” (Hoạt động nhận biết) và tác dụng nội tại “Chứng tự chứng phần” của chính mình).



tải về 56.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương