Kiều Thanh Tịnh



tải về 206.14 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích206.14 Kb.
#31366
NGHIÊN CỨU KỸ THỤÂT TÁI SINH TỰ NHIÊN VÀ NUÔI DƯỠNG

RỪNG KEO TAI TƯỢNG SAU KHAI THÁC Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ



Kiều Thanh Tịnh

Trung tâm KH&SX Lâm nghiệp Đ.N.Bộ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam


Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) thuộc họ đậu (Fabaceae) họ phụ trinh nữ (Minosaceae), là cây gỗ nhỡ, lá rộng thường xanh, mọc nhanh, có chu kỳ kinh doanh ngắn. Ngoài tác dụng về cung cấp gỗ, củi, do có nấm cố định đạm cộng sinh ở bộ rễ, bộ tán dày, keo tai tượng còn có tác dụng cải tạo đất và môi trường sinh thái. Theo Hiệp hộI quốc tế các tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp (IUFRO), keo tai tượng là một trong số những loài chủ yếu được giới thiệu để trồng rừng thâm canh ở các vùng đất thấp của khu vực nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam, keo tai tượng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng diện tích rừng trồng từ những năm 1980 trở lại đây, nhất là ở các tỉnh phía Nam, và là một trong những loài được ưu tiên trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

Từ trước đến nay khi rừng trồng keo tai tượng đạt tuổi thành thục, sau khai thác thường trồng lại rừng mới bằng loài cây khác hay chính loài keo tai tượng. Trong khi đó khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt của cây keo tai tượng rất lớn chưa được nghiên cứu sử dụng để tái tạo lại rừng. Sự tái sinh tự nhiên từ hạt của cây keo tai tượng đã được Trung tâm KHSXLN Đông Nam Bộ phát hiện ở vài nơi trong các khu rừng trồng sau khi khai thác của Trung tâm và của một số đơn vị sản xuất lâm nghiệp ở miền Đông Nam Bộ. Rừng trồng keo tai tượng sau khai thác trắng, khi gặp những cơn mưa đầu mùa, chúng tái sinh hạt nhiều trên mặt đất. Hiện tượng keo tai tượng tái sinh tự nhiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nếu xác định được những yếu tố ảnh hưởng đó sẽ định ra được những biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm xúc tiến tái sinh hạt theo hướng có lợi và nuôi dưỡng rừng sau này.

Từ những phát hiện trên, Trung tâm KHSXLN Đông Nam Bộ xác định cần thiết tiến hành nghiên cứu kỹ thuật tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng keo tai tượng tại miền Đông Nam Bộ nhằm tìm thêm biện pháp tái tạo lại rừng trồng sau khai thác, tận dụng được khả năng tái sinh tự nhiên của loài cây keo tai tượng, giảm giá thành gây tạo lại rừng.



1. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    1. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được những biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên keo tai tượng từ hạt hiệu quả và các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhất nuôi dưỡng rừng tái sinh,

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng keo tai tượng sau khai thác ở vùng Đông Nam Bộ.



    1. Nội dung nghiên cứu.

- Nghiên cứu tiềm năng tái sinh hạt của keo tai tượng

- Các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên của keo tai tượng

- Các biện pháp nuôi dưỡng rừng tái sinh.

- So sánh và đánh giá chi phí, hiệu quả của tái sinh hạt và trồng lại rừng bằng cây con.

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng keo tai tượng sau khai thác ở vùng Đông Nam Bộ.

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng phương pháp điều tra, kết hợp bố trí thí nghiệm, phân tích mẫu, sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý số liệu và đánh giá kết quả.



- Phương pháp điều tra

+ Điều tra vật hậu học: Chọn các khu rừng trồng keo tai tượng  4 tuổi, lập ô định vị theo dõi, diện tích các ô 500m2, theo dõi định kỳ xác định thời gian ra nụ, ra hoa, thời gian quả chín và rụng hạt. Theo dõi diễn biến quan hệ giữa khí hậu với thời kỳ ra hoa, kết quả của keo tai tượng. Dự đoán sản lượng hạt giống theo phương pháp cho điểm 6 bậc của Kapera.

Xác định số lượng hạt giống có trên cây (tiến hành trên diện tích sẽ thiết kế thí nghiệm), xác định và chọn 5 cây có đường kính trung bình của lâm phần, khi hạt chín chặt cây và thu hái toàn bộ quả có trên mỗi cây, phơi khô, loại bỏ tạp chất và cân trọng lượng của hạt giống.

Điều tra bổ sung vật hậu học keo tai tượng tại một số địa điểm khác kết hợp với điều tra về số, chất lượng rừng trồng keo tai tượng hiện có ở các địa phương.

+ Điều tra tiềm năng tái sinh hạt: Điều tra hạt giống rơi rụng trên mặt đất ở rừng keo tai tượng sau khai thác và đánh giá chất lượng của hạt giống qua kiểm nghiệm.

Phương pháp bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm nhằm mục đích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh hạt tự nhiên và sinh trưởng của cây con sau khi mọc.

-Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên có lô phụ thứ cấp trên 5 khu (số lần lặp là 5 lần). Trên lô chính bố trí các nghiệm thức chính:

A1: Dọn và gom thực bì thành hàng (theo hàng sẽ để cây tái sinh mọc);

A2: Dọn thực bì nhưng không gom thành hàng mà trải đều trên toàn bộ diện tích. các nghiệm thức được bố trí trên các lô chính hoàn toàn ngẫu nhiên.

Trên các lô chính có các lô phụ được bố trí nghiệm thức phụ :

B1: Đốt thực bì đã dọn

B2: Không đốt thực bì

Các nghiệm thức phụ được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên lô chính. Trên các lô phụ có lô phụ thứ cấp được bố trí các nghiệm thức phụ thứ cấp và cũng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên:

C1: Tỉa thưa cường độ mạnh

C2: Tỉa thưa cường độ trung bình

C3: Tỉa thưa cường độ yếu

Để thăm dò thêm biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh là xới đất và không xới đất trong rừng keo tai tượng trước khi khai thác, đề tài đã tiến hành thêm thí nghiệm độc lập theo kiểu ngẫu nhiên một nhân tố để đánh giá bổ sung cho biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên. Thí nghiệm độc lập được bố trí ngẫu nhiên trên 5 khu thí nghiệm.

Đề tài cũng tiến hành thêm thí nghiệm bổ sung để đánh giá sự ảnh hưởng của lượng vật liệu cháy (thực bì trong rừng sau khai thác) đến khả năng tái sinh tự nhiên.


Sơ đồ kiểu thí nghiệm có lô phụ thứ cấp.
c1

B1 c2

c3 A1 A2 Nghiệm thức chính

A1 bố trí trên lô chính

c1

c2 B1 B2 Nghiệm thức phụ

B2 c3 bố trí trên lô phụ

c1 c1 c2 c3 Nghiệm thức phu ïthứ cấp

B1 c2 bố trí trên lô phụ thứ cấp

c3

A2

c1

c2

B2 c3

Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp phân tích phương sai đa nhân tố của thống kê để đánh giá kết quả của thí nghiệm và sinh trưởng của keo tai tượng. Ở thí nghiệm bổ sung áp dụng phân tích phương sai 1 nhân tố để nhận xét đánh giá.

Đánh giá hiệu quả kinh tế theo phương pháp giá thực hiện thuần túy



2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


2.1. Nghiên cứu tiềm năng tái sinh của keo tai tượng

- Vật hậu học

Ở Đông Nam Bộ, trong một năm, loài keo tai tượng có 2 vụ ra hoa và quả chín. Vụ thứ 1 bắt đầu vào tháng 4, nở rộ vào cuối tháng 4, kết quả vào tháng 5-6 và quả chín vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7, hạt rơi rụng vào tháng 8 và tháng 9. Vụ thứ 2 nụ bắt đầu vào cuối tháng 9, hoa nở vào tháng 10 và quả chín vào tháng 1-2, và rụng vào tháng 2-3. Đến cuối tháng 4 lại bắt đầu mùa ra hoa mới. Kết quả điều tra cũng cho thấy chu kỳ sai quả của keo tai tượng là không rõ ràng.



- Sản lượng hạt giống

Quan sát theo phương pháp Kapera cho thấy keo tai tượng ra hoa, kết quả đạt 3-4 điểm, từ kết quả này có thể nhận xét tiềm năng tái sinh hạt của keo tai tượng là rất lớn.

+ Điều tra sản lượng hạt giống trên cây tiêu chuẩn.

Sản lượng hạt giống có trên cây theo kết quả điều tra trên là đủ bảo đảm tái sinh hạt tự nhiên. Nếu mật độ cây trước khai thác còn là 500c/ha thì lượng hạt giống có trên cây cũng là rất lớn đủ đảm bảo tái sinh hạt tự nhiên.



+ Số lượng hạt giống có trên mặt đất và dưới lớp đất mặt ở rừng Keo tai tượng

Lượng hạt giống rơi xuống đất có ý nghĩa quyết định đối với tái tạo lại rừng bằng tái sinh tự nhiên. Lượng hạt giống có trong đất từ những năm trước(dưới lớp đất mặt) cũng rất lớn. Khi gặp điều kiện thuận lợi như bị kích thích trong quá trình đốt thực bì, lượng ánh sáng sau khi khai thác trắng và độ ẩm do những trận mưa đầu mùa, số lượng hạt giống này sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con

- Phẩm chất hạt giống

Qua kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống thu thập được trên mặt đất và dưới lớp đất mặt cho thấy: Hạt giống có chất lượng không cao bằng chất lượng hạt giống khi chín còn ở trên cây. Tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm của hạt trong điều kiện kích thích (ngâm hạt vào nước sôi) cao hơn không kích thích. Như vậy trong quá trình xúc tiến tái sinh cần có biện pháp sử dụng lượng hạt giống mới chín và có biện pháp kích thích hạt giống nảy mầm để nâng cao khả năng tái sinh hạt của cây keo tai tượng.


2.2. Các biện pháp xúc tiến tái sinh hạt
- Kết quả thí nghiệm xúc tiến tái sinh
Bảng 1. Số cây tái sinh /ha ở các công thức thí nghiệm




Nghiệm thức

Số cây tái sinh (ha)

Số lượng cây

Tỷ lệ %

A1B1 Gom thành hàng , đốt

thực bì


29.100

100%

A1B2 Gom thành hàng, không

đốt thực bì



18.600

63,9%

A2B1 Không gom thực bì thành

hàng, đốt thực bì



22.000

75,8%

A2 B2 Không gom thực bì thành

hàng, không đốt thực bì



10.200

35,05%

Phân tích phương sai và so sánh các nghiệm thức cho thấy:

* Các nghiệm thức dọn gom thực bì và dọn không gom thực bì là thực sự khác nhau. Nghiệm thức dọn gom thực bì thành hàng là tốt hơn nghiệm thức dọn không gom.

* Các nghiệm thức đốt và không đốt thực bì thực sự khác nhau. Nghiệm thức đốt thực bì tốt hơn không đốt thực bì.



  • Các thí nghiệm bổ sung xúc tiến tái sinh

- Thí nghiệm về ảnh hưởng của vật liệu cháy đến tái sinh.

Để đánh giá sự ảnh hưởng của số lượng vật liệu cháy tới tái sinh hạt của keo tai tượng đề tài đã theo dõi số cây tái sinh sau khi đốt ở các cấp vật liệu từ 1,5 kg/m2 đến 2,6 kg/m2 (cấp cao nhất trong số vật liệu cháy có trong rừng tái sinh hạt), thời điểm đốt vào buổi trưa t0>400c (t0 nhiệt độ ngoài trời). Ở tất cả các cấp của vật liệu cháy số lượng cây tái sinh có sau khi đốt là rất lớn ≥ 2 cây/m2. Như vậy số lượng vật liệu cháy ≤ 2,6 kg/m2 (26.000 kg/ha) khi đốt để xúc tiến tái sinh không ảnh hưởng tới khả năng tái sinh hạt của keo tai tượng.

- Thí nghiệm về xới đất trước khi khai thác.

Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt giữa làm đất và không làm đất. Như vậy không cần thiết phải làm đất để xúc tiến tái sinh tự nhiên hạt của keo tai tượng.


2.3. Các biện pháp nuôi dưỡng cây tái sinh

Kết quả cho ở bảng 2 và bảng 3


Bảng 2. Sinh trưởng của keo tai tượng trong các công thức thí nghiệm ở

12 và 24 tháng tuổi

Thời gian

đo/ tuổi cây

NT A

NT B

NT C

D 1.3(cm)

H vn (m)

D1.3

Sd

V%

H

Sh

V%


6/2001

12 tháng tuổi



A1

B1


C1

2,3

0,36

15,65

3,3

0,72

21,82

C2

2,24

0,34

15,18

3,58

0,68

18,99

C3

2,2

0,39

17,73

3

0,72

24,00

B2


C1

2,12

0,39

18,40

3,1

0,64

20,65

C2

2,24

0,36

16,07

3,33

0,8

24,02

C3

2,06

0,45

21,84

2,75

0,66

24,00

A2

B1


C1

2,24

0,36

16,07

3,23

0,68

21,05

C2

2,28

0,37

16,23

3,43

0,53

15,45

C3

2,16

0,32

14,81

2,65

0,66

24,91

B2


C1

2,08

0,39

18,75

2,9

0,58

20,00

C2

1,96

0,43

21,94

3,1

0,48

15,48

C3

1,94

0,43

22,16

2,6

0,54

20,77

6/2002


24 tháng tuổi

A1

B1


C1

4,22

0,9

21,33

5,38

1,25

23,23

C2

4,26

0,84

19,72

5,42

1,31

24,17

C3

4

0,84

21,00

5,12

1,18

23,05

B2


C1

4,02

0,71

17,66

5,12

1,41

27,54

C2

4,1

0,77

18,78

5,22

1,26

24,14

C3

3,94

0,78

19,80

4,76

1,27

26,68

A2

B1


C1

4,1

0,8

19,51

5,2

1,19

22,88

C2

4,2

0,78

18,57

5,32

1,21

22,74

C3

3,92

0,63

16,07

5,06

1,14

22,53

B2


C1

3,66

0,79

21,58

4,6

1,12

24,35

C2

3,72

0,8

21,51

4,64

1,13

24,35

C3

3,55

0,79

22,25

4,36

1,01

23,17

Phân tích phương sai số liệu sinh trưởng ở 12 và 24 tháng tuổi cho kết quả:

- Không có sự tương tác giữa các biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh và nuôi dưỡng rừng

- Các biện pháp tỉa thưa thực sự khác nhau, điều đó có nghĩa là tỉa thưa đã ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây tái sinh. Phân tích và xếp hạng biện pháp tỉa thưa với cường độ trung bình là tốt nhất, tiếp đến là biện pháp tỉa thưa với cường độ mạnh và sau cùng là biện pháp tỉa thưa với cường độ yếu.


Bảng3. Sinh trưởng của keo tai tượng trong các công thức thí nghiệm 42 và 54 tháng tuổi



Ngày đo/tuổI rừng

Công thức tỉa thưa

D 1.3 (cm)

H (m)

V cây

(m3)

N

bq/ha

M/ha

(m3)

M/ha/n ăm

(m3)

Dbq

Sd

CV%

Hbq

Sh

CV%

Tháng 11/2003

42 tháng tuổi



C1

10,08

2,14

21,23

11,40

2,31

20,26

0,043

1490

64,090

18,311

C2

10,13

2,13

21,03

11,63

2,34

20,12

0,044

1499

65,982

18,852

C3

10,00

2,23

22,30

11,61

2,33

20,07

0,043

1492

64,193

18,341

Tháng 11/2004

54 tháng tuổi



C1

13,33

2,68

20,11

14,14

3,01

21,29

0,093

1200

111,117

24,693

C2

13,44

2,66

19,79

14,34

2,98

20,78

0,096

1194

114,682

25,485

C3

13,08

2,65

20,26

14,34

3,00

20,92

0,090

1205

108,538

24,120

Phân tích phương sai số liệu sinh trưởng trong các thí nghiệm cho thấy:

Ơû tuổi 3 và 4 sinh trưởng của keo tai tượng trong các thí nghiệm với biện pháp tỉa thưa có khác nhau mặc dù quá trình tỉa thưa đã kết thúc sau 2 năm, điều đó có nghĩa là biện pháp tỉa thưa đã ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây tái sinh trong các năm sau. Phân tích và xếp hạng biện pháp tỉa thưa với cường độ trung bình (C2) là tốt nhất, tiếp đến là biện pháp tỉa thưa với cường độ mạnh (C1) và sau cùng là biện pháp tỉa thưa với cường độ yếu (C3).


2.4. Đánh giá chi phí

Đề tài lấy sinh trưởng của cây sau 4 năm và chi phí thực hiện các bước công việc của tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng keo tai tượng so với trồng rừng bằng cây con keo tai tượng có bầu để làm cơ sở đánh giá hiệu quả của áp dụng các biện pháp tái sinh tự nhiên từ hạt.

* Về tình hình sinh trưởng của cây tái sinh tự nhiên và trồng rừng bằng cây con

Bảng 4. Sinh trưởng của cây tái sinh và cây con trồng


Biện pháp

D1.3 cm

H m

DD

/năm

DHvn

/năm

V/ cây

m3

Nbq/

ha

M/ha

m3

M/ha/năm

m3

Tái sinh hạt

13,28

14,27

2,95

3,17

0,093

1200

111,60

24,75

Trồng cây con

13,49

13,44

2,99

2,98

0,090

1005

90,38

20.08

Sinh trưởng của cây con tái sinh tự nhiên từ hạt và cây con trồng có sự chênh lệnh nhưng không nhiều, sinh trưởng về đường kính của cây con trồng có lớn hơn so với cây con tái sinh, sinh trưởng chiều cao của cây tái sinh lại lớn hơn cây con trồng. Điều đó chứng tỏ với mật độ ban đầu nhiều hơn của cây tái sinh có xu hướng thúc đẩy sinh trưởng chiều cao và hạn chế sinh trưởng đường kính.

Trữ lượng M/ha và tăng trưởng về trữ lượng M/ha/năm của rừng tái sinh tự nhiên cao hơn rừng trồng bằng cây con là do số cây /ha của rừng tái sinh tự nhiên nhiều hơn rừng trồng bằng cây con.

* Về chi phí kinh tế

Căn cứ vào giá thành đầu tư trong 4 năm để đánh giá. Thể hiện ở bảng 5 dưới đây.
Bảng 5. Bảng chi phí cho 1ha trồng rừng, tái sinh tự nhiên hạt

Keo tai tượng trong 4 năm /ha


TT

Công việc

Trồng rừng

Tái sinh hạt

1

Chi phí cây con ( hạt giống,

gieo ươm, vận chuyển)


750.000 đ


0


2

Nhổ gốc ,Dọn thực bì

2.500.000 -

400.000đ

3

Làm đất

300.000 -

0

4

Cuốc hố, lấp hố, trồng

400.000-

0

5

Trồng dặm

100.000-

0

6

Tỉa thưa năm thứ 1

0

1.000.000-

7

Chăm sóc năm thứ 1

(làm cỏ trên hàng cây)



1.000.000-

600.000-

8

Cày chăm sóc năm thứ 1

2 lần /năm, kết hợp phòng

chống cháy


500.000-


500.000-

9

Tỉa thưa năm thứ 2

0

700.000

10

Chăm sóc năm thứ 2

(làm cỏ trên hàng cây)


500.000

500.000


11

Cày chăm sóc năm thứ 2

2 lần /năm, kết hợp phòng

chống cháy


400.000

400.000

12

Tỉa thưa, vệ sinh rừng

0

500.000

13

Chăm sóc năm thứ 3

Cày chăm sóc năm thứ 3

2 lần /năm, kết hợp phòng

chống cháy



500.000

500.000



14

Chăm sóc năm thứ 4

500.000

500.000

15

Bảo vệ (4 năm)

320.000 đ

320.000 đ




Cộng

8.270.000 đ

5.920.000 đ

Chi phí tái tạo lại 1ha rừng bằng xúc tiến tái sinh hạt và nuôi dưỡng cây tái sinh thấp hơn chi phí cho trồng lại rừng bằng cây con (bằng khoảng 2/3). Trong xúc tiến tái sinh hạt chi phí còn có thể thấp hơn vì khi tiến hành thí nghiệm việc tỉa thưa phải thử ở nhiều mức độ khác nhau dẫn tới tăng thêm công chăm sóc nhổ cỏ đã làm tăng chi phí.


3. KẾT LUẬN

1. Tiềm năng tái sinh hạt của keo tai tượng từ tuổi 6 đến tuổi 11- tuổi rừng kinh doanh của keo tai tượng phổ biến hiện nay là rất lớn, đủ đảm bảo cho tái sinh hạt tự nhiên của cây keo tai tượng

2. Khai thác rừng trồng keo tai tượng để thực hiện tái sinh hạt (ở vùng Đông Nam Bộ) phải thực hiện vào cuối mùa khô (tháng 3-4) là tốt nhất, nếu chậm lắm cũng phải kết thúc vào tháng 5.

3. Xúc tiến tái sinh hạt : sau khai thác nên dọn thực bì, trải đều trên diện tích và đốt. Nếu có điều kiện về nhân công có thể gom thực bì thành hàng sau đó đốt.

4. Nuôi dưỡng cây tái sinh nên thực hiện tỉa thưa với cường độ tỉa trung bình (mỗi lần tỉa khoảng 15-20% số cây tái sinh, có 5 lần tỉa thưa) định hình mật độ để lại cuối cùng sau 2 năm.

- Chi phí tái tạo lại rừng keo tai tượng bằng xúc tiến tái sinh hạt tự nhiên thấp hơn trồng lại rừng keo tai tượng bằng cây con có bầu.

5. Những đơn vị kinh doanh rừng trồng hay các chủ trang trại ở Đông Nam Bộ trước đây có trồng keo tai tượng, nay muốn gây tạo lại rừng nên áp dụng các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng tái sinh từ hạt trong điều kiện vốn đầu tư thấp (không có điều kiện thâm canh, không có giống tốt hơn, có khó khăn trong trồng lại rừng) vẫn có thể đạt năng suất và chất lượng rừng tương đối khá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH




  1. Bộ Lâm nghiệp: Quy phạm kỹ thuật tạm thời trồng keo tai tượng. Hà Nội 1996.

  2. Đào Công Khanh: Xây dựng cơ sở khoa học để hướng dẫn tỉa thưa keo lá tràm tại hạt lâm nghiệp Long Thành, Đồng Nai. Thông tin KHKT LN, Vịện Lâm nghiệp, số 2/1987.

  3. Lê Đình Khả: Nhân giống keo lá tràm và keo tai tượng. Tạp chí Lâm nghiệp tháng 10-1993.

  4. Trường Đại học Lâm nghiệp: Giáo trình Trồng rừng NXB Nông nghiệp 1986.

  5. Trần Hậu Huệ: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất bổ sung: biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng keo lá tràm làm nguyên liệu giấy ở lâm trường Trị An, Đồng Nai. Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện KHLN Việt Nam 1996.

  6. Kamis Awang and David Taylor: Acacia magium Growing and Utilization. Winrock International and FAO, Bangkok, Thailand, 1993.


Summary

Acacia mangium Wild is one of plantation trees in Vietnam and other countries. Its good points are growing fast, being suitable with many ecological regions, and having capacity of natural regeneration from seeds. Nowadays, after cutting, people often afforest with other trees or Acacia mangium Wild itself but they don't take advantage of natural regeneration from seeds of Acacia mangium Wild to forest regeneration .

Subject is to study technical methods of Acacia mangium Wild to forest regeneration by natural regeneration from seeds with low cost but still achieve high economic efficiency.








Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 206.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương