BÀi nhập môN. I. Tính quy luật trong sự phát triển của tư TƯỞng triết họC



tải về 2.53 Mb.
trang25/28
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.53 Mb.
#4838
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN

1. Đanien Benxaiđơ: Mác người vượt trước thời đại. Bản dịch của Phạm Thành, Nguyễn Văn Hiến, Lê Xuân Tiềm. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998

2. T/c Các vấn đề khoa học chính trị - xã hội, số 11/1990, tiếng Nga

3. T/c Các vấn đề triết học, số 1/1991, tiếng Nga

4. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987

5. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001

6. 7. G. Đềriđa: Những bóng ma của Mác. Nxb Chính trị Quốc gia và Tổng cục II Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 1994

8. V. I. Lênin: Toàn tập, t. 1. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, tiếng Việt

9. V. I. Lênin: Toàn tập, t. 4. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, tiếng Việt

10. V. I. Lênin: Toàn tập, t. 45. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tiếng Việt

11. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, t. 4. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995

12. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 1. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000



1. Triết học mác - Lênin sau Lênin

Mác và Ăngghen mở đầu “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” bằng một diễn đạt đầy hình tượng:”Một bóng ma đang ám Ảnh châu Au: bóng ma của chủ nghĩa cộng sản” (M & Ă, t. 4, tr. 595). Gần 70 năm sau bóng ma trở thành hiện hiện thực bằng Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại và sự ra đời nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Nhưng hơn 70 năm sau chủ nghĩa xã hội hiện thực, đúng hơn, mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô, bị sụp đổ tại nơi mà nó sinh ra, và, theo Đềriđa, bóng ma lại tiếp tục ám Ảnh con người, không phải châu Au, mà toàn nhân loại.

Nói đến chủ nghĩa Mác sau Lênin không chỉ tập trung ở việc làm sáng tỏ chủ nghĩa Mác tại các nước theo mô hình Liên Xô, mà còn tìm hiểu sức Ảnh hưởng của nó đến thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, vai trò của các nhà macxít, các đảng macxít, trong việc phát triển chủ nghĩa Mác

CHƯƠNG VII

KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XX

I. Sự hình thành các khuynh hướng chủ đạo, các thời kỳ và các đặc trưng cơ bản của triết học phương Tây hiện đại

1. Bối cẢnh lịch sử

Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đưa đến sự thay đổi căn bản địa vị chính trị của giai cấp tư sản và hình thành hệ thống xã hội tư sản tại nhiều nước Tây Au. Về kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng dưới tác động của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thời kỳ cạnh tranh tự do, phá vỡ những thành lũy cuối cùng còn sót lại của quan hệ đẳng cấp và đặc quyền phong kiến, đơn giản hóa các quan hệ xã hội. Cá nhân hình thành và được rèn giũa trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đã chứng tỏ tính độc đáo, tính không lặp lại của mình, song cũng đứng trước những thách thức thường xuyên của quy luật đào thải không thương tiếc. Trở thành lực lượng thống trị, giai cấp tư sản không cần đến cách mạng xã hội nữa, mà tập trung vào các cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, với mục tiêu cải thiện cuộc sống, biến đổi tự nhiên, và củng cố địa vị của mình. Tính cách mạng được thay bằng tính biện hộ. Hệ thống giá trị văn hóa và đạo đức cũng chuyển đổi cho phù hợp với những đòi hỏi của thời đại mới, trong đó nhấn mạnh đến tính năng động, sáng tạo, kể cả những biểu hiện “lệch chuẩn”, phá cách, dám nghĩ dám làm, tính hiệu quả. Bên cạnh đó điều kiện xã hội cũng góp phần hình thành chủ nghĩa vị kỷ và óc thực dụng trong một bộ phận công dân. Tính hai mặt của đời sống ngày càng bộc lộ rõ nét, kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt chuẩn mực và giá trị truyền thống. Chủ nghĩa tư bản thời kỳ cạnh tranh tự do, hay thời kỳ “hoang dã”, nắc thang thấp của nó, đẩy con người đến những tâm trạng và những phản ứng khác nhau, từ đó hình thành những hệ quy chiếu và những tính quy định khác nhau trong sáng tạo tinh thần. Các nhà lý luận của xã hội tư sản đã nắm bắt kịp thời những tâm trạng và phản ứng đó, chẳng hạn tâm trạng bị bỏ rơi, cảm giác về sự bất lực của khoa học, sự cằn cỗi của linh hồn, hay mâu thuẫn giữa văn minh vật chất và sự suy thoái trong đạo đức, lối sống, nhu cầu khám phá, khai thác những vùng đất mới, để xác lập các khuynh hướng chủ đạo trong triết học phi cổ điển.

Thực ra sự ra đời phong cách tư duy phi cổ điển, nghĩa là xem xét lại và vượt qua các vấn đề truyền thống, cổ điển, còn xuất phát từ chính lôgíc nội tại của sự vận động ý thức, tinh thần. Theo những người sáng lập phong cách tư duy này, sự tự phủ định của ý thức có mục đích là khắc phục tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực đơn giản, mở ra những hướng nghiên cứu mới, làm gần các vấn đề triết học với các vấn đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn đang ngày càng trở nên phức tạp, với những biến thái mới, những tính quy định mới, những hiện tượng mới mà trước đó, trong thời kỳ cổ điển, chưa từng biết đến. Những khái niệm phổ quát, những chủ đề chung chung không thể đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là tham vọng về một thứ triết học phổ quát, vạn năng, có thể đưa ra lời giải đáp chân lý đối với bất kỳ câu hỏi nào, khó được chấp nhận trong điều kiện lịch sử mới. Điều này giải thích tính đa dạng của các khuynh hướng và trường phái triết học phương Tây từ những năm 40 của thế kỷ XIX đến nay.

2. , Sự hình thành các khuynh hướng chủ đạo

Vào những năm 20 - 30 của thế kỷ XIX trong khi triết học Hegel, đỉnh cao của truyền thống duy lý cổ điển phương Tây, đang còn Ảnh hưởng khá tích cực đến đời sống tinh thần của nước Đức ở đêm trước của những chuyển biến cách mạng, thì trong nội bộ của trường phái Hegel đã xuất hiện các yếu tố xét lại đối với hệ thống Hegel. Sau khi Hegel mất (1831) trường phái Hegel phân rã thành hai phái đối lập nhau. Phái Hegel trẻ chủ trương sửa chữa Hegel từ phía “tả”, lượt bỏ bớt những nội dung thần bí, đẩy mạnh tinh thần phê phán tôn giáo, xem sự phê phán này là một phần của công cuộc cải tổ triết học, từ đó gián tiếp phê phán trật tự xã hội hiện tồn. Ngược lại phái Hegel già đòi hỏi loại bỏ nội dung cách mạng của phép biện chứng Hegel, nhằm duy trì sự thống nhất của hệ thống. Ngay vào năm 1818 A. Schopenhauer đã thách thức truyền thống duy lý bằng việc xác lập Ý chí luận (Voluntarismus ) - “ Thế giới như ý chí và như biểu tượng của tôi’, trong đó nhấn mạnh ý chí sinh tồn, thể hiện khắp vũ trụ. Schopenhauer đã đặt nền móng cho khuynh hướng phi duy lý, một trong những khuynh hướng chủ đạo của triết học phi cổ điển, hiện đại phương Tây, đồng thời là ông tổ của triết học sự sống. Các trào lưu triết học phi duy lý của thế kỷ XX khá đa dạng, nhưng nổi bật nhất có Phân tâm học (Psychoanalysis) với chủ nghĩa Freud và Freud-mới, Tính dục học (Sexology), Hiện tượng học (Phenomenology), Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism)…

Sự bành trướng của khuynh hướng phi duy lý là phản ứng đối với những biến cố dồn dập diễn ra trong đời sống xã hội và mỗi con người: tại sao cuộc sống diễn ra không hoàn toàn tuân theo những chuẩn mực, những bản thiết kế định sẵn của lý trí ? Tại sao con người có thể cùng lúc đóng hai vai đối lập nhau - sáng tạo và phá hoại ? Tại sao thế lực phản nhân loại có thể nắm trong tay quyền lực tối thượng ? Tại sao … Đó là những câu hỏi thật khó tìm ra lời đáp theo môtíp của lý trí. Phi duy lý, do đó, cũng là biểu hiện của phi cổ điển, nghĩa là rà soát lại toàn bộ các khái niệm và các vấn đề của truyền thống, xuất phát từ Hy Lạp cổ đại, đưa ra các khái niệm và các vấn đề mới mà truyền thống chưa từng biết đến hoặc chưa đào sâu. Tại Pháp A. Comte phê phán các vấn đề của triết hoc cũ, xem đó là các vấn đề siêu hình (hiểu theo nghĩa mơ hồ, không rõ ràng, không hiệu quả), vì chúng không đưa ra lời giải thích tối hậu về các sự vật, hiện tượng, trong khi nhân loại đang đứng trước nhiều vận hội lẫn thách thức, không thể chấp nhận những nguyên lý phổ quát, chung chung về mọi thứ. Xụất phát từ đó Comte chủ trương “con đường thứ ba”, vượt qua cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm trong triết học, bác bỏ luôn cả vấn đề cơ bản của triết học, vốn được đặt ra suốt nhiều thế kỷ qua, gắn các vấn đề của triết học với các vấn đề cụ thể của khoa học, nhất là khoa học thực nghiệm. Comte là người khởi xướng chủ nghĩa thực chứng (Positivisme, Positivism), biểu hiện đầu tiên của khuynh hướng khoa học, hay duy lý hiện đại. Ngoài chủ nghĩa thực chứng với lịch sử phát triển khá bề thế (chủ nghĩa thực chứng “cổ điển”, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực chứng -mới, chủ nghĩa hậu-thực chứng…) vào thế kỷ XX còn có chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism), chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism), chủ nghĩa duy khoa học (Scientism)… Chủ nghĩa thực chứng cũng thể hiện “tiếng gào thét” cải tổ triết học, làm gần các vấn đề triết học với các vấn đề của khoa học chuyên biệt, kêu gọi các nhà triết học tự biến thành các chuyên gia thực sự trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Nhưng chủ nghĩa thực chứng chẳng qua chỉ là sự phản ánh quá trình chuyển hướng triết học cho phù hợp với đòi hỏi của trật tự xã hội phương Tây sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản. Giờ đây mối quan tâm không phải là cách mạng xã hội, mà là cách mạng tri thức, là tìm kiếm phương pháp thích hợp để làm lành mạnh hóa môi trường xã hội. Do đ1o xét ở bình diện xã hội “con đường thứ ba” có nghĩa là: không chấp nhận cách mạng lẫn “phản cách mạng”, vì cách mạng chủ trương phát triển không cần đến trật tự, còn “phản cách mạng” lại chú trọng đến trật tự không cần phát triển. Mệnh đề chung cuộc là “phát triển trong ổn định,, tiến bộ trong trật tự”. Nói khác đi, tính chất “cổ điển” được thay bằng tính chất biện hộ.

Cùng với hai khuynh hướng chủ đạo vừa nêu, từ những năm 70 của thế kỷ XIX đã hình thành các tư tưởng triết học tôn giáo, rất gần với khuynh hướng phi duy lý (đôi khi người ta gộp chung lại, gọi là khuynh hướng phi duy lý - tôn giáo), bắt đầu là chủ nghĩa Thomas mới (Neo-thomism, Néo-thomisme), do tòa thánh Vatican bảo trợ - một sự cách tân chủ nghĩa kinh viện trung cổ trong điều kiện mới, chủ trương dung hòa tri thức và đức tin. Một trong những học thuyết triết học tôn giáo nổi bật của thế kỷ XX là Chủ nghĩa duy linh-nhân vị (Spiritualism-Personnalism), triết học tôn giáo của T. de Chardin, N. Buber, N. Berdiaev, P. Tillich …



Nhưng triết học phương Tây hiện đại không chỉ có chừng ấy khuynh hướng, học thuyết. Càng gần với chúng ta càng xuất hiện thêm nhiều các tư tưởng mới. Có những trào lưu tư tưởng đứng ở lằn ranh giữa triết học và xã hội học, hay triết học và chính trị học, triết học và văn hóa học…. Có những khuynh hướng dung nạp nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau, như tương lai học chẳng hạn. Những người được gọi là nhà tương lai học xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, quan tâm đến các vấn đề khác nhau, song mạnh nhất là những vấn đề liên quan đến chính trị - xã hội. Có những khuynh hướng triết học - lich sử khá phức tạp như Mác học (Marxology), các học thuyết kỹ trị (Technocracy), trường phái Frankfurt … Ở lĩnh vực này từ cuối thế kỷ XIX trở đi xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như E. Durkheim, M. Weber, O. Spengler, A. Toynbee v. v. . Mấy năm gần đây trong triết học phương Tây hình thành những khuynh hướng mà trước đây đã có, cần được cải biến, điều chỉnh, hoặc trước đây chưa được đặt ra như một điểm nóng của tranh luận triết học, chẳng hạn Chủ nghĩa hậu hiện đại (Post-modernism), Chủ nghĩa hiện sinh-mới, chủ nghĩa thực dụng-mới, hay những triết thuyết bám sát vào các vấn đề toàn cầu gay gắt: sinh thái, môi trường, hậu quả xã hội của tiến bộ khoa học - công nghệ, vấn đề chiến tranh, hòa bình …Cùng với sự cần thiết kết hợp triết học với các lĩnh vực tri thức khác nhau trong việc giải quỵết hàng loạt vấn đề liên quan đến đời sống xã hội tại các nước phương Tây, và cả nhân loại nữa, tao nên tính đa ngành, tính liên thông, thái độ đối với truyền thống cũng thể hiện khá rõ trong sinh hoạt học thuật. Một số chủ trương trở về cội nguồn, số khác tuyên bố đốt cháy chiếc cầu nối với quá khứ. Trong triết học phương Tây diễn ra sự đối đầu giữa “những nhà nhân văn tổng thể”, xem nhẹ vai trò dẫn dắt của tiến bộ khoa học - công nghệ, và “những nhà kỹ trị tổng thể”, xem các thành quả của khoa học - công nghệ là phương thuốc vạn năng, chữa lành mọi vết thương xã hội. Những nhà nhân văn thuộc dạng trên tuyên bố đoạn tuyệt với khoa học - công nghệ, còn những nhà kỹ trị thì quảng cáo mình là đại diện của triết học hữu dụng, đúng nghĩa. Đội ngũ các nhà triết học khoa học khá phân hóa; một số gần với chủ nghĩa thực chứng(I. Lakatos, T. Kuhn ), một số khác - chủ nghĩa duy vật khoa học tự nhiên (M. Bunge), số khác nữa - chủ nghĩa duy tâm duy khoa học đặc trưng (F. Gonsethe), hay thiên tả, bám sát vào các luận điểm mácxít về liên minh triết học - khoa học tự nhiên. Các nhà triết học phương Tây hiện đại là những người chuyên nghiệp, xét theo cách hiểu của họ về đối tượng triết học. Có những nhà triết học chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình; điều này giúp họ có được thế mạnh xét theo từng khuynh hướng riêng. Tuy nhiên, một mặt, tính chuyên nghiệp đôi khi gây ra tình trạng mất phương hướng, do thiếu một hệ chuẩn dẫn đường. Mặt khác, cuộc sống đặt ra quá nhiều vấn đề vượt khỏi khuôn khổ của những nghiên cứu mang tính cục bộ, do đó để các vấn đề triết học thực sự trở thành vấn đề của công chúng đòi hỏi những phương pháp và phương tiện phổ biến tri thức triết học khác với truyền thống cổ điển. Chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng, và cả chủ nghĩa Freud nữa, đi theo hướng này.

2. Sự phân kỳ của triết học phương Tây hiện đại

Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của triết học phương Tây hiện đại có thể chú ý đến mấy thời kỳ chính.



  • Thời kỳ phôi thai, (chuyển từ hình thức tư duy cổ điển sang hình thức tư duy phi cổ điển) - từ những năm 30 - 40 đến những năm 70 của thế kỷ XIX: khuynh hướng phi duy lý, thần bí, tôn giáo (A. Schopenhauer, F. Schelling, S. Kierkegaard), chủ nghĩa Kant-mới (phê phán Kant từ phía “hữu”, phục hồi tư tưởng của Kant về năng lực tiên thiên của quá trình nhận thức, luận chứng về sự đối lập khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trên cơ sở phân biệt lý trí lý luận và lý trí thực tiễn, cố gắng chứng minh tính chất mâu thuẫn và thiếu cơ sở của nhận thức “thuần túy khoa học” về các hiện tượng xã hội …), sự hình thành “con đường thứ ba” trong triết học, vượt qua các vấn đề “siêu hình” của cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm.

  • Sự hiện diện rõ nét các khuynh hướng chủ đạo - từ những năm 70 của thế kỷ XIX đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất: F. Nietzsche khai triển ý chí sinh tồn của Schopenhauer thành ý chí quyền lực, nhưng chối bỏ Thượng đế của Kierkegaard. Chủ nghĩa Kant ở Đức phát triển mạnh, trong khi ở Anh và Mỹ triết học Hegel được phục hồi với tên gọi thuyết Hegel-mới. Những mầm mống của chủ nghĩa thực dụng cũng xuất hiện. Các học thuyết tôn giáo rộ lên ở nhiều nước châu Âu, nhất là chủ nghĩa Thomas-mới và chủ nghĩa nhân vị, có cội nguồn sâu xa từ thuyết đơn tử của G. Leibniz). Hình thức thứ hai của chủ nghĩa thực chứnglà chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, hay gọi đơn giản là chủ nghĩa Mach, đã tạo ra cuộc luận chiến khá quyết liệt trong sinh hoạt tinh thần (V. I. Lenin đã phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán do nhà vật lý E. Mach và nhà tâm lý R. Avenarius sáng lập trong tác phẩm “ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”). Tại Anh và Mỹ xuất hiện chủ nghĩa thực tại-mới (Neo-realism), quy tụ nhiều tên tuổi lớn như G. Moore, A. Whitehead, B. Russell (Anh), R. Perry (Mỹ), chủ trương đem đến cho các khái niệm phổ quát một tồn tại lý tưởng nào đó (tương tự Hegel), tìm hiểu những yếu tố trung hòa của kinh nghiệm…

  • Sự bùng nổ lần lựợt hai khuynh hướng - phi duy lý và khoa học: từ những năm cuối cùng của chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1917 - 1918) đến những năm 50 - tức kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chiến tranh ghi đậm dấu ấn của mình lên các sáng tạo văn chương, nghệ thuật, triết hoc. Hiện tượng học, phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, các trào lưu triết học tôn giáo được dịp khuếch trương Ảnh hưởng đến các tầng lớp xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Chủ nghĩa thực dụng rộ lên tại Mỹ vào ngững năm 30, trở thành triết học bán chính thức của lối sống Mỹ, khuynh đảo cả hệ thống giáo dục Mỹ. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên tạo điều kiện cho sự hưng thịnh của triết học phân tích ngôn ngữ, toán học. Tuy nhiên Ảnh hưởng của triết học phân tich - một cách gọi của chủ nghĩa thực chứng mới - được giới hạn chủ yếu trong giới trí thức, các nhà khoa học, còn Ảnh hưởng của phân tâm học và chủ nghĩa hiện sinh thì lan rộng trong nhiều tầng lớp xã hội.

  • Những tìm tòi mới: từ những năm 50 - 60 của thế kỷ XX đến nay. Đó là khoảng thời gian khá dài, song ít thấy xuất hiện những triết thuyết thực sự gây nên những bùng nổ tinh thần như trước đây. Lý do sâu xa của hiện tượng chững lại này nằm ở sự chậm thay đổi của tư duy triết học trước các biến cố diễn ra trong đời sống xã hội. Dưới tác động của những khám phá kỳ diệu trong khoa học, xu hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, nhu cầu giao lưu văn hóa, khoa học giữa các dân tộc, các nhà triết học phương Tây cố gắng tạo dựng một diện mạo triết học khác trước ít nhiều. Triết học phân tích tiếp tục phát huy tác dụng, chủ nghĩa bi quan về “thân phận con người” giảm bớt, hoặc chỉ còn mang ý nghĩa cẢnh báo. Chủ nghĩa duy lý phê phán K. Popper lấy nguyên tắc giả mạo thay nguyên tắc kiểm chứng; chủ nghĩa cấu trúc thay cho cá nhân; chú giải học triết học (Hermeneutics) tìm kiếm những ý nghĩa và những giá trị trong ngôn ngữ, trong cuộc sống lẫn trong nghiên cứu khoa học; vấn đề văn hóa ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều trường phái và cá nhân. Nhiều học thuyết bắt đầu chọn con đường chiết trung để thể hiện mình, như chủ nghĩa Freud-mới, thuyết hội tụ. Các phương án khác nhau của tương lai học, các biến tướng của chủ nghĩa hậu hiện đại gây sự chú ý của dư luận thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng tinh vi.

  1. Một số đặc điểm của triết học phương Tây hiện đại

Thứ nhất, triết học phương Tây hiện đại (theo nghĩa ngoài mácxít) mà chúng ta đề cập ở đây chính là triết học phổ biến trong các nước tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển, như Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Mỹ…Nó là đại diện tinh thần cho giai cấp tư sản và các lực lượng xã hội khác dưới chủ nghĩa tư bản hiện đại, phản ánh các vấn đề của giới tự nhiên, xã hội và con người trong các hình thức khác nhau của sự triển khai tư tưởng. Xét từ góc độ thế giới quan đa phần các triết thuyết là các biến tướng của chủ nghĩa duy tâm tinh tế và uyển chuyển, kể cả các học thuyết tự tuyên bố về tình trạng trung lập của mình (chúng ta có thể nhận thấy điều này qua các trào lưu “khoa học” như chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hậu hiện đại). Bên cạnh đó có thể thấy rằng bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX triết học phương Tây ngày càng chú trọng nhiều đến phương pháp, thậm chí một số triết gia xem xét triết học từ góc độ phương pháp thuần túy, tuyên bố rằng giá trị thực sự của một học thuyết không hẳn ở những cuộc tranh luận về ý nghĩa của tồn tại, về bản chất của đời sống con người hay triển vọng của lịch sử, mà ở việc xác định xem phương pháp nào giúp chúng ta đi sâu vào tồn tại của sự vật, lột tả được bản chất của đời sống và từ đó tạo điều kiện để mỗi cá nhân tự tìm ra lời đáp về số phận của chính mình và của nhân loại. Lẽ cố nhiên cách tiếp cận đó mang tính một chiều, bởi lẽ phương pháp triết học không thể không dựa vào một cơ sở thế giới quan nhất định. Phương pháp có thể xung đột với thế giới quan, có thể nhất trí với nó - đó là kinh nghiệm lịch sử của sự phát triển tri thức triết học.

Thứ hai, tính đa dạng, muôn vẻ về chủ đề và khuynh hướng, sự đan xen, thay thế nhau giữa các học thuyết, các trường phái. Điều này cho thấy những biến đổi nhanh chóng, phức tạp của đời sống xã hội làm nảy sinh các vấn đề mới một cách thường xuyên, thậm chí đầy bất ngờ, đòi hỏi các triết gia không ngừng tìm tòi phương thức thể hiện và đánh giá chúng. Quy luật đào thải và phát triển không cho phép sự ngưng đọng của tư duy, sự thần thánh hóa và tuyệt đối hóa một tư tưởng, một trường phái hay một khuynh hướng nào đó. Sự vận động không ngừng của xã hội cũng phá vỡ lớp vỏ kiên cố của các quan niệm “chính thống” đối với một thời, nhưng cũng làm cho chúng nhanh chóng hóa thân vào cuộc sống, hình thành dần những môtíp sống nhất định, mà sức lan truyền không lệ thuộc mấy vào các điều kiện không - thời gian. Chẳng hạn chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism), vốn hình thành dưới dạng mầm mống từ cuối thế kỷ XIX, sang đầu thế kỷ XX trở thành triết học bán chính thức của lối sống Mỹ, khuynh đảo cả hệ thống giáo dục và tín ngưỡng của người Mỹ, song sau đó vài thập niên nó không còn hiện diện và được truyên truyền rầm rộ như một học thuyết - nó đã chấm dứt sự tồn tại của mình với tính cách là một trường phái triết học, mặc dù tiếp tục tồn tại đây đó trong cuộc sống của mỗi cá nhân, hóa thân trong đường lối của một số đảng chính trị. Tương tự như vậy đối với chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism), một trào lưu (đôi khi các nhà phân tích nói về “phong trào hiện sinh”) khá “mốt” của triết học phương Tây những năm 40 - 60 của thế kỷ XX. Mặc dù vậy tuổi thọ về mặt triết học của nó khá khiêm tốn: năm 1927, khi M. Heidegger công bố “Hữu thể và thời gian” (Sein und Zeit), chủ nghĩa hiện sinh chính thức được khai sinh. Năm 1960 chủ nghĩa hiện sinh như dòng triết học độc lập kết thúc sự hiện diện của mình; sự kiện này trùng với thời gian công bố “Phê bình lý trí biện chứng” của J. P. Sartre. Mấy thập niên sau người ta mong muốn phục hồi chủ nghĩa hiện sinh lẫn chủ nghĩa thực dụng dưới những tên gọi mới là chủ nghĩa thực dụng - mới, chủ nghĩa hiện sinh - mới với những điều chỉnh đáng kể, đại loại như bớt dần yếu tố chủ quan theo kiểu tín ngưỡng luận ở chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa bi quan cá nhân ở chủ nghĩa hiện sinh, song, như Engels từng viết về sự cáo chung khó tránh khỏi của triết học cổ điển Đức (tác phẩm “Ludwig và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”), chủ nghĩa thực dụng lẫn chủ nghĩa hiện sinh khó đạt được thành công như hình thức nguyên thủy của chúng. Có thể khẳng định rằng trong triết học phương Tây hiện đại không có học thuyết nào thống trị lâu dài như trước đây, song chính vì vậy mà đôi khi những biểu hiện bế tắc, thiếu ổn định, thậm chí cả tình trạng khủng hoảng, mất phương hướng vẫn diễn ra.

Thứ ba, so với truyền thống cổ điển, trong triết học hiện đại khuynh hướng phi duy ly chiếm vị trí quan trọng, đôi lúc vượt qua khuynh hướng “khoa học”, chi phối diện mạo đời sống chính trị, xã hội và tinh thần của các nước phương Tây. Khả năng chi phối này xuất phát từ sự bất lực của lý trí khoa học trong việc giải quyết các vấn đề nhân sinh - xã hội, từ nhu cầu tìm hiểu sâu sắc hơn đời sống nội tâm của con người và thái độ sống của họ trong thời đại khủng hoảng định hướng giá trị.

Trong khuynh hướng phi duy lý mặt chủ quan của tồn tại người, hay chủ quan tính, được đề cao, cả chủ quan tính con người- cá nhân lẫn thế giới tinh thần của con người nói chung. Đối với nhánh hiện sinh “vô thần” hay phân tâm học và triết học sự sống thì sự quan tâm thái quá dành cho cá nhân (J. P. Sartre:”Không có thế giới nào khác ngoài thế giới chủ quan tính của con người”). So với chủ nghĩa duy tâm cổ điển sự quan tâm này thể hiện rõ nét và tập trung hơn. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan của G. Berkeley (Tồn tại - nghĩa là được tri giác) và J. Fichte (cái Tôi tinh thần tuyệt đối, sáng tạo ra và chi phối mọi thứ) khó mà sánh nổi các trường phái vừa nêu về phương diện cái Tôi cá nhân. Sự lý giải con người một cách phiến diện có thể dẫn đến các biểu hiện của chủ nghĩa duy ý chí hoặc chủ nghĩa bi quan lịch sử: cái thứ nhất xem ý chí, từ ý chí sự sống đến ý chí quyền lực, như bản nguyên hoạt động quyết định; cái thứ hai mô tả một cách cường điệu bức tranh ảm đạm của xã hội, sự xung đột giữa xã hội và cá nhân. Nhánh hiện sinh hữu thần và một số trường phái phi duy lý - tôn giáo tập trung lý giải bản chất và ý nghĩa của thế giới tinh thần nhân loại, kể cả trở lại với quan niệm truyền thống về vai trò của các lực lượng siêu nhiên thần bí.

Thứ tư, biểu hiện dễ thấy trong triết học phương Tây hiện đại là sự hình thành “con đường thứ ba”, “trung lập”, mà đại diện là chủ nghĩa thực chứng, các học thuyết duy khoa học, kỹ trị, khuếch trương mặt kỹ thuật của tiến bộ xã hội. “Con đường thứ ba” chẳng qua là toan tính vượt qua cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, loại bỏ hệ thống các vấn đề triết học, trong đó có vấn đề cơ bản của triết học, được đặt ra ngay từ thời cổ đại, thông qua cuộc tranh luận giữa các triết gia về vấn đề bản nguyên và bản tính của thế giới, về khả năng nhận thức thế giới cũng như cơ sở của tri thức. “Con đường thứ ba” cũng làm gần triết học với các khoa học chuyên biệt, cụ thể. Cùng với với khuynh hướng “khoa học”, hàng loạt trường phái triết học được mở đầu bằng từ nhân bản, nhân học (nhân học triết học, nhân học văn hóa, nhân học khoa học…) đều chủ trương “con đường thứ ba” với mục đích khắc phục sự nghèo nàn và đơn điệu trong đối tượng nghiên cứu, song xét đến cùng không tránh khỏi tính quy định thế giới quan và nhận thức luận, gắn với việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

Thứ năm, mấy thập niên gần đây diễn ra quá trình kết hợp, hòa lẫn nhiều dòng tư tưởng, đem đến một số kết quả nhất định. Có thể kể đến: sự phân tích lôgíc - ngôn ngữ và phân tâm học xã hội bán hiện sinh; chủ nghĩa cấu trúc và nhân học triết học; chủ nghĩa duy lý mới và triết học xã hội của trường phái Frankfurt, sự phân tích chức năng trong xã hội học và chú giải học, chủ nghĩa hiện sinh-mới và phái Thomas mới, chú giải học và phân tích ngôn ngữ…Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc các nhà triết học phương Tây quan tâm nhiều đến các khía cạnh văn hóa, đạo đức, triết học khoa học, dự đoán học, nhất là dự đoán xã hội. Tại nhiều trường đại học, nhiều trung tâm nghiên cứu đã hình thành nên hàng loạt chuyên ngành mới của triết học, nhưng bớt dần yếu tố siêu hình, gia tăng những cách tiếp cận mới, gắn với xã hội học, chính trị học, nhân học văn hóa, kinh tế học, luật học, khu vực học, các khoa học tự nhiên như sinh học, y học, công nghệ tin học v. v. . Suy nghĩ chung của phần lớn các nhà triết học hiện đại là: sự biến đổi ngày càng nhanh chóng của đời sống hiện thực, những chuyển biến phức tạp của sinh hoạt chính trị - xã hội, những vấn dề nảy sinh từ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với chính mỉnh, các hệ quả của tiến bộ khoa học - công nghệ, nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các dân tộc và những mâu thuẫn mới nảy sinh. . . khiến cho những tham vọng của thứ triết học bao quát tất cả, đại diện cho tất cả, mà thời cổ điển từng tồn tại, không còn phù hợp nữa. Mỗi một điểm nóng nảy sinh từ thực tại cần có cách lý giải tương ứng, mà muốn như thế không thể không liên kết các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau cùng tìm ra lời đáp cho một vấn đề.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay một số trào lưu tư tưởng, vốn hình thành từ rất lâu, được dịp trỗi dậy với những điều chỉnh mới, bớt tính cực đoan hơn. Tân hiện sinh, tân thực dụng nỗ lực làm mới mình cho phù hợp với nhịp sống hiện đại. Mặc dù vậy chúng không tạo được sức hấp dẫn so với thời hoàng kim đã qua. Cùng với sự phục hồi này là phong trào “hậu hiện đại”, “giải cấu trúc” ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội.


    1. Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%204
      Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
      Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
      Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
      Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
      Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
      Khoa2 -> Triết học tôn giáO
      Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
      Khoa2 -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
      Hoc%20Ky%204 -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
      Hoc%20Ky%204 -> GIÁo hội phật giáo việt nam học viện phật giáo việt nam tại tp. Hcm

      tải về 2.53 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương