BÀi nhập môN. I. Tính quy luật trong sự phát triển của tư TƯỞng triết họC


CHƯƠNGVI. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN



tải về 2.53 Mb.
trang21/28
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.53 Mb.
#4838
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   28

CHƯƠNGVI. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

    1. Bối cẢnh lịch sử và các tiền đề của sự ra đời triết học Mác.

1. Tây Âu nửa đầu thế kỷ XIX. Tính tất yếu của sự ra đời triết học Mác

Đến những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã có hơn 100 năm tồn tại. Vai trò tích cực của giai cấp tư sản đối với lịch sử nhân loại dược thể hiện thông qua cuộc đấu tranh thủ tiêu chế độ phong kiến, giải phóng cá nhân, phát triển sức sản xuất. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ những quan hệ lỗi thời, mang nặng tính đẳng cấp,

Có thể nói thời đại tư bản là thời đại năng động nhất so với các thời đại đã qua. Tính biện chứng của thời đại tư bản thể hiện ở chỗ nó không thể tồn tại bình thường nếu không tạo ra những biến đổi liên tục trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, cải tiến liên tục công cụ sản xuất, tích cực khai thác và tìm kiếm các nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C. Mác (K. Marx) và Ph. Ăngghen (F. Engels) viết:”Giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử…Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất, do đó cách mạng hóa những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hóa toàn bộ những quan hệ xã hội…Tất cả những quan hệ xã hội cứng đò và hoen rỉ…đều đang tiêu tan…Tất cả những gì mang tính đẳng cấp và trì trệ đều tiêu tan như mây khói. […] Giai cấp tư sản …đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” (C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, t. 4, CTQG, HN, 1995, tr. 599, 600 - 601, 603). Tuy nhiên, theo Mác, sự phát triển của nền sản xuất tư bản dựa trên các thành tựu khoa học, kỹ thuật của nhân loại, dù thúc đẩy về cơ bản sự vận động xã hội tiến về phía trước, vẫn không khắc phục được những mâu thuẫn cố hữu của xã hội có các giai cấp đối kháng, sự tha hóa con người, mà thậm chí còn làm cho những mâu thuẫn ấy ngày càng trở nên trầm trọng và không thể kiểm soát.

Xã hội tư sản đào sâu thêm khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, tạo nên những chênh lệch lớn trong đời sống kinh tế lẫn môi trường văn hóa, nhận thức, sự phân hóa mới trong quan hệ giữa người với người. Đó là điểm dễ thấy nhất.

Thứ hai, sự vận dộng xã hội dựa trên các quy luật thị trường tư bản chủ nghĩa trong khi đơn giản hóa quan hệ xã hội đã đồng thời bộc lộ mặt trái của nó: sư cằn cỗi dần những phong tục, thói quen và sinh hoạt văn hóa truyền thống, xu hướng thực dụng hóa ngay cả quan hệ gia đình, huyết thống, sư sòng phẳng đến tàn nhẫn các thang bậc đánh giá khả năng của cá nhân, và do đó loại bỏ không thương tiếc con người trong điều kiện cạnh tranh và làm giàu bằng mọi giá. Sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội phong kiến bằng hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa là hợp lý xét từ quan điểm phát triển, nhưng chưa hoàn thiện xét từ góc độ nhân sinh. Chủ nghĩa tư bản thay thế phương thức nô địch con người, chứ chưa thể loại bỏ hẳn phương thức đó.

Thứ ba, chủ nghĩa tư bản, theo Mác và Ph. Ăngghen, chẳng những không thể khắc phục mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của nền sản xuất và sự chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, mà còn đẩy mâu thuẫn đó đến tình trạng gay gắt, không thể dung hòa trong điều kiện kinh tế thị trường vận hành theo quy luật cạnh tranh tự do. Cuộc đấu tranh giải phóng xã hội giờ đây gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản công nghiệp chống lại sự áp bức của các lực lượng thống trị và trật tự xã hội tư sản nói chung (chú thích: tiếng Đức proletariat, từ tiếng Latinh proletarius, nghĩa là người đang ở tình trạng cần được giúp đỡ). Cuộc đấu tranh này khác với thời đại các cuộc cách mạng tư sản sơ kỳ về mức độ và bản chất. Vào những năm 30- 40 của thế kỷ XIX giai cấp vô sản, con đẻ của nền công nghiệp, trở thành một lực lượng chính trị dộc lập, phát triển cuộc đấu tranh từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác, từ những yêu sách thuần túy kinh tế chuyển dần sang mục tiêu chính trị. Để đạt được mục tiêu đó cần phải có môt hệ thống lý luận mang tính định hướng, được xác lập trên cơ sở hiện thực, nắm bắt và phân tích khoa học những vấn đề của thời đại, vạch ra con đường giải phóng cho giai cấp vô sản và các tầng lớp người lao động bị áp bức, dự báo xu thế vận động của lịch sử…Hệ thống lý luận như vậy ra đời là cần thiết và tất yếu; nó gắn liền với tên tuổi của Mác và Ăngghen từ giữa thập niên 40.

Chủ nghĩa Mác (marxism) xem việc giải phóng giai cấp vô sản và các lực lượng xã hội bị áp bức, tiến tới xây dựng xã hội cộng sản là mục tiêu chính trị lớn của mình. Nội dung của chủ nghĩa Mác có thể thâu tóm vào ba bộ phận cấu thành: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học, trong đó triết học là hạt nhân thế giới quan.

Trước Mác đã có nhiều học thuyết về xã hội cộng sản tương lai, nhưng hoặc mang nặng tính chất giản đơn, thô lỗ, hoặc tỏ ra không tưởng, thiếu các tiền đề thực tiễn. Ngược lai, ở Mác, chính các nguyên lý triết học đã làm cơ sở cho việc tìm hiểu các vấn đề của tự nhiên, xã hội và tư duy. Chỉ có thế giới quan triết học khoa học, thống nhất với hoạt dộng thực tiễn và phát triển các luân điểm của mình từ những chất liệu do thực tiễn và các lĩnh vực khác của đời sống con người đem đến, mới giải đáp nghiêm túc và có hiệu quả những vấn đề mà thời đặt ra. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi các học thuyết đương đại chưa thực sự bắt nhịp cùng quá trình vận động của xã hội, thì trong lòng nó đã thai nghén mầm mống của tinh thần khám phá mang ý nghĩa cải tạo thế giới; đó là tất yếu của lịch sử.

Tính tất yếu của sự ra đời triết học Mác phản ánh tính tất yếu của vận động lịch sử ở một nấc thang cụ thể, gắn với những nhu cầu cụ thể, những nhu cầu mà các thời đại trước còn chưa biết đến. Tính chất của thời đại quy định về cơ bản tính chất của một học thuyết, nhưng ở thời đại nào cũng chứa đựng bên trong nó vô số các sự vật, hiện tượng, quá trình, các nhu cầu, các thiên hướng khác nhau, nên xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Vấn đề là ở chỗ trong số những khuynh hướng ấy khuynh hướng nào sẽ đóng vai trò chủ đạo, không chỉ thể hiện thành công các điểm nóng của thực tại, mà còn vạch được con đường đúng đắn nhất hướng đến chân lý.

Cần thấy rằng Mác và Ăngghen xuất thân từ tầng lớp cao trong xã hội tư sản. Bản thân Marx có trình độ học vấn tiến sỹ, có thể tiến thân bằng công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hay các hoạt động phục vụ chế độ xã hội hiện hành. Engels là con của một nhà kinh doanh giàu có, buộc phải bỏ dở phổ thông trung học vì công viêc kinh doanh của gia đình. Từ vị trí xã hội như thế Mác và Ăngghen đến với những người vô sản (đúng nghĩa của hình Ảnh công nhân làm thuê, không có tài sản gì khác lúc đầu, trừ sức lao động), và từ sự đồng cảm với họ hai người đã xây dựng hệ thống lý luận, học thuyết bảo vệ quyền lợi của họ và vạch hướng cho họ trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Điều này cho thấy cùng với diều kiện lịch sử, xã hội, thì để có một hệ thống tư tưởng mang ý nghĩa vạch thời đại rất cần xuất hiện những cá nhân giàu bản lĩnh chính trị và tinh thần nhạy bén khoa học.

Triết học Mác ra đời trong bối cẢnh phức tạp của sinh hoạt tư tưởng, khi mà giai cấp tư sản, sau các cuộc cách mạng tư sản vào thế kỷ XVII - XVIII, đã không còn quan tâm đến cách mạng xã hội nữa, bởi lẽ nếu diễn ra cách mạng, thì đối tượng loại bỏ không phải là chế độ phong kiến như trước. Giai cấp tư sản cần đến một hệ chuẩn tư tưởng bảo vệ trật tự vừa hình thành và đang từng bước khẳng định.

Vào những năm 20 - 30, khi Hêghen đang còn là thần tượng của giới trẻ có học thức và cách mạng tại Đức, những toan tính xem xét lại một cách có phê phán toàn bộ truyền thống cổ điển phương Tây nói chung, triết học Hêghen nói riêng, đã hình thành dưới tác động của quá trình phi cổ điển hóa tư duy. Sôpenhauơ (A. Schopenhauer,1788 - 1860) là một trong những người đầu tiên khởi xướng quá trình đó. Trong tác phẩm chủ yếu “Thế giới như ý chí và biểu tượng” (1818) Sôpenhauơ phê phán chủ nghĩa duy lý truyền thống, đặc biệt là hệ thống Hêghen, thay sự sùng bái lý trí bằng sùng bái ý chí. Trong “Siêu hình học tình yêu và cái chết” Sôpenhauơ vạch ra bản chất vị kỷ của con người, từ đó phát họa bức tranh bi quan về lịch sử. Sau Sôpenhauơ tại Đan Mạch nhà triết học Kiếckego (S. Kierkegaard, 1813 - 1858), người sống hầu như cùng thời với Mác, đặt nền móng cho Chủ nghĩa hiện sinh trong tương lai (nhánh Hiện sinh tôn giáo). Tại Pháp Côntơ (A. Comte, 1798 - 1857), người khởi xướng Chủ nghĩa thực chứng, tuyên bố về một thứ triết học vượt qua cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, hình thành cái gọi là con đường thứ ba trong triết học. Muộn hơn, các trao lưu triết học tôn giáo thực hiện quá trình hiện đại hóa bằng cách kết hợp các vấn đề của thời đại với giáo lý Kytô trung cổ. Nói cách khác, bức tranh triết học nửa đầu thế kỷ XIXtại các nước Tây Âu được hình thành với ba khuynh hướng cơ bản là khuynh hướng duy lý hiện đại, hay khuynh hướng khoa học (để phân biệt với duy lý truyền thống), khuynh hướng phi duy lý, và khuynh hướng tôn giáo (khuynh hướng thứ hai này có nhiều mối liên hệ với khuynh hướng phi duy lý).

Trong tình hình phức tạp như thế Mác đã thể hiện một thái độ khác đối với truyền thống. Khi xác lập học thuyết triết học của mình Marx chẳng những không xét lại truyền thống một cách cực đoan, mà còn kế thừa và phát triển những yếu tố tích cực của nó. Mác và Ăngghen tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết của việc phân tích hệ thống các vấn đề triết học do truyền thống để lại, trong đó có vấn đề cơ bản của triết học. Bước ngoặt có tính cách mạng trong lịch sử triết học, do Mác và Ăngghen thực hiện, thực chất là sự kế thừa, đổi mới, phát triển lên trình độ cao các giá trị truyền thống, đặc biệt là truyền thống phương Tây,cải tạo và khắc phục hạn chế của các học thuyết trước đó mà hai ông có dịp tìm hiểu.

2. Tiền đề lý luận của triết học Mác



Tiền đề sâu xa của triết học Mác là toàn bộ tinh hoa tinh thần của nhân loại, mà chủ yếu là tinh hoa phương Tây, được tích lũy trong các học thuyết triết học từ hơn hai ngàn năm qua, bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại. Triết học Marx là một vòng khâu trong chuỗi các vòng khâu nối tiếp nhau qua các thời đại, với sự mở rộng không ngừng tri thức triết học trong mối liên hệ với hoạt động thực tiễn, với khoa học và trình độ nhận thức chung. Sự kế thừa ấy thể hiện ở các bình diện bản thể luận, nhận thức luận, phương pháp luận và nhân sinh - xã hội. Khi tìm hiểu triết học Hy Lạp, Mác viết:” Mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình” […]Triết học hiện đại chỉ tiếp tục cái công việc mà Hêraclít và Arixtốt đã mở đầu mà thôi” (C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, t. 4, CTQG, HN, tr. 157, 166). Tư tưởng nhân văn Phục hưng, chủ nghĩa duy vật, nhận thức khoa học và phong trào Khai sáng của thời đại các cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVII - XVIII đã trở nên kích thích tố quan trọng đối với quá trình hình thành chủ nghĩa Mác.

Tiền đề trực tiếp của sự ra đời triết học Mác là triết học cổ điển Đức, mà cụ thể là phép biện chứng Hêghen (Hegel) và chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc (Feuerbach). Cuộc hành trình tư tưởng của Mác bắt đầu từ phép biện chứng Hêghen, và từ cuối năm 1842 chuyển dần sang chủ nghĩa duy vật. Hai tác phẩm tác động tích cực đến sự chuyển tiếp này là “Bản chất Kitô giáo” (1841) và “Luận cương sơ bộ về cải cách triết học” (1842) của L. Phoiơbắc. Trong “Bản chất Kitô giáo” Phoiơbắc vạch ra cơ sở tâm lý của sự ra đời tôn giáo như cảm giác bất lực và yếu đuối của con người trước các lực lượng hùng mạnh và bí hiểm xung quanh, nhấn mạnh rằng tôn giáo là hình thức sinh hoạt tinh thần cần thiết của nhiều dân tộc, rằng Chúa của Kitô giáo là mục tiêu cao nhất, là cái Tuyệt đối mà con người phấn đấu vươn tới, nói khác đi con người tạo ra Thượng đế, chứ không phải Thượng đế sáng tạo ra con người. Phoiơbắc đưa bản chất tôn giáo về bản chất con người, bản chất của thế giới trần tục, đồng thời vạch ra hạn chế của chủ nghĩa duy tâm Hêghen, chứng minh mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy tâm trên trời và chủ nghĩa duy tâm dưới mặt đất, tức hệ thống Hegel. Ý tưởng cải cách mà Phoiơbắc đặt ra trong “Luận cương sơ bộ về cải cách triết học” đã kích thích Marx xây dựng một học thuyết triết học thâm nhập vào đời sống hiện thực thông qua các nguyên lý có tính khoa học của nó, khắc phục tính tư biện cố hữu ở triết học Hêghen. Phoiơbắc chỉ ra sự cần thiết thay thế chủ nghĩa kinh viện mới (ám chỉ triết học Hêghen) bằng thuyết nhân bản, xem con người là nền tảng, xem tự nhiên là hiện thực duy nhất, loại bỏ Thượng đế ra khỏi đối tượng nghiên cứu. Cải tổ triết học cũng có nghĩa là giải phóng triết học ra khỏi thần học dưới bất kỳ hình thức nào. Triết hoc Phoiơbắc là chiếc cầu nối để Mác đi đến chủ nghĩa duy vật biện chứng như sự thống nhất chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, khắc phục những hạn chế lịch sử của các bậc tiền bối trực tiếp. Hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật (chủ nghĩa duy vật biện chứng) và phép biện chứng (phép biện chứng duy vật), gắn liền với tên tuổi của Marx và Engels, là sự phát triển mới về chất của lịch sử triết học nói chung, của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng nói riêng. Trong tiền đề lý luận Đức không thể không đề cập đến vai trò của phái Hêghen trẻ, bởi lẽ chính thông qua phái Hêghen trẻ mà Mác và Ăngghen trưởng thành dần về tư tưởng. Trong quá trình chuyển biến thế giới quan phái Hêghen trẻ không chỉ đóng vai trò cầu nối, mà còn là phép thử tư tưởng đối với Mác và Ăngghen, nhất là khi cả hai đang đứng trước sự lựa chọn quyết định.

Triết học chính trị của Mác tập trung vào việc tìm kiếm phương thức tồn tại và phát triển của xã hội trong điều kiện phân hóa gay gắt. Quá trình làm quen với chủ nghĩa cộng sản không tưởng của Xanh Ximông (Saint Simon), Phuriê (Fourier), Ooen (Owen) đưa C. Mác và Ph. Ăngghen đến với tư tưởng cốt lõi của họ như xóa bỏ tình trạng người bóc lột người,xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh hơn nền dân chủ hiện tại với sở hữu cộng đồng về tư liệu sản xuất và sự phân phối sản phẩm xã hội một cách hợp lý. Mác và Ăngghen tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng ấy và vận dụng vào triết học chính trị của mình, hình thành nên lý luận về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về nhà nước và cách mạng xã hội, đặc biệt là lý luận giải phóng con người. Do chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX các nhà cộng sản không tưởng chưa thể vạch được con đường và phương thức giải phóng người lao động ra khỏi ách áp bức tư sản một cách khoa học. Mác và Ăngghen vượt qua hạn chế đó, xác lập quan niệm duy vật về lịch sử, gợi mở những khả năng biến ý tưởng của các bậc tiền bối thành hiện thực.

Các đại biểu lớn của kinh tế chính trị học Anh, Xmít (A. Smith) và Ricácđô (D. Ricardo), cũng như kinh nghiệm thực tiễn xã hội tại Anh (sự vận động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, xung đột giai cấp, tình cẢnh giai cấp công nhân Anh) đã đem đến cho Mác một số kinh nghiệm và phương pháp phân tích các hoạt động kinh tế, các quy luật chi phối sự phát triển của xã hội. Tiếp thu có chọn lọc và phê phán kinh tế chính trị học tư sản cổ điển, Mác và Ăngghen đưa vào học thuyết của mình những vấn đề và những luận giải mang tính khám phá. Học thuyết về giá trị thặng dư của Mác vượt ra khỏi khuôn khổ của một học thuyết kinh tế, trở thành cơ sở giải thích bản chất của xã hội tư sản, từ đó khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản không phải là sự lựa chọn cuối cùng của nhân loại.

Các nhà triết học mácxít sau Mác không dừng lại ở những chất liệu đã có từ thời Mác, mà tích cực tìm hiểu và tiếp thu những tri thức mới, để làm giàu thêm và từng bước hoàn thiện chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử cụ thể. Cuộc đấu tranh của C. Mác và Ph. Ăngghen chống lại cả chủ nghĩa giáo điều lẫn chủ nghĩa xaét lại và chủ nghĩa phiêu lưu chính trị được tiếp tục vào thế kỷ XX và XXI, nhằm khẳng định giá trị khoa học, tính cách mạng và tính sáng tạo, hay tính mở của chủ nghĩa Mác.

3. Tiền đề khoa học tự nhiên

Liên minh giữa triết học với các lĩnh vực tri thức cụ thể, đặc biệt là khoa học tự nhiên, có lịch sử lâu dài và mang ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của triết học, nhất là chủ nghĩa duy vật. Các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại đều là những bộ óc lớn. Talét, Anaxago, Arixtốt và nhiều người khác được biết đến không chỉ với tính cách là những triết gia, mà còn là những bậc thông thái, am tường nhiều thứ, chẳng hạn toán học, vật lý học, thiên văn học, sinh vật học…những lĩnh vực đang còn ở trong tình trạng tản mạn, sơ khai. Cùng với quá trình chuyên biệt hóa tri thức, vị trí của triết học như “khoa học của các khoa học”cũng cần được xem xét lại. Song, liên minh giữa triết học với các khoa học chuyên biệt là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của cả hai. Đã có lúc, do những nguyên nhân khác nhau, triết học bị được dưới sự chế ngự và giám sát của thần học, bị biến thành hệ thống các quan điểm mang nặng tính giáo huấn, tính minh hoạ một chiều cho các tín điều. Khi ấy những khám phá khoa học, với những chất liệu thực tiễn không thể bác bỏ, đã trở thành chỗ dựa vững chắc đối với quá trình giải phóng triết học ra khỏi Ảnh hưởng của thần học, tiếp tục con đường hướng tới chân lý. Triết học không thể phát triển, nếu tách ra khỏi trình độ nhận thức chung của thời đại, trong đó có trình độ phát triển của tri thức khoa học.

Thế kỷ XVIII - XIX khoa học tự nhiên phát triển như vũ bão với hàng loạt phát minh mang ý nghĩa vạch thời đại, đưa đến sự biến đổi trong cách thức tư duy của con người. Ba phát minh lớn mà Ăngghen nhắc đến trong tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”được gọi là các phát minh vạch thời đại do tác động quyết định của chúng đến chủ nghĩa duy vật: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào, thuyết tiến hóa. Phát minh thứ nhất tạo nên chất liệu sống động cho sự lý giải mới về toàn bộ thế giới vật chất, khẳng định rằng, thứ nhất, thế giới vật chất không chỉ được xác định là “không bị tiêu diệt”, mà còn là một quá trình luôn trải qua sự liên hệ, tác động, chế ước, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố trong mỗi sự vật, hiện tượng và giữa các sự vật, hiện tượng; thứ hai, do đó, cách hiểu “bảo toàn” phải gắn với cách hiểu về vận động, biến đổi, chuyển hóa.

Với hai phát minh tiếp theo các luận cứ do khoa học tự nhiên đem đến đã khẳng định nguồn gốc tự nhiên của sự sống (thuyết tế bào) từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Bức tranh sự sống vô cùng phong phú, phức tạp, song tuân theo tính quy luật bên trong, khách quan của mình, trong đó có quy luật đấu tranh sinh tồn, tính thích nghi, tự đào thải, chọn lọc tự nhiên và cân bằng sinh thái (thuyết tiến hoá của Đácuynh (Darwin). Khẳng định chân lý khoa học này cũng có nghĩa là bác bỏ quan niệm về nguồn gốc siêu nhiên của sự sống, cũng như sự giải thích giản đơn, máy móc, siêu hình về thế giới, đặc biệt là thế giới hữu sinh. Sự ra đời thuyết tế bào và thuyết tiến hóa đã kích thích các nhà khoa học đào sâu quá trình tìm hiểu tính thống nhất và đa dạng của tồn tại, khám phá những bí ẩn của thế giới, đồng thời góp phần đưa đến sự hình thành phương pháp tư duy mới. Những thành tựu mới nhất của sinh học, y hovc5, tế bào học hiện đại tiếp tục soi sáng các vấn đề mà vào thời Đácuynh chỉ mới là những phác thảo hoặc chưa đề cập đến. Điều đáng nói là mỗi bước đi, mỗi phát minh tiêu biểu của khoa học đều buộc các nhà lý luận tìm hiểu, khái quát, biến thành những yếu tố thẩm định giá trị của một quan điểm, một học thuyết có liên quan.

Những phát minh vạch thời đại trong khoa học tự nhiên, cùng với những biến đổi trong các khoa học lịch sử, đã góp phần đưa đến sự cáo chung hình thức cũ của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật siêu hình (đúng hơn, chủ nghĩa duy vật trong phạm vi Siêu hình học của thế kỷ XVII - XVIII ); nó cần được thay thế bằng hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật,tức chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ăngghen viết:”Mỗi lần có một phát minh mang ý nghĩa thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó” (M &Ă, t. 21, CTQG, 1995, tr. 409). Ph. Ăngghen cho rằng, để thở thành một nhà triết học chân chính điều kiện trước tiên là phải nắm vững kiến thức về khoa học tự nhiên - lịch sử, từ toán học, vật lý, đến các khoa học về con người.

II. Khái quát các thời kỳ phát triển của triết học Mác thế kỷ XIX

Xét về thực chất sự phát triển của triết học Mác trải qua các thời kỳ chính là thời kỳ chuyển tiếp, định hình, va thời kỳ phát triển. Về mặt thời gian có thể tạm chia lịch sử triết học Mác thế kỷ XIX ra các thời kỳ sau: a) thời kỳ hình thành triết học Marx (1837 - 1848), bao gồm quá trình chuyển tiếp tư tưởng (1837 -1844) và sự xác lập những luận điểm đầu tiên (1844 - 1848); b) thời kỳ phát triển triết học Mác từ năm 1848 đến Công xã Paris, bao gồm các chặng ngắn, đó là sự phát triển quan niệm duy vật về lịch sử trong quá trình cách mạng dân chủ tư sản 1848 - 1852, sự phát triển triết học Mác trong quá trình xây dựng kinh tế chính trị học vào những năm 50 - 60; các vấn đề của triết học Mác những năm 60 - 70; c) sự phát triển triết học Mác sau Công xã Pari (Paris). Thời kỳ thứ ba chủ yếu gắn liền với tên tuổi của Ăngghen, người đã làm sâu sắc thêm triết học Mác trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học và các vấn đề của đời sống xã hội - lịch sử.



1. Sự hình thành triết học Mác.

a) Quá trình chuyển tiếp tư tưởng của Mác và Ăngghen từ năm 1837 đến năm 1844

Thông qua môi trường giáo dục gia đình và xã hội Marx chịu Ảnh hưởng của tư tưởng Khai sáng Pháp và Đức thế kỷ XVIII, tư tưởng nhân văn trong thi ca Hy Lạp, bi kịch Sếchxpia (Shakespeare), tác phẩm không tưởng chính trị của Xanh Ximông (Saint Simon).

Thử điểm qua những bài viết quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng của Marx:

Trong bài khóa luận tốt nghiệp phổ thông trung học, năm 1835, với tựa đề “Những suy tư của một chàng trai trong việc lựa chọn nghề nghiệp” Marx nhấn mạnh ý thức về sự cống hiến và lựa chọn tự do. Mác viết:”Chỉ có cái nghề mà trong đó chúng ta không phải là những công cụ nô lệ, mà trong đó chúng ta sáng tạo một cách độc lập trong giới của mình mới có thể đem lại phẩm giá…” (m&e, t. 40, CTQG, 2000, tr. 16). Nghề vinh quang nhất, theo Mác, là một nghề mà “chúng ta có thể lao động nhiều nhất cho loài người”. Chắc hằn những dòng viết đó vượt ra ngoài tầm suy nghĩ thông thường của một thanh niên 17 tuổi.

Theo lời khuyên của cha, vào tháng 10/1835 Mác ghi danh vào khoa Luật của trường Đại học tổng hợp Bon. Giữa năm 1836 Mác chuyển từ đại học Bon sang đại học Béclin (Berlin), tập trung tìm hiểu luật học và triết học pháp quyền. Tại đây Mác chịu Ảnh hưởng một phần phương pháp luận của Cantơ (Kant) và Phíchtơ (Fichte). Năm 1837 trong Thư gửi cha Mác nói đến sự cần thiết giải thoát khỏi “chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm” để hướng đến phép biện chứng Hêghen, xem nó như “sự tinh khiết của viên ngọc dưới ánh sáng mặt trời” (m &e,t. 40, tr. 30). Tuy nhiên đã xuất hiện hoài nghi về giá trị hiện thực của phép biện chứng duy tâm với “giai điệu hoang dã kỳ quặc của nó”. Hơn nữa “cái bẫy biện chứng” nhìn một cách tổng thể là phương tiện cần thiết để khám phá thế giới đang vận động và phát triển, nhưng vẫn tự đặt mình trong giới hạn của hiện thực đầy mâu thuẫn. Năm 1839 Mác bắt đầu ghi chép về triết học Êpiquya, làm tư liệu cho luận án Tiến sỹ. Trong khi đánh giá cao “sự dũng cảm gang thép” của Êpiquya trong triết học tự nhiên, Mác không quên các tên tuổi lớn của triết học Hy Lạp. Mác xem Xôcơrát là trung tâm điểm của phong trào Hy Lạp, còn Arixtốt là “đỉnh cao của triết học cổ đại”. Triết học Hy Lạp, theo Mác, là thứ triết học “tràn đầy sức sống và bước ngạo nghễ trên vũ đài toàn thế giới”. ”Những tập ghi chép về triết học Êpiquya” được kết thúc bằng nhận định về sự vận động của tư tưởng triết học: trong sự vận động mang tính quy luật của tư tưởng triết học không có cái gì là vĩnh viễn, kể cả thần tượng của một thời đại.

Luận án Tiến sỹ “Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên của Êpiquyas” được Mác viết vào nửa cuối 1840 - tháng 3/1841.

Trong Lời tựa Mác nhắc đến Prômêtê, thái độ của Prômêtê đối với thế giới thần linh. Mác liên tưởng hình Ảnh này với triết học mà Mác hướng tới, thứ triết học “chống lại tất cả các vị thần nào ở trên trời và ở dưới đất lại không thừa nhận sự tự ý thức của con người là vị thần tối cao”. Mác khẳng định:”Prômêtê là vị thánh (thần - ĐNT) cao thượng nhất và là kẻ tuẫn tiết trong lịch triết học (biên niên sử triết học - ĐNT)” (sđd, t. 40, tr. 278).

Điểm giống nhau cơ bản giữa hai tên tuổi lớn của triết học tự nhiên là thừa nhận rằng các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ là phức hợp các nguyên tử, vận động trong hư không. Sự khác nhau giữa Đêmôcrít và Êpiquya phản ánh sự khác nhau giữa hai thời đại: một đằng là thời đại hưng thịnh, khi cá nhân và xã hội nằm trong mối quan hệ hài hòa,tinh thần nghiên cứu khoa học còn vô tư, chưa bị cản trở bởi những rào cản của thiên kiến; đằng khác là thời đại suy tàn, khi con người phải đối mặt với những thách thức xã hội nghiêm trọng, phai tập trung mọi nỗ lực để bảo vệ tự do và quyền tự quyết. Do đó mỗi ý tưởng ở Êpiquya không hẳn bàn về khía cạnh lý luận thuần túy, mà gợi cho người đọc hướng suy nghĩ mới, mang nội dung thực tiễn, gắn liền với khát vọng giải phóng cá nhân. Điểm đặc trưng của triết học Êpiquya là bên cạnh những vấn đề của triết học tự nhiên ông còn đề cập đến khía cạnh đạo đức của tồn tại người, đằng sau bức tranh vật lý về thế giới ẩn chứa các luận giải chính trị. Trong nguyên tử luận Êpiquya phản bác quan niệm máy móc của Đêmôcrít về tính tất yếu, khẳng định rằng các nguyên tử còn có khả năng dao động tự do tự thân. Đây là điểm khác biệt có tính nguyên tắc quan trọng nhất giữa triết học tự nhiên của Êpiquya và triết học tự nhiên của Đêmôcrít. Mác trẻ xem xét lập luận của Êpiquya về dao động tự do không chỉ từ góc độ của triết học tự nhiên, mà cả từ ý nghĩa xã hội của nó: sự tự ý thức tự do của cá nhân phá vỡ những ràng buộc của trật tự xã hội đang khủng hoảng. Như vậy, phát hiện thứ nhất của Marx về triết học tự nhiên Epicuros là nhân bản hóa nguyên tử. Phát hiện thứ hai chủ nghĩa vô thần đặc trưng. Đó là sự kế thừa tư tưởng vô thần của Đêmôcrít, nhưng tỏ ra triệt để và quyết liệt hơn. “Êpiquya đã lên tiếng chống lại thế giới quan của toàn thể nhân dân Hy Lạp” (sđd, tr. 337) Ông cũng không nhất trí với quan điểm của Đêmôcrít về sự đồng nhất các nguyên tử của trái đất và các nguyên tử bầu trời, vì nói như vậy chẳng khác nào thừa nhận tính chất vĩnh viễn của thần linh, nghĩa là lại “rơi vào vòng tay của các huyền thoại”. Êpiquya xứng đáng là “nhà khai sáng Hy Lạp vĩ đại bậc nhất”. Phát hiện thứ ba kết hợp thuyết nguyên tử với duy cảm luận chủ nghĩa khoái lạc. Duy cảm luận của Êpiquya hướng con người đến nghệ thuật sống đẹp và hạnh phúc, biết hưởng thụ và tự điều chỉnh, torng đó sự thanh thản tâm hồn là liệu pháp hiệu quả nhất trong một thế giới đầy bất trắc.

Mác còn rút ra từ luận án Tiến sỹ một số luận điểm như luận điểm về sự tác động lẫn nhau giữa triết học với thế giới, xét từ khía cạnh khách quan (quan hệ của triết học với thế giới bên ngoài) và chủ quan (quan hệ của triết học với thế giới tinh thần của chính các triết gia), đồng thời nhấn mạnh rằng quan hệ chủ quan là sự biểu hiện của quan hệ khách quan; luận điểm về sự phân biệt nội dung khách quan và hình thức thể hiện chủ quan của học thuyết triết học; luận điểm về tinh chất hai mặt của phép biện chứng Hêghen, mặt tích cực, cách mạng và mặt hạn chế, bảo thủ. Tính chất hai mặt ấy được Mác tiếp tục làm sáng tỏ vào thời kỳ chín muồi về tư tưởng.

Cũng trong thời gian này Marx viết loạt bài về tự do báo chí, trình bày tư tưởng dân chủ cấp tiến của mình.

Nên hiểu như thế nào về quá trình chuyển biến thế giới quan và quan điểm chính trị từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ chủ nghĩa dân chủ cấp tiến cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản?.

Quá trình này được đánh dấu từ mùa thu năm 1842, khi Mác tham gia vào Báo miền sông Ranh, và từng bước biến nó thành tờ báo có khuynh hướng dân chủ cách mạng. Trong bài viết “Những cuộc tranh luận về luật chống trộm củi rừng” Mác phân chia lịch sử thế giới ra hai thời kỳ- thời kỳ không tự do và thời kỳ tự do, trong đó thời kỳ không tự do được đặc trưng bằng tính chất thú vật của quan hệ giữa người với người, sự thủ tiêu cá nhân, sự nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác, sự phân cực xã hội ra thành các tầng lớp đối lập nhau. Thời kỳ không tự do được ngầm hiểu là chế độ phong kiến. Chỉ có nền dân chủ - tương lai của nước Đức - mới xứng đáng là đại diện tự thân của nhân dân, và là biểu hiện lý tưởng của thời kỳ tự do chân chính. Trong bài “Lời bào chữa của phóng viên ở Môden” Mác kêu gọi đấu tranh vì quyền tự do ngôn luận, nhấn mạnh mối quan hệ giưa hoạt động chính luận với phong trào đấu tranh vì dân chủ, bước đầu hình thành quan nệm về bản chất khách quan của các quan hệ xã hội, chỉ ra ba kiểu quan hệ xã hội, gồm quan hệ giữa lĩnh vực quyền lợi cá nhân và lĩnh vực quyền lợi phổ biến, tưc quyền lợi xã hội, nhà nước, quan hệ trong phạm vi bộ máy quản lý, quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội, từ đó bác bỏ tư tưởng pháp quyền của Hegel về tính tất yếu tồn tại bộ máy nhà nước quan liêu; + khẳng định rằng nguyên nhân cơ bản của sự bần cùng của nhân dân nằm ở bản chất các quan hệ xã hội hiện tồn, chứ không phải ở ý chí quyền lực của một cá nhân nào đó.

Tính chất cấp tiến về quan điểm chính trị khiến cho Báo miền sông Ranh bị đóng cửa (từ 31/3/1843). Cho đến thời điểm này ở Mác đã hình thành những phác thảo đầu tiên, đề cập đến các vấn đề kinh tế, chính trị và triết học. Mác trẻ đang từng bước đi đến điểm ngoặt về thế giới quan của mình, trong khi phái Hêghen trẻ ngày càng tỏ ra bất lực trước các đòi hỏi của thực tiễn xã hội.

Tác phẩm của Mác “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel”(1842 - mùa hè 1843) làm sâu sắc thêm tư tưởng của Mác thời kỳ chuyển tiếp. . Tác phẩm này mặc dù đôi chỗ còn chịu Ảnh hưởng của Hêghen trong phương pháp trình bày và cơ sở thế giới quan, song về cơ bản đã cho thấy bước đột phá triết học - chính trị của Mác. Trước hết Mác phê phán Hêghen vì sự đảo ngược điều kiện thành cái chịu điều kiện, cái quy định thành cái bị quy định. Mác viết:”Gia dình và xã hội công dân là những bộ phận của nhà nước, là những tồn tại tinh thần hiện thực của ý chí, là những phương thức tồn tại của nhà nước. Gia đình và xã hội công dân tự chúng cấu thành nhà nước. Cung chính là động lực. Còn theo Hêghen thì ngược lại, chúng được sản sinh ra từ ý niệm hiện thực” (m&e, t. 1, CTQG, 1995, tr. 314 - 315)). Tiếp theo, nếu Hêghen xem nhà nước là cơ quan điều các mâu thuẫn xã hội, thì Mác lại nhìn thấy ở nhà nước đang tồn tại tính chất tha hóa của nó, sự đối lập với xã hội công dân. Trong nhà nước quân chủ Phổ sự tha hóa chính trị trở nên phổ biến, gắn với bản chất của nhà nước đó. Cuối cùng là tư tưởng dân chủ triệt để của Mác. Chế độ dân chủ được Mác xem như “sản phẩm tự do” của con người. Dưới chế độ dân chủ “không phải con người tồn tại vì luật pháp, mà luật pháp tồn tại vì con người”; ở đó sự thống nhất chân chính cái phổ biến và cái đặc thù được thực hiện(sđd, tr. 350).

Mùa hè 1843 Mác (và Ăngghen) chấm dứt mối liên hệ ràng buộc về thế giới quan với triết học duy tâm Hêghen, chuyển sang chủ nghĩa duy vật triệt để. Tác phẩm “Luận cương sơ bộ về cải tổ triết học” của L. Phoiơbắc tác động đáng kể đến sự chuyển tiếp này của Mác.

Cuối tháng 10/1843 Mác cùng vợ sang Pari. Tại đây với tư cách là tổng biên tập “Niên giám Đức - Pháp” Mác biến nó thành diễn đàn của tư tưởng triết học - chính trị mới. “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel. Lời nói đầu “ là bằng chứng về sự kết thúc quá trình chuyển tiếp thế giới quan của Marx. “Lời nói đầu” viết sau tác phẩm chính 6 tháng, chứa đựng các luận điểm xuất phát của triết học mácxít ở thời kỳ đầu. Trong khi vạch ra tính quy định lịch sử - xã hội và những hạn chế của triết học Hêghen và phái Hêghen trẻ, Màc nhấn mạnh sự cần thiết phủ định triết học theo nghĩa cũ, xác lập triết học gắn với những nhu cầu thực tiễn của con người, đi từ phê phán lý luận sang phê phán hiện thực, từ phê phán thượng giới đến phê phán cõi trần. Nhân đó Mác đánh giá tôn giáo như nhu cầu tinh thần của con người, “tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức”, “thuốc phiện của nhân dân”. Như vậy, Mác đã nêu ra cơ sở xã hội của sự ra đời tôn giáo. Tuy nhiên, một khi các thế lực phản nhân loại sử dụng tôn giáo làm công cụ nô dịch nhân dân, thì vấn đề xóa bỏ chỗ dựa tôn giáo trở nên tất yếu.

Thời gian này Ăngghen công bố nhiều bài viết thể hiện quá trình chuyển tiếp tư tưởng của mình như “Những bức thư từ nước Anh”(tháng 5 - 6/1843), “Đề cương phân tích kinh tế chính trị học”. “Tình hình nước Anh” (đầu 1844). Trong các bài viết đó Ăngghen nêu bât hai vấn đề lớn: một là, điều kiện để giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập, và cuộc đấu tranh của họ không còn vì lý do kinh tế đơn thuần, mà vì sự nghiệp giải phóng nhân loại bị áp bức; hai là, hệ thống lý luận khoa học định hướng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ và công bằng, thay thế trật tự xã hội hiện có bằng trật tự xã hội khác,


Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%204
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Khoa2 -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%204 -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Hoc%20Ky%204 -> GIÁo hội phật giáo việt nam học viện phật giáo việt nam tại tp. Hcm

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương