BÀi nhập môN. I. Tính quy luật trong sự phát triển của tư TƯỞng triết họC


Sự phát triển triết học Mác thời kỳ 1871 - 1895



tải về 2.53 Mb.
trang23/28
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.53 Mb.
#4838
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

3. Sự phát triển triết học Mác thời kỳ 1871 - 1895

Công xã Pari nổ ra và thất bại, nhưng đó là cuộc “tấn công lên trời”, cho thấy khát vọng giải phóng của giới thợ thủ đô, và báo hiệu những cơn bão táp mới đang đến gần. Về thực chất của Công xã Pari Mác viết:”Bí quyết thực sự của Công xã là 7ỏ chỗ về thực chất nó là một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh của giai cấp những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải phóng lao động về mặt kinh tế” (Mvà Ă, t. 17, 1994, tr. 454). Nhiều bài học đã được rút ra từ sự kiện này, trong đó có bài học về phương thức đấu tranh, xây dựng lực lượng, về tổ chức bộ máy quyền lực của công nhân, về quá trình hiện thực hóa lý tưởng dân chủ kiểu mới, về khả năng quản lý kinh tế, văn hóa và các hoạt động xã hội, tập hợp quần chúng. Công xã Pari, qua những thành công và thất bại của nó, giúp Mác và Ăngghen tiếp tục hoàn thiện lý luận về nhà nước, cách mạng xã hội và chuyên chính vô sản, đi đến dự báo về sự tiêu vong nhà nước. Tuy nhiên Công xã Pari cũng cho thấy một thực tế là: không thể thực hiện mục tiêu giải phóng nếu chỉ trông cậy vào những cuộc nổi dậy đơn lẽ, mà sự thất bại đã được báo trước; để đi đến thắng lợi của một sự nghiệp lớn lòng nhiệt tình cần gắn liền với những tính toán thích hợp, dựa trên sự hiểu biết điều kiện và xu thế vận động của lịch sử.



Thời kỳ sau Công xã Pari Mác và Ăngghen vừa thực hiện sự tổng kết lý luận của chủ nghịa Mác, vừa đấu tranh chống hai khuynh hướng trái ngược nhau trong phong trào công nhân châu Au là “tả khuynh” và “hữu khuynh”, phiêu lưu chính trị và thỏa hiệp giai cấp, nhất là trong quan điểm về nhà nước và cách mạng xã hội. Trong phạm vi Quốc tế I Mác và Ăngghen tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ suốt 7 năm liền chống chủ nghĩa vô chính phủ của Bacunin thông qua loạt bài viết “Về hoạt động chính trị của giai cấp công nhân”(1871), “Phái Bacunin trong hành động” (1873), “Chủ nghĩa thờ ơ chính trị” (1873), “Tóm lược cuốn sách của Bacunin “Thể chế nhà nước và tình trạng vô chính phủ” (1874). Bắt đầu sự nghiệp bằng sự hoạt động kiên cường chống lại ách thống trị phi nhân của giai cấp tư sản, vạch ra tình trạng tha hoá chính trị của nhà nước hiện hành, Bacunin trược dài trên con đường của chủ nghĩa phiêu lưu chính trị, mà cụ thể là chủ nghĩa vô chính phủ, gây chia rẽ trong nội bộ phong trào công nhân và bị khai trừ khỏi Quốc tế I vào năm 1872. Thế giới quan của Bacunin mang tính chiết trung, là sự dung nạp vô nguyên tắc chủ nghĩa duy tâm Hêghen, chủ nghĩa cá nhân triệt để Stiếcnơ, chủ nghĩa Pruđông và chủ nghĩa cộng sản không tưởng của Vaitlinh. Trong quan điểm lịch sử - xã hội Bacunin kết án mọi nhàn ước, chứ không dừng lại ở nhà nước tư sản, bởi lẽ theo ông xét về bản chất mọi nhà nước đều mâu thuẫn với bản tính con người; ở đâu có nhà nước, ở đó không có tự do cá nhân. Nhân danh ước muốn đập tan mọi quyền uy nhà nước, Bacunin phê phán học thuyết mácxít về chuyên chính vô sản. Thay cho nhà nước Bacunin đưa ra dự án về liên hợp tự do với sự liên kết các công xã quy mô nhỏ, hướng tới “liên bang tự do tự trị” phi nhà nước. Phê phán chủ nghĩa vô chính phủ của Bacunin, Mác và Anghhen khẳng định, thứ nhất, chừng nào còn đối kháng giai cấp thì nhà nước, với tính cách là công cụ thống trị của một giai cấp, còn tồn tại như một phạm trù lịch sử; thứ hai, mục tiêu cuối cùng của cách mạng vô sản là xoá bỏ giai cấp, thủ tiêu công cụ thống trị giai cấp, song đó là quá trình phức tạp, lâu dài, trải qua nhiều chặng trung gian, mà trước hết là phải đâp tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, thực hiện từng bước các cải cách dân chủ vì lợi ích của quần chúng nhân dân; thứ ba, Bacunin đã hoán đổi vị trí của quyền thừa kế và chế độ tư hữu, cho rằng xóa bỏ quyền thừa kế là cơ sở đi đến thực hiện quyền bình đẳng chính trị, song thực ra quyền thừa kế, hay bất cứ quyền nào, cũng đều được xác lập trên một sơ sở kinh tế nhất định, và “chúgn ta phải đấu tranh chống nguyên nhân, chứ không phải chống kết quả, chống cơ sở hạ tầng kinh tế, chứ không phải chống kiến trúc thượng tầng pháp lý” (M& Ă, t. 16, ctqg, hn, 1994, tr. 498). Thứ tư, thực chất quan điểm “xóa bỏ quyền uy”, đem đối lập nó với “quyền tự trị”, là sự mơ hồ và ấu trĩ về chính trị của Bacunin, bởi lẽ ông đã không hiểu được bản chất của quyền uy chính trị trong xã hội có giai cấp đối kháng như sự thể hiện ý chí của một lực lượng xã hội. Việc đòi xoá bỏ ngay lập tức quyền uy nhà nước trước khi thay đổi tận gốc rễ những quan hệ xã hội sinh ra nó là biểu hiện của không tưởng chính trị. Thứ năm, chủ nghĩa vô chính phủ của Bacunin gắn với ảo tưởng phi chính trị hóa đời sống xã hội, đồng nghĩa với việc loại trừ mọi hình thức chính trị của cuộc đấu tranh giải phóng con người. Phê phán Bacunon, Ăngghen vạch rõ:”Cách mạng là hành động chính trị cao nhất, ai muốn làm cách mạng thì cũng phải thừa nhận thủ đoạn chuẩn bị cách mạng, giáo dục công nhân làm cách mạng…” (M&Ă, t. 17, ctqg, hn, 1994, tr. 548).

Chủ nghĩa vô chính phủ để lại dấu ấn nặng nề trong phong trào công nhân quốc tế, tạo ra các biến tướng khác nhau, mà biểu hiện rõ ràng nhất là chủ nghĩa khủng bố nấp dưới các khẩu hiệu cách mạng triệt để, song thực chất là lấy con người làm vật hiến tế cho những mưu đồ chính trị đen tối.

Cùng với việc phê phán chủ nghĩa vô chính phủ của Bacunin, Mác và Ăngghen còn đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội của Látxan, vốn được mệnh danh là “chủ nghĩa xã hội của chính phủ vương quốc Phổ”, ra đời từ những năm 60 của thế kỷ XIX. Chủ nghĩa Látxan né tránh những vấn đề thực chất của xung đột xã hội, chủ trương thỏa hiệp với nhà nước trong nỗ lực cải thiện đời sống công nhân, xem đấu tranh nghị trường như phương thức cơ bản giải quyết các mâu thuẫn xã hội. Ông ta cũng kêu gọi sự cảm thông của công nhân trước chính sách tiền công phi lý của giới chủ, bởi lẽ sự bần cùng hóa, theo ông, không xuất phát từ sự bóc lột sức lao động của công nhân, mà do tăng nhân khẩu. Trong “Phê phán cương lĩnh Gôta” (1875) Mác phê phán một cách có hệ thống chủ nghĩa cơ hội của Látxan, tính chất nguy hại của nó đối với Đảng công nhân Đức thông qua cương lĩnh của Đảng (cương lĩnh Gôta). Sự phê phán tập trung vào quan điểm về tiền công, phân phối, quan hệ giai cấp, nhà nước, trong đó chứa đựng cả tư tưởng duy tâm, không tưởng. Mác đã vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc phân tích các giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản (giai đoạn vừa thoát thai từ xã hội tư bản và giai đoạn xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển), tính kế thừa và sự chuyển biến về chất của nó so với hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa.

Phê phán cương lĩnh Gôta” được xem là dự báo có tính khoa học của Mác về xã hội tương lai trên cơ sở những điều kiện vật chất hiện thực của xã hội tư sản. Những dự báo đó có ý nghĩa kích thích đối với phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng. Tuy nhiên, như Mác và Ăngghen từng nhấn mạnh trong “Hệ tư tưởng Đức”, cần phải hiểu chủ nghĩa cộng sản như một phong trào hiện thực, chứ không phải như đồ thức luận sẵn có của tư duy. Những vấn đề về xã hội tương lai do Mác dự báo cần được cụ thể hóa, hiệu chỉnh phù hợp với những biến đổi của xã hội và xu thế vận động của lịch sử.

Ngày 14 tháng 7 năm 1889, nhân kỷ niệm 100 năm ngày tấn công và phá ngục Baxti, theo đề nghị của Ăngghen, các nhà xã hội chủ nghĩa đã yổ chức hội nghị tại Pari và tuyên bố thành lập Quốc tế II. Nhiệm vu của tổ chức này là tiếp tục bảo vệ và truyền bá chủ nghĩa Mác một cách rộng rãi, từng bước nâng chất phong trào công nhân, chống lại chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa vô chính phủ cùng những biến tướng của chúng. Đến trước năm 1995, tổ chức này là chỗ dựa tư tưởng và tổ chức của những người cộng sản trên thế giới.

Trong sinh hoạt tư tưởng những năm 70 - 90 có những chuyển biến đáng kể. Các trào lưu triết học phi cổ điển bắt đầu Ảnh hưởng sâu rộng đến sinh hoạt tinh thần của xã hội phương Tây. Một số học thuyết sử dụng các thành quả của khoa học tự nhiên và khoa học lịch sử để bác bỏ chủ nghĩa Mác. Vì thế Mác và Ăngghen vừa tiến hành cuộc đấu tranh kiên trì nhằm bảo vệ những luận điểm nền tảng của thế giới quan triết học duy vật biện chứng, vừa tiếp tục phát triển những luận điểm mới, bám sát vào các thành tựu của khoa học và cuộc sống. Một trong những tác phẩm có tính tổng kết về chủ nghĩa Mác thế kỷ XIX là “Chống Đuyrinh”. Tác phẩm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học và kinh tế chính trị học mácxít.



Tác phẩm “Chống Đuyrinh” hoàn thành vào tháng 6/1878, gồm Lời mở đầu và ba phần chính. Ở phần thứ nhất - “Triết học” - song song với việc phê phán quan điểm triết học của Đuyrinh, Ăngghen làm sáng tỏ những vấn đề lớn của triết học mácxít, phân tích vấn đề cơ bản của triết học, tính thống nhất vật chất của thế giới, các phương thức tồn tại của vật chất, lý luận nhận thức, các quy luật cơ bản của phép biện chứng, một số vấn đề của quan niệm duy vật về lịch sử.

Trong quan niệm về thế giới Ăngghen phê phán luận điểm xuất phát của Đuyrinh, tính chất duy tâm của vị giáo sư cơ học này trong việc lý giải quan hệ giữa tư duy và tồn tại, tự nhiên và tinh thần. Đối với Đuyrinh các nguyên lý “thuần tuý” của tư duy là chìa khóa để nhận thức toàn bộ giới tự nhiên và thực tiễn. Bác bỏ cách hiểu sai lầm này, Ph. Ăngghen nhấn mạnh: các nguyên lý không phải là điểm khởi đầu của sự nghiên cứu, mà là kết quả cuối cùng của nó, chúng không “cắm” vào tự nhiên, lịch sử, mà trừu tượng hóa tự nhiên, lịch sử. Ph. Ăngghen viết:”Không phải là giới tự nhiên và loài người phải phù hợp với các nguyên lý, mà trái lại các nguyên lý chỉ đúng trong chừng mực chúng phù hợp với giới tự nhiên và lịch sử. Đó là quan điểm duy vật duy nhất đối với sự vật, còn quan điểm của ông Đuyrinh chống lại quan điểm ấy là quan điểm duy tâm” (m&ă, tt. T. 20, 1994, tr. 54). Bàn về vấn đề tồn tại, Ăngghen tiếp tục làm sáng tỏ quan điểm duy vật về tính thống nhất vật chất của thế giới, chỉ ra sự mơ hồ trong cách lập luận của Đuyrinh “thế giới thống nhất trong tồn tại của nó”. Tất cả các sự vật, hiện tượng, quá trình là các thành tố khác nhau của vật chất đang vận động. Tính thống nhất của thế giới, do đó, còn phải hiểu như tính chất duy nhất của nó, nghĩa là trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất và những biểu hiện của vật chất. “Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên” ((sđd, tr. 67). Ăngghen phân tích các phương thức tồn tại của vật chất trên cơ sở khảo sát những thành tựu của khoa học tự nhiên, phê phán quan điểm máy móc - siêu hình của Đuyrinh về vật chất, vận động, không gian, thời gian. Bác bỏ cách hiểu của Đuyrinh về “yên tĩnh tuyệt đối” như điểm cân bằng tự thân của vật chất khi chưa xuất hiện bất kỳ sự thay đổi và “khoẢnh khắc” thời gian nào, Ăngghen nhấn mạnh rằng, các hình thức tồn tại của vật chất nằm trong sự thống nhất với vật chất và không bị tách ra khỏi nó; cả vận động, không gian, thời gian không thể tồnt ại tách biệt với vật chất, không một thứ vật chất nào lại đứng ngoài các hình thức tồn tại của nó. Đối lập với quan điểm máy móc của Đuyrinh về vận động (quy các hình thức vận động về vận động cơ học), Ăngghen tính đa dạng các hình thức vận động của vật chất, phổ biến trong tự nhiên và trong xã hội, từ vận động cơ học, vật lý, hóa học, sinh học đến các biểu hiện sinh động của đời sống xã hội, gắn với hoạt động có ý thức của con người.



Trong “Chống Đuyrinh” các vấn đề của phép biện chứng duy vật được phân tích trên cơ sở nhận thức đúng đắn giới tự nhiên, nắm vững các thành quả của khoa học tự nhiên và lịch sử. Ph. Ăngghen nhấn mạnh:”Giới tự nhiên là hòn đá thử vàng đối với phép biện chứng, và cần phải nói rằng khoa học tự nhiên hiện đại đã cung cấp cho sự thử nghiệm ấy những vật liệu hết sức phong phú và mỗi ngày một tăng thêm, và do đó đã chứng minh rằng trong tự nhiên, rút cục lại, mọi cái đểu diễn ra một cách biện chứng chứ không phải siêu hình” (sđd, tr. 38 - 39). Phép biện chứng, với tính cách là phương pháp triết học, trải qua lịch sử phát triển lâu dài, bắt đầu từ thời cổ đại. “Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh” (t. 20, tr. 34). Tuy nhiên vào thời kỳ khoa học tự nhiên đạt được những thành quả to lớn như thế kỷ XVII - XVIII phương pháp tư duy siêu hình lại thống trị. Đối với phương pháp siêu hình, theo Ăngghen, các sự vật và sự phản ánh của chúng trong tư duy đều là những đối tượng nghiên cứu riêng biệt, cố định, cái này độc lập với cái kia. Sự đối lập đúng - sai, trắng - đen, tồn tại - không tồn tại, đồng nhất - khác biệt theo phương pháp của siêu hình học cũ (từ đây gọi là phương pháp siêu hình, và cũng không nên chỉ quy phương pháp này cho triết học thế kỷ XVII - XVIII) đã tỏ ra không thích hợp trước những đòi hỏi mới của nhận thức. “Phương pháp nhận thức siêu hình, - Ăngghen viết, - dù được coi là chính đáng và thậm chí là cần thiết trong những lĩnh vực nhất định ít nhiều rộng lớn tuỳ theo tính chất của đối tượng nghiên cứu, nhưng chóng hay chầy nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà nếu nó vượt qua thì nó trở thành phiến diện, hạn chế, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được” (t. 20, tr. 37). Chỉ từ nửa sau thế kỷ XVIII, khi trung trung tâm tri thức chuyển từ Anh và Pháp sang Đức, phương pháp này mới được khắc phục thông qua các triết gia Đức, từ Cantơ (Kant) đến Hêghen (Hegel). Kế thừa có chọn lọc và cải tạo phép biện chứng Hêghen, Ăngghen xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, là khoa học về các quy luật chung nhất của vận động. “Phép biện chứng, - Ph. Ăngghen viết, - chẳng qua chỉi là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” (sđd, tr. 201). Ăngghen chỉ rõ, Đuyrinh, mặc dù “tái thiết lại” phép biện chứng Hêghen bằng “phương pháp tổng quát” và “;oại suy” điển hình, song sự tái thiết lại ấy vẫn không che đậy được tư tưởng chống phép biện chứng, vốn là đặc trưng của chủ nghĩa máy móc và phương pháp siêu hình, nghĩa là “xem xét các sự vật như là sự đứng im và không có sinh khí, cái nào riêng cho cái ấy, cái này bên cạnh cái kia và cái này nối tiếp cái kia, không thấy được một mâu thuẫn nào trong các sự vật cả” (sđd, tr. 172). Ăngghen cũng phê phán thái độ xuyên tạc của Đuyrinh đối với phép biện chứng mácxít nói chung, phép biện chứng được Mác thể hiện trong bộ “Tư bản” nói riêng, xoá nhòa sự khác biệt có tính nguyên tắc giữa phép biện chứng duy vật và phép biện chứng duy tâm.

Sự phân tích tiếp theo của Ăngghen tập trung làm nổi bật những quy luật của phép biện chứng. Trong “Chống Đuyrinh” Ăngghen chưa phân tích nội dung cụ thể của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, mà chỉ mới nêu ra tính khách quan và tính phổ biến của mâu thuẫn, nhấn mạnh luận điểm nền tảng: mọi sự vật đều chứa đựng mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn là “điều kiện” của vận động và phát triển. Quy luật chuyển hóa từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại được Ăngghen phân tích trên cơ sở các chất liệu sống động của thực tiễn và nhận thức. Kế thừa cách tiếp cận của Hêghen về mối liên hệ và chuyển hóa của các mặt đối lập, Ăngghen vạch ra sự khác nhau có tính nguyên tắc giữa quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình trong việc giải thích các quá trình của tự nhiên và xã hội. Nếu quan điểm siêu hình chỉ nhấn mạnh sự tăng trưởng thuần tuý về lượng và dừng lại ở đó, thì quan điểm biện chứng, ngược lại, tuyên bố rằng những thay đổi thuần tuý về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất (M & Ă, t. 20, 1994, tr. 179). Sự biến đổi về chất, tức bước nhảy, diễn ra khác nhau trong những điều kiện khác nhau, với những sự vật, hiện tượng khác nhau, song đều biểu thị gián đoạn của tính tiệm tiến của các thay đổi về lượng trước đó. Ăngghen cũng dẫn ra cách hiểu của Hêghen về đường nút các mối quan hệ của độ, các bước nhảy, và cho rằng, dù Hêghen là nhà duy tâm, nhưng đã xác lập cách tiếp cận khoa học về các quá trình của thế giới dưới hình thức triển khai các khái niệm lôgíc. Sự tác động ngược lại của chất, làm cho lượng biến đổi, được ví như sự tác động của một “sức mới” nào đó lên chính những yếu tố cấu thành. Về quy luật phủ định của phủ định Ăngghen viết:”Quy luật phủ định của phủ định thực hiện một cách không có ý thức trong tự nhiên, trong lịch sử, và cả trong đầu óc ta nữa, trước khi ta nhận thức được nó, - quy luật đó lần đầu tiên đã được Hêghen nêu lên một cách nổi bật” (t. 20, tr. 202). Tuy nhiên Hêghen xuất phát từ những những tính quy định của tư duy để khách quan hóa tự nhiên và lịch sử, và do vậy phủ định của phủ định được xem như khâu kết thúc (tổng hợp) tam đoạn thức lôgíc. Sự chât hẹp đó khó có thể được chấp nhận, một khi đề cập đến chuỗi các biến cố và các thời đại lịch sử. Khái niệm “phủ định” trong phép biện chứng dùng để biểu thị sự thay thế cái cũ bằng cái mới, nghĩa là sự chuyển hóa của sự vật từ một giai đoạn phát triển sang giai đọan khác cao hơn được thực hiện thông qua phủ định. Phủ định không chấm dứt sự phát triển, ngược lại, là điều kiện của nó và diễn ra dưới hình thức được xác định bởi bản chất của quá trình đó. Ăngghen nói đến tính khuynh hướng và tính thường xuyên lặp lại của phát triển, sự phủ định không phải một lần, mà nhiều lần, gắn với bản chát sự vật - phủ định của phủ định. Điều này chứng tỏ phủ định không diễn ra theo đường thẳng. Cùng với sự vận động tiến về phía trước vẫn có thể còn những sự lặp lại cái cũ ở một vài giai đoạn trên cơ sở mới, cao hơn. Con đường phát triển này diễn ra theo vòng xoáy ốc: cái cuối cùng dường như lặp lại cái khởi đầu, nhưng trên cơ sở cao hơn, hoàn thiện hơn. Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định là “một quy luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy” (t. 20, tr. 200).

Tính biện chứng của quá trình nhận thức là một trong nhiều nội dung được Ph. Ăngghen trình bày trong “Chống Đuyrinh”. Trước hết, Ăngghen tranh luận với Đuyrinh về cái gọi là những chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng, hay về tính xác thực tuyệt đối của nhận thức. Những chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng, theo Đuyrinh, là những chân lý đối với mọi thế giới, mọi thời đại (t. 20, tr. 124). Phê phán quan điểm siêu hình, phi lịch sử ấy trong lý luận nhận thức, Ăngghen vạch rõ, phần lớn tri thức về thực tiễn đều là tương đối, trình độ nhận thức của con người trong mỗi thời đại là hữu hạn. Tri thức mang tính chân lý, khách quan, phản ánh đúng khía cạnh nào đó của cuộc sống, nhưng bị hạn chế xét trong quá trình nhận thức lâu dài. Tri thức tuyệt đối cũng tồn tại, chúng sẽ không bị loại trừ bởi sự phát triển của khoa học. Đuyrinh không nhìn thấy mối liên hệ lẫn nhau giữa tương đối và tuyệt đối trong quá trình nhận thức. Theo Ăngghen, cần xem xét nhận thức một cách biện chứng, nghĩa là không phải như kết quả cứng đờ, khuôn mẫu, mà như quá trình vận động từ chưa biết đến biết, từ nhận thức tương đối đến nhận thức tuyệt đối (xem t. 20, tr. 127). Ăngghen dựa vào lịch sử khoa học, tập trung ở ba nhóm khoa học chính, để chỉ ra mối quan hệ giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối. Nhóm khoa học thứ nhất (toán, thiên văn học, cơ học, vật lý, hóa học)nghiên cứu giới tự nhiên vô cơ và ít nhiều dùng phương pháp toán học để xử lý vấn đề, được gọi là khoa học chính xác. Nhưng gnay ở đây, cùng với sự phát triển của tri thức cũng luôn xuất hiện nhiều sai lầm, và có cả vô số giả thuyết đang chờ được thẩm định. Ở nhóm khoa học thứ hai, khoa học về những cơ thể sống, tính chất nhiều vẻ của những quan hệ khiến cho một vấn đề vừa được giải quyết lập tức nảy sinh hàng loạt vấn đề mới. Đối với nhóm khoa học thứ ba, những khoa học lịch sử, tính chất tương đối của chân lý gắn liền với sự phong phú trong hoạt động của nhân tố chủ quan. Vì thế, sự đề xuất cái gọi là chân lý vĩnh cửu, những tri thức chính xác hoàn toàn trong trường hợp này là sự hạ thấp lịch sử con người và xã hội loài người.

Quan niệm duy vật về lịch sử được Ăngghen phân tích ở Lời mở đầu, các chương IX, X, XI của Phần thứ nhất, các chương II, III, IV của Phần thứ hai, các chương I và II của Phần thứ ba. Ăngghen cô đọng quan niệm duy vật về lịch sử như sau:”Quan niệm duy vật về lịch sử xuất phát từ luận điểm cho rằngsản xuất và tiếp theo sau sản xuất là trao đổi sản phẩm của sản xuất, là cơ sở của mọi chế độ xã hội, rằng trong mỗi xã hội xuất hiện trong lịch sử, sự phân phối sản phẩm và cùng với sự phân phối ấy là sự phân chia xã hội thành giai cấp hoặc đẳng cấp, đều được quyết định bởi tình hình: người ta sản xuất ra cái gì và sản xuất ra bằng cách nào và những sản phẩm của sản xuất đó được trao đổi như thế nào. Do đó, phải tìm những nguyên nhân cuối cùng của tất cả những biến đổi xã hội và những đảo lộn chính trị không phải trong đầu óc người ta…mà là trong những biến đổi của sản xuất và phương thức trao đổi, cần phải tìm những nguyên nhân đó không phải trong triết học, mà là trong kinh tế của thời đại tương ứng” (t. 20, tr. 371). Ăngghen tranh luận với Đuyrinh về vấn đề bạo lực chính trị, qua đó phê phán quan điểm của Đuyrinh về chiếntranh, bạo lực như cơ sở hình thành các tập đoàn người có lợi ích khác nhau. Theo Ăngghen, các giai cấp không hình thành theo con đường bạo lực, chiến tranh, mặc dù chúng bổ sung cho các giai cấp một số lượng thành viên không nhỏ. Sự hình thành các giai cấp gắn với những điều kiện kinh tế, với sự ra đời của cải thặng dư, sự phát triển của phân công lao động và trao đổi, sự ra đời chế độ tư hữu… Bạo lực do tình hình kinh tế, hay đúng hơn, trình độ sản xuất của xã hội quyết định. Mặc dù đánh giá bạo lực trong lịch sử như “bà đỡ của mọi xã hội đang thai nghén một xã hội mới,[…] công cụ đập tan những hình thức chính trị đã hóa đá và chết cứng” (t. 20, tr. 259), nhưng Ăngghen không tuyệt đối hóa vấn đề này. Bạo lực không phải là mục đích. Quá trình cách mạng hóa các quan hệ xã hội có thể diễn ra bằng con đường hòa bình, nếu hội đủ những điều kiện khách quan và chủ quan. Từ quan niệm duy vật về lịch sử Ăngghen giải quyết mối quan hệ giữa tự do và tất yếu trong hoạt động có ý thức của con người, trên cơ sở kế thừa, cải biến và cụ thể hóa quan điểm của Hêghen về tự do như sự nhận thức được cái tất yếu. Ăngghen viết:”Tự do không phải là ở sự độc lập tưởng tượng đối với các quy luật của tự nhiên, mà là ở sự nhận thức được những quy luật đó và ở cái khả năng - có được nhờ sự nhận thức này - hoặc những quy luật đó tác động một cách có kế hoạch nhằm những mục đích nhất định” (t. 20, tr. 163). Tự do ý chí chẳng qua là năng lực quyết định công việc một cách có hiểu biết. Khảo sát quá trình phát triển của xã hội loài người trong quan hệ với tự nhiên và với chính mình, Ăngghen rút ra nhận định tổng quát:”…tự do là ở sự chi phối được chính bản thân và tự nhiên bên ngoài, một sự chi phối dựa trên sự nhận thức được những tất yếu của tự nhiên, do đó, tự do là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử” (t. 20, tr. 164).

Vấn đề đạo đức và pháp quyền cũng được Ăngghen đề cập từ bình diện ý thức xã hội. Bác bỏ toan tính của Đuyrinh về việc xây dựng thứ lý luận đạo đức và pháp quyền hình thức, tiên thiên, với những khuôn mẫu bất biến, vĩnh cửu, áp dụng cho mọi dân tộc, mọi thời đại như những chân lý vĩnh cửu, Ăngghen nhấn mạnh tính chế định lịch sử - xã hội đối với đạo đức, pháp quyền. Các quan niệm đạo đức và pháp quyền của từng thời đại cụ thể là sự thể hiện các quan hệ kinh tế và chính trị của nó; các quan hệ ấy mang tính giai cấp, bởi vì mỗi giai cấp có một vị trí đặc thù của mình trong các quan hệ thống trị, và do đó có cách đánh giá của mình về những chuẩn mực, những giá trị, những khuôn mẫu đang tồn tại. Các quan điểm đạo đức và pháp quyền hình thành trong lịch sử và thay đổi theo sự thay đổi của các quan hệ xã hội. Trong đạo đức của xã hội hiện tại, theo Ăngghen, tồn tại ba loại đạo đức, bao gồm đạo đức quý tộc - phong kiến, đạo đức tư sản, và đạo đức vô sản, thể hiện quá khứ, hiện tại và tương lai, phù hợp với ba giai cấp của xã hội. Đạo đức giai cấp chính là giới hạn của thời đại mà chúng ta đang sống. Liệu có thứ đạo đức phi giai cấp dành cho tất cả mọi thành viên xã hội hay không/ Thực ra ngay từ thời xa xưa con người đã tạo dựng được một hệ thống các quy tắc đạo đức mang ý nghĩa chung. Ngày nay cũng vậy. Tuy nhiên chừng nào mà sự phân hóa xã hội còn gay gắt, thì khái niệm “đạo đức phi giai cấp” vẫn chỉ là mục tiêu lâu dài. Giới hạn ấy sẽ bị vượt qua khi không còn những đối kháng giai cấp trong xã hội. Ăngghen viết:”Một đạo đức thực sự có tính người, đứng trên những đối lập giai cấp… chỉ có thể có được ở một trình độ phát triển của xã hội, trong đó người ta không những đã thắng được những đối lập giai cấp, mà còn quên được những đối lập ấy trong đời sống thực tiễn” (t. 20, tr. 137). Tương tự như vậy đối với khái niệm “quyền” và “bình đẳng”. Những khái niệm ấy hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, và chịu sự quy định của những điều kiện chính trị - xã hội cụ thể. Vì thế thật vô lý nếu quyền của con người và sự bình đẳng trong quan hệ giữa người với người được quy thành những khuôn mẫu bất biến, những chân lý vĩnh cửu. Chẳng hạn thời trung cổ và cận đại là hai thời đại khác nhau trong quan niệm về quyền và sự bình đẳng, do chỗ mỗi thời đại lại gắn liền với những đặc trưng về lịch sử - xã hội, chính trị và tư tưởng tương ứng. Ăngghen viết:”Quan niệm về bình đẳng dưới hình thức tư sản cũng như dưới hình thức vô sản, bản thân là một sản phẩm của sự phát triển lịch sử; để tạo ra quan niệm này, thì cần phải có những điều kiện lịch sử nhất định; bản thân những điều kiện này, đến lượt mình, lại giả định phải có một lịch sử lâu dài trước đó. Cho nên quan niệm về bình đẳng là cái gì cũng được, nhưng quyết không phải là một chân lý vĩnh cửu” (t. 20, tr. 154 - 155).

Trong “Chống Đuyrinh” Ăngghen phân tích vấn đề liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên, vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển của triết học, đưa ra cách hiểu về triết học như một dạng thế giới quan. Ăngghen thừa nhận:”Muốn có một quan niệm vừa biện chứng vừa duy vật về tự nhiên thì người ta phải biết toán học và khoa học tự nhiên. Mác là một toán học tinh thông, nhưng về khoa học tự nhiên thì chúng tôi chỉ có thể nghiên cứu một cách rời rạc, dứt đoạn, không thường xuyên” (t. 20, tr. 22 - 23).

Quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên, với các khoa học chuyên biệt nói chung, trải qua quá trình lịch sử lâu dài. Vào thời cổ đại tính chất bao trùm của tri thức triết học khiến nó được xem như môn khoa học đặc biệt đứng trên tất cả các môn khoa học khác. Quan niệm này tồn tại khá lâu trong lịch sử, mà hệ thống Hêghen là “cái thai đẻ non cuối cùng” của nó (xem t. 20, tr. 41). Tuy nhiên, theo Ăngghen, cùng với quá trình chuyên biệt hóa tri thức, triết học xét về tính chất của nó, không còn đóng vai trò là “khoa học của các khoa học” nữa, do đó cần xác định cách hiểu khác với truyền thống về quan hệ giữa triết học và các khoa học chuyên biệt. ”Chủ nghĩa duy vật hiện đại … không còn là một triết học nữa (triết học theo nghĩa cũ - TG), mà là một thế giới quan; nó không cần phải được chứng thực và biểu hiện thành một khoa học đặc biệt nào đó của các khoa học, mà được chứng thực và biểu hiện trong các khoa học hiện thực” (t. 20, tr. 197). Ăngghen kết luận:”Chủ nghĩa duy vật hiện đại về bản chất là biện chứng, và nó không cần đến bất cứ một triết học nào đứng trên các khoa học khác” (t. 20, tr. 42).

Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” được Ăngghen bắt đầu viết vào năm 1873, tạm ngừng lần thứ nhất 2 năm (1876 - 1878) để tập trung vào “Chống Đuyrinh”; tạm ngừng lần thứ hai 2 năm (1883 - 1885) để thực hiện việc xuất bản tập II và tập III bộ “Tư bản” sau khi Mác mất; những năm 1885 - 1886 tiếp tục bổ sung những nội dung mới, nhưng vẫn chưa kết thúc. .

Trong “Biện chứng của tự nhiên” Ăngghen giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng, khắc phục tính chất phiến diện của chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật tầm thường và chủ nghĩa duy tâm. Tiếp tục tư tưởng về tính thống nhất vật chất của thế giới trong “Chống Đuyrinh”, Ăngghen vạch rõ, cần hiểu tính thống nhất vật chất của thế giới ở sự liên hệ, chuyển hóa, vận động, phát triển không ngừng, sự thay đổi về lượng và chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình vật chất. Chỉ ra hạn chế của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII ở sự đồng nhất vật chất với vật thể, với các sự vật cảm tính, Ăngghen nhấn mạnh nhiệm vụ của tư duy lý luận là cần xem xét thế giới vật chất như một chỉnh thể sống động, làm sáng tỏ dấu hiệu chung nhất từ những vật thể đơn nhất thông qua khả năng khái quát, trừu tượng hóa. “Vật chất, - Ăngghen viết, - với tính cách là vật chất, là một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một sự trừu tượng. Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư cách là những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm vật chất” (t. 20, tr. 751).

Không chỉ khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình trong quan niệm về tính tuyệt đối không thay đổi của giới tự nhiên, Ăngghen còn đem đối lập quan điểm về tính thống nhất vật chất của thế giới với mục đích luận duy tâm về thế giới. Theo mục đích luận duy tâm, thế giới được sáng tạo một lần là xong, và cần đến “cú hích đầu tiên” của Chúa để vận động. Điều đó cũng có nghĩa là cơ sở của sự thống nhất thế giới không ở tính vật chất của nó, mà ở một sức mạnh sáng tạo nào đó bên ngoài thế giới. Đó là thứ mục đích luận kiểu Vônphơ (Wolff) “mèo sinh ra là để ăn chuột, chuột sinh ra là để bị mèo ăn, và toàn bộ giới tự nhiên được sáng tạo ra để chứng minh trí tuệ của đấng tạo hóa” (t. 20, tr. 465).

Một trong những phần trọng tâm của “Biện chứng của tự nhiên” phân loại các hình thức vận động của vật chất. Đối tượng của khoa học tự nhiên, theo Ăngghen, đó là các hình thức khác nhau của vận động vật chất trong mối liên hệ của chúng, trong các bước chuyển hóa, trong sự phát triển không ngừng. Với tính cách là phương thức tồn tại của vật chất, vận động, theo Ăngghen, “là một cái gì lớn hơn, chứ không phải chỉ đơn thuần là thuộc tính của vật chất” (t. 20, tr. 833). Không có vận động tách rời khỏi vật chất. , thuộc tính của vật chất chỉ bộc lộ qua vận động. Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, bao gồm “tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụu, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” (t. 20, tr. 519). Quan niệm về vận động như mọi sự thay đổi nói chung được hình thành trong triết học cổ đại, nhất là triết học Hêraclít, dưới hình thức chất phác, ngây thơ. Tuy nhiên Hêraclít không quan tâm đến tính tương đối của đứng yên, của trạng thái cân bằng có điều kiện của vật chất đang vận động. Hêghen đã khôi phục phép biện chứng Hêraclít từ lập trường của nhà duy tâm, nhưng phép biện chứng duy tâm ấy vẫn thành công về mặt phương pháp triết học, nếu đem so sánh với chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII. Hêghen đã đem các phạm trù của tư duy quy định cho ý nghĩa tồn tại và biến đổi toàn bộ giới tự nhiên, làm bộc lộ hình thức của nó nhờ những khái niệm sẵn có của tư duy, nhưng bản thân những khái niệm đó, theo Ăngghen, là xác đáng. Trong khái niệm vận động và cân bằng đã hàm chứa tư duy của con người về bản chất của thế giới. Tư tưởng chủ đạo ở đây là có vận động trong cân bằng và có cân bằng trong vận động. Khả năng đứng yên tương đối của các vật thể, khả năng cân bằng tạm thời là những điều kiện chủ yếu của quá trình phân hóa vật chất, sự sống. Sự cân bằng (đứng yên) là trạng thái riêng biệt đối với từng sự vật trong những tương quan cụ thể.

Tính muôn vẻ của thế giới vật chất thể hiện ở các hình thức vận động của nó. Ăngghen dẫn ra các hình thức vận động cơ bản: 1) vận động cơ giới là hình thức vận động đơn giản nhất, được hiểu như sự chuyển địch, sự thay đổi vị trí các vật thể trong không gian; ở hình thức này sự tương tác, sự tiếp xúc giữa các vật thể là điều kiệntrước tiên làm cho một vật thể vận động; 2) vận động vật lý (các quá trình tạo ra âm thanh, nhiệt, ánh sáng, điện, từ…); 3) vận động hóa học (các phản ứng hoá học, các quá trình hợp nhất hay phân giải các chất); 4) vận động sinh học (vận động trong sự sống hữu cơ, sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường); 5) vận động xã hội (ngụ ý về vận động diễn ra trong lịch sử loài người, trong xã hội, trong hoạt động có ý thức của con người). Ăngghen không trực tiếp nêu ra khái niệm “vận động xã hội”, song đã đề cập đến hình thức thứ năm này trong khi phê phán Đuyrinh, người đã quy mọi hình thức vận động về vận động giản đơn, tức vận động cơ giới. Ông cũng bác bỏ thuyết Đácuyn xã hội, là học thuyết chủ trương vận dụng máy móc các quy luật sinh học vào việc giải thích các hiện tượng và các quá trình xã hội. Theo Ăngghen, mỗi ngành khoa học nghiên cứu một hình thức vận động hoặc một loạt các hình thức vận động liên quan với nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Các hình thức thấp của vận động vật chất bao hàm trong các hình thức cao và do chúng biến đổi, vì thế không nên quy các hình thức cao của vận động về các hình thức thấp hơn.

Trong “Biện chứng của tự nhiên” Ăngghen không chỉ nhấn mạnh liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên, mà còn chỉ ra sự cần thiết của phương pháp biện chứng trong khoa học tự nhiên. Vào thời mình Ăngghen biết đến nhiều phát minh lớn trong khoa học tự nhiên, trong đó có cả các phát minh “vạch thời đại”. Những thành tựu của khoa học tự nhiên đã chứng minh tính chất biện chứng của các quá trình diễn ra trong tự nhiên. Nan giải là ở chỗ phát minh khoa học dường như mâu thuẫn với phương pháp tư duy siêu hình của chính các nhà khoa học. Dưới hình thức duy tâm, các nhà triết học cổ điển Đức, từ Cantơ đến Hêghen, đã mở đột phá khẩu vào phương pháp tư duy siêu hình, đẩy lùi phương pháp đó về quá khứ. Thậm chí Ăngghen cho rằng “Hêghen là một nhà duy vật kiên quyết hơn hẳn những nhà khoa học tự nhiên hiện đại” (t. 20, tr. 735). Tìm hiểu chuyển biến của thực tiễn và quá trình nhận thức, kế thừa có chọn lọc phương pháp biện chứng của triết học cổ điển Đức, Ăngghen khẳng định, một là, sự phát triển của khoa học tự nhiên, những thành tựu mới nhất của nó, khiến cho phương pháp tư duy siêu hình cần phải được thay thế; hai là, phép biện chứng là cơ sở phương pháp luận đối với khoa học tự nhiên. Ăngghen viết:”Phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong tự nhiên, giải thích những mối liên hệ phổ biến, những bước quá đ6ọ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác” (t. 20,tr. 488). Ba là, quan điểm duy vật về giới tự nhiên cần dựa vào kết quả nghiên cứu cụ thể của các khoa học tự nhiên, sự thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng được xét đoán ở bình diện này. Nhân đây Ăngghen phân biệt biện chứng khách quan biện chứng chủ quan. “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập…thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa” (t. 20, tr. 694).

Trong các bài viết riêng lẽ của cuốn sách Ăngghen tìm hiểu các ngành khoa học chuyên biệt như toán học, cơ học, vật lý học, hóa học và sinh vật học. Sự vận dụng phương pháp biện chứng vào khoa học tự nhiên đem lại cho nó khả năng chứng minh biện chứng khách quan của tự nhiên và các quy luật của tự nhiên, vạch ra con đường phát triển của khoa học tự nhiên.

Sự vận dụng phép biện chứng duy vật vào quá trình tìm hiểu tự nhiên và các ngành khoa học tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai. Phép biện chứng duy vật được khẳng định bằng chính sự phát triển của khoa học và trình độ nhận thức chung của thời đại, còn các nhà khoa học cần đến phép biện chứng như phương pháp luận chung nhất của quá trình nghiên cứu và lý giải các kết quả nghiên cứu ấy. Ăngghen viết:”Những nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý đến nó hoặc phỉ báng nó. Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất. Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối. Vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó” (t. 20, tr. 692 - 693).

Từ lĩnh vực vật chất vô cơ Ăngghen chuyển sang phân tích vấn đề biện chứng của sự sống, chỉ rõ rằng sự sống cũng là một biểu hiện của vận động vật chất. Ông đánh giá cao học thuyết của Hêghen về tính kế thừa và sự thay thế các trạng thái trong giới hữu cơ, về sự tự điều tiết của cơ thể. Ăngghen giải thích sự sống và cái chết từ quan điểm biện chứng:”Không một sinh lý học nào có thể gọi là khoa học được nếu nó không quan niệm sự chết là một nhân tố quan trọng của sự sống, nếu nó không hiểu rằng sự phủ định sự sống thì chủ yếu là đã nằm ngay trong bản thân sự sống, sao cho người ta luôn luôn nghĩ đến sự sống trong mối quan hệ của nó với cái kết quả tất nhiên của nó - kết quả này luôn luôn nằm trong sự sống dưới hình thức phôi thai - là sự chết. Quan niệm biện chứng về sự sống chỉ là thế thôi. ” (t. 20, tr. 803).

Sự sống cao nhất thể hiện ở hình thức xã hội - sự tồn tại và phát triển của con người, xã hội loài người. Là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên, con người đồng thời thực hiện hoạt động cải tạo tự nhiên, biến nớ thành thế giới có ý nghĩa đối với con người. “Chỉ có con người,- Ăngghen viết, - là mới đạt đến chỗ in cái dấu của mình lên giới tự nhiên, không chỉ bằng cách di chuyển các loài thực vật và động vật từ chỗ này sang chỗ khác, mà còn làm biến đổi cả diện mạo, khí hậu của hơi họ ở, thậm chí còn làn biến đổi cả cây cỏ và các thú vật tới một mức độ mà kết quả hoạt động của họ chỉ có thể biến mất, khi nào toàn bộ trái đất tiêu vong” ((t. 20, tr. 475).

Trong “Biện chứng của tự nhiên” Ăngghen phân tích nguồn gốc xã hội của ý thức, thể hiện trước hết ở lao động như hoạt động có tính lịch sử phổ biến của con người. Ở bài viết “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người” Ăngghen dẫn ra các sự kiện tự nhiên - lịch sử để chứng minh luận điểm lao động sáng tạo ra con người, và đi đến kết luận:”Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã Ảnh hưởng đến bộ óc của con người, làm cho bộ óc đó dần dần chuyển thànhbộ óc của con người” (t. 20, tr. 646). Lao động là yếu tố nền tảng đầu tiên hình thành loài người như một thực thể lịch sử - xã hội, nhưng không phải lả yếu tố duy nhất. Sự phát triển phong phú của nó mở rộng hơn nữa không gian sáng tạo của con người, với khả năng làm nên một thế giới sống động với các lĩnh vực khác nhau, từ văn hóa đến chính trị, từ nghệ thuật đến pháp quyền. Kết quả là con người khẳng định quyền lực của mình, chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, sự chinh phục tự nhiên một cách tùy tiện sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại đối với sự sống của hành tinh, trong đó có sự sống của con người. “…Mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiêntrả thù lại chúng ta” (t. 20, tr. 654).

Cùng với “Chống Đuyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên” dành phần quan trọng để tìm hiểu lịch sử triết học, rút ra từ đó những giá trị và những bài học bổ ích đối với đời sống xã hội. Xem xét các thời đại triết học như sự phản ánh các thời đại lịch sử hiện thực và gợi mở con đường, khuynh hướng phát triển của nó, Anghen nhấn mạnh:”Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” (t. 20, tr. 489), và “Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta có mà thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” (t. 20, tr. 487).



Từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5 năm 1884 Ăngghen viết cuốn “Nguồn cốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” như sự tiếp tục công việc của Mác vào những năm 1880 - 1881, khi Mác tóm tắt công trình của L. G. Moócgan (Morgan) “Xã hội cổ đại”. Trong Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất Ăngghen viết:”Những chương sách sau đây, trên một mức độ nào đó, là sự thực hiện một di chúc. Chính Các Mác, chứ không phải ai khác, đã dự định trình bày những kết quả của công trình nghiên cứu của Moócgan gắn với những kết luận của công cuộc nghiên cứu lịch sử theo quan điểm duy vật của minh …và chỉ bằng cách đó mới làm sáng tỏ được tất cả ý nghĩa của những kết quả ấy” (C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, t. 21, CTQG, 1995, tr. 43). Lý do để viết cuốn sách này là một mặt, Ăngghen nhận thấy sự khảo cứu và những kết luận của Moócgan phù hợp với quan niệm duy vật về lịch sử, trong đó nhà ngihên cứu lịch sử, nhà dân tộc học người Mỹ này đã sử dụng chững chất liệu phong phú và xác đáng để giải thích quá trình hình thành nhà nước như một hiện tượng lịch sử, gắn liền với sự phân công lao động, sự thay đổi trong tổ chức đời sống xã hội, sự hình thành giai cấp và xung đột giai cấp. Mặt khác, ngoài việc thực hiện di chúc của Mác, Ăngghen mong muốn phổ biến quan điểm của chủ nghĩa duy lịch lịch sử về nhà nước trong phong trào công nhân, lúc ấy đang bị phân hóa sâu sắc do hoạt động của các nhóm cơ hội và cải lương. Cuốn sách ra mắt vào đầu tháng Mười năm 1884 tại Duyrích (Thuỵ Sỹ), tái bản năm lần lúc Ăngghen còn sống, được dịch ra một số thứ tiếng như tiếng Ba Lan, tiếng Rumani, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bungari, tiếng Nga…. Tác phẩm được viết thành 9 mục lớn (cũng có thể gọi 9 chương), bắt đầu từ phân tích những giai đoạn văn hóa tiền sử, tìm hiểu đời sống và phương thức tổ chức xã hội của các thị tộc tiêu biểu, đến việc làm sáng tỏ một cách khoa học quá trình chuyển tiếp từ tiền sử đến thời đại văn minh. Sự phân tích các hình thái gia đình, phân công lao động, tích luỹ tư hữu và chiếm đoạt của cải thặng dư, sự hình thành các giai cấp và sự ra đời nhà nước, cũng như sự tiêu vong của nó… đưa Ăngghen đến những kết luận chung cuộc, thể hiện quan niệm duy vật về lịch sử: thứ nhất, sự vận động lịch sử - xã hội chịu sự chi định của những điều kiện vật chất, trong đó phương thức sản xuất vật chất chiếm vị trí nền tảng, là cơ của những biến đổi trong quan hệ gia đình và xã hội; thứ hai, các quy luật vận động của xã hội mang tính khách quan, gắn với sự hoạt động có ý thức của con người, nói khác đi, sự thay thế các nấc thang phát triển của lịch sử từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, là một quá trình lịch sử - tự nhiên; thứ ba, sự hình thành các giai cấp và nhà nước là một hiện tương lịch sử, nhà nước ra đời vừa là “sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định”, vừa là “sự thú nhận rằng xã hội đó bị lúng túng trong một mối mâu thuẫn với bản thân mà không sao giải quyết được, rằng xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa” (sđd, tr. 252). ; nhà nước, vì thế, xét về bản chất, là công cụ thống trị về mặt chính trị của giai cấp có thế lực nhất (xem sđd, tr. 155), có nghĩa là: nhà nước nảy sinh từ xã hội, nhưng lại đứng trên xã hội và ngày càng tách rời khỏi xã hội (xem sđd, tr. 253); thứ tư, với tính cách là một giai đoạn phát triển cao của xã hội, nhà nước có những đặc trưng khác với phương thức tổ chức của bộ lạc, thị tộc (vốn theo quan hệ thuần chủng, huyết thống trong một lãnh thổ nhỏ, phân tán), trong đó có sự phân chia dân cư theo địa vực (chứ không căn cứ quan hệ huyết thống như trước), bộ máy quyền lực công cộng, chế độ thuế khóa, chức năng đối nội và đối ngoại… thứ năm, do chỗ nhà nước là một hiện tượng lịch sử nên nó không tồn tại mãi mãi. “Đến một giai đoan phát triển kinh tế nhất định, - Ăngghen viết, - …sự tồn tại của những giai cấp… không những không còn là một tất yếu nữa, mà còn trở thành một trở ngại trực tiếp cho sản xuất. Những giai cấp đó sẽ không tránh khỏi biến mất, cũng như xưa kia, chúng đã không tránh khỏi xuất hiện. Giai cấp tiêu vong thì nhà nước cũng không tránh khỏi tiêu vong theo. ” (sđd, tr. 257 - 258). Những vấn đề mà Ăngghen nêu ra trong “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” được V. I. Lênin làm sâu sắc thêm rong “Nhà nước và cách mạng”.

Một trong những tác phẩm mang tính tổng kết về lịch sử triết học, nhất là chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII và triết học cổ điển Đức như tiền đề của triết học Mác là “Lútvích Phoiơbắc (Ludwig Feuerbach) và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, được Ăngghen viết vào năm 1886, hoàn thành và xuất bản vào năm 1888. Tác phẩm là sự đáp trả cần thiết đối với xu hướng “trở về”, vốn trở thành một trong những xu hướng phổ biến trong bối cẢnh khủng hoảng lý luận. Sự “trở về”, nếu hiểu như quá trình khôi phục những mặt tích cực của triết học thời trước, góp phần vào s75 vận động tiến về phía trước, thì đó là sự trở về cần thiết; thời Phục hưng tại Tây Au (thế kỷ XV - XVI) là một điển hình. Tuy nhiên sự trở về với cái đã thuộc về quá khứ, cái đã trở nên không còn phù hợp với điều kiện hiện tại, thì đó là biểu hiện của chủ nghĩa bảo thủ trong tư tưởng. Viết “Lútvích Phoiơbắc…”, Ăngghen không chỉ thực hiện sự đánh giá khách quan triết học Hêghen, Phoiơbắc, chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII, mà còn làm sáng tỏ sự ra đời của triết học Mác như bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học. Tác phẩm gồm 4 phần. Ở phần 1 Ăngghen đánh giá triết học Hêghen. Phần 2 và 3 Ăngghen đánh giá triết học Phoiơbắc, từ quan điểm triết học tự nhiên đến triết học xã hội, nhân đó đánh giá chủ nghĩa duy vật thời trước và một số vấn đề liên quan đến nó. Trong phần 2 còn có sự tổng kết lịch sử của Ăngghen về vấn đề cơ bản của triết học. Phần 4 Ăngghen nêu ra một số nội dung về bước ngoặt cách mạng trong triết học, được Mác và ông thực hiện vào những năm 40 của thế kỷ XIX.

Đánh giá mặt tích cực của phép biện chứng Hêghen, Ăngghen cho rằng lần đầu tiên dưới hình thức hệ thống hóa Hêghen đã trình bày những nguyên lý chủ yếu của phép biện chứng. Ông là người đã phát triển phép biện chứng từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác, từ tản mạn thành hệ thống, hiểu nó như khoa học về phương pháp triết học. “Phép biện chứng, -Hêghen viết, - là … linh hồn vận động của mọi sự triển khai tư tưởng một cách khoa học, và là nguyên lý duy nhất mang vào nội dung của khoa học mối liên hệ nội tại và tính tất yếu” (G. V. Ph. Hêghen. Bách khoa toàn thư các KH triết học, M, Nga, 1974,t. 1, tr. 206, tư tưởng). Nhờ phép biện chứng mà Hêghen biết bao quát ở triết học của mình một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, được các nhà nghiên cứu sau này nhắc đến như bộ óc bách khoa của thời đại mình. Khi tìm hiểu sự hoạt động của tư duy, Hêghen nhấn mạnh tính tích cực, vị trí và vai trò của nó trong hoạt động nhận thức, sự hoạt động mang ý nghĩa xây dựng và cải tạo thế giới. Theo Hêghen, chân lý không phải là tập hợp những chân lý giáo điều có sẵn mà người ta chỉ có việc học thuộc lòng; chân lý nằm ngay trong chính quá trình nhận thức, trong sự phát triển lâu dài của khoa học, trong sự vận động của lịch sử. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong cuốn “Lôgíc học” Hêghen định nghĩa chân lý là cuộc sống, là sự vận động. Tính phổ biến của phát triển, được Hêghen trình bày đặc sắc trong phép biện chứng, là kết quả của quá trình nghiên cứu các lĩnh vực hoạt động của con người, từ tri thức khoa học đến kinh tế, văn hóa, chính trị. Quan điểm phát triển của Hêghen đã vượt qua khuôn khổ của khái niệm, ý niệm, hướng vào lịch sử hiện thực. Đọc “Hiện tượng học tinh thần”, “Triết học lịch sử”, “Triết học pháp quyền” của Hêghen, cảm nhận ở đó những hạt giống của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Ăngghen nhấn mạnh:”Lịch sử không bao giờ có thể đạt tới một sự hoàn tất tột cùng trong một trạng thái lý tưởng hoàn thiện của loài người… tất cả những chế độ lịch sử nối tiếp nhau chỉ là những giai đoạn quá độ trong tiến trình vô cùng vô tận của xã hội loài người từ thấp lên cao. Mỗi giai đoạn đều là tất yếu, và do đó là chính đáng trong thời đại và trong những điều kiện đã sản sinh ra nó; song trong những điều kiện mới, cao hơn, đang dần dần phát triển ở ngay trong lòng của nó, nó sẽ trở nên không vững chắc và không chính đàng. Nó buộc phải nhường chỗ cho giai đoạn cao hơn; giai đoạn này, đến lượt nó, cũng sẽ đi đến chỗ suy tàn và tiêu vong” (t. 21, 1995, tr. 394). Như vậy, với quan niệm về vòng xoáy ốc của sự vận động và phát triển tư duy, Hegel đã đoán trước biện chứng của iến rinh lịch sử - xã hội. Sau này, trong “Bút ký triết học” V. I. Lênin cũng nói đến những hạt giống của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã nảy mầm ở hệ thống Hegel (Xem V. I. Lênin, t. 29, Tiến bộ, M, 1981, tr. 202).

Chính nhờ phép biện chứng mà Hêghen biết bao quát ở triết học của mình một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn. Triết học Hêghen thâm nhập vào hầu như tất cả các lĩnh vực của nhận thức và thực tiễn, và ở đâu cũng có những lý giải xác đáng. Sự phân loại tri thức do Hêghen thực hiện, một mặt, là toan tính chuẩn hóa cách hiểu truyền thống về triết học như khoa học phổ quát, bao trùm, nhưng mặt khác, cũng chứng tỏ khả năng của nhà triết học biết thâu tóm tri thức của thời đại vào một hệ thống triết học đồ sộ, với ba bộ phận cấu thành là lôgíc học (khoa học về những tính uy định và quy luật của tư duy, của ý niệm, đạt đến “ý niệm tuyệt đối” với tư cách là chân lý tuyệt đối), triết học tự nhiên (tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, vấn đề sự sống…), triết học tinh thần (ngầm hiểu triết học xã hội). Hêghen cố gắng làm nổi bật sợi chỉ đỏ xuyên suốt của các lĩnh vực ấy trong một kết cấu chặt chẽ, dưới dạng tam đoạn thức (chíhn đề - phản đề - hợp đề). C. Mác đã kế thừa các thành tố của hệ thống Hêghen,nhưng đã “dựng nó lại” từ thế giới quan của chủ nghĩa duy vật. Dẫu sao, cả Mác lẫn Ăngghen đều xem Hêghen là đại biểu lớn nhất của triết học cổ điển Đức, người đã đưa truyền thống cổ điển trong triết học phương Tây đến đỉnh cao, và mang vào văn hóa châu Au phong cách tư duy mới. Ăngghen nhấn mạnh:”Hêghen không những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên những phát biểu của ông tạo thành thời đại” (t. 21, 1995, tr. 397).

Ăngghen cũng chỉ ra sự khác nhau giữa phép biện chứng Hêghen và phép biện chứng mácxít: một là, phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, hay nói như Mác, phép biện chứng “bị đặt lộn ngược đầu xuống đất”. Đối với ông, việc tìm hiểu các quy luật của tư duy là cơ sở để giải thích thế giới khách quan, nghĩa là tư duy thiết định bản chất của nó; ngược lại, Mác và Ăngghen cho rằng, các quy luật của tư duy, xét đến cùng, chỉ là sự phản ánh sáng tạo các quy luật của thế giới, của giới tự nhiên, của thực tiễn vào trong đầu con người, còn bản thân tư duy không thể sáng tạo ra gì khác, nếu nó tách khỏi đối tượng, mà trong trường hợp này là thế giới vật chất đang tồn tại khách quan. Hai là, phép biện chứng Hêghen, do chịu sự quy định của những điều kiện lịch sử trong thời đại mình, đã bộc lộ một số yếu tố không triệt để và mâu thuẫn nhau. Một mặt, Hêghen nhấn mạnh tính phổ biến của vận động, phát triển, nhưng mặt khác, ông giới hạn sự phát triển đó, buộc phải gán cho quá trình (ý niệm như một quá trình chẳng hạn) một điểm tận cùng nào đó trong hệ thống của ông. Hêghen và Gớtơ đều là Dớt trên núi Olimpơ, nhưng trong chính trị “mặt cách mạng của học thuyế Hêghen đã bị đè bẹp bởi sự trưởng thành quá khổ của mặt bảo thủ của nó” (t. 21, tr. 396).

Đánh giá chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII Ăngghen cho rằng nó là thành quả tất yếu của thế giới quan tiến bộ, khi liên minh chặt chẽ với khoa học tự nhiên và trình độ nhận thức chung của thời đại. Ông cũng vạch những hạn chế, đồng thời là những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là tính chất máy móc, tính chất siêu hình, tính chất không triệt để, thể hiện ở quan niệm duy tâm về lịch sử. Về vai trò của các khoa học cụ thể, chuyên biệt đối với sự phát triển của triết học nói chung, triết học duy vật nói riêng, Ănghen viết:”Mỗi lần có một phát minh mang ý nghĩa thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó” (m&ă, t. 21, tr. 409). Theo lôgic phân tích đó Ăngghen nhấn mạnh rằng bước ngoặt cách mạng trong triết học gắn với sự xác lập hình thức hiện đại và triệt để của chủ nghĩa duy vật - chủ nghĩa duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội lẫn tư duy con người.

Ăngghen dành phần đáng kể của tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” để phân tích những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc. Sự chuyển biến thế giới quan của Phoiơbắc từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật là một quá trình hợp quy luật, phản ánh sự chuyển biến của đời sống chính trị và tư tưởng tại Đức sau Hêghen. Phoiơbắc gọi triết học Hêghen là tòa tháp vĩ đại của tư duy con người, song đó là tư dut tư biện, tự mình sáng tạo nên mọi khuôn mẫu cho toàn bộ thế giới hiện thực. Tiến xa hơn chủ nghĩa duy vật thế kỷ trước, Phoiơbắc khẳng định giới tự nhiên đa dạng, đa chất, luôn phát triển theo quy luật tự thân của mình, không cần đến “cú hích của Thượng đế”. Đối với ông tự nhiên là hiện thực duy nhất, còn con người là sản phẩm ưu tú nhất, hoàn thiện nhất cùa nó; không phải Chúa Trời, mà giới tự nhiên mới là Đấng sáng tạo ra con người. Vật chất tồn tại vĩnh viễn, không có khởi đầu và kết thúc; vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, không gian và thời gian là “điều kiện cơ bản”, là “phương thức” tồn tại của vật chất. Trong lý luận nhận thức, Phoiơbắc bác bỏ thuyết bất khả tri, khẳng định qua 1trình biến “vật tự nó” thành “vật cho ta”, với lời nhắn nhủ rằng “cái gì chúng ta chưa nhận biết được, con cháu chúng ta sẽ nhận biết”. Lý luận nhận thức của Phoiơbắc chịu Ảnh hưởng của duy cảm luận duy vật thế kỷ XVII - XVIII.

Có thể nói nếu triết học Hêghen là đỉnh cao, và là sự kết thúc triết học theo nghĩa cũ và truyền thống duy lý cổ điền, thì triết học Phoiơbắc là sự kết thúc đầy ý nghĩa của triết học tư sản cổ điển.

Trong “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung…” Ăngghen đề cập đến một số hạn chế lịch sử của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc. Thứ nhất, là một nhà duy vật, song Phoiơbắc không thừa nhận tên gọi đó, không thấy được rằng “giống như chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật đã trải qua một loạt giai đoạn phát triển” (sđd, t. 21, tr. 409). Phoiơbắc quy hạn chế của một hình thức đặc trưng của chủ nghĩa duy vật về bản chất của chủ nghĩa duy vật. Thứ hai, chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc, do chịu sự chi phối của điều kiện sống và những thiên kiến chính trị, đã bộc lộ một số điểm thậm chí lạc hậu so với trình độ nhận thức chung của thời đại (xem sđd, t. 21, tr. 412). Thứ tư, cũng như phần lớn các nhà triết học thời trước, Phoiơbắc vẫn chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của quan niệm duy tâm về lịch sử, xem xét tiến bộ xã hội qua lăng kính của sự thay thế các hình thức sinh hoạt tinh thần và giáo dục. Chủ nghĩa nhân bản Phoiơbắc là thứ lý luận trừu tượng, phi lịch sử, siêu hình, xét từ cách hiểu về động lực của tiến bộ xã hội. Phoiơbắc phê phán Hêghen, nhưng không đánh giá đúng “hạt nhân hợp lý” của triết học Hêghen, thể hiện ở phép biện chứng. Điều này càng bộc lộ rõ trong sự tưởng tượng của ông về thứ tôn giáo của “tình yêu phổ quát”, mà không cần giải thích do đâu tôn giáo lý tưởng đó ra đới. Ph. Ăngghen viết:”…đối với Phoiơbắc thì tình yêu, ở đâu và bao giờ, cũng là một ông thần lắm phép lạ có thể giúp vượt mọi khó khăn của đời sống thực tiễn, và điều đó diễn ra trong một xã hội chia thành những giai cấp có những lợi ích đối lập hẳn với nhau!… Hãy yêu nhau đi, hãy ôm hôn nhau đi, không cần phân biệt nam nữ và đẳng cấp; thật là giấc mơ thiên hạ thuận hòa! (sđd, t. 21, tr. 425).

Như vậy, Phoiơbắc khôi phục chủ nghĩa duy vật trong bối cẢnh chủ nghĩa duy tâm đang chiếm ưu thế tại Đức, tạo nên cơ sở để truyền thống đó được phát tiển lên trình độ cao hơn, song ông vẫn là nhà duy vật siêu hình, hay nói như V. I. Lênin sau này, chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc “sáng rõ, nhưng không sâu sắc” (Lênin, t. 29, TB, 1981, tr. 54).

Trong chương IV của “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung…” Ăngghen phân tích sự xuất hiện tất yếu của chủ nghĩa Mác, thực chất và nội dung của bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học, do Mác và Ăngghen thực hiện. Tác phẩm cũng làm sáng tỏ thêm các tiền đề quan trọng của triết học Mác - tiền đề lý luận và tiền đề khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Phần cuối của tác phẩm

III. Sự ra đời của triết học Mác - bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học.

1. Thống nhất hữu cơ chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng

Công lao lịch sử của Hêghen là đã phát triển phép biện chứng từ trình độ tự phát trở thành một khoa học, từ tản mạnh thành hệ thống, đem đến cách hiểu hiện đại về phép biện chứng như học thuyết về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, vượt qua cách hiểu mang nặng tính chủ quan về phép biện chứng như “nghệ thuật đối thoại”, xuất phát từ người Hy Lạp. Phép biện chứng, với tính cách như trên, được Hêghen trình bày trong “Khoa học lôgíc”, hay “Lôgíc học” theo nghĩa rộng, hàm chứa sự thống nhất phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc học. Tuy nhiên phép biện chứng Hêghen lại được hình thành trên cơ sở thế giới quan duy tâm, do đó tỏ ra không triệt để và đầy mâu thuẫn. Phoiơbắc phê phán chủ nghĩa duy tâm tư biện Hêghen, khôi phục truyền thống duy vật, kết hợp với thuyết nhân bản đặc trưng của mình. Song thứ chủ nghĩa duy vật ấy lại chịu sự chi phối của phương pháp tư duy siêu hình. C. Mác và Ph, Ăngghen đã khắc phục tính chất phiến diện của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của những người đi trước, nhất là các bậc tiền bối trực tiếp, xác lập hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật biện chứng, hình thức hiện đại của phép biện chứng, tức phép biện chứng duy vật. Triết học mácxít là sự thống nhất hữu cơ chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. Bước chuyển đầy ý nghĩa này được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XIX, và từ cuối năm 1843 - đầu năm 1844 Mác và Ăngghen dần dần trở thành những nhà duy vật biện chứng. Tác phẩm điển hình - “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu”, “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”. Ở những thời ký tiếp theo chủ nghĩa duy vật mácxít được hoàn thiện, làm sâu sắc thêm trong “Chống D0uyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”…

2. Phát minh ra quan niệm duy vật về lịch sử,làm cho chủ nghĩa duy vật mácxít trở thành chủ nghĩa duy vật triệt để

. Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện một cách sinh động và sáng tạo trong việc phân tích tiến trình lịch sử - xã hội, làm sáng tỏ các quy luật vận động và phát triển của nó. Khắc phục quan niệm duy tâm và siêu hình về lịch sử, triết học mácxít thực sự trở thành chủ nghĩa duy vật triệt để trong quan niệm về tự nhiên, xã hội và tư duy. Phát minh ra quan niệm duy vật về lịch sử là thành công lớn của Mác và Ăngghen.

Những vấn đề của quan niệm duy vật về lịch sử được Mác và Ăngghen lần đầu tiên phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống trong “Gia đình thần thánh”(1845) và “Hệ tư tưởng Đức” (1845 - 1846). Đó cũng là hai tác phẩm viết chung đầu tiên của Mác và Ăngghen. Trong “Gia đình thần hánh” Mác và Ăngghen phê phán quan niệm duy tâm của phái Hêghen trẻ, xây dựng học thuyết duy vật về quan hệ giữa cá nhân và quần chúng nhân dân, về động lực của tiến bộ lịch sử, về đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản nhằm khắc phục tình trạng tha hóa “loài”. Trong “Hệ tư tưởng Đức” lần đầu tiên các khái niệm nền tảng, trung tâm của quan niệm duy vật về lịch sử (chủ nghĩa duy vật lịch sử), được nêu lên trong sự phân tích khoa học về quy luật phổ biến của vận động xã hội, trong sự phân tích phương thức sản xuất, rút ra quy luật về sự phù hợp của hình thức giao tiếp (quan hệ sản xuất) với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong “Hệ tư tưởng Đức” Mác và Ăngghen phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng kiến trúc thượng tầng, vạch ra tính tất yếu của sự thay thế các hình thức sở hữu, nói tóm, đã phác thảo những vấn đề cốt lõi của học thuyết mácxít về hình thái kinh tế - xã hội. Các vấn đề chủ quan niệm duy vật về lịch sử được hoàn thiện và làm sâu sắc thêm ở các thời kỳ sau, trong những tác phẩm và bài biết tiêu biểu, đặc biệt là “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”(1848), “Tư bản” (1867, t. 1), “Chống Đuyrinh” (1876 - 1878), “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (1884)…Lênin bảo vệ, bổ sung và phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử trong điều kiện lịch sử mới.

3. Thống nhất lý luận và thực tiễn, giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn

Mác và Ăngghen khắc phục tính chất tư biện của triết học Hêghen, xây dựng một trong những nguyên tắc xuyên suốt của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, là thống nhất lý luận và thực tiễn, thực hiện sứ mệnh “cải tạo thế giới”, chứ không chỉ dừng lại ở “giải thích thế giới” (xem “Luận cương vềPhoiơbắc”, luận cương thứ 11 ). . Trong “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu” và “Gia đình thần thánh” Mác không dưới một lần nhấn mạnh “thủ tiêu”, “xoá bỏ”, “phủ định” triết học theo nghĩa cũ, thứ triết học tư biện, “bay lượn cao” trên biển cả cuộc sống đầy bão táp. Đối với Mác không phải cuộc sống diễn ra theo những đồ thức luận tư duy, mà ngược lại, đồ thức luận tư duy cần thường xuyên được điều chỉnh theo những diễn biến của cuộc sống. Vì thế quan điểm thực tiễn đã trở thành quan điểm xuất phát, nền tảng trong triết học Mác. Lịch sử phát triển của triết học cho thấy phạm trù “thực tiễn” có từ thời cổ đại, và trở thành một trong những phạm trù được nhắc đến nhiều trong các học thuyết triết học. Điều này không khó giải thích, bởi lẽ không một nhà triết học nào chủ trương tách rời hệ thống triết học khỏi thực tiễn lịch sử - xã hội. Vấn đề là ở chỗ các học thuyết ấy hiểu thực tiễn như thế nào, dựa trên cơ sở thế giới quan nào. Cantơ, chẳng hạn, nhấn mạnh ưu thế của “lý tính thực tiễn” trước “lý tính thuần tuý”, vạch ra con đường biện chứng của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Song Cantơ hiểu thực tiễn theo nghĩa “hoạt động mang ý nghĩa thực tiễn”, tức đồng nhất phạm trù “thực tiễn” với phạm trù “hoạt động”. Hêghen cũng khẳng định “chân lý thực tiễn cao hơn chân lý lý luận”, nhưng cách hiểu của ông về thực tiễn không vượt ra khỏi khuôn khổ của chủ nghĩa duy tâm tư biện. Mác không chỉ đưa vào phạm trù “thực tiễn” nhiều nội dung mới, xem thực tiễn như tồn tại có tính lịch sử - xã hội của con người, điều mà các nhà triết học thế kỷ trước chưa nghĩ đến, mà còn xác định tính vật chất của hoạt động thực tiễn. Đó là sự khác biệt giữa Mác với Cantơ và Hêghen. Nhờ hiểu thực tiễn từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng mà nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn mang thông điệp mới. Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn nghĩa là phải xem thực tiễn như nguồn gốc, cơ sở, động lực, mục tiêu của nhận thức, tiêu chụẩn kiểm tra chân lý. Hơn thế nữa, chỉ xuất phát từ thực tiễn mới khắc phục được quan điểm siêu hình trong nhận thức và hành động, bởi lẽ thực tiễn biến đổi sẽ thực hiện quá trình sàng lọc, đào thải đối với lý luận; những quan điểm nào tỏ ra lỗi thời, không đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, sẽ phải nhường chỗ cho cái mới, cái hợp lý.



4. Thống nhất tính cách mạng với tính khách quan khoa học; vũ khí lý luận của giai cấp vô sản

Là học thuyết mang ý nghĩa “cải tạo thế giới”, triết học Mác ngay từ khi ra đời đã thâm nhập vào các phong trào quần chúng, trở thành một học thuyết tạo nên Ảnh hưởng sâu sắc trong thế giới đương đại. Xét từ góc độ lý luận giải phóng, triết học Mác là chủ nghĩa nhân văn đạt đến tầm cao mới, hình thành trong điều kiện xã hội tư sản, nhưng thông qua hiện thực đấu tranh của giai cấp vô sản đã dự báo về một xã hội lý tưởng, hay một liên hợp mà ở đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” (M & Ă, t. 4, CTQG, 1995, tr. 628). Điểm chung của chủ nghĩa nhân văn thể hiện ở chỗ xem con người là điểm xuất phát, và giải phóng con người là mục đích cuối cùng. Tuy nhiên không có chủ nghĩa nhân văn dành cho mọi thời đại. Chủ nghĩa nhân văn mácxít khác với chủ nghĩa nhân văn trừu tượng kiểu Phoiơbắc, hay chủ nghĩa cộng sản không tưởng kiểu Xanh Ximông (Saint Simon), Phuriê (Fourier), Ooen (Owen) về nội dung lẫn phương thức biến khả năng thành hiện thực, biến ý tưởng giải phóng thành lý luận khoa học về sự giải phóng. Sự khác biệt này được phân tích trong nhiều tác phẩm, từ “Hệ tư tưởng Đức”, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đến “Chống Đuyrinh”, “Phê phán cương lĩnh Gôta” và nhiều bài viết khác của Mác và Ăngghen.

Triết học do Mác và Ăngghen xây dựng là lý luận giải phóng của giai cấp vô sản.

5. Sự thay đổi tính chất và đối tượng của triết học, quan hệ giữa triết học và các khoa học cụ thể, chuyên biệt

Sự ra đời của triết học Mác góp phần làm thay đổi quan niệm về tính chất và đối tượng của triết học, về quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể. Vấn đề là ở chỗ, vào thời cổ đại, do trình độ nhận thức chung hãy còn thấp, tri thức khoa học còn nằm trong tình trạng tản mạn, sơ khai, nên triết học, do đặc điểm của mình, được xem như dạng tri thức lý luận duy nhất, giải quyết thay những vấn đề mà lẽ ra thuộc phạm vi của các khoa học cụ thể. Triết học đóng vai trò “khoa học của các khoa học”, còn các triết gia thì được nhìn nhận như những bậc thông thái am tường mọi thứ (mặc dù chính nhà triết học cũng chỉ nghĩ về bản thân như những kẻ “khao khát chân lý”, mong muốn vươn đến sự thông thái, hay “yêu mến sự thông thái”, vốn là đặc quyền của thần linh ). Quan niệm ấy tồn tại khá lâu trong lich sử, mà hệ thống Hêghen là sự thể hiện hoàn bị nhất, xét từ nội dung“cổ điển” truyền thống. Tuy nhiên ngay từ cuối thời đại Phục hưng, trong đời sống khoa học đã diễn ra quá trình chuyên biệt hóa, cá thể hóa, đưa đến sự ra đời các ngành khoa học cụ thể, chuyên biệt, với hệ thống lý luận của mình. Với thời gian triết học từ bỏ dần vai trò “khoa học của các khoa học”, hay thứ tri thức bao trùm nào đó. Thế giới quan triết học, với tính chất tổng hợp, tính hệ thống và tính khái quát hóa vốn có từ lịch sử, tiếp tục công việc của một lĩnh vực nhận thức đặc thù trong sự liên minh ngày càng bền chặt với các khoa học cụ thể, chuyên biệt. Trong liên minh theo cách hiểu mới các khoa học cụ thể đem đến cho triết học chất liệu sống, nhờ đó mà các nhà triết học đưa ra những luận điểm, những giải thích về sự vật một cách hợp lý, có căn cứ; đồng thời từ các dữ liệu của quá khứ, hiện tại, họ cùng các nhà khoa học gợi mở, dự báo về những vấn đề của tương lai. Về phần mình triết học tác động đến các khoa học tự nhiên - lịch sử ở phương diện thế giới quan và phương pháp luận. Cách hiểu mới về tính chất và đối tượng của triết học, liên minh giữa triết học với các khoa học cụ thể, được trình bày trong các tác phẩm và bài viết tiêu biểu như “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu”, “Chống Đuyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của tiết học cổ điển Đức” …

Trong thời đại ngày nay sự tác động này trở nên rõ ràng hơn nhờ sự phát triển mạnh mẽ của tri thức khoa học, rất cần sự định hướng ở tầm mức của lý luận triết học, vượt ra khỏi ranh giới hẹp tương đối của khoa học chuyên biệt.

Để hiểu rõ hơn bước ngoặt cách mạng do Mác và Ăngghen thực hiện, cần tìm hiểu hai vấn đề sau: 1)Lênin đã phát triển triết học Mác như thế nào trong thế kỷ XX? 2) Chủ nghĩa Mác đã được vận dụng như thế nào trong điều kiện Việt Nam, đặc biệt trong quá trình đấu tranh giành độc lập, tiến hành hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng nhà nuớc pháp quyền XHCN?



Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%204
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Khoa2 -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%204 -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Hoc%20Ky%204 -> GIÁo hội phật giáo việt nam học viện phật giáo việt nam tại tp. Hcm

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương