Triết học tôn giáO



tải về 143.87 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích143.87 Kb.
#20146
TRIẾT HỌC TÔN GIÁO

(Giảng viên Thích Giác Duyên)

Giới thiệu hàm nghĩa cơ bản về tôn giáo, mối liên hệ giữa tôn giáo và triết học, lịch trình triết học tôn giáo. Khảo cứu về các luận điểm ủng hộ sự hiện hữu của Thượng đế (thông qua Vũ trụ luận, Mục đích luận v.v...); mối liên hệ giữa lý trí và đức tin, đạo đức và niềm tin tôn giáo; vấn đề tội lỗi, tính khả thể của mầu nhiệm; cuộc sống sau khi chết, đa nguyên tôn giáo; bản chất của tôn giáo thế tục và mối liên hệ giữa khoa học và đức tin tôn giáo; ngôn ngữ, tính bao dung và tương lai tôn giáo .

DÀN BÀI ( 45 TIẾT )

I. HÀM NGHĨA CƠ BẢN VỀ TÔN GIÁO (4 tiết)

II. LỊCH TRÌNH TRIẾT HỌC TÔN GIÁO (6 tiết)

III. HÌNH NHI THƯỢNG HỌC: TUYỆT ĐỐI TỒN TẠI CỦA NHÂN CÁCH THẦN VÀ PHI NHÂN CÁCH THẦN (4 tiết)

IV. LUẬN CHỨNG VỀ THƯỢNG ĐẾ HOẶC TỒN TẠI TUYỆT ĐỐI (6 tiết)

V. LUẬN CHÁNH THẦN (2 tiết)

VI. KINH NGHIỆM HOẶC THỂ NGHIỆM VỚI NIỀM TIN TÔN GIÁO (2 tiết)

VII. NGÔN NGỮ TÔN GIÁO (4 tiết)

VIII. VẬN MỆNH VÀ BẤT HỦ (2 tiết)

IX. LUÂN LÝ TÔN GIÁO VÀ LUÂN LÝ XÃ HỘI (4 tiết)

X. GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO (2 tiết)

XI. CHỦ NGHĨA BÀI NGOẠI VÀ CHỦ NGHĨA BAO DUNG TRONG TRUYỀN THỐNG TÔN GIÁO (4 tiết)

XII. TƯƠNG LAI TÔN GIÁO (4 tiết)

XIII. ÔN TẬP (1 tiết)



SÁCH THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:

ALMANACH NHỮNG NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI, NXB Văn hoá Thông tin năm 2007.

Lê Duy Hòa, BÁCH KHOA TRI THỨC PHỔ THÔNG, NXB Văn hoá Thông tin năm 2000.

GS Quốc Ánh, KHÁM PHÁ VŨ TRỤ VÀ ĐỜI NGƯỜI, nhà in Lâm Viên năm 1960.

Nguyễn Đăng Thục, LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG, tập 1,2,3,4,5. NXB Phương đông năm 1958.

Nguyễn Tiến Dũng, LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY, NXB Tổng hợp TP. HCM năm 2006.

Hoàng Tâm Xuyên chủ biên, 10 TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI, NXB Chính trị Quốc gia năm 1999.

John Bowker chủ biên, Nguyễn Đức Tư dịch, CÁC TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003.

Nguyễn Thanh Xuân, MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM, NXB Tôn giáo năm 2009.

Thích Nguyên Hạnh, TÔN GIÁO KHÁI NIỆM& LỊCH SỬ, NXB Tôn giáo năm 2008.

Toà Tổng Giám mục TP. HCM, KINH THÁNH TRỌN BỘ CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC, NXB TP. HCM năm 2002.

Toà Tổng Giám mục Nha Trang, KINH THÁNH CỰU ƯỚC TUYỂN CHỌN DÀNH CHO HỌC SINH GIÁO LÝ, NXB Tôn giáo năm 2005.

Felipe Gomez, KITÔ HỌC (2 tập), Manila năm 2002.

Ủy ban Giáo lý Đức tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam, BẢN TOÁT YẾU SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, NXB Tôn giáo năm 2007.

Biên dịch Dohamide Abu Talib, ĐẠO ISLAM (ĐỨC TIN VÀ ỨNG DỤNG), Tủ sách tìm hiểu Islam P.Q. Box 1673, Santa Ana, CA 92702, USA.

Halimah K.L. Nguyễn – Imam H. Hamid Ysa, HÀO QUANG ISLAM III, PO Box 2609 Rowville VIC 3716 Autralia.

HT. Kim Cương Tử chủ biên, TỪ ĐIỂN PHẬT HỌC HÁN VIỆT, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam năm 1994,

Hoàng Phê chủ biên, TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, NXB Đà Nẵng năm1998.

Lão Tử, Thịnh Lệ chủ biên, Trương Đình Nguyên biên dịch, TỪ ĐIỂN NHO PHẬT ĐẠO, NXB Văn học năm 2001.

Viên Minh biên soạn, THỰC TẠI HIỆN TIỀN, NXB Tôn giáo năm 2005.

Nguyễn Tường Bách, LƯỚI TRÒI AI DỆT, NXB Tôn giáo năm 2008.

HT. Thích Thiện Hoa, PHẬT HỌC PHỔ THÔNG, NXB Tôn giáo năm 2009.

Minh Giác, Đạo Phật & khoa học, NXB Tôn giáo năm 2005.

Thích Chơn Thiện, PHẬT HỌC KHÁI LUẬN, NXB TP. HCM năm 1999.

Narada viết, Phạm Kim Khánh dịch, ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP, Thành hội Phật giáo TP. HCM năm 1991.

O.O. Rozenberg, PHẬT GIÁO NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC, Trung tâm tư liệu Phật học xuất bản năm 1990.

Trần Hữu Lan biên soạn, NHỮNG CHUYỆN VỀ THẾ GIỚI TÂM LINH, NXB Văn hoá Thông tin năm 2008.

Trần Ngọc Thêm, TÌM VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM, NXB TP. HCM năm 1997.

Sogyal Rinpoche viết, Trí Hải dịch, TẠNG THƯ SỐNG CHẾT, NXB TP. HCM năm 1999.

H.W.Schumann viết, Trần Phương Lan dịch, ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam năm 1997.

Đức Đalai Lama viết, Lê Tuyên biên dịch, VŨ TRỤ TRONG MỘT NGUYÊN TỬ ĐƠN, NXB Tổng hợp TP. HCM năm 2007.

TIẾNG HOA:

单纯著:《宗教哲学》,中国社会科学出版社出版 2003年10 月。

方立天著:《佛教哲学》,中国人民大学出版社出版 2006年。

舍尔巴茨基著:《佛教逻辑》,商务印书馆出版社出版 1997年12月。

何光泸, 许志伟主编:《对话: 儒释道与基督教》,中国社会科学文献出版社出版 1998年7 月。

赖永海著:《佛学与儒学》,杭州:浙江人民出版社版1992年9月。

业露华著:《中国佛教伦理思想》,上海:上海社会科学院社出版2000年6月。

王月清著:《中国佛教伦理研究》,南京:南京大学出版社出版1999年6月第1版2000年5月第2次印刷。



I. HÀM NGHĨA CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO

1. TRIẾT HỌC

Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức (tinh thần) là vấn đề cơ bản của triết học.

Triết học xuất hiện rất sớm, ngay từ khi mới ra đời, nó đã phân làm hai phái đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Các vấn đề của triết học là bản thể, chân lý, nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ.

2. TÔN GIÁO

Có 3 loại hình:

a/ Lấy THẦN làm trung tâm:

Đại biểu: Nhà Ngữ văn học, Đông phương học người Anh Max Muller (1823 – 1900) và 2 nhà nhân loại học Anh quốc Edward Burnett Taylor (1832 – 1917), Jame George Frazer 1854 – 1941).



b/Lấy sự thể nghiệm hoặc kinh nghiệm của người tin làm bản chất tôn giáo

Đại biểu: nhà Triết học Chủ nghĩa thực dụng và Tôn giáo học người Mỹ William James (1842 – 1910), nhà Triết học, Thần học người Đức Rudolf Otto (1869 – 1937) và nhà Thần học người Anh John Macquarrie (1919 - ).



c/ Lấy xã hội công năng

Đại biểu: 2 nhà Xã hội học người Pháp Emile Durkheim (1858 – 1917) và người Mỹ Milton Yinger (1916 - )



3. TRIẾT HỌC TÔN GIÁO LÀ GÌ?

Triết học tôn giáo là một ngành khoa học nghiên cứu những tư tưởng và những nguyên tắc chung nhất hình thành nên tôn giáo.1

4. VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC TÔN GIÁO

Là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại (bản thể) và không tôn tại, giữa vật chất và tâm linh.

Dùng Triết học tôn giáo giải thích vấn đề niềm tin liên quan tới Thượng Đế, tức niềm tin có đầy đủ nền tảng lý tính không? Khái niệm Thượng Đế trong truyền thống tôn giáo phương Tây chứng minh như thế nào? Làm thế nào giải thích khái niệm Thượng Đế toàn thiện cùng với sự thật tồn tại của tội ác khổ nạn? Chúng ta dùng ngôn ngữ như thế nào mới đàm luận Thượng Đế?

Trong triết học tôn giáo, thật tế giải thích khái niệm của một số tôn giáo có thể phân làm 2 loại hình cơ bản lớn: 1/ Trong hoạt động tôn giáo con người (chỗ hình thành của đối tượng lễ bái hoặc khách thể tín ngưỡng) có thật tồn tại không? 2/ Đối tượng được sùng bái hoặc khách thể tín ngưỡng có tồn tại chân thật không?



5. LẬP TRƯỜNG TÔN GIÁO TRONG TRIẾT HỌC TÔNGIÁO

Chẳng quản Triết học tôn giáo là dùng triết học giải thích vấn đề tôn giáo mà lập trường và động cơ cũng có chỗ bất đồng, loại bất đồng này phản ánh lập trường của nhà triết học khác với của thần học trên cơ bản là lập trường thần học.

Nhà Thần học cho rằng, khái niệm Thượng Đế là khái niệm cơ bản trong niềm tin, sự tồn tại của Thượng Đế có thể thông qua LÝ TÍNH để chứng minh.

6. LẬP TRƯỜNG TRIẾT HỌC TRONG TRIẾT HỌC TÔN GIÁO

“TÔN GIÁO” chỉ con người lấy tín niệm an thân lập mệnh làm chân; “TRIẾT HỌC” chỉ con người sản sanh nghi vấn đối với TÍN NIỆM đồng thời phải đứng trên lập trường khách quan suy luận khả năng tính của tín niệm. Bản chất hoặc đặc điểm của tôn giáo là TIN; bản chất hoặc đặc điểm của triết học là TƯ.



7. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO

Có thể phân chia làm 2:



a/ KHÁC NHAU:

1/ Vấn đề cơ bản thế giới mà tôn giáo phản ánh là KINH NGHIỆM THẾ GIỚI, nhưng khi trình bày thì thêm chỗ bổ khuyết hoặc thành phần chân thật tính của thế giới kinh nghiệm, tức là trong hiện tượng tôn giáo thường thấy “THẾ GIỚI QUAN ĐIÊN ĐẢO” HOẶC “PHẢN ÁNH ẢO TƯỢNG”, tức sau khi đem cái tồn tại trong thế giới kinh nghiệm “huyển tưởng hóa” hoặc “thần thánh hóa” sẽ giải thích thế giới kinh nghiệm. Đối tượng chính mà nó phản ánh tương đồng với chỗ khoa học phản ánh, nhưng khoa học phản ánh chân thật hoặc vật tồn tại trong thế giới kinh nghiệm thực chứng, cho nên ở phương diện này tôn giáo và triết học xung đột với nhau.

2/ Triết học chú trọng tư biện trên nền tảng lý tính, còn tôn giáo nhấn mạnh niềm tin thể nghiệm, tức triết học nhấn mạnh “TƯ” còn tôn giáo nhấn mạnh “ TÍN”. Trong khái niệm tối cao của triết học chỉ có LÝ NIỆM, VẬT TỰ THỂ, TINH THẦN TUYỆT ĐỐI siêu nghiệm.

b/ GIỐNG NHAU: Trên phương diện nhân sinh quan, vũ trụ quan, giá trị quan, cả triết học lẫn tôn giáo đều thập phần chú trọng đến: ý nghĩa SANH và TỬ; THIỆN và ÁC; ĐẸP và XẤU; TRẬT TỰ và TỰ DO v.v.

Từ trên có thể nhận ra sự quan hệ DỊ ĐỒNG giữa tôn giáo và triết học ở 2 phương diện: 1/ lĩnh vực có ĐẠI TIỂU khác nhau; 2/ phương pháp tư tưởng tự mình tiến nhập có khác chỗ TƯ và TÍN.

TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG, mối quan hệ giữa tôn giáo và triết học là cùng nhau thẩm thấu, ảnh hưởng, đặc điểm giữa tôn giáo và triết học là CŨNG TỨC CŨNG LY, GIỚI HẠN MƠ HỒ.

II. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC TÔN GIÁO

Có những câu chuyện truyền thuyết đề cập đến con người và vũ trụ. Ví dụ: như ở Trung Hoa có câu chuyện Nữ Oa vá trời. Do Thái Giáo thì có chuyện ông Adam và bà Eva v.v.

Triết học tôn giáo được chia ra làm ba giai đoạn như sau:

1. TRIẾT HỌC TÔN GIÁO TRƯỚC THỜI KANT

1.1. THỜI CỔ HY LẠP

a. XÉNOPHANE (570 – 478 TCN)

Ông đề cập đến tính hình đồng giữa thần và con người (nghĩa là thần cũng có những tính cách giống như con người, từ dung mạo và tính cách).

Còn thần chân chánh thì phải thấy tất cả, nghe tất cả, vĩnh hằng, có một sức vô địch khiến cho tất cả vận động, đó chính là đấng quyền năng sáng tạo.

Triết học của ông diễn tả bằng kịch thơ



b. SOCRATES (469-399 TCN)

Ông thảo luận nhiều về đạo đức và tôn giáo, tìm hiểu về các nguyên nhân của các hiện tượng. Theo ông thì cho rằng mọi cái trên thế giới đều do thần thánh sáng tạo ra để làm lợi ích cho con người (đấng này có quyền năng tạo ra bóng tối cho con người nghỉ ngơi, cho ánh sáng để thấy đường, cho ruộng đất để trồng trọt v.v.).



c. PLATON (427-347 TCN)

Là một trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp lúc đó, ông là một nhà duy tâm. Triết học của ông có thể nói là đỉnh cao của thời cổ đại, đề cập đến Ý NIỆM( bản chất, trường tồn và bất biến).

Ông cho rằng linh hồn là cái bất tử, còn thể xác thì mất đi không tồn tại linh hồn theo ông có hai:

- Linh hồn vũ trụ: nhận thức được thế giới, điều khiển được thế giới.

- Linh hồn con người: có thiện và ác (đều từ thần mà đem đến).

d. ARISTOTE (384-322 TCN)

Ông phê phán Ý niệm tồn tại của Platon.

Ông tin rằng có một thế giới vạn vật đều có một nguyên nhân cuối cùng và lực tác động đầu tiên, vật chất là cái có trước nhưng thụ động và cần có một cái gì đó tác động mới hoạt động được, cho nên hình thức là bản chất của vật chất.

1.2. THỜI KỲ THẦN HỌC TRUNG CỔ TÂY ÂU (476- 1453)

Trong thời này thần học chiếm ưu thế hơn triết học, các triết gia chủ yếu:



a. AUGUSTIN (354-430)

Ông đề cập đến niềm tin có 3 nhóm:

- Những khách thể hiển nhiên không cần sự can thiệp của lý trí mà vẫn tin như các sự kiện, chân lý lịch sử.

- Khách thể cần được lý giải.

- Khách thể chỉ biết tin đó là chân lý của tôn giáo.

b. THOMAS D’AQUIN (1225-1274)

Phân lý tính làm 2 loại:

1/ Lý tính tự nhiên nơi con người.

2/ Lý tính khải thị từ nơi thần.

Ông cho rằng lý tính tự nhiên của con người là sai, chỉ có lý tính khải thị của Thượng Đế mới đúng thôi.

1.3. THỜI PHỤC HƯNG (TK 15- 16)

* Các hiền triết điển hình:



a. NICOLAS COPERNICUS (1473 – 1543)

Là một nhà thiên văn tài ba, nhà thuốc giỏi, nhà kinh tế học nổi tiếng. Ông đã tìm ra được nhiều vùng đất mới và trái đất hình tròn

- Lý thuyết của ông là nhật tâm (hành tinh xoay) trái với thuyết địa tâm của Thiên Chúa.

b. GIORDANO FILPPO BRUNO (1548- 1600)

Ông là nhà triết học người Ý, mồ côi từ nhỏ, ông cho rằng thế giới tự nhiên là Thượng Đế trong sự vật hiện tượng.

- Ông nghiêng về thế giới quan vật chất.

1.4. THỜI KỲ THẦN LUẬN TỰ NHIÊN (TK 17 - 18)

* Triết gia tiêu biểu trong thời này: DENIS DIDEROT (1713 – 1784)

- Nhà duy vật nổi tiếng, là kiến trúc sư, hoạ sĩ, điêu khắc, nhạc sĩ.

- Cần cho sự sống hiện tại, còn chuyện Thiên đường, Địa ngục thì quá xa xôi.

- Ông cho rằng không có Chúa vì không cần có Chúa vẫn có vạn vật. Chúa là do còn người thần thánh hóa mà tạo ra.

- Không thể giả thử rằng có một thực thể nào đứng bên ngoài chúng ta, không thể giả thử như vậy vì giả thử như vậy không thể rút ra được kết luận nào từ giả thử đó.

- Nhờ hệ thống giáo dục mà xóa bỏ được thần học.

2. TRIẾT HỌC TÔN GIÁO CỦA KANT (1724 -1804)

Ông là một nhà hiền triết nổi tiếng nhất ở phương Tây, với phương pháp tư duy triết học và phương pháp thực nghiệm khoa học, nhờ vậy mà nghiên cứu thế giới có hệ thống và tư duy được độc lập. Lúc bấy giờ lập trường của triết học là tư duy.

- Cảm quan + khách thể = dục vọng. Nếu muốn bỏ dục vọng cần có những quy luật đạo đức, mới làm cho mình an lành. Như vậy cần có một thế giới đạo đức, mà thế giới đạo đức đó là do Chúa tạo ra.

3. TRIẾT HỌC TÔN GIÁO SAU THỜI KANT

3.1. TRIẾT HỌC TÔN GIÁO CỦA SCHLEIER MACHER (1768 – 1834):

Đối với ông, dùng tâm lý thể nghiệm (tức khoa học) để mà tín ngưỡng, hiểu biết Thượng Đế, hiểu biết tôn giáo.



3.2. TRIẾT HỌC TÔN GIÁO CỦA HEGEL (1770-1831):

Đối với ông Thương Đế là sự thể hiện cao nhất của lý tính, bản chất của Thượng Đế chính là lý tính tuyệt đối. Tôn giáo của ông là cần đạt được nền tảng, cần khế hợp được tinh thần tuyệt đối.

Thượng Đế là sự thể hiện thành tựu cao nhất của lý tính (tinh thần tuyệt đối, Absolute Spirit). Bản chất của Thượng Đế là bản chất của tư duy, đem cái tư duy (tức cái bản chất chủ quan của chủ thể không tự ngã bị tư duy) xem thành thần thánh (bản chất tuyệt đối).

III. NHÂN CÁCH THẦN PHI NHÂN CÁCH THẦN

1. BẢN THỂ CỦA TÍNH NHÂN CÁCH PHI NHÂN CÁCH

1/HỆ THỐNG TÍN NGƯỠNG ABRAHAM (ABRAHAMIC FAITHS SYSTEM) gồm Do Thái giáo, Cơ Đốc gáo, Hồi giáo.

2/ HỆ THỐNG TÍN NGƯỠNG LẤY PHI NHÂN CÁCH THẦN (tức truyền thống Phi hữu thần luận) làm bản thể (thực tại). Tôn giáo có Ấn Độ giáo, Phật giáo, Nho giáo (thực tại thiên mệnh).

Dù hệ thống 1 hay 2 đều cho rằng thực tại thì siêu việt.



2. THƯỢNG ĐẾ QUÁN – HỮU THẦN LUẬN

Thượng Đế là vị chủ thể duy nhất tối cao tối thượng, đây là vấn đề quan trọng của Nhất thần luận. Thượng Đế tồn tại muôn đời, giúp con người hiểu biết những điều chưa biết



3. THẦN TRONG BÀ LA MÔN GIÁO VÀ ẤN ĐỘ GIÁO

Có 330 triệu vị thần linh.



3.1. Phạm Thiên Brahma: Là người sáng tạo ra thế giới.

Brahma được miêu tả có 4 cánh tay, tay thứ nhất cầm pho sách Veda, tay thứ hai cầm trượng, tay thứ ba cầm cung, tay thứ tư cầm bình nước.



3.2. Thần Cứu thế Vishnu:

Tượng trưng cho sự sáng tạo. Vì để cứu loài người và các thần nên nhiều lần Ngài đã hóa thành động vật, thần, người như 10 loại hình: 1/ cá, 2/ rùa, 3/ lợn rừng, 4/Rama cầm búa, 5/ Rama, 6/ Hắc thiên, 7/ Garơki, 8/ sư tử người, 9/ người lùn, 10/ Phật.



3.3. Thần Siva:

Thần có nhiệm vụ phá huỷ và tiêu diệt vạn vật, sinh linh nhưng sau đó lại hồi phục sự sống và sức khoẻ cho muôn loài.



4. THƯỢNG ĐẾ TRONG TÍN NGƯỠNG ABRAHAM

Kinh Cựu ước: (Abraham) Jehoval.

Kinh Tân ước: Thượng đế (Tam vị nhất thể).

Kinh Côran: Allah Chân chủ, nhân từ, cần mẫn.



4.1. THƯỢNG ĐẾ TRONG DO THÁI GIÁO

Trong Do Thái giáo truyền thống, Nhân cách thần (hình tượng Thượng Đế) không trực tiếp hiển lộ, chỉ được biết gián tiếp qua kinh văn.



4.2. THƯỢNG ĐẾ (ĐỨC CHÚA TRỜI) TRONG CƠ ĐỐC GIÁO

Thượng Đế trong Cơ Đốc giáo cũng tiếp thừa Thượng Đế trong Do Thái giáo nhưng có một số điểm mới.

Đề cập Nhân cách thần (Tam vị nhất thể).

5. PHI NHÂN CÁCH THẦN

5.1. Nho giáo天THIÊN là bản nguyên vũ trụ của vạn vật hòa hợp với cơ bản đạo đức (thiên nhân hợp nhất).

5.2. Bà La Môn giáo

PHẠM (bản thể vũ trụ) NGÃ (linh hồn cá thể)

đồng nhất về bản tính

hư không vô hạn hợp nhất hư không trong cái bình tồn tại vĩnh

– hằng hai (vô minh) mà một.

5.3. Phật giáo Chân như

IV. LUẬN CHỨNG VỀ THƯỢNG ĐẾ HOẶC TỒN TẠI TUYỆT ĐỐI

Trừ những người có niềm tin Thượng Đế còn có những người không tin Thượng Đế hoặc người tôn giáo khác sẽ nghi vấn đến khách thể (Thượng Đế) Nên cần phải lý giải về những vấn đề trên.



1. LUẬN CHỨNG VỀ THƯỢNG ĐẾ TỒN TẠI

Luận chứng bằng 4 phương diện :



1.1. BẢN THỂ LUẬN

PLATON (427 – 347 TCN): Ý niệm (Eidos) là đời sống độc lập, thực tồn siêu việt giác quan, siêu việt chủ thể nhận thức, tuyệt đối. Ý niệm cao nhất được xem là sinh khí của hệ thống Ý niệm (Thiên Chúa). LINH HỒN có:

Linh hồn vũ trụ: điều khiển và nhận thức sự thiện ác thế giới

Linh hồn con người: làm cho con người trở thành 1 thực thể sinh động, vận động nhận thức.

ARISTOTE (384 – 322 TCN): Bản chất mới là vĩnh cửu (Thượng Đế). VẬT CHẤT – TINH THẦN NHỊ NGUYÊN.

ANSELME (1033 – 1109): Chứng minh sự hiện hữu (tồn tại bản thể) của Thiên chúa: tồn tại đơn nhất và duy nhất nhưng là nguyên nhân làm cho các hữu thể khác tồn tại.

DESCARTES (1596- 1650): Chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế bằng cách đặt lại mệnh đề ‘Tôi tư duy nên tôi hiện hữu’ do chính ông đặt ra. Thượng Đế là một sự tồn tại vĩnh cửu, bản tính vô cùng, toàn năng và có tất cả những sự hoàn hảo.

1.2 LUẬN CHỨNG VỀ VŨ TRỤ LUẬN

Hay còn gọi là luận chứng về nguyên nhân đầu tiên có tầm quan trọng lớn hơn so với Bản thể luận.



THOMAS AQUINAS (1125 - 1274) là một trong những nhà tư tưởng thần học vĩ đại nhất thời Trung cổ. Đứng về phương diện vũ trụ để luận chứng Thượng Đế tồn tại. Aquinas đưa ra năm cách chứng minh điều này.

a. Biến hóa

Vũ trụ biến hóa phải có nguyên nhân đầu tiên tác động, nguyên nhân đầu tiên này chính là Thượng Đế.



b. Nhân quả

Sự hình thành của thế giới phải có nguyên nhân đầu tiên tác động vào các nguyên nhân kế tiếp, nguyên nhân đầu tiên đó chính là Thượng đế.



c. Ngẫu nhiên

Các sự vật hiện tượng tình cờ sinh ra không do nguyên nhân bên trong quyết định mà do nguyên nhân bên ngoài quyết định. Nguyên nhân bên ngoài chính là Thượng Đế.



d. Ưu việt

Những sự vật có tính tốt đẹp hoàn thiện, muốn tốt đẹp hoàn thiện phải có nguyên nhân, nguyên nhân này là Thượng đế.



e. Hòa hiệp

Tất cả các sự vật tự nhiên đều hoạt động theo xu hướng, mục đích, vì vậy phải có một đấng trí tuệ điều khiển. Đấng trí tuệ đó chính là Thượng Đế.



1.3. MỤC ĐÍCH THIẾT KẾ

Các sự vật hiện tượng hay thiên nhiên được an bày một cách tốt đẹp và hoàn hảo, vì thế phải có người sắp đặt và thiết kế, người ấy chính là Chúa.



1.4. THẦN BÍ THỂ NGHIỆM

Tích lũy sự thể nghiệm và dẫn chứng Thượng đế tồn tại. Sau khi kinh nghiệm tôn giáo con người đơn giản có thể nói “Tôi đã nhận thức Chúa thông qua kinh nghiệm”. Với một nghĩa nào đó thì luận điểm này khó có thể bác bỏ được vì chúng ta không thể chứng minh rằng người ta không có trải qua những cảm xúc mà theo lời người đó khẳng định là họ đã trải qua.



Hồi giáo: Chân chủ Allah

- Về Hình nhi thượng, Hồi giáo tiếp thu rất nhiều từ Do Thái giáo, Kitô giáo. Nên từ niềm tin thánh Allah về sáng tạo thế giới, con người có thể biết được hình tượng thánh Allah.

- Thánh Allah tạo vật, dưỡng nuôi.

- Thánh Allah không gì không biết, không gì không làm được, ở khắp mọi nơi, toàn thiện.

- Ngài quy định trật tự xã hội, đạo đức

Kitô giáo:

- Từ chúa Jêsu thể hiện tình bác ái của Thượng Đế đến với con người (thần tích).

- Những sinh hoạt cụ thể được diễn tả qua các câu chuyện nhằm ám chỉ sự tồn tại và thiện hạnh của Thượng Đế

KHÁCH THỂ THỂ NGHIỆM

Thần, ma quỷ, thiên đường, địa ngục,



2. LUẬN CHỨNG VỀ TỒN TẠI TUYỆT ĐỐI

Phật giáo: Phật, thật tánh, chơn tâm, chơn như, niết bàn…

Vedanta: bất nhị luận, đại ngã.

V. LUẬN THẦN CHÁNH NGHĨA

1. LUẬN THẦN CHÁNH THEO KITÔ GIÁO

a. Quan điểm của Augustine (354-430)

Bàn về vấn đề thần chánh luận, hay Thượng đế và cái ác. Theo Augustine, ác có ba loại: Tự nhiên ác, nhận thức ác và đạo đức ác.



- Tự nhiên ác

Tự nhiên ác là sự khiếm khuyết một cái gì, sự thiếu hoàn thiện, thiếu hình thức cho thân xác vật chất.



- Nhận thức ác

Augustine cho rằng nguyên nhân cái ác không hoàn toàn ở sự ngu dốt mà còn có những trường hợp mà người ta không biết cái thiện đích thực, không biết Thiên chúa.



- Đạo đức ác

Là cái ác có sẵn, tức cái ác bẩm sinh nơi mỗi con người mà Augustine lý giải nó tồn tại trong thuyết “Tội Tổ tông”.



b. Luận Thần Chánh theo thuyết của Irenaeus (125-202)

Con người hãy nhìn nhận Thiên Chúa một cách minh bạch, rõ ràng hơn, phải tìm lại Thiên Chúa bởi vì nhờ Thiên Chúa mà con người có được phẩm giá và hoàn thành được phẩm giá.



c. Luận Thần Chánh theo thuyết của nhà thần học đương đại

A.N.White-head (1861-1947): Ông cho rằng: “Thượng Đế không thể là quyền năng vô hạn mà Ngài tương tác với một vũ trụ mà Ngài đã không dựng nên nhưng dù sao Ngài có ảnh hưởng lên nó”.

2. LUẬN QUÁ TRÌNH CHÁNH THẦN CỦA DAVID RAY GRIFFIN.

Theo David Ray Griffin thì quá trình chánh thần tương đương với quá trình vận động của vật chất nên thế giới vật chất tự nhiên là tương ưng với Thượng Đế.



3. LUẬN CHÁNH THẦN VỆ ĐÀ TRONG TÔN GIÁO ẤN ĐỘ

Vệ Đà cho loài người đều là con cháu của thần, dưới tiền đề này thì loài người vốn đều có tính cách thần (thần tính), người ta nếu muốn giao tiếp với thần thì phải nhờ vào các phương pháp như cúng tế, chú pháp…



4. LUẬN CHÁNH THẦN THEO PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC

Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Thiền tông vốn là Phật giáo Trung Quốc hóa, rất được sự hoan nghênh của người Trung Quốc.



a. Tông Thiên Thai

Thiên Thai tông chủ trương chư pháp thật tướng, toàn thể vũ trụ chỉ là một tâm, gọi là chân như hay như lai tạng.



b. Hoa Nghiêm tông

Dù hiện tượng hay bản thể của vũ trụ, không một thứ nào không từ nhất tâm này mà ra, cũng không một thứ nào không trở về trong nhất tâm này. Cho nên nói: Sự vô ngại, lý vô ngại, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại.



c. Thiền tông

Thiền tông được xem là tông phái mang tính đặc thù nhất của Phật giáo Trung Quốc. Thiền tông chủ trương bất lập văn tự, chỉ thẳng nguồn tâm, tuy có lúc bất đắc dĩ phải mượn ngôn ngữ, nhưng đó chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng, hành giả không nên lấy ngón tay làm mặt trăng, đạo lý vốn ở trong chỗ không lời nói. Nguồn tâm vô sắc vô tướng, không rơi vào lời nói chú thích, hết thảy ngôn ngữ văn tự của giáo lý là thứ để làm tư biện chứ không phải bản thể ở tại đó, như người uống nước nóng lạnh tự biết.



VI. KINH NGHIỆM HOẶC THỂ NGHIỆM VỚI NIỀM TIN TÔN GIÁO

1. ĐỊNH NGHĨA

Kinh nghiệm là những điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải”2.

Thể nghiệm là qua kinh nghiệm, thực tiễn mà xét xem điều gì đó là đúng hay không đúng3

2. KINH NGHIỆM TÔN GIÁO TRONG CÁC KINH ĐIỂN

- Kitô giáo: Hoxe gặp Thiên chúa.

- Hồi giáo: Khi Muhammad ở tuổi 40 Ông đã bắt đầu thiền định trong một hang động trên núi Hira, phía bắc của Mecca. Ở đây Ngài có một cuộc thị kiến, qua đó thiên thần Gabriel đã truyền lại các lời của Thượng đế cho Ngài.

- Phật giáo: Đức Phật thiền định 49 ngày dưới cội Bồ-đề, thể nhập với bản thể vũ trụ.

3. KHÁCH THỂ TRONG KINH NGHIỆM TÔN GIÁO

Khách thể được chia làm hai phần:



a/ Quan niệm thần bí: như thần, thánh, ma, quỷ, thiên đường, địa ngục...

b/ Tự nhiên thần bí: như cây cối, đá, nước, mặt trời, mặt trăng, sấm, chớp, giáp cốt...

4. TÍNH THẦN BÍ TRONG KINH NGHIỆM TÔN GIÁO (tính giao cảm và hợp nhất)

Kinh nghiệm thần bí là sự giao tiếp giữa chủ thể và khách thể mà các tôn giáo gọi là “thần nhân hợp nhất, vật ngã câu vong,…”

Thể hiện tính hợp nhất, tinh thần huyền bí phân là hai loại:

Tinh thần huyền bí hướng nội.

Tinh thần huyền bí hướng ngoại.

5. QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TRIẾT GIA

a. WILLIAM JAME GIẢI THÍCH VỀ TÍNH HUYỀN BÍ TRONG KINH NGHIỆM TÔN GIÁO

William James nhận dạng 4 đặc điểm chung của cảm nghiệm huyền bí:



1. Không thể giải thích được (siêu ngôn thuyết)

2. Tính chất trừu tượng (tri ngộ): sự nhận thức về tính bất tử của linh hồn và chân lý vĩ đại.

3. Tính chất thoáng qua (tạm hiện): Cảm nghiệm huyền bí chỉ thoáng qua trong thời gian trực tuyến.

4. Tính bị động: trạng thái chủ thể mất đi tự ngã ý thức, bị khách thể khống chế).

b. RUDOLF OTTO PHÂN TÍCH VỀ KINH NGHIỆM TÔN GIÁO

Tư tưởng của ông về kinh nghiệm trong tôn giáo, ông phân tích con người có hai phần khu biệt nhau. Một là con người tự nhiên tức là con người sinh học, hai là phần tinh thần. Con người muốn đạt được những năng lực đặc biệt thì cần phải trải qua một quá trình kinh nghiệm trong tôn giáo.



c. MARTIN BUBER LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THẦN VÀ NGƯỜI

Martin Buber đã được sinh ra tại Vienna vào năm 1878. 

Ông kết hợp hai tôn giáo (Do Thái và Kitô) lại thì có sự gần gũi: Thần với người, Thần với vật. Thần lo cho người và vật, còn người thì tôn kính thần, vật thì không lo cho thần được. Như vậy ông chủ trương quan điểm song phương giữa thần và người.

d. SAVEPALL RADHAKRISNAN TRÍ TUỆ TRỰC GIÁC LÀ PHẠM

Có thể tôn giáo là trí tuệ là giác ngộ, có giác ngộ mới nhận ra được bản nhiên của con người và có trí tuệ mới soi tỏ bản nhiên ấy. Tuy nhiên không phải tôn giáo nào cũng là trí tuệ, là giác ngộ và là tình thương cả.



6. KINH NGHIỆM TÔN GIÁO THEO PHẬT GIÁO

Con đường thể nghiệm chân lý trong tôn giáo của đạo Phật luôn luôn đi theo một chiều hướng nhất quán, bất di bất dịch. Trong bản thể tự nội của tâm thức, luôn biểu hiện hai khiến cạnh của tâm thức, đó là tâm thức an định của bậc chứng ngộ và tâm thức lao xao của chúng sanh. Cái bản thể nhất như thì không phân chia như tính ẩm của nước vậy.



VII NGÔN NGỮ TÔN GIÁO

1. TÌNH HUỐNG CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ TÔN GIÁO

Ngôn ngữ Tôn giáo truyền thông những điều về tôn giáo. Nó là loại ngôn ngữ mang đặc tính vừa tự nhiên, vừa siêu nhiên.

Ngôn ngữ tôn giáo dựa trên nền tảng ngôn ngữ của thế tục.

Ngôn ngữ tôn giáo phong phú hơn ngôn ngữ thế tục.

2. THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRONG NGÔN NGỮ TÔN GIÁO

Quan hệ nhân quả: (liên tưởng đến)

Khi nói Thượng Đế thiện lương, sáng suốt thì các từ “thiện lương”, “sáng suốt” khác với các từ “thiện lương”, “sáng suốt” đời thường nhưng phải kể ra sau nhiều ý để chứng tỏ sự thiện lương sáng suốt ấy. Đây là quan hệ nhân quả.



Ẩn dụ:

Dùng một từ thông cả ý nghĩa của đối tượng. Ví dụ: thuyền quốc gia. Khái niệm này tất cả mọi tôn giáo đều sử dụng nó.



Loại suy:

Là phương pháp suy luận dựa vào thuộc tính của sự vật đã có mà đoán loại khác.



Phủ định trần thuật:

Trong ngôn ngữ tôn giáo biểu thị khái niệm tôn giáo siêu nghiệm không phải ý vị trực tiếp. Như: Kinh Kim Cang: “thế giới, không phải là thế giới, chỉ tạm gọi là thế giới”.



3. NGÔN NGỮ QUÁN VỀ TÔN GIÁO CỦA MOSES MAIMONIDES

Moses Maimonides (1135-1204), sinh ra ở nước Tây Ban Nha và sau đó qua đời ở Ai Cập. Ông là một giáo sĩ Do Thái, ông là một nhà Thần học và đồng thời cũng là nhà Triết học.

Phái ông nổi danh là phủ định trần thuật, tức phủ định vị ngữ để nhấn mạnh chủ ngữ (nhấn mạnh Thượng đế) chứ không nhất định nhấn mạnh về các phương diện của sự vật (vị ngữ).

4. NGÔN NGỮ QUÁN TÔN GIÁO CỦA AQUINAS

Ông tin rằng sự thật biết đến thông qua các lý do (tự nhiên mặc khải) và đức tin (siêu nhiên mặc khải), ngôn từ có khác nhau nhưng chung quy cùng một tác năng và ý nghĩa như nhau, như:

1. Thế giới là một chuỗi các sự kiện.

2. Tất cả các sự kiện trên thế giới có một nguyên nhân.

3. Có phải là một nguyên nhân cho toàn bộ chuỗi các sự kiện, tức là Đức Chúa Trời.

5. NGÔN NGỮ QUÁN CỦA LUDWIG WITTGENSTEIN

Ông cho rằng ngôn ngữ tôn giáo là khó có thể kiểm chứng được. Vì không kiểm chứng được nên không đưa người ta đến chỗ hiểu biết đúng đắn, xác thực.



6. CHỦ NGHĨA THỰC CHỨNG PHÊ PHÁN NGÔN NGỮ TÔN GIÁO

Thế kỷ 19 một trong những nhà triết học đại diện cho Chủ nghĩa Thực chứng Logic đó là nhà triết học người Pháp Auguste Comte (1798 – 1857) đề xuất 3 giai đoạn:



Giai đoạn 1: Thần học: Mọi hiện tượng tự nhiên bị giải thích theo ý thần, do lực lượng siêu nhiên. Ý của thần là ý của thượng đế.

Giai đoạn 2: Hình nhi thượng học: Nhân loại vận dụng những quy tắc, nguyên lý trừu tượng giải thích tất cả hiện tượng tự nhiên, xã hội theo Thần học, đó là giai đoạn phục vụ cho tôn giáo.

Giai đoạn 3: Khoa học thực chứng: Sử dụng phương pháp quán sát thực nghiệm để giải thích tất cả hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Theo ông, nhân loại đã ở vào giai đoạn 3, đồng thời giai đoạn tư tưởng phương pháp của Thần học đã đi qua.



7. SỰ PHÊ PHÁN VỀ CHỦ NGHĨA CHỨNG NGỤY (FALSIICATION) ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ TÔN GIÁO

Đại diện cho Chủ nghĩa Ngụy chứng này là ông Karl Popper (1902-1994).

Karl Popper phản bác lại ngôn ngữ tôn giáo bằng cách là dùng chỗ sai đã được đề cập trong ngôn ngữ tôn giáo để phản bác lại cái sai trong tôn giáo, cho nên gọi là chủ nghĩa ngụy chứng, tức là chứng tỏ được cái sai của ngôn ngữ tôn giáo, phản bác được triết lý của tôn giáo.

8. TILLICH GIẢI THÍCH VỀ PHÙ HIỆU TƯỢNG TRƯNG TÔN GIÁO

Tillich quả quyết rằng các ý tưởng và hình ảnh tôn giáo đều là những biểu tượng, chỉ tới “hữu thể tự thân” và rằng chỉ có thể chuyển tải các “chân lý tôn giáo” bằng phương cách duy nhất là biểu tượng.



9. PAUL RICOEUR GIẢI THÍCH VỀ ẨN DỤ

Ricoeur đưa ra ý kiến nói rằng ẩn dụ không phải chỉ đơn thuần giữ vai trò giải thích cho rõ hơn tính cách tương tự đã có sẵn giữa các hình ảnh và các ý tưởng mà thôi; nhưng trái lại, từ chúng, các ẩn dụ còn làm phát sinh ra một thể cách tương tự nữa. Những ý nghĩa trước đó dị đồng, nhưng bây giờ lại được đem kết nối lại với nhau và kết quả sẽ tạo ra một ý nghĩa mới. Vì thế phép ẩn dụ có khả năng rèn đúc nên một ý nghĩa mới.



10. QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI HỌC PHẬT VỀ NGÔN NGỮ TÔN GIÁO

Thật vậy, từ khi đức Thế Tôn thành đạo dưới cội Bồ-đề, Ngài đã đem giáo lý thực chứng truyền dạy khắp nơi. Giáo lý ấy là nền giáo lý siêu việt, vượt thời gian và khôn gian được thể hiện bằng ngôn ngữ thể nghiệm, vô ngôn. Như hình ảnh “Niêm hoa vi tiếu” (giơ cành hoa mỉm cười); Ngũ Tổ đến nhà trù, đang lúc Huệ Năng giã gạo, Tổ dùng gậy gõ vào cối giã gạo 3 lần.

Đạo Phật dùng ngôn ngữ để diễn đạt, biểu hiện, nhưng khi thành tựu rồi thì lìa ngôn ngữ. Giá trị ngôn ngữ chỉ là giá trị tương đối nằm trong vòng đối đãi. Vì thế trong kinh điển, đức Phật khẳng định: “Suốt 49 năm thuyết pháp ta chưa từng nói một lời nào”. Đây là nét đặc sắc của Phật giáo.

VIII. VẬN MỆNH VÀ BẤT HỦ

1. QUAN NIỆM VẬN MỆNH VÀ BẤT HỦ TRONG CÁC TÔN GIÁO

a. Người Hy Lạp cổ:

Theo Sử thi Hà Mã, nơi người chết gọi Hades (nơi không thể xem thấy, nơi người chết).

- Theo Thales (629-547 TCN) chính nước là nguyên nhân đầu tiên hình thành vũ trụ này.

- Theo Anaximan (585-528 TCN) không khí chính là động lực tác nhân đầu tiên hình thành các dạng hữu thể.

- Theo Heraclite (540-475 TCN) thế giới có mặt là từ ngọn lửa bùng lên và tắt đi

Ba quan điểm của các nhà tiêu biểu cho trường phái Hy Lạp cổ đại trên đồng cho rằng con người chết là mất hẳn chẳng có linh hồn bất diệt nào cả.

- Theo Pythagore (571-497 TCN) Con người có hai phần thân xác và linh hồn, khi chết thì thân xác tan rả còn lại một linh hồn bất tử.

b. Theo đạo Do Thái:

Người Do Thái tin rằng con người được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa nên qua cầu nguyện, cầu xin người chết sẽ được giao tiếp với Chúa, được Chúa cứu rỗi và đưa về Thiên đàng.

Do Thái giáo còn quan niệm về người chết rằng: Người chết và người sống sẽ được gần gũi với nhau, nên không chia linh hồn và thể xác, mà giống như ngày và đêm, người chết ở đây là bắt đầu cho một sự sống mới.

c. Vận mệnh và Bất hủ trong Kitô giáo

Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa đã khiến Giê-su sống lại từ kẻ chết , đặt Giê-su ngồi bên hữu của Cha và Giê-su sẽ trở lại để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah như sự phục sinh, sự phán xét sau cùng và sự thiết lập Vương quốc của Thiên Chúa.

Mỗi người có trách nhiệm đối với những chọn lựa của mình trong cuộc sống, sẽ có một cuộc đánh giá gọi là sự Phán xét. Ngay sau chết là đến sự phán xét riêng, có ý nghĩa đặc biệt trong thần học Công giáo. Vào lúc đó, con người nhận ra chỗ đứng nào của họ đối với Thiên Chúa. Tùy tình huống tình trạng của linh hồn mỗi người mà từ đó có thể thay đổi để trải qua hoặc bị kết án, thanh luyện hay hạnh phúc. Những cá nhân kiên quyết lựa chọn xa rời Thiên Chúa có thể sẽ được toại nguyện vĩnh viễn ở Địa ngục.

d. Vận mệnh và bất hủ trong Hồi giáo

Tín đồ Hồi giáo tin vào sự phán xét sau cùng của Thánh Allah. Tùy theo phúc hay tội của một người mà Thánh Allah cho lên Thiên đàng hay đày xuống Hỏa ngục. Theo người Hồi giáo thì cuộc sống của con người được gọi là lương thiện khi con người phải tuân theo tinh thần trong kinh Coran



e. Vận mệnh và bất hủ trong Đạo giáo

Đạo giáo thì họ không đề cập nhiều sau khi chết, họ chỉ mong rẳng làm sao con người có thể sống mãi mãi trên thế gian này mà thôi.



f. Vận mệnh và bất hủ trong Ấn Độ giáo(Hinduism)

Ấn Độ giáo tin rằng loài người sẽ mãi mãi đầu thai cho đến khi họ đến trạng thái giải thoát (Moksha), được hợp nhất với thần (Vishnu hay Shiva) và họ tin vào thuyết quả báo.

g. Vận mệnh và bất hủ trong Phật giáo

Thuyết Luân hồi: Luân hồi có nghĩa là sự chuyển sinh, sự chuyển tiếp, sự diễn tiến liên tục của những kiếp sống thường được biểu thị bằng bánh xe và được gọi là bánh xe luân hồi.

Tùy theo nghiệp lực của mỗi chúng sanh mà sau khi tái sanh người đó sanh vào cảnh giới tốt hay xấu trong ba cõi, sáu đường.



2. VẬN MỆNH VÀ BẤT HỦ THEO TRIẾT GIA HIỆN ĐẠI

Tiêu biểu là Russel. Russel (1872-1970) ông là triết gia Anh. Khi ông nghiên cứu con người ông dựa vào tính khả tin của khoa học. Những tế bào của con người luôn luôn thay đổi hoàn toàn từng giây từng phút, trong thời gian con người tồn tại từ 60-70 năm thì biết bao nhiêu lần thay đổi nguyên tử có và mất đi theo dạng như vậy. Ông đưa ra kết luận chết là mất hẳn và không có một linh hồn bất tử nào cả.

IX. LUÂN LÝ TÔN GIÁO VÀ LUÂN LÝ XÃ HỘI

1. ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC TRƯNG

Luân lý là 1/ Đạo đức. 2/ Những quy tắc về quan hệ đạo đức giữa người với người trong xã hội.

Đặc trưng: Một số quan niệm cơ bản như thiện ác, đạo đức mà dẫn tới lý luận luân lý học có 2 loại hình: 1/ Nghĩa vụ luận; 2/ Nhân quả luận.

2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ LUÂN LÝ

a/ Nếu không có Thượng Đế trị ác dương thiện; không có Thiên đường Địa ngục, thẩm phán, ngày tận thế thì con người sẽ như thế nào?

b/ Giáo nghĩa tôn giáo nội hàm luân lý, nó tương quan mật thiết với luân lý xã hội.

c/ Luân lý tôn giáo dựa theo luân lý thế tục mà xiển dương lên nữa.



3. LUÂN LÝ TÔN GIÁO VÀ LUÂN LÝ THẾ TỤC

a/ Tôn giáo và luân lý có liên hệ logic, tôn giáo và thế tục có cùng chung những giá trị nền tảng, thậm chí còn ảnh hưởng làm guơng, nhưng cũng có chỗ sai khác.

b/ Nền tảng của luân lý thế tục là mối quan hệ bình đẳng trong xã hội giữa người với người, có khác với một số tôn giáo coi trọng quan hệ người nhỏ hơn thần.

c/ Luân lý đúc kết từ trong kinh nghiệm xã hội thế tục. Bởi vậy luân lý tôn giáo nhìn chung không trái nghịch lại có một phần làm cho luân lý thế tục hướng về.



4. LUÂN LÝ TÔN GIÁO THEO QUAN NIỆM CỦA THẦN HỌC

a/ Bản tính tự nhiên: Đa số các nhà thần học cho rằng Bản tính tự nhiên là thiện, ẩn tàng trong thiện khi không đủ thiện.

b/ Lý tính: Một số nhà thần học cho rằng chân lý đạo đức dựa vào năng lực có tính chủ thể trực giác phán đoán, gọi là lý tính.

c/ Thần (Thượng Đế) khải (thị): Trong các kinh Thánh Coran nói về đạo đức như không sát hại, không trộm cắp.

5. LUÂN LÝ TÔN GIÁO VỚI BẢO HỘ HOÀN CẢNH

a/ tính trách nhiệm chi phối: cho rằng con người không thực hiện nghĩa vụ với thần tức phủ định đạo đức, nên phải chịu thống khổ do Thượng Đế trừng phạt.

b/ Tính trách nhiệm quản hộ: Xem hoàn cảnh có quan hệ mật thiết với con người.

X. GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO

Người có niềm tin tôn giáo cho rằng nhờ có niềm tin tôn giáo mà tinh thần họ được an lạc thoải mái. Người không tín ngưỡng hoặc có hoài nghi cho rằng tôn giáo là loại mê tín, quan điểm không rõ ràng về thế giới quan, nhân sanh quan.



1. ĐÁNH CUỘC CỦA PASCAL

Theo đề xuất ban đầu của Pascal, cuộc đánh cược giả định rằng nó không đưa ra những lý lẽ ủng hộ hay chống lại sự hiện hữu của Thiên Chúa; nhưng vẫn có những lý lẽ ủng hộ cho cả hai bên. Vì lý trí không thể quyết định hoàn toàn, và vì vấn đề có tầm quan trọng như vậy, dù sao chúng ta cũng phải quyết định, chúng ta phải “đánh cược” nếu chúng ta không thể chứng minh. Một câu hỏi được đặt ra là: Bạn sẽ đặt cược vào đâu?

Nếu bạn đặt nó vào Thiên Chúa, thì bạn chẳng mất gì, ngay cả khi Thiên Chúa không hiện hữu. Nhưng nếu bạn đặt nó chống lại Thiên Chúa, và bạn sẽ mắc sai lầm nếu Thiên Chúa thực sự hiện hữu, khi đó bạn mất tất cả: Thiên Chúa, đời sau, thiên đàng, ích lợi đời đời. Nghĩa là: nếu bạn thắng, bạn được tất cả, nếu bạn thua, bạn mất tất cả.

Pascal nói rằng có ba loại người: 1/ những người đã tìm kiếm Thiên Chúa và đã thấy Ngài, 2/ những người đang tìm kiếm và chưa tìm thấy và 3/ những người không tìm kiếm và cũng không thấy; và nếu lời hứa mà Chúa Giêsu hứa là đúng, thì tất cả những ai tìm kiếm thì sẽ thấy, do đó sẽ được hạnh phúc.



2. LÝ LUẬN LỰA CHỌN WILLIAM JAMES

a. Giả thiết sống: Chân thật khả năng, như tín đồ Hồi giáo tin thánh Allah.

b. Giả thiết chết: Người không tin, không khởi lên niềm tin về Thượng đế, thần.

c. Chọn giả thiết: Điều kiện giả thiết không có kết quả chính xác, ví như:

- Cầm dù hay không cầm dù, nếu không đi ra ngoài thì cầm hay không cầm đều không có ý nghĩa.

- Thương hay ghét họ.

d. Quan trọng hay không quan trọng: Như bệnh nhân bịnh, bác sỹ chẩn đoán bịnh nặng hay nhẹ.

3. QUAN NIỆM VỀ NIỀM TIN CỦA WITTGENSTENIAN FIDEISM

Giải thích về niềm tin tôn giáo có các thành phần: Hữu thần luận, Hoài nghi luận. Họ tìm từ giáo nghĩa tôn giáo chánh thống, từ lý tính phù hợp logic.

Sự tranh luận về niềm tin của tôn giáo trước đây đều do không phân biệt mối quan hệ giữa kinh nghiệm tôn giáo và kinh nghiệm thế tục.

Thượng Đế là một thực thể không phải gọi là tồn tại hay không tồn tại, không đồng ý sự chứng minh Thượng đế tồn tại nhưng xác nhận Ngài thực sự tồn tại.

Thượng Đế siêu nghiệm vận dụng tất cả những lý lẽ thuộc kinh nghiệm thế giới để chứng minh sự tồn tại của thế giới đều vô hiệu.

Với Cơ Đốc giáo, tin rằng Thượng đế đã làm việc lớn: 1/ Sáng tạo vạn vật thế giới, 2/ Ban cho thế giới giá trị.



4 PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG QUAN CỦA PAUL TILLICH

Đối với Tillich, các câu hỏi hiện sinh của sự tồn tại của con người có liên quan đến lĩnh vực triết học, và cụ thể hơn là bản thể học nghiên cứu được, và theo Tillich, một sự theo đuổi suốt đời của ông về triết học cho thấy rằng vấn đề trung tâm của mọi cuộc điều tra triết học luôn luôn trở lại với câu hỏi của người, hoặc những gì nó có nghĩa là được, để tồn tại, là một hữu hạn con người.

Để có tương quan với những câu hỏi này là câu trả lời Thần học, tự xuất phát từ sự mặc khải Kitô giáo. Đây là một phần của Tillich về hệ thống Thần học, trong phần này, Tillich nói về cuộc sống và Thánh Linh Thiên Chúa, cuộc sống vẫn còn mơ hồ miễn là có sự sống.

5. GIÁ TRỊ TÔN GIÁO TRONG ẤN ĐỘ GIÁO VÀ PHẬT GIÁO

Nếu như trong truyền thống Abrabham thể hiện Thần bản vị trong mối quan hệ giữa Người và Thần, thì trong truyền thống niềm tin Ấn Độ giáo và Phật giáo thể hiện giá trị Linh hồn bản vị (Ấn Độ giáo dùng Atman còn Phật giáo dùng Vô ngã biểu thị). Trong Ấn Độ giáo và Phật giáo, đây là khách thể tín ngưỡng được cho rằng đó là nguyên nhân sanh thành tồn tại nơi thế giới này, cũng là giá trị của thế giới kia. Muốn có niềm tin, truy cầu Ngã – Vô ngã nên phủ định sự tồn tại của bỉ án để tránh niềm tin sai lầm. Cho nên giá trị cuối cùng của hai tôn giáo này đều có ý phủ định thế giới này.

Theo truyền thống của Ấn Độ giáo và Phật giáo, làm người tín đồ mà bi thương không chút hy vọng nên họ không muốn tham đắm vào thế giới này, chấp vào cái TA này mà chỉ hướng Phạm, Niết-bàn (nếu chưa đạt mục đích thì Phạm và Niết-bàn chính là khách thể).

XI. CHỦ NGHĨA BÀI NGOẠI VÀ CHỦ NGHĨA BAO DUNG TRONG TRUYỀN THỐNG TÔN GIÁO

1. CHỦ NGHĨA BÀI NGOẠI HOẶC TÔNG PHÁI

Tự cho rằng:

- Chỉ có mình là đúng, là chính xác, còn lại đều là sai lầm.

- Tất cả tôn giáo khác đều không đúng.



Chủ nghĩa Bài ngoại cũng có:

- Cực đoan

Tư tưởng cực đoan cho rằng, Thượng đế thông qua Chúa Giê-su khai thị mới là chân chánh.



- Ôn hòa

Tư tưởng này cho rằng các tôn giáo khác cũng có đặc tính bác ái và cứu độ như Thiên Chúa giáo.



2. CHỦ NGHĨA BAO DUNG

Chủ nghĩa Bao dung gồm các quan điểm sau:

- Tất cả tôn giáo đều tốt lành.

- Một tôn giáo tốt lành chân chánh các tôn giáo khác cũng có thể tốt lành chân chánh.

- Điểm cuối cùng của các tôn giáo đều đúng đều tốt chỉ có phương tiện vận dụng hiện tại có khác nhau.

3. CHỦ NGHĨA TÔN GIÁO ĐA NGUYÊN

Cho rằng chân lý và giá trị tồn tại trong nhiều giáo lý khác nhau chứ không chỉ là của cá nhân cụ thể và để mục đích cuối cùng:

- Thù đồ đồng quy

- Hoàn thiện.

- Tính chất thứ hai là tiếp thu được phong phú và hoàn chỉnh hơn.

4. MÔ THỨC NGÔN NGỮ HỌC – VĂN HÓA CỦA GEORGE LINDBECK (1923- )

Quan điểm của ông lấy từ tinh hoa ngôn ngữ Tôn giáo để nói về sự hiểu biết quan điểm của Tôn giáo, ông đưa ra hai mệnh đề: Mệnh đề nhận thứcBiểu hiện kinh nghiệm.



- Mệnh đề nhận thức: Công năng của giáo nghĩa tôn giáo chỉ là trình bày chân lý thực tại khách quan siêu tự nhiên (Thượng Đế) với đặc điểm: thông qua mệnh đề tôn giáo làm tăng thêm sự hiểu biết hoặc chuyển tải tín hiệu chân thật.

- Biểu hiện kinh nghiệm: Không những làm tăng sự hiểu biết cho con người mà còn biểu đạt phù hiệu đặc trưng về cảm nhận nội tâm, thái độ.

XII. TƯƠNG LAI TÔN GIÁO

1. TÔN GIÁOVỚI THẾ TỤC HÓA

Xuất hiện và phát triển:

1/ Tôn giáo cải biến

2/ Tôn giáo mới

Charles Darwin (1809 – 1882) đề ra Học thuyết Tiến hóa - thuyết Nguồn gốc động vật (năm 1859) khác với truyền thống Cơ Đốc giáo cho rằng “con người do Chúa tạo ra”, như vậy sinh mệnh con người không phải do Chúa tạo ra. Có người đặt câu hỏi: như thế Chúa thưởng phạt con người có tín phục được không?

Tín đồ theo tôn giáo truyền thống giảm, tín đồ theo tôn giáo cải biến và tôn giáo mới tăng lên.

Tôn giáo:

1/ Cần vận dụng khoa học, triết học, thiên văn, vật lý, sinh học... để giải thích.

2/ Đi vào xã hội: cứu trợ, từ thiện, tổ chức những khóa tu (thiền, niệm Phật... của Phật giáo), thuyết pháp (ứng dụng phim đĩa...) chứ không theo truyền thống chỉ tụng kinh, lạy Phật... là đủ.

3/ Tôn giáo không mất đi mà chuyển hướng cho phù hợp và dễ phát triển.



2. LUDWIG FEWERBACH GIẢI THÍCH VỀ TƯƠNG LAI TÔN GIÁO

Theo ông, để phù hợp tôn giáo phát triển theo hướng:



1/ Chủ nghĩa Nhân văn: Lấy con người làm trọng tâm. Theo quan điểm Chủ nghĩa Kinh nghiệm của ông thì không thể thấy nghe, thể nghiệm Thượng Đế.

Đạo thành nhục thân, theo Cơ Đốc giáo thì thần tính biểu thị nhân tính, còn theo ông thì nhân tính biểu thị thần tính.

Dùng nhân loại học, tâm lý học để giải thích thần học.

Con người sáng tạo Thượng Đế, sáng tạo tôn giáo.

Chủ nghĩa Nhân văn thay Chủ nghĩa Thần vị.

2/ Chủ nghĩa tự nhiên:

Nước có tác dụng rửa sạch thân thể, không có ý nghĩa siêu tự nhiên trong việc tắm lễ.



Bánh thánh và rượu không đáp tạ siêu tự nhiên mà lãng phí phẩm vật tự nhiên.

1 MEL THOMSON, TS Đỗ Minh Hợp dịch, Triết Học Tôn giáo, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2004, trang 15.

2 TS. Bích Thu, PGS. TS.Nguyễn Ngọc Trâm, Từ Điển Tiếng Việt Phổ Thông, TP. Hồ Chí Minh, NXB TP. Hồ Chí Minh 2002, tr.470.

3 nt, tr.857.


Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%207
Hoc%20Ky%207 -> Bài 6: quan đIỂm giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)
Hoc%20Ky%207 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Hoc%20Ky%207 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%207 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Hoc%20Ky%207 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Hoc%20Ky%207 -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%207 -> BÀI 7 MẠt na thức khái niệm Mạt-na có từ rất sớm trước khi Phật giáo ra đời. Quan niệm tự ngã
Hoc%20Ky%207 -> Khể thủ Duy thức tánh Mãn phần thanh tịnh giả
Hoc%20Ky%207 -> Bài 8: thức mạt-na (manas) nguyên văn chữ HÁN
Hoc%20Ky%207 -> BÀI 6 chủng tử

tải về 143.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương