BÀi nhập môN. I. Tính quy luật trong sự phát triển của tư TƯỞng triết họC



tải về 2.53 Mb.
trang28/28
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.53 Mb.
#4838
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28
Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism)

  1. Sự ra dời và tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa thực dụng.

Chủ nghĩa thực dụng với tính cách một trào lưu triết học ra đời tại Mỹ. Những nguyên lý của triết học này được nhà lôgíc học Ch. Peirce (1839 - 1914) xác lập từ những năm 30 của thế kỷ XIX, squ đó trở nên phổ biến nhờ các công trình của nhà tâm lý và triết gia W. James (1642 - 1910). Người tổng kết và hệ thống hóa chủ nghĩa thực dụng là J. Dewey (1859 - 1952).

Tại Mỹ chủ nghĩa thực dụng trở thành khuynh hướng thống trị ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống tinh thần, khuynh đảo cả hệ thống giáo dục, và được xem như triết học bán chính thức của lối sống Mỹ.

Tuyên ngôn tổng quát của chủ nghĩa thực dụng là cái gì hữu dụng và tiện lợi, dẫn tới thành công, thì cái đó là chân lý. Cũng do vậy mà các nhà thực dụng chú trọng đặc biệt đến phương pháp, hay công cụ nhằm đạt đến mục đích.


  1. Chủ nghĩa thực dụng của Peirce.

+ Lý luận hoài nghi - niềm tin: Peirce xem xét các phương pháp khác nhau để khắc phục hoài nghi hiện thực, đạt tới niềm tin vững chắc. Phương pháp thứ nhất là phương pháp kiên định, hay cố chấp, tức bảo vệ đến cùng những quan điểm của mình, bỏ ngoài tai mọi phê phán. Phương pháp này đạt được mục tiêu nhanh chóng, nhưng khó áp dụng trong hoạt động, một khi chưa trở thành cái phổ biến. Phương pháp uy quyền - một quyền lực tập trung nào đó thiết lập niềm tin có tính cưỡng chế đối với tất cả, và truy bức những người không đồng chính kiến. Mức độ thành công của phương pháp này khá cao, nhưng chưa hẳn đủ sức thuyết phục các lực lượng xã hội khác nhau. Phương pháp thử ba - tiên nghiệm, hình thành nhờ căn cứ trên một nguyên lý trừu tượng nào đó. Hạn chế của phương pháp này là khó tìm ra tiếng nói chung giữa các nhà tư tưởng, không khắc phục được sự tùy tiện, chủ quan trong cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Để niềm tin nhất trí với thực tế cần có phương pháp khoa học. Ở đây sự nhất trí được đảm bảo bằng chính tri thức khoa học về thế giới, về những sự vật và hiện tượng tồn tại khách quan. Đó là ưu thế lớn nhất của phương pháp khoa học so với các phương pháp khác.

+ Lý luận ý nghĩa là sự phát triển tiếp tục lý luận hoài nghi - niềm tin. Tuyên bố của Peirce: để làm cho tư tưởng hay khái niệm trở nên rõ ràng cần phải xác lập ý nghĩa của chúng càng nhiều càng tốt, xác định xem chúng là gì. Ý nghĩa của khái niệm và tư tưởng thể hiện ở kết quả thực tế của chúng đối với con người. Tương tự như vậy đối với chân lý khoa học. Chân lý là niềm tin nhất quán và vững chắc, niềm tin mang tính cưỡng chế. Trong quan nệm về thiết lập chân lý Peirce nhấn vai trò của các nhà chuyên môn, các nhà bác học cùng làm việc trong một lĩnh vực, nghiên cứu cùng một đối tượng.



  1. W. James và chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để

+ Tín ngưỡng luận đặc trưng. James xem tín ngưỡng như một trong những tôn chỉ bền vững của đời sống xã hội, vì vậy ông chống chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật. Khái niệm về Thượng đế, theo James, có giá trị thiêng liêng, vì nó đảm bảo một trật tự thế giới lý tưởng và vĩnh hằng. “Nhu cầu về trật tự đạo đức thế giới là một trong những nhu cầu sâu xa nhất của trái tim”. Cơ sở của tín ngưỡng luận là chủ nghĩa kinh nghiệm: do chỗ “những chứng cứ của con tim”, lòng tin vào cái Tuyệt đối đem đến cho con người sự yên tâm và mãn nguyện, nên nó được chấp nhận. ”Chủ nghĩa thực dụng mở rộng môi trường chp sự tìm kiếm Thượng đế” (tr, 34-Mel. ).

+ Phương pháp dàn xếp các cuộc tranh cãi triết học. Phương pháp này thể hiện ở chỗ phải vạch ra xem việc tiếp nhận quan điểm này hay quan điểm khác có ý nghĩa gì đối với cuộc sống con người, nếu nó là quan điểm đúng đắn. Một lần nữa ý nghĩa của tranh luận khoa học đối với con người được nhấn mạnh. Chúng ta đứng về phía quan điểm này hay quan điểm khác không hẳn vì nó đúng, mà vì chúng ta nhất trí cho nó là đúng, xuất phát từ chỗ nó phù hợp hơn với suy nghĩ của chúng ta, với trạng thái xúc cảm và lợi ích của chúng ta.

Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của James quy mọi vấn đề triết học như cái chủ quan, cái khách quan, vật chất, ý thức…về môi trường kinh nghiệm để tìm hiểu. Những khái niệm và tư tưởng không phải là những bản sao của thực tại khách quan, mà chỉ là phương tiện dùng để thâu tóm chất liệu kinh nghiệm, hướng tới mục tiêu. Tư tưởng tự nó không đúng không sai; nó trở nên đúng trong quá trình kiểm chứng thực tế, nếu xác định được rằng nó “làm việc” cho chúng ta một cách có hiệu quả.

+ Cách ngôn thực dụng của James trong quan niệm về chân lý. “Cái gì hữu dụng, cái đó là chân lý; cái gì là chân lý, cái đó tất phải hữu dụng - cả hai ý này đồng nghĩa với nhau” (Mel. 37). Như vậy, trong học thuyết về chân lý của James nổi lên hai điểm: 1) tri thức chân lý là tri thức đem đến lợi ích, hiệu quả; 2) sự kiểm chứng thực tế đối với tư tưởng dưới những hình thức khác nhau là tiêu chuẩn đáng tin cậy duy nhất của chân lý. Hạn chế của CNTD chính là ở việc xem tính hữu dụng như cái tạo nên nội dung của tri thức chân lý.

+ Chủ nghĩa thực dụng trong đời sống xã hội. Đời sống xã hội là dòng chảy của kinh nghiệm. Lời khuyên từ môi trường đó là “hãy làm điều gì xứng với công sức mà mình bỏ ra”. James chống lại cả chủ nghĩa bi quan lẫn chủ nghĩa lạc quan thiếu cơ sở, chủ trương thuyết khả thiện (meliorism), nghĩa là thừa nhận khả năng biến đổi thế giới một cách tích cực nhờ những nổ lực không ngừng của cá nhân.


  1. J. Dewey - người tổng kết và hệ thống hóa chủ nghĩa thực dụng.

Đại biểu cuối cùng của chủ nghĩa thực dụng Mỹ - Dewey - để lại dấu ấn của mình trên các lĩnh vực sư phạm, đạo đức, thẩm mỹ, xã hội học và khoa học lịch sử.

+ Phương pháp công cụ. Cuộc sống đặt con người vào tình huống có vấn đề, trạng thái hoài nghi mà lúc đầu chưa tìm ra lối thoát. Bị rơi vào tình huống ấy con người cần đến phương tiện của tư duy. Chức năng của tư duy là cải tạo tình huống chưa xác định thành tình huống xác định. Để thực hiện điều này con người tạo ra những ý tưởng, khái niệm, luật lệ khác nhau; chúng không có ý nghĩa nhận thức, mà chỉ có ý nghĩa “công cụ”, được sử dụng vì mục đích hữu dụng và tiện lợi. Khoa học - đó là một loại hộp đựng công cụ (khái niệm, học thuyết…) mà từ đó người ta lựa chọn những gì tiện lợi, có hiệu quả trong những điều kiện nhất định.

Phương pháp công cụ gồm năm bước: 1) cảm nhận nan giải; 2) ý thức vấn đề; 3) dự thảo giải pháp (giả thiết); 4) khai mở ý tưởng về giải pháp đến những kết quả kinh nghiệm của nó; 5) quan sát và kiểm chứng giả thiết. Từ bước thứ hai trở đi đòi hỏi có sự tham gia tích cực của lý trí. Theo Dewey, phương pháp công cụ đòi hỏi một kinh nghiệm luôn mở rộng và sự nghiên cứu tự do, không bị ràng buộc bởi chủ nghĩa giáo điều.

+ Phương pháp thử - sai. Sử dụng phương pháp này tỏ ra cần thiết và hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, đưa đến sự lựa chọn cách thức tiến hành hợp lý trong từng tình huống. Trong lĩnh vực đạo dức phương pháp thử - sai cũng phát huy tác dụng do tính tương đối của quá trình lựa chọn hành vi. Hành vi nào loại trừ tình huống có vấn đề, đưa tâm hồn về sự cân bằng, thư thái, thì được ủng hộ.

Chủ nghĩa thực dụng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội Mỹ trong vòng vài thập kỷ, Ảnh hưởng to lớn đến các nhà khoa học, các triết gia, các nhà hoạt động chính trị và xã hội. Nội dung tư tưởng của nó thâm nhập vào các nước châu Âu và một só nước châu Á. Cũng như chủ nghĩa hiện sinh, hiện nay chủ nghĩa thực dụng như một triết thuyết không còn tìm thấy nhũng tên tuổi lớn nữa, nhưng nó vẫn tồn tại dưới hình thức pha trộn và chiết trung. Yếu tố thực dụng, được hiểu theo nghĩa tích cực lẫn tiêu cực, vẫn còn thể hiện khá đậm nét trong đời sống mỗi cá nhân.


    1. Một số trường phái triết học khác từ nửa sau thế kỷ XX

Trong nỗ lực tìm kiếm hướng nghiên cứu mới trong triết học phương Tây hình thành trào lưu hậu cấu trúc - hậu hiện đại, được hiểu như sự thoát ly rõ rệt khỏi các môtíp quen thuộc về phương pháp luận.

1. Tính chất liên thông của việc giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu, góp phần mở rộng hơn nữa lĩnh vực quan tâm của chính triết học. Trong ngôn ngữ thể hiện quá trình này diễn ra khá rầm rộ. Phản tỉnh triết học tự giải phóng mình khỏi các phương thức và cách thức tiếp cận truyền thống, hướng đến nguyên tắc phương pháp luận chung của khoa học nhân văn. Người ta dễ nhận ra xu hướng này thông qua sự đan xen, gặp gỡ giữa triết học với sử học, ngôn ngữ học và chính trị học.

2. Nguyên tắc giải thiết kế trong nghiên cứu bản văn; ý tưởng chủ đạo của nó là ở việc làm sáng tỏ mâu thuẫn bên trong của bản văn, ở việc tìm ra những “ẩn nghĩa” mà cả người đọc dễ dãi lẫn chính tác giả chưa hẳn phát hiện được. Nếu trong chú giải học luôn đòi hỏi một chương trình nghiên cứu tổng thể,thì ở đây sự hiện diện của chương trình chiếm một tỷ lệ khiêm tốn. Mục đích của chú giải học là hiểu bản văn và cung cấp phương pháp để hiểu bản văn; đối với chủ nghĩa giải thiết kế yếu tố đó không có ý nghĩa lớn.

3. Phê phán mô hình giải thích duy lý. Chủ nghĩa hậu hiện đại tích cực đi theo hương phá chấp này. Chủ nghĩa cấu trúc truyền thống xác định nhiệm vụ của mình là tìm kiếm một số đồ thức giải thích sơ khởi, chẳng hạn có hiện diện trong ý thức nguyên thủy, nhưng hiện nay đã “đóng lại” đối với chúng ta bởi nền văn minh, và nhờ đó, lần theo dấu vết đó chúng ta có thể giải thích được các hiện tượng văn hóa đương đại. Chủ nghĩa hậu cấu trúc, ngược lại, thoát ly khỏi bất kỳ đồ thức giải thích ràng buộc nào. Thay vào đó là sự phóng khoáng tự do của tư duy, của ý tưởng. Do đó mà có sự trở lại với Heidegger, đối lập tư duy mang tính thi ca với tư duy khoa học.



4. Thay đổi quyết liệt cách lý giải mối tương quan giữa ý thức đời thường và tư duy phản tỉnh (triết học, văn chương). Đối với triết học cổ điển ý thức đời thường là đối tượng của hoạt động khai mở trí tuệ. Giờ đây, trong điều kiện mới ý thức đời thường trở nên không chỉ đối tượng ngang bằng và nguồn gốc của những khám phá triết học, mà thậm chí còn chiếm vị trí quan trọng hơn.

Thử điểm qua vài nét về chủ nghĩa hậu hiện đại(Post-modernism). Theo nghĩa sâu xa chủ nghĩa HHĐ là khuynh hướng “chống lại hiện đại”, ở bình diện triết học là “chống lại triết học hiện đại”. Hậu hiện đại nghĩa là sau hiện đại. Tuy nhiên khái niệm “hiện đại” không có một định nghĩa chung, nhất quán. Khởi điểm của “hiện đại” gắn với lúc thì chủ nghĩa duy lý cận đại, lúc thì phong trào Khai sáng với niềm tin vào tiến bộ và sự phát triển của khoa học, lúc thì đẩy sang nửa sau thế kỷ XIX, thậm chí muộn hơn - hai thập niên đầu thế kỷ XX. Mặc dù thuật ngữ “CNHHĐ” được sử dụng khá sớm, khoảng năm 1917, song phải đến cuối những năm 60 của thế kỷ XX nó mới trở nên phổ biến ở lĩnh vực kiến trúc, rồi lan sang các lĩnh vữc văn học, nghệ thuật, kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội. Những năm 80 CNHHĐ triết học thực sự khai sinh nhờ các công trình của J-F Lyotard (sinh năm 1924), người Pháp. Triết học của chủ nghĩa hậu hiện đại như một trường phái tương đối độc lập (như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học …) không tồn tại, không chỉ vì thiếu sự thống nhất quan điểm giữa các nhà tư tưởng theo khuynh hướng này, mà vì trên thực tế thái độ phê phán đối với truyền thống cổ điển do CNHHĐ chủ trương không có gì mới lạ; nó chỉ đẩy sự phê phán sang một lĩnh vực khác, với lối trình bày đa dạng hơn. CNHHĐ bắtt đầu từ sự hoài nghi toàn diện vào khả năng của triết học như sự thống nhất thế giới quan và thể loại. Đúng ra, người ta đề cập không hẳn về triết học của CNHHĐ, mà về “tình huống của CNHHĐ” trong triết học, đối chiếu với “tình huống của CNHHĐ” trong văn hóa nói chung. Tình huống này có những thông số về bản thể luận, nhận thức luận, lịch sử - văn hóa và thẩm mỹ. Ở khía cạnh bản thể luận hiện tượng CNHHĐ gắn với đòi hỏi “tôn trọng” đối tượng, và cẢnh báo rằng trật tự sự vật sẽ trả thú chúng ta do việc cải biến nó qua những dự án nhân tạo. Sự chuyển đổi bản thể luận “hiện đại” (đề cao yếu tố cải biến, cải tạo từ “phi lý” sang “hợp lý”) chính là ở khía cạnh này. Bản thể luận hiện đại đã phát huy hết tác dụng của mình, cần được thay thế bằng bản thể luận theo phong cách mới (hậu hiện đại). Sự hoài nghi mô hình (lý luận) biến đổi thế giới một cách “chuẩn mực” kéo theo sự phản ứng đối với quan điểm hệ thống. Không nên quy tính chất chống -hệ thống (đặc trưng của CNHHĐ) về biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi hay chủ nghĩa hư vô, loại trừ khả năng nhận thức thực tiễn một cách toàn diện, đầy đủ. Những người theo khuynh hướng HHĐ mong muốn xác lập thứ “bản thể luận trí tuệ”phi cổ điển. Vấn đề là ở chỗ do những chuyển biến phức tạp trong thế giới mà chúng ta khó có thể ghi nhận hết sự hiện diện của các hệ thống quá chặt chẽ, tự khép kín, dù ở lĩnh vực kinh tế, chính trị hay nghệ thuật. Nhận thức được đổi thay này đưa đến sự hình thành tư duy phản biện bên ngoài khái niệm truyền thống (chủ thể- khách thể, toàn thể - bộ phận, bên trong - bên ngoài, hiện thực - tưởng tượng), thứ tư duy không mổ xẻ nh7ng4 tính toàn vẹn ổn định nào (phương Đông - phương Tây, chủ nghĩa tư bản - chủ nghĩa xã hội, nam - nữ). Sự ra đời của CNHHĐ còn xuất phát từ những thay đổi ở khía cạnh giá trị luận, trong đó có sự phê phán của triết học phi cổ điển (phân tâm học, chủ nghĩa cấu trúc) đối với hệ biến thái của triết học cổ điển. Kết quả là chủ thể như trung tâm của hệ thống đã bị sụp đổ. CNHHĐ cho rằng chủ nghĩa duy lý truyền thống trói buộc con người theo một hệ quy chiếu duy nhất và các khái niệm quá “cứng”. Kiểu triết học mới là triết lý không có chủ thể. Thay vào vị trí của các phạm trù như “chủ quan tính”, “ý hướng tính”, “phản tỉnh của ý thức”là dòng chảy bất tận” của ước muốn, những đột phá nhân cách hóa tự do (trong văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc v. v. . . ). Phương pháp giải thiết kế mở đường cho quá trình phá vỡ Siêu hình học truyền thống, đánh dấu kỷ nguyên sáng tạo theo môtíp mới.

Một cách vắn tắt, có thể quy chủ nghĩa hậu hiện đại về khuynh hướng triết học ngôn ngữ (V. G. Kusnetsov. Triết học,1999,99), nhưng không phải là biểu hiện của chủ nghĩa thực chứng ngôn ngữ-lôgíc, mà vượt qua khuôn khổ của nó, dùng phương tiện ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ viết đa nghĩa, để phá vỡ những kết cấu, những phương án thiết kế bất biến của triết học cổ điển trong việc tìm hiểu, phát hiện, khai thác các yếu tố còn ẩn dấu trong hoạt động sáng tạo của con người, các linh4 vực của đời sống xã hội. Chủ nghĩa duy danh cổ điển, T. Hobbes chẳng hạn, tuyệt đối hóa ngônngữ, xem nó như cơ sở của nhà nước, của các quan hệ xã hội, còn chủ nghĩa hậu hiện đại quy ngôn ngữ về lĩnh vực cơ bản của tồn tại người

Giải thiết kế, hay phân giải ngônngữ (J. Derrida, M. Foucault), nhấn mạnh yếu tố thỏa mãn (R. Barth), hay làm gần đạo đức với thẩm mỹ, nâng sự thống nhất này lên cái cao cả (J-P. Lyotard).

Giới lý luận đôi khi xem CNHHĐ là thứ triết lý pha tạp, phá chấp, nhưng thiếu hẳn diện mạo bản thể luận. Mặc dù vậy trong mấy thập niên gần đây CNHHĐ quy tụ ngày càng nhiều những nhà hoạt động chính trị, xã hội, những người làm công việc sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, các nhà nghiên cứu lý luận. Với cách đặt vấn đề mang tính cải tổ, CNHHĐ đang tạo được sức cuốn hút nhất định.



Về vai trò của triết học hậu hiện đại Lưu Phóng Đồng viết:”Tuy triết học hiện đại phương Tây thay thế triết học cận đại là sự biến đổi quan trọng về phương thức tư duy triết học, đánh dấu triết học phương Tây đã phát triển đến một giai đoạn mới cao hơn, song nó cũng chứa đựng khuyết điểm và mâu thuẫn nghiêm trọng y như triết học cận đại…Để thoát khỏi cục diện ấy phải xét lại, phê phán, vượt qua các trường phái và lý luận trước đó, xây dựng một lý luận triết học mới…Sự xuất hiện chủ nghĩa hậu hiện đại ở mức độ nhất định đã đáp ứng nhu cầu xét lại sự phát triển của triết học phương Tây hiện đại và làm biết đổi nó. Các nhà triết học hậu hiện đại đều vạch ra và phê phán các khuyết điểm, mâu thuẫn trong lý luận của các nhà triết học phương Tây hiện đại, kể từ Nietzsche từ đi”1

1 Tiếng Anh: philosophy, tiếng Pháp: philosophie, tiếng Nga: философия

2 Một số nhà nghiên cứu cho rằng Pythagoras là người đầu tiên tự gọi là philosophos (φιλοσοφος), tức “kẻ yêu mến sự thông thái”, nhưng chính Heraklitus mới là người đầu tiên sử dụng từ này trong một đoạn tản văn của ông.

1 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 157.

2 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 156.

3 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập; t.20, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 197 và 42.

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.1, Nxb. Chính trị quốc gia, HN,1995, tr. 157

2 C. Mác và Ph. Ăngghen, sđd, tr. 156.

3 Sđd, tr. 167.

4 Sđd, tr.166.

5 V.I.Lênin, Toàn tập, t.29, Tiến bộ, M, 1981, tr. 293.

1 Xem: C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.20, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 1994, tr. 124.

1 C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, t. 21. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 252

1 xem C. Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập. T. 1. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 157

1 Triết gia Hồi giáo người Andalusia (vùng cực nam Tây Ban Nha, trải theo bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, nơi vốn là trung tâm của văn minh Moorish thế kỷ 13-16).

2 Triết gia và là nhà vật lý Hồi giáo người Iran.

3 F. Bacon, Toàn tập, 2 tập, T. 1, Moskva, 1977-78, tr. 215 (tiếng Nga).

4 F. Bacon, “Công cụ mới”, Leningrat, 1935, tr. 158 (tiếng Nga).

5 Xem: “The Works of F. Bacon”, Vol III, NY, 1968, p. 251, 267.

1 F. Bacon, Toàn tập, 2 tập, T. 1, Moskva, 1977-78, tr. 199 (tiếng Nga).

2 Bacon, Sđd, tr. 57.

1 Bacon, Sđd, tr. 79.

2 Bacon, Sđd, T. 2, tr. 14.

1 Bacon, Sđd, T. 2, tr. 21.

2 Bacon, Sđd, T. 2, tr. 19.

3 Bacon, Sđd, T. 2, tr. 22.

4 Bacon, Sđd, T. 2, tr. 25.

1 Bacon, Sđd, T. 2, tr. 51.

2 Bacon, Sđd, T. 2, tr. 46.

3 Bacon, Sđd, T. 2, tr. 13, 15.

1 J. P. Sartre. Buồn nôn (sách dịch), Nxb Văn học, HN, 1994, tr. 240 - 241

1 Lưu Phóng Đồng: Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI. Triết học phương Tây hiện đại. Bản dịch của Lê Khánh Trường, Nxb Lý luận chính trị, 2004, tr. tr. 915 - 916.



Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%204
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Khoa2 -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%204 -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Hoc%20Ky%204 -> GIÁo hội phật giáo việt nam học viện phật giáo việt nam tại tp. Hcm

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương