BÀi nhập môN. I. Tính quy luật trong sự phát triển của tư TƯỞng triết họC


Gaxenđi và Paxcan - từ duy cảm luận duy vậ và đạo đức Kitô giáo đến triết lý tôn giáo về con nguời



tải về 2.53 Mb.
trang16/28
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.53 Mb.
#4838
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   28

4. Gaxenđi và Paxcan - từ duy cảm luận duy vậ và đạo đức Kitô giáo đến triết lý tôn giáo về con nguời

a. Gaxenđi (Gassendi, 1592 - 1655) - cầu nối giữa triết học Pháp và triế học Anh thế kỷ XVII

Xuất thân trong một gia đình nông dân, tốt nghiệp đại học và trở thành linh mục Thiên Chúa giáo, Pie Gaxendi chứng kiến nước Pháp thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản với những khám phá khoa học đan xen với những xung đột xã hội gay gắt. Tính chất đó được chuyển tải trong tư tưởng triết học của Đếcáctơ, Gaxenđi, Paxcan, các phong trào chính trị và tôn giáo. Khác với Đềcáctơ, Gaxenđi không trở thành nhà bác học chuyên nghiệp, tách khỏi chính trị, mà kết hợp sáng tạo lý luận, nghiên cứu khoa học (toán học, thiên văn học) với các hoạt động mang ý nghĩa thực tiễn. Gaxenđi từng đứng đầu một nhóm các nhà hoạt động tôn giáo chống một số quan điểm của phái tu sĩ dòng Tên, được coi là phái “chính thống” tại Pháp, nên bị phái này loại vào năm 1623. Năm 1626 được phong làm tu viện trưởng một nhà thờ. Từ năm 1643 Gaxenđi chuyển đến Paris, làm giáo sư toán học tại trường Hoang gia. Tại đây Gaxenđi có dịp tiếp xúc với nhiều tên tuổi lớn của tư tưởng triết học, chính trị Tây Au đương đại như T. Campanela (T. Campanella), H. Grốtxi (H. Grotius), Ph. Bêcơn (F. Bacon), T. Hốpxơ (T. Hobbes). Tác phẩm triết học đầu tiên của Gaxenđi được công bố vào năm 1624, với tên gọi khá dài “Những bài tập lạ thường chống lại phái Arixốtt, đã làm lung lay cơ sở của học thuyết Tiêu dao và phép biện chứng nói chung, và khẳng định hoặc nhữn quan điểm mới, hoặc có thể là những quan điểm đã lỗi thời của các nàh tư tưởng cổ đại”. Phải hai mươi lăm năm sau mới có tác phẩm lớn, gây tiếng vang, đó là “Hệ thống triết học Epiquya” (1649). Tác phẩm chính “Hệ thống triết học”chỉ được xuất bản sau khi ngày mất của Gaxenđi. Tác phẩm gồm ba phần - lôgíc học, vật lý học và đạo đức học. Lôgic học đề cập đến những nguyên lý cơ bản của duy cảm luận duy vật; vật lý học tìm hiểu kết cấu vật chất của thế giới, tính thống nhất vật chất của nó thông qua quá trình tương tác của các nguyên tử; đạo đức học nghiên cứu các giá trị đạo đức cơ bản theo truyền thống Epiquya, kết hợp với đạo đức Kitô giáo.

Các tác phẩm của Gaxenđi được viết bằng tiếng Latinh, không dịch sang tiếng Pháp. Gaxenđi xem triết học của nguyên tử luận duy vật cổ đại, nhất là phương án nguyên tử luận của Epiquya, với sự kết hợp nguyên tử luận - duy cảm luận - chủ nghĩa hạnh phúc, là nguồn cảm hứng sáng tạo và tiền đề lý luận sâu xa của mình. Gaxenđi sử dụng chất liệu tư tưởng từ Epiquya trong cuộc đấu tranh chống triết học kinh viện và và đạo đức tôn giáo “chính thống” tại Pháp, nhưng không chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa vô thần đặc trưng của nhà triết học cổ đại này.

Gaxenđi là đại diện tiêu biểu của duy cảm luận duy vật tại Pháp, đồng thời Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành duy cảm luận tại Anh, nhất là duy cảm luận của Lốccơ (J. Locke).

Trong lý luận nhận thức Gaxenđi theo khuynh hướng kinh nghiệm - duy cảm, với luận điểm chung do Hốpxơ nêu ra là “không có cái gì trong trí tuệ, nếu không có trước hết trong cảm giác”. Cũng như Môngten (Montaigne), Bêcơn, Đềcáctơ, Hốpxơ, Gaxenđi đề cao tinh thần hoài nghi và phê phán khoa học, chống triết học kinh viện, nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm trong nhận thức, tính hữu dụng của phương pháp quy nạp trong nghiên cứu khoa học. Duy cảm luận của Gaxenđi là một trong những tiền đề của duy cảm luận Lốccơ (Locke). Gaxenđi xem cảm giác là tiêu chuẩn kiểm tra tri thức. Bước đầu tiên và đáng tin cậy của nhận thức, theo Gaxenđi, là “tiếp cận sự vật”, chứ không phải suy tưởng bằng thủ pháp của lý trí tư biện. Mọi tri thức đều mang tính kinh nghiệm; tư duy (giác tính) là phương tiện gián tiếp của nó, dẫn từ cảm giác này sang cảm giác khác. Bác bỏ nguyên tắc “cogito” của Đềcáctơ, Gaxenđi cho rằngdo tác động trực tiếp với sự vật, nên nhận thức cảm tính là sự minh chứng cho tồntại của con ngườiđầy đủ hơn so với tính gián tiếp của trí tuệ. Nhận thức cảm tính về sự vật phong phú hơn tư duy về sự vật.

Từ lập trường của duy cảm luận triệt để, Gaxenđi bác bỏ học thuyết của Đềcáctơ về tư duy như thực thể đặc biệt, về tính tiên nghiệm (apriori) và tính bẩm sinh của ý niệm. Tính rõ ràng, phân minh và xác thực mà Đềcáctơ trưng ra nhằm chứng minh chotri thức tiên nghiệm bị Gaxenđi cho là giả tạo và thiếu cơ sở hiện thực (xem G. , t/p, t. 2, tr. 418 - 427, 590 - 591, 592, 561, 670). Tương tự như vậy, không có ý niệm bẩm sinh như nhau ở tất cả mọi người. Ý niệm bẩm sinh về Thượng đế cũng vô nghĩa, bởi lẽ nó không dựa trên sự cảm nhận chung, mà được đem gán cho con người từ bên ngoài. Với cách hiểu như thế Gaxenđi phê phán các phương án chứng minh sự tồn tại về mặt bản thể luận của Thượng đế, vốn khá phổ biến từ thời trung cổ, và tiếp tục được duy trì trong thời đại mới, xem Thượng đế là thực thể tối cao, bản thể hữu vị, vượt lên trên thực thể vật chất và thực thể tinh thần trong thế giới. Tuy nhiên, việc bác bỏ tri thức xác thực ở trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa, đã dẫn Gaxenđi đến chủ nghĩa tương đối, và từ đó đến bất khả tri luận, bởi lẽ trong nhận thức luận của mình Gaxenđi chỉ thừa nhận tri thức do năng lực cảm giác đem đến, mà bỏ qua khả năng khám phá của trí tuệ đối với tự nhiên. Chân lý, do đó chỉ là tổng số các cảm giác, và dừng lại ở cấp độ tương đối, gần đúng, mà không bao giờ đạt đến chân lý tuyệt đối.

Sau này Lốccơ đã kế thừa duy cảm luận của Gaxenđi, nhưng loại bớt những yếu tố cực đoan, dung hòa duy cảm luận với một vài nội dung của khuynh hướng duy lý, trong đó có học thuyết “ý niệm”, trên cơ sở giữ vững quan điểm nền tảng của mình.

Phương diện thế giới quan của triết học Gaxenđi thể hiện ở vật lý học nguyên tử do ông xác lập. Tuy nhiên nếu Epiquya thiên về nhân bản hóa nguyên tử luận, gắn các nguyên tắc của nguyên tử luận, trong đó có “dao động tự do”, “sự vận động đi chệch qũy đạo”, với khát vọng giải phóng “cá nhân tự ý thức”, thì Gaxenđi, tương tự như Đêmôcrít, phân tích trước hết khía cạnh vật lý của nó. Các nguyên tử là những phần tử bé nhất, bền vững, không phân chia, không xuyên thấu, và do đó đòi hỏi “”luận cứ của sự suy đoán” từ trực quan cảm tính. (xem P. Gaxenđi, tác phẩm, 2 tập, t. 1, M, 1966 - 1968, tr. 149, 151). Các nguyên tử chiếm vị trí nhất định trong không gian rỗng (hư không, trống rỗng), sắp xếp trật tự tùy theo hình dạng, kích thước, và trọng lượng của mình. Các vật thể, xuất phát từ các nguyên tử, mang tính vật chất, nhưng không như nhau, mà phụ thuộc vào điều kiện hình thành. Không gian rỗng, tức không gian như cái phi vật thể đặc biệt, là điều kiện tất yếu của sự vận động các nguyên tử.

Như vậy, sự đối lập tính vật thể và trống rỗng tuyệt đối, có truyền thống từ thời cổ đại, đã được các nhà triết học cận đại, trong đó có Đềcáctơ, Gaxenđi, Niutơn (Newton), phục hồi, nhằm giải thích mối quan hệ giữa tính liên tục và tính gián đoạn của các quá trình vật chất.

Gaxenđi xem thời gian như dòng chảy cân bằng, là thước đo diễn biến theo trình tự trước sau của sự vật. Vận động được ông giải thích theo quan điểm truyền thống, như sự chuyển dịch của vật thể từ vị trí này sang vị trí khác. Vận động là kết quả của sự tương tác giữa các nguyên tử, dựa trên những đặc tính cơ bản là trọng lượng, trọng lực, sức hút, sức đẩy, tạo nên các quá trình khác nhau trong thế giới. Những đặc tính này cũng hiện diện trong vật chất hữu, nhưng dưới hình thức sống động hơn. Tuy nhiên, khác với các đại diện của thuyết hữu cơ Phục hưng, Gaxenđi không đề cập đến linh hồn vũ trụ như nguồn gốc của linh hồn con người, mà đôi khi xem nó như một thực thể năng động, uyển chuyển, cũng với vận động của các nguyên tử làm nên “ánh sáng của mọi vật chất”. Các nguyên tử triển khai thành những cấu tố phức hợp, những phân tử, hay những hạt giống. Nhìn chung vật lý học của Gaxenđi là biểu hiện của chủ nghĩa duy vật máy móc, thống nhất với duy cảm luận, dựa một phần vào trình độ của khoa học tự nhiên đương đại.



Tư tưởng đạo đức của Gaxenđi là sự kết hợp chủ nghĩa hạnh phúc (eudemonism) của Epiquya và các chuẩn mực đạo đức Kitô giáo, trong đó khoái lạc (thỏa mãn)được nâng lên thành nguyên tắc sống. Vấn đề đặt ra ở đây là khoái lạc nào cần thiết cho con người. Chủ nghĩa hạnh phúc nói chung thể hiện khát vọng hướng đến hạnh phúc, tránh khổ đau, song Gaxenđi (và Epiquya trước đó) xem tiêu chuẩn của hạnh phúc là sự khôn ngoan - mộ trong những phẩm hạnh cơ bản của con người Nói khác đi, lý trí điều khiển ý chí. “Triết lý hạnh phúc” của Gaxenđi khẳng định rằng khôn ngoan có nghĩa là biết điều tiết sự thỏa mãn ở mức tối thiểu, không bị cuốn hút vào những thú vui “phi nhân tính”. Con người cần biết đặt mình trong trạng thái thanh thản về tâm hồn, tránh mọi sự dằn vặt, khổ đau, không sơ hãi, nhất là sợ chết, bởi lẽ khi cái chết đến, cảm giác đã không còn tồn tại nữa.

Là một linh mục, Gaxenđi cho rằng khoa học và tôn giáo không can thiệp vào công việc của nhau, nhưng đều cần thiết cho con người trong quá trình hoàn thiện cuộc sống của mình. Quan điểm “hai chân lý” của Gaxenđi chỉ rõ, triết học mang tính chất kinh nghiệm và duy lý, còn niềm tin tôn giáo thì thiêng liêng và duy phi lý. Các chuẩn mực đạo đức Kitô giáo được Thiên Chúa truyền cho con người cũng đáp ứng nhu cầu của con người không khác gì tri thức khoa học. Gaxenđi thừa nhận khái niệm Thiên Chúa duy nhất, xem Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sinh thành và phát triển trong thế giới. Thiên Chúa tạo ra luật cho muôn đời, trong đó có luật về hạnh phúc. Linh hồn con người tiếp nhận luật ấy, vì thế nó đóng vai trò quyết định trong quan hệ với thân xác. Chân lý được khám phá nhờ hai nguồn sáng khác nhau - chứng minh và mặc khải; phép chứng minh dựa trên kinh nghiệm và lý trí, soi sáng các hiện tượng tự nhiên, còn mặc khải dựa trên uy quyền Thiên Chúa, soi sáng các hiện tượng siêu cảm tính (O. R. Bloch. La philosophie de Gassendi, La Haye, 1971, p. 101 - 109). Gaxendi phân chia linh hồn ra linh hồn cảm tính linh hồn lý trí. Linh hồn cảm tính vẫn còn mối liên hệ với thế giới loài vật, nhưng linh hồn lý trí đã là ưu thế của con người. Nhờ linh hồn lý trí mà con người nhận thức được những gì linh hồn cảm tính chưa đạt đến. Chúng ta chỉ nhận biết được đầy đủ linh hồn cảm tính, vì nó mang tính vật thể, được kế thừa từ cha mẹ, còn linh hồn lý trí thì mang tính phi vật thể, do Thiên Chúa ban tặng, nên bất tử và không thể được nhận thức đầy đủ.



b. Pátxcan (Blaise Pascal, 1623 - 1662)

Trong lịch sử tư tưởng Pátxcan được biết đến như nhà triết học tôn giáo, nhà văn, nhà toán học và vật lý. Ông sinh trưởng trong một gia đình qúy tộc khá giả, bộc lộ năng khiếu toán học ngay từ nhỏ dưới Ảnh hưởng của cha. Năm 16 tuổi Pátxcan đã viết công trình khoa học đầu tiên. 18 tuổi Pátxcan chế tạo ra máy tính. Ông cũng nghiên cứu lý thuyết cơ bản về xác suất, đặt nền móng cho phép tính vi phân và tích phân. Là nhà vật lý, Pátxcan tiếp tục chứng minh bằng thí nghiệm lý thuyết về khí áp trong điều kiện chân không, do nhà bác học người Ý Tôrixeli khởi xướng. Cũng thông qua các thí nghiệm Pátxcan xác lập những cơ sở đầu tiên của thủy tĩnh học. Quan điểm triết học chủ yếu của Pátxcan được tập hợp và xuất bản với tên gọi Suy tư, hay Tư duy (Pensées) vào năm 1669, gồm những cách ngôn và những ghi chép của ông. Ngoài ra còn có một số bài viết về phương pháp về phương pháp luận khoa học như Trí tuệ hình học, Nghệ thuật thuyết phục… Tất cả các công trình của Pátxcan đều được viết bằng tiếng Pháp.

Pátxcan không chỉ là một trong những nhà khoa học lớn của thời đại, mà còn là một nhà triết học, xây dựng quan điểm của mình trong bối cẢnh nước Pháp trải qua những biến động lớn trong sinh hoạt tinh thần dưới tác động của cải cách tôn giáo và phản cải cách. Dấu ấn của xung đột tôn giáo, của cuộc đấu tranh vì những giá trị thiêng liêng của con người, vì lòng khoan dung và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, đã in đậm trong các bài viết của ông. Sự “phân mẢnh” trong cuộc đời Pátxcan phản ánh hình Ảnh nước Pháp trong thời chuyên chế, với sự chia rẽ sâu sắc giữa các tầng lớp xã hội. Trong các công trình khoa học Pátxcan thể hiện mình như người đi tiên phong, mở đường vào cõi bí hiểm của tự nhiên, kích thích niềm say mê nghiên cứu của nhiều thế hệ. Một nửa khác trong cuộc đời ngắn ngủi và bệnh tất của Pátxcan gắn liền với những suy tư về “sự yếu đuối của con tim” và về niềm tin được cứu chuộc.

Theo Pátxcan, chỉ có tôn giáo mới khắc phục được những mâu thuẫn trong tồn tại của con người. Năm 1646 Pátxcan gia nhập giáo phái Gianxen (Jansénistes); năm 1655 ông lại là tu sỉ ẩn cư của phong trào bán Tin lành trong Thiên Chúa giáo. Không từ bỏ nghiên cứu khoa học, nhưng Pátxcan cũng đồng thời trở thành nhà văn và nhà chính luận tôn giáo, đấu tranh chống phái dòng Tên (Jésuites) do vua Louis XIV bảo trợ. Năm 1657 Pátxcan công bố tác phẩm châm biếm Những bức thư gửi kẻ quê mùa nhằm vạch trần các luận cứ ngụy biện và phi đạo đức của phái dòng Tên.



5. . Phiếm thần luận và chủ nghĩa duy lý B. Xpinôda (1632 - 1677)

6. Nhận thức luận duy lý và siêu hình học duy tâm Lépních (1646 - 1716)

7. Nhận thức luận kinh nghiệm - duy cảm và triết học xã hội Lốccơ (1632 - 1704)

a. . Khái quát cuộc đời và sự nghiệp

Sinh cùng năm với Xpinôda, Lốccơ là một trong những tên tuổi có Ảnh hưởng nhiều nhất đến xã hội Anh và Tây Au thời đại các cuộc cách mạng tư sản. Ông là người con tinh thần của thỏa hiệp năm 1688, nhưng lại là người khởi xướng tư tưởng nhà nước pháp quyền tư sản. Lốccơ sinh trưởng trong gia đình Thanh giáo. Bố ông,một trạng sư. và là chủ trang trại, từng gia nhập quân đội Crômoen trong thời nội chiến. Cách mạng tư sản Anh, với những diễn biến phức tạp và đầy rẫy xung đột của nó, khiến Hốpxơ liên tưởng đến trạng thái “chiến tranh của tất cả chống lại tất cả”, hay “người với người là chó sói”, còn Lốccơ thì cảm nhận ở đó sự kỳ vọng của con người vào một trật tự chính trị mang tính dung hòa, nhằm duy trì truyền thống trong một “xã hội công dân”. Lốccơ học tại Đại học Ocxơpho (Oxford) vào thời kỳ chuyên chính Crômoen, sau đó được giữ lại trường giảng dạy. Tại đây ngoài triết học ông quan tâm đến hóa học thực nghiệm, thiên văn học, và đặc biệt là y học. Năm 1688 Lốccơ trở thành thành viên Hội khoa học tự nhiên hoàng gia Luân Đôn.

Là đại biểu của trường phái kinh nghiệm Anh Lốccơ nhấn mạnh vai trò của quan sát, mô tả, thực nghiệm như điểm xuất phát của nhận thức khoa học. Ông đề cao vai trò của khoa học tự nhiên thực nghiệm, mô tả, phê phán hình thức tri thức kinh viện và “ý niệm bẩm sinh” của Đềcáctơ, vì theo ông, chỉ có khoa học thực nghiệm mới làm bộc lộ những đặc tính bản chất của đối tượng.

Từ khi trở thành bác sỹ riêng và gia sư của bá tước Sếphơtơxbơri (A. Shaftesbury), đứng đầu phái chống đối vua Sáclơ II và đảng bảo hoàng thân nhà vua (năm 1687), Lốccơ tích cực tham gia hoạt động chính trị, nắm giữ nhiều cương vị cao trong bộ máy chính phủ. Chính trong thời kỳ này Lốccơ bắt đầu tập trung nghiên cứu các vấn đề triết học và tư tưởng chính trị, công bố một số bài viết về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo. Do bất đồng với giới cầm quyền, Lốccơ buộc phải sống lưu vong tại Pháp và Hà Lan trong một thời gian dài, chỉ trở về Anh sau sự biấn 1688, mà sử sách gọi là “cuộc cách mạng quang vinh”, một cuộc cách mạng diễn ra từ bên trên, kết quả của sự dung hòa giữa giai cấp tư sản và quý tộc mới, tạo nên chính thể quân chủ lập hiến, với ưu thế chính trị và thực quyền thuộc về nghị viện, còn nhà vua là biểu tượng của nhà nước. Sau khi trở về nước (năm 1689) Lốccơ bắt tay vào việc công bố hàng loạt tác phẩm của mình.

Chủ đề chính và mối quan tâm trước tiên của triết học Lốccơ là nhận thức luận, sau đó là các vấn đề tôn giáo, đạo đức, chính trị, xã hội. Là đại biểu lớn thứ ba của chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật Anh thế kỷ XVII, Lốccơ tiếp tục truyền thống Bêcơn và gắn chủ nghĩa kinh nghiệm với duy vảm luận (sensualism, sensationalism). Ngoài Bêcơn trong nhận thức luận Lốccơ còn chịu Ảnh hưởng của Gaxendi (Gassendi), Bôilơ (Bayle), Niutơn (Newton) v. v. . Tác phẩm triết học chủ yếu của Lốccơ - “Khảo luận (kinh nghiệm) về lý trí con người” (1690) là một công trình đồ sộ, kết quả nghiên cứu suốt 20 năm. Liên quan đến tác phẩm này có một số tác phẩm nhỏ như “Về việc sử dụng lý trí”(1706), “Tim hiểu ý kiến của cha Malebranche về việc nhìn thấy các sự vật trong Thượng đế” (1694)… Lốccơ còn được biết đến như một chiến sỹ đấu tranh chống chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo, chống thần quyền, đề cao quyền tự do tín ngưỡng, thể hiện qua bốn bức thư về khoan dung tôn giáo (1685 - 1692). Trong “Tính hợp lý (lý tính) của Kitô giáo” (The reasonableness of Christianity,1685) Lốccơ theo tinh thần đạo Tin Lành cố gắng tách học thuyết chân chính về Christ khỏi sự xuyên tạc nó bởi Nhà thờ và các nhà thần học thời sau.

Nếu trong tôn giáo Lốccơ thiên về khuynh hướng “làm gần Chúa với con người”, thì trong đạo đức ông chú trọng đến những giá trị mang tính thực dụng, thậm chí xem những vấn đề đạo đức qua lăng kính toán học. Trong các giá trị đạo đức, tự do là giá trị thiêng liêng nhất. Tuy nhiên đạo đức như một khoa học chưa được Lốccơ xác lập một cách có hệ thống

Quan điểm chính trị - xã hội của Lốccơ thể hiện trong “Hai khảo luận về chính thể nhà nước” (Two treatises of gouvernment, 1690) Liên hệ bản dịch của Lê Thanh Hoàng Dân trong “Những danh tác chánh trị” của J. J. Chevallier, SG, 1971, tr. 132 là “Tiểu luận về chánh phủ dân sự”). Trong khảo luận đầu tiên Lốccơ bác bỏ quan điểm lỗi thời về quyền lực tuyệt đối của nhà vua. Khảo luận thứ hai bàn đến học thuyết về nền quân chủ lập hiến đại nghị, thưc chất là quan điểm chính trị của Lốccơ, được hiện thực hóa sau chính biến 1688 - 1689. Cũng xuất phát từ quyền tự nhiên và “khế ước xã hội”, nhưng Lốccơ không theo quan điểm chuyên chế như Hốpxơ, mà nhấn mạnh các quyền cơ bản của con người trong xã hội - quyền sống, quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, đặc biệt là quyền sở hữu. .

Nói một cách vắn tắt Lốccơ là bác sỹ xét về mặt học vấn, là nhà triết học, nhà kinh tế, nhà chính trị, xét về năng lực, sự cống hiến và về tầm hoạt động thực tiễn của ông.

Tư tưởng triết học của Lốccơ Ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng triết học - chính trị Anh và Tây Au. Các nhà khai sáng Pháp, mà Môngtéxkiơ là một trong những người mở đường, đón nhận Lốccơ, xem ông như bậc tiền bối của lý luận về nhà nước pháp quyền hiện đại.

b. Nhận thức luận

Đề cập đến mối quan hệ giữa Lốccơ với Bêcơn và Hốpxơ C. Mác viết:”

Hốpxơ đã hệ thống hóa học thuyết của Bêcơn nhưng không đưa ra những bằng chứng tỉ mỉ, làm chỗ dựa cho nguyên lý cơ bản của Bêcơn cho rằng những hiểu biết và những quanniệm đều bắt nguồn từ thế giới cảm tính.

Trong quyển bàn về nguồn gốc của lý tính con người, Lốccơ đã chứng minh nguyên lý của Bêcơn và Hốpcơ” (C. mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, t. 2, CTQG, HN, 1995, tr. 197). Điều đó có nghĩa là Lốccơ, theo C. Mác, đã làm được điều mà lẽ ra Hốpxơ đã phải thực hiện, nhằm tạo nên dấu ấn của toàn bộ chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật Anh. Đúng vậy, Lốccơ đã phát triển khuynh hướng kinh nghiệm trong nhận thức luận và đẩy nó về hướng duy cảm luận.

Duy cảm luận của Lốccơ được cô đọng bằng tuyên bồ “không có cái gì trong trí tuệ, nếu không có trước hết trong cảm giác”. Hốpxơ cũng chủ trương quan điểm này, nhưng lại chịu Ảnh hưởng đáng kể của tri thức toán học. Khác với Hốpxơ, Lốccơ tiếp tục làm sâu sắc đường lối duy cảm luận của Gaxendi, nghĩa là triệt để hơn. Từ cách tiếp cận đó Lốccơ phê phán học thuyết “ý niệm bẩm sinh” của Đềcácơ và trường phái Đềcáctơ. Học thuyết ý niệm bẩm sinh dựa vào sự nhất trí phổ biến của con người như luận chứng cơ bản để khẳng định rằng dường như những ý niệm loại đó, cũng như những khả năng khác của con người, xuất hiện một cách tất yếu và hiện thực từ lúc mới sinh ra. Tuy nhiên, theo Lốccơ, “luận chứng dựa trên sự nhất trí chung nhằm khẳng định sự tồn tại của các nguyên lý bẩm sinh hóa ra lại càng làm sáng tỏ một điều rằng chúng không hề có thực: bởi lẽ không hề có những nguyên lý được cả nhân loại thừa nhận” (Lốccơ, Khảo luận về lý trí con người, t/p, t. 1, M, 1960, tr. 76). Nếu như, chẳng hạn, ta đưa ra nguyên lý “cái gì có thì có” và “không thể có một vật vừa có vừa không”, những nguyên lý được xem là những tiên đề phổ biến, thì chúng đáng được gọi là những nguyên lý bẩm sinh. Mặc dù vậy một phần đáng kể nhân loại hoàn toàn không biết về chúng: trẻ con, những kẻ ngu đần và những người khác không hề biết chúng, và do đó, “những luận điểm tượng không được ghi dấu trong tâm hồn tử tự nhiên (phú bẩm)” (sđd, tr. 77). Với cách đó Lốccơ bác bỏ học thuyết về các nguyên lý bẩm sinh, những nguyên lý cần được chứng minh không bằng tính bẩm sinh, mà bằng tính hữu dụng của mình. Theo tinh thần vị lợi, Lốccơ viết:”Người ta ửng hộ cái thiện phần nhiều không vì nó bẩm sinh, mà vì nó hữu dụng” (sđd, tr. 96). Cũng như Gaxendi, Lốccơ cho rằng, ý niệm Thượng đế không phải là ý niệm bẩm sinh, bởi vì trong thế giới còn có những nhà vô thần bác bỏ sự tồn tại của Thượng đế, nhiều dân tộc không hề đặt ra ý niệm về Thượng đế và tôn giáo; một số khác lại phổ biến và giải thích ý niệm này không bằng tính bẩm sinh, mà thông qua giáo dục, học vấn, truyền giáo, từ đó hình thành nên mối quan tâm đến Thượng đế. Sự phê phán của Lốccơ đối với ý niệm, khái niệm và các nguyên lý bẩm sinh thông qua chất liệu phong phú và thuyết phục về thực chất là sự phê phán đối với chủ nghĩa duy tâm và bảo vệ chủ nghĩa duy vật trong lý luận nhận thức, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự vật, được phản ánh trong cảm giác. Theo Lốcơ, không nên cho là bẩm sinh ngay cả các quy luật đồng nhất và mâu thuẫn của lôgíc học, những quy luật dường như được thừa nhận phổ biến. Chúng không hề được tiếp nhận một cách tự nhiên đối với tất cả. Tóm lại, “ý niệm và khái niệm, cũng như nghệ thuật và khoa học, ít khi sinh ra cùng với chúng ta” (sđd, tr. 124).

Khía cạnh xã hội của sự phê phán ý niệm và tri thức bẩm sinh do Lốccơ thực hiện là ở việc làm sáng tỏ chủ nghĩa cực quyền (authoritarianism), theo đó những người nào đã đạt được những tri thức nhất định và khiến nhiều người khác tin rằng những tri thức của họ là bẩm sinh, sẽ nắm lấy quyền hành. ”Ở đây, - V. V. Xôcôlốp viết,- với tính cách nhà tư tưởng của xã hội tư sản sơ lỳmong muốn phá vỡ những định chế của xã hội phong kiến truyền thống, vẫn còn tồn tại ở Anh (và ở những nước châu Au khác ), mà cơ sở triết học là chủ nghĩa kinh viện” (V. V. Xôcôlốp. Triết học châu Au thế kỷ XV - XVII. M, 1984, tr. 409).

Vấn đề nguồn gốc tri thức con người, quá trình hình thành và cơ cấu của nó, được Lốccơ xem xét trong quyền 2 của “Khảo luận về lý trí con người”. Sự nghiên cứu này bắt đầu từ luận điểm cho rằng kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức. Lốccơ viết:”Toàn bộ tri thức của chúng ta đều hình thành từ kinh nghiệm. Sự quan sát của chúng ta, hướng đến hoặc các sự vật cảm tính bên ngoài, hoặc hoạt động bên trong của linh hồn, được chúng ta tri giác và phản tỉnh, đem đến cho lý trí của chúng ta toàn bộ chất liệu tư duy” (sđd, 128). Nói khác đi, cảm giác và phản tỉnh, hay suy tưởng (reflexion) là hai nguồn gốc của tri thức, từ đó xuất hiện mọi ý niệm. Kết luận rút ra từ quan niệm của Lốccơ về nguồn gốc cảm tính của tri thức: nhận thức là một quá trình triển khai theo thời gian. Ông thường nói về sự hình thành và phát triển tâm lý của con người, từ lúc là một đứa trẻ đến khi trưởng thành, phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tích luỹ kinh nghiệm cá nhân và làm giàu nó bằng những chất liệu ngày càng mới. Tâm hồn của đứa trẻ mới sinh, theo Lốccơ, tựa như “tờ giấy trắng (tabula rasa) không hề có dấu hiệu hay ý niệm nào” (sđd, tr. 128). Nhờ tiếp xúc với thế giới cảm tính mà tờ giấy ấy ngày mỗi ngày lại đầy thêm ý niệm, khái niệm, kinh nghiệm sống. Tâm hồn con người càng nỗ lực nhận thức thế giới, thì càng đem đến nhiều chất liệu cho tư duy (xe, Sđd, tr. 128).

Lốccơ phân biệt hai dạng kinh nghiệm: kinh nghiệm bên ngoài sensation), được cấu thành từ tổ hợp các cảm giác; kinh nghiệm bên trong, được hình thành từ những quan sát của trí tuệ đối với hoạt động nội tại của mình. Thực chất đó là thế giới nhận thức của con người. Do đó Lốccơ còn gọi kinh nghiệm bên trong là cảm tính bên trong, hay phản tỉnh, suy tưởng (reflexion). Nguồn gốc của kinh nghiệm bên ngoài là thế giới vật chất khách quan, tác động đến các cơ quan cảm giác của con người và gây ra cảm giác. Không có kinh nghiệm bên ngoài thật khó hình dung về cuộc sống bình thường của con người, bởi lẽ ở tuổi thiếu niên chính kinh nghiệm bên ngoài chiếm vị trí áp đảo, tác động đến sự hình thành tâm lý con người.

Lốccơ phân loại các ý niệm, với tính cách là chất liệu trực tiếp của tri thức, thành ý niệm đơn giản ý niệm phức hợp. Các ý niệm đơn giản là những yếu tố rõ ràng nhất của tri thức. Nếu ý niệm của Platôn mang ý nghĩa nhận thức luận sâu sắc, đề cập đến những khái niệm chung, những cái tuyệt đối, bền vững, thì ý niệm của Lốccơ, theo Sôcôlốp, dưới tác động của tri thức khoa học cận đại, đặc biệt là khoa học tự nhiên thực nghiệm, chứa đựng nội dung nhận thức luận cụ thể và linh hoạt hơn. Thậm chí Lốccơ còn tuyện bố:”ý niệm dùng để chỉ tất cả những gì là đối tượng của tư duy” (L, t. 1, tr. 75). Như vậy là nhà duy cảm luận hiểu ý niệm không chỉ là những khái niệm trừu tượng, mà còn là cảm giác và cả những hình Ảnh tưởng tượng.

Tuy nhiên con người không chỉ có ý niệm về các thuộc tính của sự vật tồn tại khách quan, bên ngoài con người, mà cả các ý niệm về hoạt động tự thân bên trong của mình, đặc biệt về các trạng thái tâm lý (xem sđd, tr. 129). Kinh nghiệm bên trong là tổng thể các phương thức thể hiện của hoạt động trí tuệ đa dạng, đem đến cho lý trí chúng ta những ý niệm mà chúng ta không thể nhận được từ các sự vật bên ngoài. Kinh nghiệm bên trong về cơ bản phụ thuộc vào kinh nghiệm bên ngoài, song trong nhiều trường hợp nó mang tính độc lập tương đối. Kinh nghiệm bên trong là môi trường bền vững, thậm chí tự thân, có thể vận hành mà không cần đến sự liên kết với kinh ngihệm bên ngoài. Lẽ cố nhiên nếu tuyệt đối hóa khía cạnh độc lập này sẽ dẫn đến chủ nghĩa duy tâm trong lý luận nhận thức. Các đặc trưng của kinh nghiệm bên trong càng làm sáng tỏ thuộc tính của ý thức con người, trong đó có những năng khiếu, tư chất không hẳn lệ thuộc vào kinh nghiệm bên ngoài. Trong việc xác định bản tính của kinh nghiệm bên trong, hay reflexion, vẫn còn đôi điều chưa rõ ràng, nêu không nói là mang tính nước đôi. Chẳng han, Lốccơ thường nói đến tri giác bên trong của hoạt động trí tuệ như nguồn reflexio, rằng nguồn gốc ấy của ý niệm mỗi người đều có ngay trong bản thân mình,, không liên quan gì đến các đối tượng bên ngoài, và mặc dù nguồn gốc ấy không phải là cảm tính, song hết sức trùng hợp với nó, đáng được gọi là “cảm tính bên trong” (sđd, tr. 129). Hoá ra reflexion một mặt hàm chứa các ý niệm về hoạt động của trí tuệ, những hoạt động hướng đến ý niệm của kinh nghiệm bên ngoài, mặt khác, reflexion lại được hiểu là nguồn gốc độc lập của tri thức, xuất phát từ xung lực bên trong, cố hữu ở linh hồn. Tính nước đôi, không rõ ràng cho thấy sự do dự của Lốccơ khi giải quyết một vấn đề nhận thức quan trọng trong bối cẢnh diễn ra cuộc tranh luận giữa hai khuynh hướng chủ đạo - kinh nghiệm, duy cảm và duy lý. Xét chung cuộc, duy cảm luận của Lốccơ là duy cảm luận duy vật, còn tính nước đôi trong cách giải thích reflexion phản ánh thực trạng của lý luận nhận thức vào cuối thế kỷ XVII tại Anh và Tây Au nói chung. Lốccơ luôn khẳng định rằng hoạt động của trí tuệ, cái trở thành đối tượng của reflexion, diễn ra chỉ trên cơ sở các chất liệu cảm tính, hình thành ở con người trước các ý niệm reflexion, rằng, linh hồn không thể tư duy trước khi các cảm giác cung cấp cho nó các ý niệm cần cho tư duy.



Trên nền chung của cách hiểu về ý niệm, Lốccơ phân biệt ý niệm về chất có trước ý niệm về chất có sau. Học thuyết này có nguồn gốc sâu xa từ Đêmôcrít, đến thế kỷ XVII được Gaxendi, Hốpxơ và Bôilơ phục hồi và làm sâu sắc thêm. Lốccơ hiểu chất có trước và chất có sau như thế nào? Những chất có trước là những thuộc tính cố hữu, không tách rời, của các vật thể như quảng tính, hình thức, vận động hay đứng yên, các con số, và cả tính không xuyên thấu (độ nén chặt). Đó là hững thuộc tính khách quan của các vật thể. Việc thừa nhận các thuộc tính đó của các vật thể là điểm chung của phần l7ón các nhà triết học cận đại, cả khuynh hướng kinh nghiệm - duy cảm lẫn khuynh hướng duy lý. Những chất có sau là những thuộc tính luôn biến đổi, phụ thuộc vào các cơ quan cảm giác, như màu sắc, âm thanh, mùi, vị, trong đó vai trò của các cơ quan cảm giác được nhấn mạnh, chẳng hạn thị giác (mắt nhìn), khứu giác (mũi ngửi), vị giác (lưỡi nếm), thính giác (tai nghe)…Lớcơ trình bày mối quan hệ giữa hai chất này:”Ý niệm của những chất có trước là những sự đồng nhất, của những chất có sau thì không. ” (sđd, tr. 157). Giữa cái hiện diện ngay trong bản thân sự vật và cái do người ta cảm giác khác nhua ở chỗ, cái thứ nhất là một hiện thực hiển nhiên, còn cái thứ hai thì chỉ thể hiện một phần, bởi lẽ nó phụ thuộc vào chủ thể ý thức, xuất hiện trong con người, mang tính chủ quan. Tuy nhiên Lốccơ không tách rời cái chủ quan ra khỏi cái khách quan,mà nhấn mạnh mối liên hệ giữa chúng với nhau. Cách tiếp cận này đến gần với quan điểm về hình thức chủ quan và nội dung khách quan của tri thức.

Việc phân tích ý niệm về chất có trước và ý niệm về chất có sau giúp Lốccơ đào sâu hơn nữa vấn đề này. Theo Lốccơ, ý niệm đơn giản, hình thành cả ở kinh nghiệm bên ngoài lẫn ở kinh nghiệm bên trong, tạo nên nền tảng của quá trình nhận thức tiếp theo. Phù hợp với kinh nghiệm bên ngoài có ý niệm quảng tính, hình thái, vận động, đứng yên, nóng, lạnh, sáng, tối,trắng, đen…Liên quan đến kinh nghiệm bên trong, hay reflexion, có ý niệm tư duy và ý niệm ham muốn, tương ứng với lý trí và ý chí. Ý niệm phức hợp là sự hợp thành của các ý niệm đơn giản. , chẳng hạn ý niệm “người bạn” là tổng thể các ý niệm về con người, tình yêu, hành động v. v. . Tính tích cực của trí tuệ bắt đầu khi nó tổng hợp các ý niệm đơn giản thành ý niệm phức hợp. Lốccơ nêu ra ba phương thức liên kết các ý niệm đơn giản nhằm đạt đến ý niệm phức hợp, đó là, hợp nhất một số ý niệm đơn giản thành một ý niệm phức hợp; dẫn ra cùng lúc hai ý niệm - đơn giản hay phức hợp bất kỳ - đối chiếu chúng với nhau, để ngay lập tức xem xét chúng, nhưng không liên kết vào một ý niệm; tách một số ý niệm ra khỏi tất cả những ý niệm khác, những ý niệm kèm theo chúng trong tồn tại hiện thực của chúng. Lốccơ gọi thao tác này là “trừu tượng hóa”, nhờ đó tất cả những ý niệm phổ biến được xác lập. Trên cơ sở phân biệt các phương thức tạo thành ý niệm phức hợp Lốccơ nêu ra ba dạng ý niệm phức hợp:1) ý niệm tình thái (trạng thái, modus), những ý niệm hoặc lệ thuộc vào các thực thể, hoặc là thuộc tính của chúng, như hình tam giác, sự tri ân, sự giết người. Lốccơ đặc biệt chú ý đến các ý niệm không gian, thời gian, con số, trong đó không gian xuất phát từ kinh nghiệm bên ngoài, còn thời gian xuất phát từ kinh nghiệm bên trong. 2) Ý niệm thực thể, cấu thành từ sự liên kết các ý niệm đơn giản, thể hiện các sự vật tồn tại độc lập, đơn lẽ, như con người, con bò, con cừu v. v. . và ý niệm về một số thực thể, được liên kết cùng nhau và tạo ra, chẳng hạn, ý niệm về quân đội, về đàn cừu… nghĩa là ý niệm về những thực thể hợp thành, hay ý niệm của thao tác tổng hợp. Ở đây mỗi một thực thể (substantia, substance) là sự tập hợp những dấu hiệu nhất định của các ý niệm đơn giản. Chẳng hạn, mặt trời là sự tổng hợp ý niệm ánh sáng, nhiệt, hình cầu, sự vận động theo quy tắc thường xuyên. Lẽ cố nhiên đây chỉ là những dấu hiệu bên ngoài, được tri giác nhận biết. Cách tiếp cận kinh nghiệm - duy cảm ấy ấy không tránh khỏi tính phiến diện. Để nhận thức đầy đủ đối tượng cần có cách nhìn tổng hợp, mgang tính khái quát cao, đi sâu vào bản chất sự vật. 3) Ý niệm quan hệ cấu thành từ sự xem xét và đối chiếu ý niệm này với ý niệm khác, dẫn đến ý niệm quan hệ, nhân quả, đồng nhất và khác biệt, các quan hệ tự nhiên, các quan hệ xã hội. Như vậy là Lốccơ đã dần dần phát triển quan điểm khái quát hóa, trừu tượng hóa trong khuôn khổ của duy cảm luận, quan điểm khái niệm luận (conceptualism) và duy sanh luận (nominalism) ôn hòa. Lốccơ đã hoàn tất quá trình phát triển lâu dài của quan điểm này, xuất phát từ Arixtốt, các nhà khắc kỷ cổ đại và các đại diện thời Trung cổ. Theo Lốccơ, mọi cái đang tồn tại cụ thể đều là những cái đơn nhất; khái niệm là kết quả hoạt động của trí tuệ, khái quát các ý niệm nhờ quá trình tách biệt chúng khỏi những thực tại khác còn lại và khỏi những điều kiện tồn tại hiện thực như thời gain, vị trí…(Xem sđd, t. 1, tr. 176).

Trong học thuyết về ý niệm đơn giản và ý niệm phức hợp của Lốccơ còn một số hạn chế, thể hiện rõ nhất ở tính phiến diện, siêu hình về mặt phương pháp luận, vốn là hạn chế chung của chủ nghĩa duy danh. Lốccơ không thừa nhận sự tồn tại hiện thực của cái chung. Theo ông, cái chung chỉ tồn tại trong lý trí, chỉ có những cái đơn nhất mới tồn tại hiện thực trong thế giới. Ông nhấn mạnh:”Cái chung và cái phổ quát không gắn với tồn tại hiện thực của các sự vật, mà chỉ được lý trí tạo nên để sử dụng cho mình, và chỉ đề cập đến các dấu hiệu - ngôn ngữ hay ý niệm” (sđd, t. 1, tr. 413).

Phân tích ý niệm đơn giản và ý niệm phức hợp tất yếu đưa đến việc làm sáng tỏ vai trò của ngôn ngữ. Cũng như Hốpxơ, Lốccơ đề cao vai trò của ngôn ngữ trong quá trình củng cố và hoàn thiện tư duy con người. Lốccơ phân biệt chức năng công dân và chức năng triết học của ngôn ngữ. Chức năng công dân phản ánh khía cạnh xã hội của ngôn ngữ như phương tiện cần thiết của giao tiếp. Chức năng triết học thể hiện ở khả năng phát triển ngôn ngữ đến trình độ ngôn ngữ bác học, khoa học, là sự phản ánh những khía cạnh, những mặt, những yếu tố bản chất của ngôn ngữ phổ biến. Tuy nhiên việc biến ngôn ngữ khoa học thành những câu chữ trống rỗng, thiếu nội dung, hay lạm dụng ngôn ngữ, sẽ làm cho ngôn ngữ xa rời chính cuộc sống hiện thực của con người, trở thành toà tháp chỉ để chiêm ngưỡng, chứ không sử dụng vì mục đích thiết thân của con người. Chủ nghĩa sính chữ, hay hư từ thuyết (verbalism) thời Trung cổ là minh chứng cho sự lạm dụng đó.

Cũng như Hốpxơ, Lốccơ không thể không thừa nhận Ảnh hưởng của xu thế toán học hoá tư duy, vai trò của tư duy chính xác, tri thức xác thực đối với nhận thức luận, trong đó có nhận thức luận kinh nghiệm - duy cảm. Dưới Ảnh hưởng của Đềcáctơ Lốccơ phân loại tri thức theo mức độ của tính chính xác. Tri thức chính xác nhất là tri thức trực giác (intuition), cấu thành từ những chân lý phân minh rõ ràng nhất. Tuy nhiên nếu như Đềcáctơ xem tri thức trực giác là “ánh sáng của trí tuệ con người”, khẳng định tiêu chí “phân minh”, “rõ ràng”, thì Lốccơ lại thay thế nó bằng từ “đước xác định”. Dạng thứ hai của tri thức là tri thức chứng minh (demonstration). Cả tri thức trực giác và tri thức chứng minh có thể kết hợp lại để dẫn đến cái gọi là tri thức tư biện, tri thức thuần tuý trí tuệ. Là nhà duy cảm luận Lốccơ không quan tâm nhiều đến thứ tri thức này, bởi lẽ nội dung của nó, dù tuyệt đối chính xác, song vẫn tỏ ra hạn chế về mặt hàm lượng phản ánh thực tại. Dạng thứ ba của tri thức là tri thức tổng hợp, nghĩa là tri thức đề cập đến trước hết các đối tượng bên ngoài, được chúng ta nhận biết thông qua các cảm giác, mà thiếu nó sẽ không có cuộc sống bình thường. Vậy là cuối cùng Lốccơ lại trở về với duy cảm luận của mình.

Những gì cần rút ra từ nhận thức luận của Lốccơ? Duy cảm luận của Lốccơ về cơ bản đựợc xác lập trên cơ sở thế giới quan duy vật, bởi lẽ, khác với duy cảm luận duy tâm, Lôccơ thừa nhận thế giới khách quan tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác. Tuy nhiên trong nhận thức luận của Lốccơ còn không ít những điểm phiến diện, thậm chí dao động. Bàn về các loại ý niệm, Lốccơ giải thích chưa hợp lý vai trò của tư duy trừu tượng. Lốccơ xem xét cái trừu tượng cao nhất như cái gì đó thiếu nội dung và không thâm nhập vào bản chất của sự vật. Vì thế ông phân biệt bản chất hiện thực, được hiểu như sự tồn tại tự thân của các sự vật, và bản chất danh nghĩa, như ý niệm trừu tượng hóa, biểu thị tên gọi theo tiểu loại (sđd, t. 1, tr. 416). Trong sự phân biệt này đã hàm chứa mầm mống của cách hiểu về tính không đồng nhất bảnchất và hiện tượng, song hạn chế của Lốccơ chính là ở đây: ông chưa nhận thấy được biện chứng giữa bản chất và hiện tượng, đem đối lập chúng với nhau như cái bên trong đối lập với cái bên ngoài, cho rằng sự nhận thức bản chất hiện thực của các khách thể trong nội hàm đầy đủ của nó là không thể.

Cách lý giải của Lốccơ về chân lý có ý nghĩa tích cực trong quá trình khắc phục triết học kinh viện Trung cổ. Theo Lốccơm chân lý “theo nghĩa riêng của từ đó chỉ có nghĩa là sự liên kết hay phân giải các dấu hiệu tương ứng với sự phù hợp hay không phù hợp của các sự vật được chúng cắt nghĩa” (sđd, t. 1, tr. 558). Tuy nhiên do chỗ chân lý theo cách hiểu của Lốccơ chỉ là thuộc tính của các mệnh đề, với hai dạng thức là mệnh đề tư duy và mệnh đề phát ngôn, nên cuối cùng ông tách chân lý của tư duy (mà ông gọi là chân lý danh nghĩa) khỏi chân lý của ngôn từ. Đó là một thao tác rối rắm và mang tính hình thức. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng, đưa ra cách tiếp cận đó, Lốccơ mong muốn khắc phục chủ nghĩa sính chữ và “tri thức bác học” Trung cổ. Đối với Lốccơ, chân lý hiện thực đề cập đến các ý niệm nào “phù hợp với các sự vật” (sđd, t. 1, tr. 561). Duy cảm luận duy vật của Lốccơ bác bỏ chủ nghĩa tiên nghiệm (apriorism), phê phán học thuyết “ý niệm bẩm sinh”, nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm thực tiễn, của giáo dục trong quá trình hình thành tính cách và lối sống con người. Duy cảm luận của Lốccơ cũng mở ra khả năng giải thích nguồn gốc của các khái niệm và thuật ngữ khoa học, được hình thành trên cơ sở xử lý các chất liệu cảm tính thông qua phương pháp trừu tượng hóa, đi từ cái đơn nhất đến cái chung mang tính khái quát cao hơn. Lẽ cố nhiên do những bất cập như đã nêu, nhất là cách đặt vấn đề về “chất có trước”, “chất có sau” và quan niệm về tư duy trừu tượng.

Dù nhận thức luận làm nên nội dung cơ bản của triết học Lốccơ, nhưng không phải là chủ dề duy nhất.

Trong quan niệm về thế giới Lốccơ tiếp tục đường lối thần luận tự nhiên và chủ nghĩa máy móc của triết học thế kỷ XVII. Khác với Hốpxơ, Lốccơ không quy đối tượng nghiên cứu về các vật thể, từ vật thể tự nhiên, đến vật thể nhân tạo, mà tiếp tục làm sáng tỏ khái niệm thực thể theo tinh thần của duy cảm luận, song chính ở đây bộc lộ cả mặt tích cực lẫn hạn chế thế giới quan của ông. Theo ông, thực thể, với tính cách là khái niệm triết học, không thể được nhận thức. Vật chất được ông hình dung như một khối chết cứng, thụ động. Vận động không phải là thuộc tính cố hữu của vật chất; nguồn gốc của nó ở bên ngoài vật chất, ở Thượng đế. Thần luận đối với thế kỷ XVII - XVIII vẫn là hình thức thích hợp nhất để các nhà triết học trình bày tư tưởng của mình. C. Mác viết:”Tự nhiên thần luận, ít ra là đối với nhà duy vật, chỉ là một phương pháp thuận tiện và dễ dàng để thoát khỏi tôn giáo” (C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, t. 2, CTQG, HN, 1995, tr. 197). Vấn đề là ở chỗ, nếu các quy luật của Thượng đế được đem đến cho tự nhiên và xã hội loài người, thì luật (cùng với quyền) trở thành thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Sự truyền dẫn ý chí Thượng đế đến con người được ngụ ý về những chuẩn mực của con người được thần thánh hóa. Theo ông, không có gì mâu thuẫn khi thực thể đầu tiên, vĩnh cửu mong muốn đem đến cho các hệ thống nhất định của vật chất được tạo hóa, phi cảm tính vài mức độ của cảm giác, tri giác và tư duy” (sđd, t. 1,tr. 528). Có thể nói Lốccơ trở thành một trong những nhà thần luận chủ trương giảm dần tính chất thần bí hóa trong việc giải thích khái niệm Thượng đế. Cũng như Galilê (Galilei) Lốccơ cho rằng khái niệm Thượng đế chỉ dùng để giải thích nguồn gốc của vận động, nhưng sau thời điểm đó bản thân vận động diễn ra theo các quy luật vật lý. Bản chất của Thượng đế, tương tự bản chất thực thể của sự vật, là không thể nhận thức được bằng những khả năng bình thường, phổ biến của con người.

Tư tưởng duy vật dưới hình thức thần luận về thế giới và lý luận nhận thức của Lốccơ tác động theo hai chiều hướng khác nhua đến triết học Anh thế kỷ XVIII: chủ nghĩa duy vật Tôlan (Toland), Côling (Colins), Príxtơli (Priestley), nhận thức luận duy cảm - duy tâm Béccli (Berkeley) và Hium (Hume). Nhưng còn một hình Ảnh khác của Lốc, hình Ảnh của nhà khai sáng, tác động mạnh mẽ đến phong trào Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, mà Môngtéxkiơ (Montesquieu) và Vônte (Voltaire) là những người mở đầu.

c. Triết học xã hội

Theo Mác, “chủ nghĩa duy vật Pháp có hai phái: một phái bắt nguồn từ Đềcáctơ, một phái bắt nguồn từ Lốccơ”, trong đó phái thứ hai “là một yếu tố của văn hóa Pháp và trực tiếp dẫn tới chủ nghĩa xã hội” (C. Mác và Ph. Ăngghen,toàn tập, t. 2, CTQG, HN, 1995, tr. 191). Đánh giá đó của Mác phần nào nói lên vị trí của Lốccơ trong tư tưởng chính trị - xã hội cận đại.

Lốccơ được xem là nhà tư tưởng giáo dục theo phong cách Anh, nghĩa là nhấn mạnh yếu tố hữu dụng trong hành vi xử thế của con người, và do đó có thể xem như bậc tiền bối của chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism) Bentham. Chính xác hơn, ông chịu Ảnh hưởng của lý luận hạnh phúc chủ nghĩa (eudemonism) do Gaxendi xác lập. Trong “An Essay concerning human understanding” (1690, “Khảo luận về lý trí con người”) Lốccơ ví con người như một thuỷ thủ đi biển. Anh ta không quan tâm đến độ sâu của biển, mà chỉ tìm hiểu xem chỗ nào có đá ngầm để tránh. Xuất phát từ duy cảm luận, Lốccơ đặc biệt quan tâm đến vai trò của cảm giác trong đời sống con người. Nếu tâm hồn là m6ọt tờ giấy trăng, thì các cơ quan cảm giác sẽ ghi vào tờ giấy trắng đó những dòng chữ cuộc sống. Khoái lạc và đau đớn là hai cảm giác đưa con người đến ý niệm về cái lợi, cái hại, cái thiện, cái ác, cái được phép và cái bị cấm đoán…Một cuộc sống bình thường bắt đầu từ một cơ thể khỏe mạnh, chứ không phải từ những tố chất tinh thần trừu tượng. Do đó sức khoẻ là điều lợi trước tiên trong mọi điều lợi mà con người có thể có - đó là quan điểm của Lốccơ trong “Some thougts concerning Education” (1693, tạm dịch “Một số tư tưởng về Giáo dục”). Tương tự Hốpxơ vàXpinôda, Lốccơ nhấn mạnh lợi ích vật chất của con người, trước hết là con người cá nhân. Trong lý luận giáo dục Lốccơ đặt ra mục tiêu là xây dựng hình Ảnh gentlemen, hiểu theo nghĩa “người lịch sự”, hay “quân tử”, ngầm hiểu là giới quý tộc và tư sản. Tuy nhiên, xét theo cach triển khai tư tưởng của ông, thì đó là lý luận giáo dục phù hợp với nước Anh hậu phong kiến, đang trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa; nó mang tính thiết thực, hữu ích, chú trọng rèn luyện tính nhạy bén của con người trong công việc, đề cao tính cá nhân, trong đó có tự do cá nhân, và sau cùng, lấy lý trí làm nguyênt tắc tối cao.

Trong quan điểm tôn giáo Lốccơ, như đã nêu trên, đứng về phía thần luận, đồng thời giải thích Kitô giáo theo hướng duy lý hóa, thể hiện trong tác phẩm “Tính hợp lý của Kitô giáo”. Lốccơ là chiến sỹ nhiệt thành của cuộc đấu tranh vì quyền tự do tín ngưỡng khoan dung tôn giáo, thừa nhận quyền của mỗi người lựa chọn phương thức tín ngưỡng phù hợp với nhu cầu của mình, chống thần quyền, đòi hỏi nhà nước và nhà thờ không can thiệp vào công việc của nhau.



Quan điểm triết học xã hội của Lốccơ thể hiện khá tập trung trong “Hai khảo luận về chính thể nhà nước”, được xem như một trong những tiền đề lý luận của phong trài Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Cũng như Hốpxơ, Lốccơ đem đối lập học thuyết của mình với tư tưởng bảo hoàng, thần quyền, là tư tưởng biện minh cho quyền lực vô hạn của nhà vua, xem thường các quyền cơ bản của con người.

Phương án khế ước xã hội của Lốccơ về nguồn gốc nhà nước tương tự như phương án của Hốpxơ ở đểm xuất phát, nhưng khác với Hốpxơ trong cách lý giải về bước chuyển từ “trạng thái tự nhiên” sang “trạng thái công dân”, vấn đề chủ thể quyền lực trong trạng thái công dân, tức nhà nước. Tương tự như Hốpxơ, Lốccơ cho rằng con người trong trạng thái tự nhiên hoàn toàn tự do, bình đẳng và tự chủ (xem Lốccơ, sđd, t. 2, tr. 56). Tuy nhiên, Lôccơ nhấn mạnh rằng, tự do không có nghĩa là phóng túng thái quá, và bình đẳng cũng không hẳn chỉ mang tính hình thức do chịu sự chi phối của “luật của kẻ mạnh”, không dẫn đến quan hệ “người với người là chó sói”, “chiến tranh của tất cả chống lại tất cả”, như Hốpxơ từng nghĩ. Theo Lốccơ, “lý trí tự nhiên” dạy cho mọi người hiểu rằng do họ bình đẳng với nhau và độc lập như nhau, nên không ai cần phải gây hại cho người khác trên các phương diện sự sống, sức khòe, tự do và tài sản. Lý trí tự nhiên cho phép mỗi người quyền tự vệ, và với tư cách ấy, bảo vệ những nguời vô tội và trừng phạt kẻ gây ác. Bằng cách ấy trong trạng thái tự nhiên, thuần phác của con người không có chỗ cho chiến tranh, xung đột, mà là sự ngự trị của hoà bình. Hốpxơ đã nhầm lẫn khi gán cho trạng thái tự nhiên là trạng thái chiến tranh. Trong các quyền của con gnười trong trạng thái tự nhiên Hốpxơ đề cao sở hữu, nhất là tư hữu,lao động, mà thiếu nó sẽ không có cuộc sống con người. Ông lập luận như sau: Thượng đế ban cho con người Trái đất này, nhưng lý trí, cũng do Thượng đế ban tặng, muốn rằng con nguời cần biết sử dụng những gì trên Trái đất một cách có lợi nhất. Mỗi người, vì thế, phải biết tự mình nắm giữ cái gì và làm gì để đạt được mục đích mà mình cho là có lợi. Quyền tư hữu được quy định bởi khả năng của từng cá nhân, đồng thời gắn với nhu cầu sinh tồn của cá nhân ấy. Lao động và tư hữu là cơ sở của các cơ sở văn hóa loài người. Sở hữu là cơ sở của tự do cá nhân, là nguyên nhân đầu tiên của sự ra đời nhà nước. Quyền sống và quyền sở hữu, gắn với quyền tự do, trở thành những quyền tự nhiên, tất yếu. Lao động và sự cần mẫn - nguồn gốc cơ bản của giá trị. Con người cần chiếm hữu cho mình bao nhiêu mẫu đất để duy trì sự tồn tại của mình và sống một cuộc sống bình thường. Nhưng dù sao, theo Lốccơ, trạng thái tự nhiên chưa phải là trạng thái tốt nhất,bởi lẽ còn quá nhiều vấn đề mà thiếu sự nhất trí chung mang tính nguyên tắc sẽ gây ra cho mọi người hậu quả tiêu cực. Trạng thái công dân (nhà nước) thay thế trạng thái tự nhiên không phải nhằm tránh chiến tranh, đảm bảo cuộc sống hoà bình, yên lành, mà làm cho con người sống tốt hơn. Như vậy Lốccơ đã giải thích sự ra đời của nhà nước bằng con đường khế ước xã hội. Sự khác nhau giữa hai đại diện lớn của triết học Anh thời kỳ cách mạng tư sản là ở chỗ, Hốpxơ sống trong bối cẢnh nước Anh nội chiến, nên mong muốn một quyền lực nhà nước mạnh, quyết đoán, hạn chế tự do cá nhân để đảm bảo ổn định chính trị, còn Lốccơ chứng kiến một nước Anh đang dần hồi phục và tìm kiếm con đường hợp lý, ôn hòa để phát triển trong phù hợp với điều kiện cụ thể, đó là mô hình quân chủ lập hiến, sự kết hợp giữa duy trì truyền thống và phát huy quyền con người, kích thích sự sáng tạo của cá nhân. Theo Lốccơ, tự do, vốn là bản chất cố hữu của con người ở trang thái tự nhiên, và sở hữu, cái không tách rời khỏi mỗi cá nhân, cần được bảo vệ, được hợp pháp hóa trong trạng thái mới - trạng thái công dân, hay nhà nước, Bản chất con người, vốn do Thượng đế tạo ra, quy định bảnchất xã hội. Xã hội tồn tại một cách tự nhiên trước khi xuất hiện nhà nước với tính cách một cơ thể nhân tạo do sư6 thỏa thuận của nhân dân với nhà cai trị, mà kết quả là bộ máy quyền lực được thừa nhận hợp pháp, nhà cai trị trở thành người đứng đầu nhà nước phù hợp với ý nguyện chung. Nên hiểu điều này như thế nào? Lốccơ cho rằng, vì trong trạng thái tự nhiên tất cả mọi người đều tự do, bình đẳng và độc lập, nên không ai có thể bị rút ra khỏi tình trạng này và bị đặt dưới quyền lực chính trị của người khác, mà không có sự thoả thuận của chính mình, theo đó mỗi người đồng ý với những người khác thống nhất với nhau, cùng chung thành lập xã hội để tự bảo tồn, được an toàn và thanh thản, được lao động và hưởng thụ yên lành những gì mình có, được đảm bảo quyền hợp pháp ấy, chống lại những kẻ gây hại cho họ. Nhân dân là đại diện chân chính của lịch sử, là đấng chủ tể, còn người đứng đầu nhà nước thực hiện sứ mệnh nhân dân giao phó. Nhân dân sẵn sàng phế truất nhà cai trị, nếu lợi ích của mình không được đảm bảo, danh dự bị xâm hại, nguyện vọng bị xem thường.

Nhà nước được xác lập nhằm đảm bảo các quyền của con người. Nhà nước hợp lý tính, đưa hình Ảnh con người cá nhân lên sự quan tâm hàng đầu, hoàn toàn đối lập với nền quân chủ chuyên vhế, khi cá nhân bị hòa tan vào cái phổ quát hư vị. Bên cạnh đó Lốccơ cũng vạch ra mâu thuẫn tất yếu giữa cá nhân và xã hội, giữa xã hội và hệ thống quyền lực chính trị, quá trình vận động không ngừng của xã hội, trải qua các nấc thang từ thấp đến cao. Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội được giải quyết bằng tinh thần hòa giải và khoan dung, thống nhất lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội; mâu thuẫn giữa xã hội và hệ thống quyền lực được giải quyết theo hướng có lợi cho xã hội. Đề cao con người cá nhân, khẳng định ưu thế của xã hội trước nhà nước là đặc trưng của triết học chính trị Lốccơ. Trong quan hệ với xã hội, nhà nước không phải là cái đầu định hướng cho cơ thể xã hội, mà là cái nón, có thể lấy ra khi cần. Xã hội tồn tại vĩnh viễn, còn nhà nước thì được hình thành từ đó.

Lốccơ là người xác lập học thuyết phân quyền, có Ảnh hưởng to lớn đến lý luận nhà nước pháp quyền hiện đại. Hai nhánh quyền lực xã hội chính là quyền lập pháp, quyền làm ra luật để quản lý con người trong một quốc gia, nhằm bảo vệ trật tự xã hội và cuộc sống của con nguời; quyền hành pháp, bảo đảm việc thi hành các luật bên trong quốc gia. Ngoài ra còn có một quyền khác, gắn với quyền hành pháp, gọi là quyền bang giao, có chức năng thông qua các hiệp ước hòa bình và chiến tranh. Lốccơ không xem tư pháp như một nhánh quyền lực, mà đưa chức năng phán xử về cơ quan hành pháp. Các cơ quan quyền lực phải thuộc về những người khác nhau, nhằm tránh xu hướng độc tài, tuy nhiên vị trí của chúng không bình đẳng hoàn toàn với nhau. Quyền lập pháp được Lốccơ xem là quyền tối cao, vì luật đầu tiên của mọi quốc gia là luật thiết lập quyền lập pháp. Nó là linh hồn của xã hội chính trị, căn cứ vào đó mà mỗi công dân tự mình biết phải điều chỉnh hành vi như thế nào để sống hạnh phúc, tự bảo tồn và liên kết với những công dân khác trong một xã hội có kỷ cương. Quyền hành pháp có tính chất phụ thuộc, song không nên hiểu tính chất này một cách đơn giản. Một mặt, người nắm giữ quyền hành pháp cần dựa vào khung pháp lý chung, nhưng mặt khác, không phải lúc nào quyền lập pháp cũng quán xuyến mọi thứ, vì thế quyền hành pháp không chỉ điều hành công việc, mà còn góp phần làm ra luật cụ thể, điều chỉnh luật. Luật cần được cập nhật, mà muốn cập nhật phù hợp với biến đổi của thực tiễn, lại cần đến hnững chất liệu từ cơ quan hành pháp. Hơn thế nữa, mặc dù quyền lập pháp được xem là quyền tối cao và thiêng liêng, song cả hai quyền không được đi xa hơn quyền lợi của các công dân. Nhân dân tin tưởng nơi lập pháp cũng như hành pháp để thực hiện lợi ích chung. Quyền hành là cái được giao phó cho những người cầm quyền, để họ làm lợi cho nhân dân. Chính nhân dân, chứ không phải quyền lập pháp, nắm giữ quyền lực thực sự.

Trong triết học chính trị của mình Lốccơ nói đến nhà vua như đại diện cho quyền hành pháp. Đó là biểu hiện của sự dung hòa chính trị - đặc điểm của cách mạng 1688. Tuy nhiên, xét tổng thể triết học đạo đức - chính trị của Lốccơ, có thể xem ông như người sáng lập chủ nghĩa tự do tư sản tại Anh. Ngoài ra cách đặt vấn đề về nguyên tắc phân quyền, về quyền con nguời, về quyền lực của nhân dân, là sự gợi mở tích cực cho tư tưởng Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, và từ phong trào đó, đến với tư tưởng xã hội chủ nghĩa, như nhận định của C. Mác trong “ Gia đình thần thánh”.




Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%204
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Khoa2 -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%204 -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Hoc%20Ky%204 -> GIÁo hội phật giáo việt nam học viện phật giáo việt nam tại tp. Hcm

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương