BÀi nhập môN. I. Tính quy luật trong sự phát triển của tư TƯỞng triết họC


c. Chương trình đại phục hồi khoa học và tư tưởng chủ đạo của triết học Bacon



tải về 2.53 Mb.
trang12/28
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.53 Mb.
#4838
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   28

c. Chương trình đại phục hồi khoa học và tư tưởng chủ đạo của triết học Bacon


Trong “Đại phục hồi khoa học” (Instauratio Magna Scientiarum). bày tỏ suy nghĩ của mình như sau: “Nhận thức được rằng lý trí con người tạo ra những khó khăn cho mình, không sử dụng một cách lành mạnh và tinh tế những phương tiện hỗ trợ đúng đắn nằm trong quyền lực con người, mà kết quả là đã xuất hiện vô số sự lầm lẫn về sự vật, gây ra không biết bao nhiêu tổn thất, kẻ hèn mọn này thấy cần thiết bằng tất cả sức lực mong muốn, với cách thức nào đó, phục hồi nguyên vẹn, hay ít ra cải thiện mối quan hệ giữa giữa trí tuệ và sự vật, để nó gắn kết với mẢnh đất trần tục hay có tính chất trần tục”. 2

Vào thời Bacon tại Anh trong đời sống thực tiễn đã diễn ra nhiều thay đổi tích cực. Quá trình tích luỹ tư bản ban đầu, bât chấp những hậu quả đau thương của nó đối với dân nghèo, vẫn là quá trình không đảo ngược. Người dân đón chờ những sự kiện chính trị lớn lao, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn, đồng thời hạn chế sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. Nói cách khác, trong đời sống xã hội đã xuất hiện những nhân tố báo trước sự kết thúc của nền quân chủ. . Tuy nhiên trong sinh hoạt khoa học đang ngự trị một nền quân chủ khác - uy quyền tư tưởng. Các giáo sư đại học trong lĩnh vực triết học chỉ lặp đi lặp lại những chân lý lỗi thời, những bài học tư duy sáo mòn của triết học kinh viện. Kết quả là khoa học dẫm chân tại chỗ, thậm chí bị “nhiểm độc”. Là người từng ở đỉnh cao quyền lực, với kinh nghiệm thực tiễn và ước muốn cải tổ môi trường khoa học, Bacon bắt tay xây dựng dự án “Đại phục hồi khoa học”.

Đại phục hồi khoa học phải được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả,, để khôi phục vị trí danh dự của khoa học, và để khoa học từ trên chín tầng trời đến với tự nhiên, vơi sự vật, hoàn thành nhiệm vụ thực tiễn của mình.

Tư tưởng Đại phục hồi khoa học xuyên suốt trên toàn bộ sự nghiệp sáng tạo của Bacon, được trình bày dưới những hình thức khác nhau, với tất cả tính kiên trì và lòng nhiệt thành đáng khâm phục. Tiêc thay chương trình này vẫn còn dang dở.

Mục đích của Đại phục hồi khoa học: là, thứ nhất, khôi phục lại vị trí của khoa học trong đời sống xã hội, thứ hai, xác định nhiệm vụ của khoa học trong điều kiện lịch sử mới,chỉ ra giới hạn của “thế giới trí tuệ” phù hợp với những biến đổi to lớn đang diễn ra trong xã hội; thứ ba, xác lập phương pháp khoa học giúp con người đi tới khám phá cõi bí hiểm của tự nhiên, mở ra thế giới mới của mình. Mục đích cao nhất của tri thức khoa học, xét đến cùng, là đem đến cho con người phương tiện hiện thực và năng lực biến đổi thế giới. Theo Bacon, hai khát vọng của con người - khát vọng tri thức và khát vọng quyền lực - đều ngang bằng nhau. Có tri thức ắt có quyền lực, sức mạnh. “Tri thức là sức mạnh” - tư tưởng chủ đạo của triết học Bacon, cũng là tuyên ngôn của thời đại mới. Đại phục hồi khoa học cũng chính là nhằm làm sao để tri thức khoa học thực sự trở thành sức mạnh, hữu dụng đối với con người.

Phác thảo chương trình Đại phục hồi khoa học, gồm sáu phần:



  1. Phân loại khoa học.

  2. Công cụ mới, hay những chỉ dẫn cho việc giải thích tự nhiên.

  3. Các hiện tượng của thế giới, hay lịch sử tự nhiên và lịch sử thực nghiệm dành cho cơ sở của triết học.

  4. Cây thang lý trí.

  5. Trước ngưỡng cửa triết học thứ hai.

  6. Triết học thứ hai (đệ nhị triết học), hay khoa học hữu dụng.

Bacon thực hiện các phần vừa nêu bằng những tác phẩm tương ứng với ý tưởng mỗi phần:

Với phần 1: De Dignitate et Augmentis Scientiarum.

Với phần 2: Novum Organum Scientiarum.

Với phần 3: những tác phẩm, những trích đoạn liên quan đến lịch sử tự nhiên, các hiện tượng và các quá trình tự nhiên.

Với phần 4: những trích đoạn.

Với phần 5: những trích đoạn.

Với phần 6: mới chỉ là dự định, chưa kịp thực hiện. Tuy nhiên ý tưởng của phần này thật rõ ràng, dứt khoát, nói lên mục đích cuối cùng của Đại phục hồi khoa học.

“… Con người - đầy tớ và kẻ giải thích tự nhiên (…) chiến thắng được tự nhiên chỉ khi nào bắt nó khuất phục (…). Hai khát vọng của con người - khát vọng tri thức và khát vọng quyền lực - trên thực tế là nhất trí ở cùng một điểm”. “Thất bại trong thực tiễn là do không nhận thức được nguyên nhân ”1.

Bacon tin tưởng rằng với ngọn đuốc trí tuệ được thắp sáng một lần nữa, với sự hỗ trợ của hoạt động khoa học thực nghiệm, sự nghiệp Đại phục hồi sẽ thành công, đẩy lùi tri thức kinh viện ra khỏi đầu óc con người, khôi phục trật tự tự nhiên trong khoa học, một trật tự mà nhờ tuân thủ nó người Hy Lạp đã đạt được những thành quả to lớn.

d. Học thuyết về các idola (những bóng ma, ảo tưởng, ngẫu tượng) và sự thanh tẩy trí tuệ con người khỏi chúng.


Thế nào là idola? Thực chất là những chướng ngại cản trở sự tiến bộ trí tuệ, làm lệch lạc quá trình nhận thức của con người. Hình Ảnh bóng ma, hay ngẫu tượng cho thấy một thực tế là trong quá trình nhận thức nhiều người bị ám Ảnh bởi những sai lầm, nhưng khó xác định là những sai lầm gì, vì thế không tìm ra được phương thức khắc phục. Hơn thế nữa, do chỗ khá nhiều người không nhận thấy mình bị “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”, nên nghĩ rằng mình vẫn ở trạng thái bình thường. Những “tù nhân tự nguyện” ấy của hoàn cẢnh cần được “thanh tẩy” đầu óc, thoát khỏi ngẫu tượng, trở lại cuộc sống lành mạnh. Sự thanh tẩy bắt đầu từ các nhà khoa học đang bị chi phối bởi chủ nghĩa giáo điều kinh viện.

Tính lịch sử của quan niệm về “ảo tưởng” là ở chỗ, những ảo tưởng của nhận thức xuất hiện từ xa xưa, ngay từ những bước đi ban đầu của con người tìm hiểu thế giới. Bacon đã đem đến cho khái niệm này một ý nghĩa nhận thức luận rộng hơn. Theo Bacon, các ảo tưởng một phần cố hữu ở trí tuệ con người tự trong bản chất, một phần xuất hiện trong lịch sử nhận thức, một phần trong sự phát triển cá nhân của con người.

Phê phán các ảo tưởng chính là phê phán ý thức đời thường và triết học kinh viện.

Các ảo tưởng thường xuyên ám Ảnh, bám đuổi con người, tạo nên trong con người những quan niệm và những ý tưởng sai lầm, xuyên tạc diện mạo thực của tự nhiên, cản trở con người thâm nhập vào chiều sâu bí hiểm của tự nhiên2.

Các loại ảo tưởng:

1. Ảo tưởng tộc loài (idola tribus):

Đây là loại ảo tưởng cố hữu tự bản tính con người, ở lý trí lẫn tình cảm. Cảm giác hoặc không giúp gì chúng ta khi đánh tuột khỏi tầm quản chế của mình các hệ thống và các sự vật tự nhiên, hoặc đánh lừa chúng ta.

Biểu hiện rõ nhất: của loại ảo tưởng này là ở sự lý giải tự nhiên “theo con người” chứ không “theo tự nhiên”, áp đặt cho tự nhiên một khuynh hướng, một mục đích. Đó là căn bệnh chủ quan, duý ý chí trong nhận thức và hành động.

Tiếp theo: sự tham lam của người đời. Ham muốn nhiều, mà khả năng hạn chế, khiến cho những nhận định khái quát không tập hợp những dữ liệu cần thiết. “Lý trí con người thật tham lam”1.

Tiếp theo nữa: sự cả tin (người ta tin mà không giải thích vì sao tin). Sự nông cạn và viễn vông khiến nhiều “độc tài” phải trả giá.

Do đó, theo Bacon, cần gắn vào đôi cánh trí tuệ hai quả tạ, để nó tiếp cận với đất, với sự kiện.

Theo Bacon, loại ảo tưởng này có cơ sở từ chính hoạt động của con người, nên ổn định, là loại ảo tưởng khó loại trừ, nhưng có thể trung hòa, hạn chế bớt hiểm họa do nó gây ra.

2. Ảo tưởng cái hang (idola specus):

Theo Bacon, mỗi người có một “cái hang đặc thù của mình” làm “suy yếu và lệch lạc ánh sáng tự nhiên”2. Điều kiện và môi trường nảy sinh là những đặc tính tâm lý và sinh lý, tạo nên tính cách riêng của mỗi nguời, thành phần xuất thân và điều kiện giáo dục. . Nền giáo dục Trung cổ từng giam hãm con người trong “cái hang” chật chội của nó, nhưng không phải ai cũng nhận ra. Kết quả là nền giáo dục ấy tồn tại dai dẳng, gây nên tâm lý e ngại cái mới, thói quen chấp nhận lối tư duy mang tính giáo huấn một chiều. Điều đáng ngại nhất làmôi trường xúc cảm và ý chí mù quáng, tính bảo thủ và sự hèn nhát, thiếu bản lĩnh.

Bacon: viết “Trí tuệ con người không phải là ánh sáng đơn điệu, nó bị ý chí và dục vọng vây bọc, chính điều này nảy sinh ra trong khoa học sự tùy hứng. Con người thường tin vào cái mình thích … Dục vọng làm ô nhiễm và thui chột lý trí”3.

Cần khắc phục nó như thế nào? Bacon nêu ra ba hướng khắc phục kết hợp với nhau là: tiếp cận sự vật. , kinh nghiệm tập thể, đường lối giáop dục thích hợp, kích thích sáng tạo cá nhân.



3. Ảo tưởng công cộng, hay quảng trường (idola fori):

Loại ảo tưởng này sinh ra trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ. Người ta tưởng rằng trong giao tiếp lý trí của họ điều khiển từ ngữ của họ”4, nhưng thực ra ngược lại. Ảo tưởng công cộng có thể xem như biểu hiện của “tha hóa ý thức”, rất khó nhận biết, thâm nhập vào ý thức con người, xuyên tạc logic của phán quyết, lập luận. Tôi nói, vì người khác nói như thế, tôi xét đoán sự vật theo dư luận, tôi chấp nhận một chiều “chân lý sẵn có”, mà không tìm hiểu thấu đáo, nói khác đi, ở tôi thiếu tinh thần hoài nghi và phê phán; tôi đã đánh mất cái tôi, ý thức.

Thông qua hình Ảnh “ảo tưởng công cộng”, Bacon phê phán những hạn chế của thói quen ý thức, tính chất không hoàn thiện của tư duy đời thường, dư luận, và cả tệ sính chữ: tranh luận triền miên, vô bổ về ngôn từ.

Cách khắc phục tốt nhất là thường xuyên trau dồi tri thức, tăng cường tính độc lập trong suy nghĩ, tinh thần hoài nghi, phê phán khoa học.



4. Ảo tưởng sân khấu (idola theatri):

Loại ảo tưởng này sinh ra do lòng tin mù quáng vào uy quyền, nhất là vào các học thuyết và hệ thống triết học truyền thống, được dàn dựng theo kiểu “sân khấu triết học”. Trong số các “uy quyền truyền thống”, Bacon phê phán Aristoteles nặng nề nhất, vì: tư tưởng của nhà triết học Hy lạp này, nhất là tam đoạn luận, không còn phù hợp với nhu cầu phát triển tri thức, song lại được tuyên truyền ồn ào trong các trường học, tạo nên nền quân chủ trung sinh hoạt tinh thần trung cổ, để lại dấu ấn nặng nề trong ý thức của nhiều thế hệ các nhà khoa học, kể cả các nhà khoa học hiện tại. Suốt hàng ngàn năm người ta chỉ lặp đi lặp lại những chân lý cũ xưa, mà không tạo ra bất kỳ khám phá nào. Nguyên nhân trực tiếp của thực trạng khoa học dẫm chân tại chỗ là sự chế ngự của uy quyền tư tưởng.

Thuộc về ảo tưởng sân khấu còn có kẻ thù của triết học tự nhiên như mê tín, lòng nhiệt thành tôn giáo mù quáng, thiếu cân nhắc1.

Phê phán uy quyền và chủ nghĩa giáo điều, Bacon viết: “Chân lý là đứa con của thời gian, chứ không phải của uy quyền”2.

Để khắc phục ảo tưởng sân khấu nhà khoa học cần tự tin hơn trong nghiên cứu, xoá bỏ mặc cảm, chủ động tiếp thu cái mới, thay thế cho cái cũ. Bacon nhận thấy vấn đề vượt qua uy quyền không đơn giản, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tâm lý nữa.

Phê phán triết học kinh viện trung cổ và những sai lầm trong nhận thức làm nên phần “phủ định” của triết học Bacon.



Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%204
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Khoa2 -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%204 -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Hoc%20Ky%204 -> GIÁo hội phật giáo việt nam học viện phật giáo việt nam tại tp. Hcm

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương