BÀi nhập môN. I. Tính quy luật trong sự phát triển của tư TƯỞng triết họC


a. Khái lược cuộc đời và tác phẩm



tải về 2.53 Mb.
trang11/28
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.53 Mb.
#4838
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   28

a. Khái lược cuộc đời và tác phẩm


Bacon sinh ngày 22/01/1561 tại London, trong gia đình dòng dõi quý tộc, bố, Nicolas Bacon, là Quan giữ ấn (Lord Keeper of the Seal) của Nữ hoàng Elisabeth I. Năm 1573 (12 tuổi) Bacon được gởi đến Cambridge học. Lúc này Cambridge và Oxford là trung tâm tri thức lớn, đã thấy xuất hiện nhiều yếu tố thế tục, phi tôn giáo trong sinh hoạt học thuật, bên cạnh hệ thống giáo dục kinh viện xưa cũ. Sau ba năm, từ giã, mang theo thái độ thù địch với triết học Aristotle.

Mười sáu tuổi, Bacon được gia đình gởi sang Paris học, với ý định trở thành nhà hoạt động chính trị. Tại đây Bacon bắt đầu sự nghiệp hoạt động ngoại giao. Ong đi nhiều: qua các nước như Italia, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thụy Điển, Đan Mạch.

Tháng 02/1579, bố chết, Bacon về Anh. Là con thứ trong gia đình, ông chỉ nhận được gia sản thừa kế ít ỏi, Bacon tiếp tục chọn ngành học mà mình cho là mang tính thực tế, giúp cho con đường tiến thân, trong đó nổi lên ngành luật và triết. học Đó là thời kỳ để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí Bacon. Những năm sinh viên Bacon tiếp thu nhiều tri thức quý giá, nhưng cũng rút ra nhiều bài học cho bản thân, kể cả những bài học phản diện. Đối với Bacon thứ tri thức nào thực sự mang lại hiệu quả thiết thân cho con người mới là tri thức đích thực. Ngược lạ, thứ “tri thức để tri thức”, còn tri thức bác học trống rỗng, nặng về giải nghĩa thuật ngữ, chuẩn hoá ngôn từ mà thiếu nội dung thực tiễn, bị ông xem là nguyên nhân làm cho khoa học giẫm chân tại chỗ.

Năm 1586 Bacon trở thành luật sư tập sự, xây nhà mới, viết sách. Dòng dõi quý tộc là trợ thủ đắc lực cho sự thăng tiến về sự nghiệp của Bacon.

Năm 1593 Bacontrở thành dân biểu, sau đó đứng đầu nhóm nghị sĩ đối lập.

Năm1597, ông cho xuất bản tác phẩm tạo nên tiếng tăm cho mình, đó là “Những kinh nghiệm và những chỉ dẫn”

Năm 1605 Bacon công bố tác phẩm “Về ý nghĩa và thành công của tri thức, tri thức thánh thần và tri thức con người”.

Năm 1607 Bacon được giữ chức Cố vấn pháp luật (Office of Solicitor).

Sau đó hai năm,1609, Bacon ra mắt tập sách “Về sự thông thái của người xưa”.

Năm1612 Bacon trở thành Chưởng lý (Attorney General), chức vụ cao nhất trong hàng luật sư hoàng gia. Thời gian này Bacon cùng lúc viết sách, làm luật sư và đóng vai trò nghị sĩ.

Năm 1614 vua James I giải tán Quốc hội, điều hành đất nước trong bảy năm.

Năm 1616 Bacon được bầu làm thành viên của Hội đồng cơ mật.

Năm 1617 được phong chức Quan giữ ấn, năm 1618 trở thành Đại pháp quan (Lord Chancellor) và được phong Nam tước Verulam, là một nhà cai trị tốt bụng (nhà vua gọi như vậy).

Những năm Bacon đứng trên đỉnh cao quyền lực là những năm tồi tệ nhất của triều đại James, đêm trước cách mạng tư sản Anh. Trong bộ máy nhà nước tràn ngập nạn tham nhũng và hối lộ, khiến dân chúng bất bình.

Đầu năm 1621, Vua James triệu tập Quốc hội. Các đại biểu bày tỏ sự bất bình trước sự gia tăng độc quyền. Hạ viện được đề nghị thanh tra hoạt động chính phủ. Sau đó Bacon bị kết án tội nhận hối lộ. Những ngày này Bacon viết thư cho Jakov, bào chữa một cách thống thiết. . Các pháp quan ủng hộ việc kết án Bacon, và ông buộc phải ra hầu tòa. Ông không cần người bào chữa, và không tự bào chữa. Bản án khắc nghiệt, nhưng các nghị sĩ vẫn biết rằng nhà vua sẽ giảm án. Bacon nhận án phạt bốn mươi ngàn bảng Anh (£), bị giam, bị tước quyền tham gia vào các chức vụ của nhà nước, vào quốc hội, hoàng gia. Sau hai năm ông được tự do, rồi được xóa án phạt. Ông lại được phép có mặt trong hoàng gia, và có thể giữ lại chiếc ghế tại Quốc hội, nhưng từ chối. Quảng đời còn lại ông dành tâm huyết cho khoa học và đời sống gia đình.

Năm 1620 Bacon công bố tác phẩm triết học chủ yếu - “Công cụ mới”. Năm 1623 tác phẩm lớn: “Về phẩm giá và sự phát triển của khoa học” ngay lần ra mắt đầu tiên đã thu hút sự quan tâm của những người có đầu óc cải tổ khoa học.

Những năm đó Bacon viết “New Atlantis”, nhưng lại thường xuyên ốm đau, và sau một đợt cảm lạnh tiến triển thành viêm phế quản, Bacon qua đời vào ngày 09/04/1626.

Các công trình nghiên cứu của Bacon có thể phân thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bàn về sự phát triển của khoa học và nhận thức khoa học. Nhóm này bao gồm các tác phẩm gắn liền với dự án “Đại phục hồi khoa học”, một dự án lớn, nhưng chưa kịp kết thúc; chỉ có phần hai của dự án là tương đối hoàn chỉnh, bàn về phương pháp quy nạp, được xuất bản vào năm 1620 dưới tên gọi “Công cụ mới”. Nhóm thứ hai tập hợp các tác phẩm về các vấn đề xã hội, hoặc mang tính tổng thể, như “New Atlantis”, “Tiểu luận đạo đức, kinh tế và chính trị”, “Lịch sử Henrich VII”, “Các nguyên lý và cơ sở” v. v. .


b. Phân loại khoa học và đối tượng của triết học


.

Bacon hiểu từ “khoa học” theo nghĩa truyền thống, rất rộng (scientia), bao quát toàn bộ khả năng con người. Ông đưa các khả năng ấy vào ba nhóm - ký ức, tưởng tượng,; lý trí, và tương ứng với chúng là ba lĩnh vực: lịch sử, thơ ca, và triết học.

Khoa học lịch sử được chia thành lịch sử tự nhiên (historia naturalis). và lịch sử công dân (historia civilis). . Lịch sử tự nhiên mô tả các hiện tượng đa dạng của tự nhiên. Những lĩnh vực cấu thành:





Lịch sử công dân: mô tả các hiện tượng của đời sống xã hội. Những lĩnh vực cấu thành:








Thoâng tin thôøi gian


Bacon còn đưa vào “lịch sử” cả cái gọi là Bổ trợ lịch sử, gồm:

Thơ ca cũng được đưa vào lĩnh vực khoa học, vì nó thể hiện khả năng của con người - khả năng tưởng tượng (phantasia)

Thơ ca

Phần quan trọng nhất, được Bacon triển khai kỹ nhất, chi tiết nhất trong bảng phân loại là Triết học.

Ngoài những lưu ý đầu tiên, Bacon phân loại triết học ra:Thần học tự nhiên (học thuyết về thần), Triết học tự nhiên (học thuyết về tự nhiên), Triết học thứ nhất,, hay Đệ nhất triết học, mà trọng tâm là triết học con người (học thuyết về con người).

Như vậy đối tượng của triết học, theo Bacon, là: Thượng đế, tự nhiên, và con người.

:Học thuyết về thần, hay thần học tự nhiên, có: phần bổ sung là học thuyết về thiên thần và các thánh thần.

Bảng phân loại khoa học của Bacon đề cập đến mối quan hệ giữa thần học và triết học. Ở lằn ranh giữa hai thời đại, tại Anh, trong sinh hoạt tinh thần vẫn ngự trị quan niệm “hai chân lý”. Điều này cho thấy Bacon thể hiện một thái độ uyển chuyển cần thiết đối với thần học, vừa chỉ ra vai trò của thần học và tôn giáo trong đời sống xã hội, vừa nhấn mạnh vị thế danh dự củà khoa học với tính cách là phương tiện giúp con người vươn lên làm chủ tự nhiên, qua đó làm chủ chính bản thân mình. .

Với tính cách là nhà chính trị giàu kinh nghiệm, Bacon không thể không tính đến vai trò của thần học, do đó ông chủ trương dung hòa khoa học và thần học, với chủ trương “hai chân lý”, một quan niệm được Occam (1285-1349) và một số nhà duy danh thế kỷ 14 trình bày, và xa hơn một chút là Averroes (Ibn Rushd, 1126-1198)1, Avicenna (Ibn Sina, 908-1037)2.

Theo Bacon “thần học mặc khải”, hay “thần học thiêng liêng” thể hiện “ý chí Thượng đế”. Thậm chí ông còn tuyên bố rằng thần học mặc khải là điểm hoàn thiện của tri thức, là bến cảng mà từ đó tỏa đi những sung tư của con người.

Bacon thừa nhận uy quyền nhất định của tôn giáo, xem nó như hình thức cần thiết bảo đảm ổn định xã hội. Thậm chí ý tưởng về một xã hội mà mọi người dân đều theo Cơ đốc giáo đã được nêu ra trong “New Atlantis”; thiết chế khoa học lớn nhất của quốc gia Bensalem gọi là Nhà Solomon, hay Hội đồng sáu ngày sáng thế.

Bacon thường xuyên tham dự vào những nghi lễ tôn giáo. Cũng như Dante, dù không có thiện cảm với “dị giáo”, Bacon vẫn dành sự kính trọng cho những người “chưa biết đến niềm tin vàoThiên chúa”, nhưng đã đóng góp tích cực vào nền văn hoá chung của nhân loại, nhất là những người Hy Lạp, từ Thales đến Democritos, từ Socrates đến các nhà khắc kỷ.

Như vậy, thông qua lý luận “hai chân lý”, Bacon chú trọng đến khả năng cùng tồn tại giữa tôn giáo và khoa học. Đương nhiên, hòa lẫn tôn giáo và khoa học đều có hại, cả cho tôn giáo lẫn khoa học, nhưng dung hòa thì được.

Với tính cách là nhà triết học chủ trương cách tân, mong muốn giúp con người vươn lên làm chủ bản thân, khám phá tự nhiên, Bacon quan tâm đến việc bảo vệ khoa học và các nhà bác học khỏi sự truy bức tôn giáo, khẳng định quyền tự chủ của con người.

Bacon phân biệt thần học mặc khải (quan niệm về tính chất không thể nhận thức được Thượng đế) và thần học tự nhiên, là thứ thần học cố gắng làm rõ khái niệm Thượng đế, thậm chí nhân đó đưa vào thần học cả một số đặc trưng của tự nhiên. Trong trường hợp này Bacon tiếp cận với Thomas Aquinas (St. Thomas). Trong tác phẩm “Về phẩm giá và sự phát triển của khoa học” Bacon gọi thần học tự nhiên là “triết học thần thánh”.

Cần nói thêm rằng học thuyết “hai chân lý” đem đến cho Bacon phương tiện loại trừ thần học ra khỏi hệ thống tri thức. Chẳng hạn, chớ nên “xét đoán về những phép bí hiểm của đức tin” và tò mò muốn biết “bằng cách nào phép bí hiểm này được thực hiện”3. Các nhà thần học, trong khi toan tính thực hiện điều này bằng sinh lực “yếu ớt” của trí tuệ con người, đã “hàm lẫn một cách dối trá thần thánh và con người”4.

Ở một chỗ khác, ông viết rằng thần học đem đến hiểm họa, cái độc hại, làm nảy sinh nhiều bất hòa, nó lầm lẫn, đánh trệch hướng trí tuệ và sức mạnh con người ra khỏi khoa học tự nhiên5.

Sự phân chia tiếp theo liên quan đến học thuyết về tự nhiên, hay triết học tự nhiên.

Bacon hiểu siêu hình học như thế nào ? Trong triết học hậu cổ đại và trung cổ, một số lớn các nhà triết học xem siêu hình học như hạt nhân lý luận tư biện của triết học, không ít trường hợp đồng nhất với chính triết học. Bacon thì cụ thể hóa siêu hình học, hơn nữa lại gắn kết nó với vật lý học, và thực hiện chức năng nhận thức tự nhiên hiện thực.

Ở Aristoteles siêu hình học là triết học thứ nhất. Bacon dù có xem xét lại siêu hình học, nhưng vẫn giữ khái niệm triết học thứ nhất,hay “khoa học phổ quát” (scientia universalis), gọi nó là “mẹ đẻ chung của tất cả các khoa học”1.

Với tính cách đó, nó đi trước tất cả các bộ phận triết học đi trước học thuyết về Thượng đế, về tự nhiên, và về con người. Bacon chia triết học tự nhiên ra thành triết học lý thuyết (siêu hình học, vật lý học) và triết học thực hành (cơ học, ma thuật). Toán học được Bacon xem như “bổ sung lớn cho triết học tự nhiên lý thuyết và triết học tự nhiên thực hành”. Nhờ sử dụng “kinh nghiệm mang ánh sáng” như phương tiện của mình mà triết học lý thuyết đạt được nhiều thành quả trong việc làm sáng tỏ nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên. Nhờ sử dụng “kinh nghiệm mang thành quả” như phương tiện của mình mà triết học thực hành cụ thể hoá các khám phá của triết học lý thuyết, phục vụ lợi ích của con người. Triết học thực hành không tuyệt đối hoá khía cạnh ứng dụng; nó còn đặt ra nhiệm vụ xác lập một cách trực tiếp những sự vật “nhân tạo”, nghĩa là những gì không có trong thiên nhiên hoang dã.



Học thuyết về con người:

Triết học về con người chiếm vị trí quan trọng trong bảng phân loại khoa học của Bacon.

Vòng ngoài cùng: học thuyết về con người triển khai thành học thuyết về bản tính tự nhiên và trạng thái của con người, gồm học thuyết về nhân cách (cá nhân) người (điểm mạnh, điểm yếu), học thuyết về mối liên hệ giữa linh hồn và cơ thể.

Vòng thứ hai: triết học con người triển khai thành học thuyết về cơ thể, gồm y học, nghệ thuật trang điểm (cosmetica) môn điền kinh, nghệ thuật thưởng thức, hưởng thụ.

Vòng thứ ba: triết học về linh hồn triển khai thành học thuyết về linh hồn cảm thụ thần thánh, học thuyết về linh hồn cảm giác, học thuyết về thực thể và các năng lực của linh hồn, bổ sung cho học thuyết về các năng lực của linh hồn.

Vòng thứ tư: học thuyết về cách sử dụng và các khách thể của các năng lực linh hồn, gồm khoa học công dân (lại gồm nhiều bộ phận cụ thể), đạo đức học (chú trọng phúc lợi), logic học (gồm nhiều bộ phận, như nghệ thuật khám phá, nghệ thuật phán đoán, nghệ thuật ghi nhớ, nghệ thuật truyền đạt…; rồi thậm chí có cái gọi là “bổ sung cho nghệ thuật truyền đạt”, gồm môn phê bình, môn sư phạm).



Những gì cần rút ra từ học thuyết về con người? Con người với tính cách là cá thể, là đối tượng của nhân học (nhân loại học, nhân chủng học, philosophia humana), còn với tính cách thành viên xã hội, là đối tượng của triết học công dân (philosophia civilis) hay chính trị. Nhân loại học tìm hiểu cơ thể và linh hồn con người, những yếu tố tác động đến tính cách và lối sống của con người. Phần cuối cùng được Bacon chú ý đặt biệt - đó là tâm lý học và logic học, khoa học về tư duy, khám phá chân lý.

Logic học Aristoteles đã kinh viện hóa không kích thích khám phá mà chỉ chứng minh cái sẵn có. Giờ đây trước mắt triết học là một nhiệm vụ rất nặng nề - khám phá những chân lý mà trước đó chưa hề biết đến, nhất là những chân lý giúp khẳng định quyền lực của mình trước tự nhiên.

Vấn đề mà Bacon suy nghĩ là tìm kiếm một phương pháp nhận thức các chân lý khách quan, hữu dụng. Vấn đề này được trình bày trong “Công cụ mới” (Novum Organum).


Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%204
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Khoa2 -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%204 -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Hoc%20Ky%204 -> GIÁo hội phật giáo việt nam học viện phật giáo việt nam tại tp. Hcm

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương