TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh


Điều kiện TN- KTXH huyện Bắc Quang



tải về 0.84 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.84 Mb.
#1443
1   2   3   4   5   6   7   8

1.2. Điều kiện TN- KTXH huyện Bắc Quang

1.2.1. Điều kiện tự nhiên


  1. Vị trí địa lý

Bắc Quang là huyện miền núi thấp, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 1040 43 đến 1050 07kinh độ Đông và từ 220 10đến 220 36 vĩ độ Bắc. Trung tâm huyện là thị trấn Việt Quang, cách thành phố Hà Giang khoảng 60km. Huyện có địa giới hành chính được thể hiện tại hình 1.2.

- Phía Bắc giáp huyện Vị Xuyên.

- Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.

- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Quang Bình và huyện Hoàng Su Phì.



Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Bắc Quang

Hình 1.6. Địa giới hành chính huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Bắc Quang là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Hà Giang, tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch nằm trong trục trung chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đây chính là một trong các tiềm lực phát triển to lớn, cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.





  1. Địa hình, địa mạo

Huyện Bắc Quang có địa hình tương đối phức tạp, toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình chính như sau:

- Địa hình núi cao trung bình: Tập chung nhiều ở các xã Tân Lập, Liên Hiệp, Đức Xuân với độ cao từ 700 – 1500m. Phần lớn địa hình này có độ dốc trên 250, thành phần đá chủ yếu là đá granit, đá vôi và phiến thạch mica. Địa hình chia cắt mạnh tạo ra các tiểu vùng với các điều kiện khí hậu khác nhau, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa canh.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao thay đổi từ 100 – 700m, phân bố ở tất cả các xã, kể cả các xã vùng cao như xã Tân Lập. Địa hình chủ yếu ở dạng đồi bát úp hoặc lượn sóng thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

- Địa hình thung lũng: Gồm các loại đất bằng thoải hoặc lượn sóng ven sông Lô, sông Con, sông Sảo và sông Bạc. Các loại đất trên địa hình này được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ (phù sa và dốc tụ). Do địa hình khá bằng phẳng, có điều kiện giữ nước và tưới nước nên hầu hết các đất đã được khai thác trồng lúa, các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Với điều kiện địa hình phân hóa tương đối phức tạp, huyện Bắc Quang cần chú trọng những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội đặc trưng theo từng vùng trên địa bàn huyện.


  1. Khí hậu

Bắc Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nhưng do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè, gió mùa Đông Bắc trong mùa đông kém hơn các nơi khác thuộc vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Một số đặc điểm chính về khí hậu, thời tiết của huyện như sau:

Nhiệt độ bình quân hàng năm của huyện là 22,5 0C. Nền nhiệt độ phân hóa theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20 0C (từ tháng Mười hai đến tháng Tư năm sau). Tổng tích ôn đạt trên 8.200 0C.

Bắc Quang là một trong những khu vực có lượng mưa cao nhất ở nước ta. Lượng mưa bình quân hàng năm là 4.665mm, nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI hàng năm, chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập chung vào các tháng VII, VIII, IX nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng.

Lượng bốc hơi nước bình quân của huyện bằng 63,8% lượng mưa trung bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau lượng bốc hơi nước hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây ra khô hạn cho vụ đông xuân.

Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 87%, tuy nhiên trong mùa khô độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%.

Sương muối và mưa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.


1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội


  1. Hiện trạng phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2006 – 2012 kinh tế của huyện phát triển với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân 11,56 % năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ sản xuất nông_lâm nghiệp sang phát triển thương mại – dịch vụ. Sản xuất nông_lâm nghiệp vẫn là lĩnh vực chính và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện Bắc Quang.

  1. Hiện trạng phát triển xã hội

  • Dân số:

Theo báo cáo của phòng thống kê huyện Bắc Quang, cho đến cuối năm 2011 đầu năm 2012 dân số của huyện có 105.828 người với tổng số hộ là 21.710 hộ, tuy nhiên mật độ dân số phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện; Toàn huyện Bắc Quang có khoảng 19 dân tộc sinh sống, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng; các dân tộc khác có khoảng 3.890 người, chiếm 3,68 % dân số toàn huyện.

Dân số của huyện tập chung nhiều nhất ở thị trấn Việt Quang (11.459 người) và các xã Hùng An (9.220 người), Quang Minh (8.886 người). Tốc độ tăng dân số tự nhiên của Bắc Quang năm 2012 là 1,45 %, giảm 0,05 % so với năm 2011. Năm 2012 dân số nông thôn của huyện có 89.312 người, chiếm 84,39 % dân số toàn huyện, cư trú ở 207 thôn, xóm và các điểm dân cư. Tỷ lệ phát triển dân số hàng năm duy trì ở mức độ ổn định 1,35 %. Tỷ lệ dân cư nông thôn cao, dân trí của người dân còn thấp, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.



  • Lao động và việc làm

Lao động trong độ tuổi của huyện năm 2010 là 46.758 người, chiếm 44,18 % tổng dân số và khoảng 15 % tổng số lao động toàn tỉnh, trong đó lao động hoạt động trong ngành kinh tế nông lâm nghiệp là 43.485 người, chiếm 93 % tổng số lao động.

  • Giao thông:

Hiện trạng một số tuyến giao thông chính của huyện như sau:

Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch, chạy dọc theo hướng Bắc – Nam từ Tân Thành đến Vĩnh Tuy, đoạn đi qua huyện dài khoảng 45 km. Đường mới được nâng cấp, chất lượng vẫn còn tốt.

Quốc lộ 279 là tuyến đường trục nối từ Tây sang Đông, chạy qua các xã Liên Hiệp, Bằng Hành, Kim Ngọc, Quang Minh, Việt Vinh thị trấn Việt Quang và sang huyện Quang Bình. Tuyến đường này đã được nâng cấp giải nhựa.

Ngoài giao thông đường bộ, huyện còn có thể khai thác giao thông đường thủy trên các sông như sông Lô, sông Con bằng phương tiện vận tải thủy loại vừa và nhỏ,...



  • Thủy lợi:

Toàn huyện có gần 300 công trình trung và tiểu thủy nông đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, ngoài ra còn có một số công trình tạm. Các công trình do xây dựng đã lâu nên bị hư hại nhiều, năng lực tưới thấp so với thiết kế. Trong giai đoạn từ 206 – 2010 huyện đã đầu tư xây dựng một số công trình thủy nông và cụm thủy nông phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, trong đó có 32 đập đá xây, 6 đập đất, 1,9 km kênh đất và 47,97 km kênh kiên cố.

  • Giáo dục - Đào tạo:

Đến nay huyện đã có 74 trường học các cấp và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Các loại hình đào tạo đa dạng và phong phú hơn bao gồm: quốc lập, dân lập, bán công, dân tộc nội trú,... với 32.626 học sinh ở tất cả các cấp học. Việc đầu tư cơ sở vật chất trường học được tập chung chỉ đạo ở tát cả các xã, thị trấn. Tình trạng lớp học 3 ca đã được xóa bỏ.

  • Y tế:

Đội ngũ cán bộ y tế được tằng cường cả về số lượng và chất lượng; toàn huyện đạt 2,38 bác sỹ/vạn dân tăng 0,53 bác sỹ/vạn dân so với năm 2006; 65 % trạm y tế có bác sỹ. Trung tâm y tế huyện tiếp tục được đầu tư nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Công tác dân số, gia đình và trẻ em đạt kết quả tích cực, tỷ lệ phát triển dân số hàng năm duy trì ở mức độ ổn định 1,35 %.

  • Văn hóa – Thông tin:

Năm 2010, có 60 % số làng, thôn, bản, khu phố được công nhận làng văn hóa, 78 % hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Đã khánh thành và đưa vào sử dụng 2 trạm phát lại truyền hình ở 2 xã Tân Lập và Đức Xuân, đưa tỷ lệ phủ sóng truyền hình trên địa bàn huyện lên 95 %.

  • Định hướng quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Quang đến năm 2015 và đinh hướng đến năm 2020

Theo nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV họp từ ngày 02/10/2010 đến ngày 05/10/2010, 19 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện Bắc Quang đã được đại hội nhất trí thông qua. Bao gồm:

Giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ tăng bình quân 14,6%. Trong đó: các ngành dịch vụ tăng 17,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,5%; nông - lâm nghiệp tăng 5,5%.

Cơ cấu kinh tế: dịch vụ chiếm 39,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 34,1%; nông - lâm nghiệp chiếm 26,4%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng trở lên; trồng rừng: Độ che phủ rừng đạt 60%;

Giáo dục đào tạo: Trẻ 0-2 tuổi đi nhà trẻ đạt 50%; Trẻ 3-5 tuổi đi mẫu giáo đạt 98%; Trẻ 6-14 tuổi đến trường đạt trên 98%; Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,24%;

Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá trên 60%; thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hoá 70%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%; giải quyết việc làm cho 15.000 người; Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 5%; Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 92%; Tỷ lệ phủ sóng phát thanh 98%; tỷ lệ phủ sóng truyền hình 92%; Đến năm 2015, có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; quy tụ trên 300 hộ dân sống rải rác trên các triền núi cao và vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét về sống tập trung tại các thôn, bản; Đến năm 2015, 100% số hộ thành thị và 70% số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh;

Để thực hiện được 19 chỉ tiêu đã đề ra, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đã chỉ rõ các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu mà các cấp, ngành tại địa phương cần phải thực hiện nghiêm túc bao gồm:



  • Tạo bước phát triển mạnh, tích cực trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

  • Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phát triển mạnh, đồng bộ và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.

  • Phấn đấu tăng trưởng nhóm ngành dịch vụ bình quân năm đạt 17,5%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bán lẻ đạt 800 tỷ đồng; tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng tăng bình quân trên 20%/năm.

  • Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, xuất - nhập khẩu tại Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, các chợ cửa khẩu và các cửa khẩu có điều kiện; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ đầu mối, chợ nông thôn, các khách sạn, nhà hàng, siêu thị.

  • Khuyến khích và tạo đột phá trong hoạt động du lịch. Xây dựng và phát triển các tua, tuyến, điểm, khu du lịch đã được quy hoạch, xây dựng thương hiệu, điểm nhấn trong hoạt động du lịch, các làng văn hoá dân tộc, sản phẩm văn hoá dân tộc đặc trưng.

  • Phấn đấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân năm đạt trên 18%, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015.

  • Phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh và chế biến; phấn đấu tốc độ tăng đàn trâu, bò đạt 6%/năm; đàn dê 10%/năm; đàn lợn 8%/năm.

  • Mở rộng diện tích cây đậu tương lên 5.000 ha, lạc 2.000 ha, trồng cỏ 6.000 ha vv... Tập trung trồng trên 9.000 ha rừng sản xuất tạo thành vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến. Thực hiện có hiệu quả dự án bảo vệ và phát triển rừng ở 06 huyện vùng cao; nghiên cứu trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn ở các huyện phía Bắc bằng các loại cây bản địa đa mục đích. Bảo vệ và quản lý nghiêm ngặt các khu vực rừng đầu nguồn nước.

  • Ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, giải quyết cơ bản nước sinh hoạt cho các huyện vùng cao núi đá. Quy tụ số hộ sống rải rác và trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét đến các khu vực ổn định hơn.

  • Lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các dự án theo Nghị quyết 30 của Chính phủ, các chương trình, dự án phát triển vùng dân tộc thiểu số, nông thôn miền núi và xây dựng nông thôn mới... Phấn đấu 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, xây dựng thêm nhiều hồ chứa nước ở 04 xã vùng cao và vùng có nguy cơ hạn hán.

1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên


  1. Tài nguyên nước

Nguồn n­ước mặt của huyện chủ yếu đư­ợc cung cấp bởi hệ thống sông Lô, sông Con, sông Sảo, sông Bạc và nhiều hệ thống các suối nhỏ nằm ở các khe núi, ao, hồ khác. Do nằm trên địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn nên việc khai thác và sử dụng nguồn n­ước mặt cũng có nhiều hạn chế.

Nhìn chung, tài nguyên n­ước của huyện khá dồi dào như­ng do địa hình dốc nên việc khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất khó khăn nh­ưng khá thuận lợi cho đầu t­ư khai thác thủy điện.



  1. Tài nguyên đất

Đất đai của Bắc Quang được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó có thể chia đất của huyện thành 5 nhóm đất chính sau:

  • Nhóm đất phù sa (Fluvisols): có diện tích chiếm khoảng 4% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở hầu hết các xã dọc theo các sông suối. Lượng lân và kali tổng số trung bình nhưng dễ tiêu ở mức nghèo; thành phần cơ giới biến động phức tạp, thay đổi từ nhẹ đến trung bình và nặng. Đây là nhóm đất thích hợp với các cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là các loại cây lương thực.

  • Nhóm đất Gley (Gleysols): có diện tích chiếm khoảng 2,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực các xã có địa hình thấp trũng, khó thoát nước. Đất có phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động phức tạp, chủ yếu là trung bình và nặng. Nhóm đất này chủ yếu là trồng lúa nước, đất thường chặt, bí, quá trình khử mạnh hơn quá trình oxy hoá.

  • Nhóm đất than bùn (Histosols): Nhóm đất này có diện tích không đáng kể (36 ha), tập trung ở xã Vô Điếm. Đất có phản ứng chua vừa, hàm lượng mùn, đạm và lân tổng số rất cao. Nhóm đất này ít có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp.

  • Nhóm đất xám (Acrisols): Nhóm đất này có diện tích khá lớn, chiếm đến 90,8% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện. Đất có phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến nặng. Vùng đất có địa hình thấp thích hợp với các cây ngắn ngày, cây hoa màu; vùng địa hình cao phù hợp trồng cây lâu năm.

  • Nhóm đất đỏ (Ferralsols): Chiếm 0,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Liên Hiệp. Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng của đất chua hoặc ít chua; hàm lượng mùn và đạm tổng số từ khá đến giàu. Đất đỏ nhìn chung có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày.

Nhìn chung tài nguyên đất tại huyện Bắc Quang tương đối phù hợp đề phát triển ngành nông_lâm nghiệp, nhóm đất ít có khả năng sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ.

  1. Tài nguyên rừng

Là một huyện có tài nguyên rừng và thảm thực vật khá phong phú, đa dạng chủng loại cây được phân bố đều trên địa bàn 23 xã, thị trấn, hiện nay còn tồn tại một số loài cây quý hiếm nằm trong sách đỏ như: Pơ mu, Ngọc am...

Bắc Quang có tài nguyên rừng rất lớn, nếu tính cả diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì huyện có khoảng 79.600 ha, chiếm 72,5% diện tích tự nhiên. Diện tích rừng hiện có của huyện là 79.104,93 ha, trong đó rừng sản xuất chiếm 52,48% tổng diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng trồng nguyên liệu giấy.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương