TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG



tải về 0.84 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.84 Mb.
#1443
1   2   3   4   5   6   7   8

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG

1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu

1.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu


  1. Định nghĩa:

Trái Đất của chúng ta đang nóng dần lên do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do nồng độ các khí tự nhiên có trong bầu khí quyển và các khí do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người thải vào khí quyển đang có xu hướng tăng lên.

Khác với xu thế biến đổi tự nhiên của hệ thống khí hậu và thời tiết trên Trái Đất, hiện tượng nóng lên của Trái Đất do hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người gây ra thay đổi các thành phần trong khí quyển toàn cầu được gọi là BĐKH

Biến đổi khí hậu (BĐKH) được định nghĩa là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và hoặc giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển. Bao gồm cả khai thác trong sử dụng đất [6].


  1. Khái quát tình hình, xu thế, diễn biến của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam

BĐKH có hai nguyên nhân chính: do quá trình tự nhiên và do con người.

Nguyên nhân tự nhiên bao gồm sự biến động của cường độ bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất, sự thay đổi góc nghiêng của trục trái đất, sự biến động của các quá trình nội sinh như núi lửa phun trào, sự dịch chuyển của các lục địa…

Tuy nhiên phần lớn các nhà khoa học đều khẳng định rằng, hoạt động của con người đã và đang làm BĐKH toàn cầu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), do con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu xuất phát từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào Khí quyển ngày càng nhiều các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, CH4, N2O, CFCs, HCFCs. Sự tăng nồng độ các khí nhà kính trong Khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính.

Vai trò của khí nhà kính đối với BĐKH và những đặc trưng của chúng chỉ có ý nghĩa khi xét trên qui mô toàn cầu. Vì vậy, những kết quả đo đạc thường là những đặc trưng mang tính toàn cầu. Các kết quả đo đạc được cho thấy nhiều loại khí nhà kính chiếm tỷ lệ thấp có xu thế tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Những nghiên cứu chỉ rõ, có mối liên quan giữa sự tăng lên của nhiệt độ bề mặt trái đất với sự tăng lên nồng độ của một số loại khí nhà kính trong Khí quyển như CO2 và CH4.

Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong Khí quyển được xác định từ các lõi băng được khoan từ Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và gian băng (khoảng 18 nghìn năm trước), hàm lượng khí CO2 trong Khí quyển chỉ khoảng 180-200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số 300ppm, và đạt 385ppm vào năm 2008 (vượt qua mức an toàn là 350ppm) nghĩa là tăng khoảng 38% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong 650.000 năm qua. Ngày 9/5/2013, nồng độ CO2 ngưng đọng trong bầu khí quyển Trái đất đã đạt mức kỷ lục - 400 phần triệu (ppm). Mỗi năm con người thải vào Khí quyển 30 tỷ tấn CO2 do đốt năng lượng hóa thạch, trong đó việc đốt, phá rừng và sản xuất nông nghiệp đóng khoảng 3 đến 10 tỷ tấn.

Hàm lượng các khí nhà kính khác nhau như: Khí metan (CH4), oxit nito (N2O) cũng tăng lần lượt từ 715 ppb (phần tỷ) và 270 ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774 ppb (151%) và 319 ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro cacbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ozôn bình lưu, chỉ mới có trong Khí quyển do con người sản xuất kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.

Theo số liệu IPCC cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng vv… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành hóa chất (CFCs, HCFCs) khoảng 24%, còn lại (3%) là các hoạt động khác [11].


  1. Xu thế, diễn biến của biến đổi khí hậu trên Thế giới

Theo số liệu quan trắc khí hậu ở các nước cho thấy, Trái Đất đang nóng lên với sự gia tăng của nhiệt độ bình quân toàn cầu và nhiệt độ nước biển; băng và tuyết đã và đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc Cực và Nam Cực thu hẹp đáng kể, dẫn đến mực nước biển dâng cao.

Theo kết quả nghiên cứu của IPCC năm 2010, đến cuối thế kỷ XXI hàm lượng CO2 trong khí quyển vào năm 2100 có khả năng đạt 540 – 970 ppm.





Nguồn: Kịch bản SRES của IPCC-2010

Hình 1.1. Các kịch bản về sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển đến năm 2100

Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, nhệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển tăng trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong 25 năm gần đây.[8].

Trong thế kỷ 20, trên khắp các châu lục và đại dương, nhiệt độ có xu thể tăng rõ rệt. Độ lệch chuẩn của nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,240C, sai khác lớn nhất giữa hai năm liên tiếp là 0,290C (giữa năm 1976 và năm 1977), sự gia tăng nhiệt độ thế kỷ 20 là 0,750C, nhanh hơn bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử kể từ thế kỷ 11 đến nay [6].

Vào 5 thập kỷ gần đây 1956 – 2005, nhiệt độ tăng 0,640C ± 0,130C, gấp đôi mức tăng trung bình thế kỷ 20. Rõ ràng xu thế biến đổi nhiệt độ ngày càng rõ ràng và nhanh hơn.

Giai đoạn 1995 – 2006 có 11 năm (trừ 1996) được xếp vào danh sách 12 năm nhiệt độ cao nhất trong lịch sử quan trắc. [6].



Nguồn: Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

Hình 1.2. Nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 1860 đến năm 2000

Kết quả phân tích cho thấy, nói chung trong phạm vi 300 - 850 vĩ Bắc, mưa trên đất liền tăng trong thế kỷ 20, nhưng trong phạm vi 100 vĩ Nam đến 300 vĩ Bắc thì mưa giảm đáng kể trong 40 năm qua. Trong phạm vi 100 - 30° vĩ Bắc, có dấu hiệu mưa tăng trong thời gian từ năm 1900 đến năm 1950, nhưng giảm từ khoảng sau năm 1970 [7]. Những trận mưa lớn sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Cường độ những trận mưa cũng sẽ tăng lên, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và vĩ độ cao, nơi lượng mưa bình quân tăng; nhưng có xu thế khô hạn ở các khu vực giữa các lục địa, dẫn đến nguy cơ hạn hán ở các khu vực này tăng lên. Trên phần lớn các khu vực nhiệt đới và vĩ độ cao, mưa dài ngày sẽ tăng nhiều hơn so với mưa có số ngày trung bình. [2].



  1. Xu thế, diễn biến của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 – 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El Nino, La Nina cùng lúc tác động mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu đã làm cho những thiên tai đặc biệt như bão, lũ và hạn hán ngày càng trở nên khốc liệt được thể hiện tại bảng 1.1 [2].

Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam



Vùng khí hậu

Nhiệt độ (oC)

Lượng mưa (%)

Tháng I

Tháng VII

Năm

Thời kỳ XI-IV

Thời kỳ V-X

Năm

Tây Bắc Bộ

1,4

0,5

0,5

6

-6

-2

Đông Bắc Bộ

1,5

0,3

0,6

0

-9

-7

Đồng bằng Bắc Bộ

1,4

0,5

0,6

0

-13

-11

Bắc Trung Bộ

1,3

0,5

0,5

4

-5

-3

Nam Trung Bộ

0,6

0,5

0,3

20

20

20

Tây Nguyên

0,9

0,4

0,6

19

9

11

Nam Bộ

0,8

0,4

0,6

27

6

9

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, (VNCC10)

Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo. Vào mùa đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,5 0C/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng 1 tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 - 0,9 0C/50 năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã tăng lên 1,2 0C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng 7 tăng khoảng 0,3 - 0,5 0C/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 - 0,6 0C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3 0C/50 năm [7].



Hạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với mức độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí hậu. Hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ.

  1. Xu thế, diễn biến của biến đổi khí hậu tại Hà Giang

Theo số liệu quan trắc trong vòng 20 năm qua tại Hà Giang cho thấy cả nhiệt độ và lượng mưa đều có biến đổi phức tạp. Nhiệt độ và tổng lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng. Dưới đây là diễn biến và xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm giai đoạn 1990 - 2010 tại một số trạm khí tượng tỉnh Hà Giang.


    • Diễn biến của nhiệt độ tại tỉnh Hà Giang.








Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang

Hình 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII tại trạm Hà Giang
từ năm 1991 đến năm 2010




Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang

Hình1.4. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010



    • Diễn biến lượng mưa tại tỉnh Hà Giang từ năm 1991-2010










Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang

Hình 1.5. Biến động lượng mưa tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010

Xu thế, diễn biến của các yếu tố khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng phức tạp. Dự báo trong thời gian tới BĐKH còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng và tác động đến tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội. Các nước đang phát triển như Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, không chỉ vùng ven biển mà cả các tỉnh miền núi cũng chịu ảnh hưởng như tỉnh Hà Giang.

1.1.2. Tác động của BĐKH


  1. Trên Thế giới

Tác động của BĐKH là tác động mang tính chất toàn cầu, với diện tác động lớn, quy mô rộng, có tầm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong thời kỳ 1901 – 2005, xu thế biến đổi của lượng mưa rất khác nhau giữa các khu vực và giữa các tiểu khu trên từng khu vực. Ở Bắc Mỹ, mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Canada nhưng lại giảm đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán đảo Bafa với tốc độ giảm chừng 2% mỗi thập kỷ gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây.

Mặc dù Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu ra đời đã được 20 năm, Nghị định thư Kyoto có hiệu lực đã được 7 năm, nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, mục tiêu giảm 5,2% so với mức phát thải năm 1990 trong giai đoạn 2008-2012 không những không đạt được mà theo đánh giá sơ bộ của Cơ quan năng lượng quốc tế (IAEA) công bố tháng 5/2012, phát thải khí nhà kính đã đạt mức cao kỷ lục lên đến 31,6 tỉ tấn trong năm 2011, gấp gần 1,5 lần so với năm 1990, tăng 3,2% so với năm 2010. Điều đó có nghĩa là biến đổi khí hậu sẽ diễn ra mạnh hơn so với các cảnh báo trước đây.

Từ năm 1970 đến nay có thể do tác động của biến đổi về nhiệt độ toàn cầu đã gây nên một số biến đổi như sau:

Gia tăng và mở rộng các hồ băng, gia tăng phần đất nền trên các khu vực băng vĩnh cửu và tuyết lở ở các vùng núi bên cạnh đó các sông, hồ nóng lên do đó thay đổi cơ chế nhiệt và chất lượng nước. Nồng độ CO2 trong Khí quyển tăng lên dẫn đến độ axit hóa của đại dương tăng lên, độ pH trung bình của nước biển gần giảm đi 0,1% đơn vị kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.

Việc tăng nền nhiệt độ đã ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nông – lâm nghiệp ở các vĩ độ cao và các vấn đề chăm sóc y tế ở tất cả các châu lục.


  1. Tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên Thế giới chịu tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh).

Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đặc biệt là một phần đáng kể ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng đất thấp đồng bằng ven biển bị ngập mặn do nước biển dâng, tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Gia tăng hiện tượng khô hạn, thiếu nước ở các tỉnh miền núi, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều với phạm vi và mức độ tác động mạnh mẽ.

Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Chỉ tính trong 15 năm trở lại đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, làm chết và mất tích hơn 10.711 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm.

Theo các kịch bản biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng khoảng 2-30C, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa tăng trong khi lượng mưa mùa khô lại giảm. Tác động của BĐKH đến nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước [2].



  1. Tại Hà Giang

Cũng như trên các địa bàn khác của vùng Tây Bắc, tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Bắc Quang nói riêng đã chịu những ảnh hưởng chung do biến đổi khí hậu gây ra.

Theo các số liệu thống kê trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang cho thấy trong những năm gần đây các hiện tượng thời tiết bất thường đang gia tăng về số lượng cũng như mức độ ảnh hưởng.

Với sự thay đổi bất thường của các yếu tố khí hậu dịch bệnh, thiên tai xảy ra nhiều hơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương