TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh


Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu



tải về 0.84 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.84 Mb.
#1443
1   2   3   4   5   6   7   8

3.4. Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu


Thích ứng với biến đổi khí hậu là một chiến lược cần thiết ở tất cả các quy mô, nỗ lực giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Thích ứng với biến đổi khí hậu có khả năng tiềm tàng trong việc làm giảm những tác động bất lợi và làm tăng những tác động có lợi của biến đổi khí hậu. Trên thực tế không thể ngăn chặn mọi ảnh hưởng xấu do biến đổi khí hậu gây nên tuy nhiên có thể phối hợp tổng thể các biện pháp để thích ứng, giảm nhẹ các ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong xu hướng biến đổi chung của khí hậu hiện nay.

3.4.1. Các giải pháp chung


Trên cơ sở các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu chung của tỉnh Hà Giang, huyện Bắc Quang cần có định hướng linh hoạt và thực hiện những biện pháp ứng phó phù hợp nhất với đặc điểm và điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương.

  1. Các biện pháp của đơn vị quản lý

Thực hiện quyết định 883/QĐ-UBND ngày 6 tháng 4 năm 2007 về phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Giang đến năm 2020.

  • Quy hoạch mạng lưới đô thị: Đô thị cấp tỉnh, hệ thống đô thị chuyên ngành; hệ thống đô thị cấp huyện; các thị trấn trung tâm huyện lỵ; các thị trấn biên giới; các thị tứ.

  • Lồng ghép mục tiêu ứng phó với BĐKH với mục tiêu phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo.

Các cơ quan quản lý cần có các biện pháp để đưa mục tiêu ứng phó với BĐKH vào trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Các chương trình dự án có thể lồng ghép các mục tiêu ứng phó với BĐKH gồm:

  • Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

  • Quy hoạch sử dụng đất.

  • Quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước.

  • Quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng.

  • Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.

  • Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của các địa phương.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội địa phương theo xu hướng phát triển chung của tỉnh Hà Giang, đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.

  1. Biện pháp của người dân

Việc ứng phó với BĐKH và thảm họa thiên tai đòi hỏi sự nỗ lực của cả cộng đồng. Trên thực tế, người dân là đối tượng phải đối mặt trực tiếp với sự thay đổi thất thường của thời tiết, tương tác của các yếu tố môi trường. Với đặc thù là một huyện miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cần vận dụng triệt để những kinh nghiệm, hiểu biết vốn có của đồng bào để đưa ra những biện pháp phù hợp với thực tế tại địa phương. Một số biện pháp cần được người dân thực hiện để ứng phó với BĐKH:

    • Tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe:

Hiện nay biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội, đặc biệt là người già và trẻ em. Do vậy, người dân địa phương phải có những biện pháp để đảm bảo sức khỏe, chế độ ăn uống của mỗi gia đình, cá nhân.

    • Sử dụng và vận dụng các kiến thức bản địa trong việc chống sạt lở đất và xói mòn, giảm thiểu khả năng gây lũ

Các dân tộc thiểu số thuộc sống ở các khu vực vùng núi cao, khu vực dọc theo các hệ thống sông suối thuộc huyện Bắc Quang cần có các biện pháp chống xói mòn và sạt lở đất cụ thể như: Trồng các loại cây họ tre, trúc xung quanh bản mường, quanh các đám ruộng gần dòng chảy, hai bên bờ các dòng sông, suối; xếp đá quanh nhà hoặc nương để chống rửa trôi…

Một số loại cây trồng khuyến khích lựa chọn đó là cây keo và cây sa nhân. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, “Loài Sa nhân quan trọng với người dân vùng cao, các sản phẩm từ thu được như hoa, quả Sa nhân dùng để điều trị các chứng đau bụng, ăn uống không tiêu. Hạt Sa nhân thu bán phục vụ các nhu cầu cần thiết của người dân. Sa nhân có thể trồng dưới tán rừng, trên nương rẫy, trồng xen với các loại cây ăn quả. Khả năng phát triển của loài này lớn do có thị trường tiêu thụ, có nhiều diện tích đất thích hợp với cây Sa nhân. Sa nhân trồng dưới tán rừng tự nhiên, rừng trồng làm tăng độ dày cho lớp cây bụi, thảm tươi, tăng khả năng hấp thụ CO2, làm giảm thiểu BĐKH”.



    • Vận dụng kiến thức của người dân trong việc khai thác và bảo vệ nguồn nước.

Giải pháp đưa ra là người dân sẽ tự sử dụng kiến thức của họ để thi công, bảo dưỡng công trình của mình. Đây là một giải pháp phân quyền quản lý trên cơ sở nghiên cứu năng lực của người dân trong thực hiện xây dựng cơ bản đối với các công trình hạ tầng nông thôn.

3.4.2. Các giải pháp thích ứng với BĐKH đối với môi trường tự nhiên


  1. Tài nguyên nước

  • Cơ sở của các giải pháp:

  • Đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân toàn huyện đặc biệt là các xã vùng cao vào mùa khô.

  • Thiết lập các biện pháp phòng tránh lũ quét, lũ ống hiệu quả, nhất là đối với các khu vực trọng điểm sạt lở của huyện như Đức Xuân, Việt Vinh,…

  • Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ:

  • Để đảm bảo đủ nguồn nước cung cấp cho người dân giúp thoát khỏi tình trạng hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, đối với khu vực núi đá cao phía Bắc cần thực hiện các giải pháp:

  • Tiếp tục xây dựng hệ thống hồ treo đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt trên địa bàn 04 xã núi đá vùng cao Tân Lập, Tân Thành, Hữu Sản,..

  • Có chế độ quan trắc, quy hoạch tổng thể nguồn nước, xây dựng các công trình đập trữ nước, cân bằng nguồn nước. Việc tính toán cân bằng nguồn nước có tính đến ảnh hưởng của việc xây dựng các đập thuỷ điện và các tác động tiêu cực xuyên biên giới.

  • Xây dựng quy hoạch và quản lý, bảo vệ nguồn nước ngầm và nước mặt. Tăng cường công tác quản lý công trình thuỷ lợi nhất là các công trình đã xây dựng.

  • Tăng cường công tác trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.

  • Xây dựng nguyên tắc dùng nước và tuyên truyền thay đổi thói quen dùng nước, nâng cao nhận thức người dân về tiết kiệm nước.

  • Biện pháp sơ tán, di chuyển công trình và cộng đồng dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tiếp tục triển khai theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai di dời 200 hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở lớn đã được UBND tỉnh phê duyệt.

  1. Tài nguyên đất

  • Xác định cơ sở của các giải pháp:

  • Thiết lập các biện pháp phòng tránh sạt trượt lở tập trung chủ yếu tại các xã vùng núi phía Tây, khu vực ven sông Con và sông Lô.

  • Hạn chế hiện tượng xói mòn, và suy giảm chất lượng đất tại các vùng đất trống đồi núi trọc, độ dốc cao trên địa bàn toàn huyện.

  • Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ:

  • Làm nương ruộng bậc thang kết hợp đào mương chống xói mòn trên địa bàn đất dốc

  • Che phủ cho đất bằng vật sống và thực vật không sống giảm thiểu hiện tượng sói mòn

  • Duy trì và bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, giữ đất canh tác.

  • Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai, hạn chế đất trống.

  • Thực hiện công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo đúng phương hướng, nhiệm vụ phát triển của huyện Bắc Quang đến năm 2015.

3.4.3. Các giải pháp thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực kinh tế


  1. Nông nghiệp

Với đặc thù là một huyện vùng núi thấp thuộc tỉnh Hà Giang, lượng mưa nhiều, điều kiện thủy văn thủy lợi cho việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm lớn cho toàn tỉnh, huyện Bắc Quang cần tập trung các biện pháp phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu nhất là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.

  • Cơ sở của các giải pháp:

Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu phải đáp ứng được các vấn đề sau: Hạn chế ảnh hưởng do hạn hán, lũ lụt; hạn chế ảnh hưởng do các loài sâu bệnh. Do vậy, cần thực hiện đồng thời các nhóm giải pháp đồng bộ.

  • Sử dụng lợi thế sẵn có của địa phương, phát triển các cây trồng đặc trưng như ngô, lúa nương, cam, quýt, các loại gỗ nguyên liệu để phát triển sản xuất.

  • Lợi dụng điều kiện địa hình và khí hậu đặc trưng của vùng núi phía Bắc, phát triển các loại cây trồng chịu lạnh tốt, thích hợp với địa hình cao.

  • Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ:

  • Trên cơ sở lấy con người làm trung tâm, các giải pháp cần phải thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường trang thiết bị đầy đủ và hiện đại. Đẩy mạnh công tác giống cây trồng, vật nuôi, đầu tư hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch sản xuất phù hợp với công tác phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

  • Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông, lâm sản phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp chế biến.

  • Chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường khả năng ứng phó với sự biến đổi của khí hậu;

  • Trồng trọt:

  • Hiện tại diện tích đất chưa sử dụng còn lớn là 310.064 ha, chiếm 39,32%. Do đó cần khai thác triệt để và sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ đất đai, duy trì và bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai, góp phần làm giàu và bảo vệ môi trường đất đai để sử dụng ổn định lâu dài.

  • Quản lý và sử dụng nước: UBND các xã cần có sự tu bổ, bổ sung mới hệ thống thủy lợi để đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cũng như đảm bảo không bị thiếu nước vào mùa khô hạn.

  • Định hướng quy hoạch thủy lợi: Về mùa lũ do mưa lớn địa hình dốc nên ở giai đoạn sông có địa chất yếu rất dễ gây xói lở bờ, làm thay đổi hình thái hiện có của sông suối, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các khu dân cư. Vì thế cần xây dựng các công trình kè bảo vệ bờ tránh ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp cũng như các khu dân cư.

  • Thực hiện dịch chuyển mùa vụ kết hợp với thay đổi giống cây trồng để tránh khô hạn.

  • Xây dựng, cải tạo các công trình trữ nước để phục vụ tưới chống hạn vào mùa khô: Các hồ quy mô trung bình được đào ở nhiều nơi, có lót chống thấm để thu nước chảy theo các sườn dốc.

  • Lựa chọn các giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chịu hạn cao để tránh hạn.

  • Ngoài cây ngô ra, tiến hành đa dạng hóa cây trồng đặc biệt là cây trồng thích nghi và giá trị kinh tế cao trong đó nghiên cứu khả năng phát triển của cây, tìm kiếm thị trường bao tiêu sản phẩm này ổn định.

  • Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng để hạn chế các thiệt hại do các hiện tượng thời tiết gây ra:

  • Thực hiện quy hoạch, khoanh vùng các khu vực trồng trọt phù hợp với các biến đổi mới của thời tiết.

  • Tăng cường hiệu quả công tác quy hoạch ngành trồng trọt, xác định các vùng thâm canh tập trung. Từ quy hoạch nông nghiệp xác định các giống lúa phù hợp cho các kiểu địa hình bao gồm: giống lúa phù hợp với khu bãi bồi, giống lúa chịu hạn tốt cho khu vực đất dốc…

  • Xây dựng bổ sung hoặc mở rộng quy mô các công trình chứa nước phục vụ cho nông nghiệp, sinh hoạt và sản xuất nói chung trong điều kiện khô hạn lâu dài.

  • Nghiên cứu các mô hình trồng trọt mới phù hợp với sự biến đổi khí hậu, trong đó xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, bền vững và có giá trị kinh tế cao.

  • Nâng cao nhận thức người dân về tác động của BĐKH và các giải pháp thích ứng.

  • Tăng cường các giải pháp phòng tránh và xử lý các dịch bệnh. Giai đoạn cuối mùa khô (đầu mùa hè) sẽ có sự thay đổi mạnh về thời tiết, cần có các chương trình truyền thông phổ biến cho người dân các biện pháp chăm sóc gia súc, các chương trình phòng chống dịch bệnh để hạn chế sự bùng phát cũng như hạn chế sự thiệt hại cho người dân.

  • Chọn giống lúa ngắn ngày có năng xuất thấp, chất lượng cao, lựa chọn giải pháp gieo thẳng thay cho biện pháp cấy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng độc canh lúa sang canh tác 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu.

  • Canh tác trang trại trên địa bàn huyện huyện Bắc Quang, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi phục vụ mục đích sản xuất cho cả các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Thử nghiệm các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và bền vững, phù hợp với bối cảnh mới trong từng tiểu vùng như trồng Măng Bát Độ, trồng Mây nếp làm nguyên liệu hàng mỹ nghệ xuất khẩu… tạo sinh kế cho cộng đồng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, và lâm nghiệp trên toàn địa bàn điều tra. Ngoài trồng rừng cần tập trung phát triển trồng chè và hoa màu như lạc, sắn, ngô và một số cây đặc sản, cây ăn quả như cam, quýt đặc biệt trên địa bàn huyện Bắc Quang nơi có lượng mưa lớn, thuận lợi phát triển sản xuất. Cần kết hợp các loại hoa màu dưới tán rừng trước giai đoạn rừng khép tán, tạo ra thu nhập trước mắt góp phần đảm bảo nhu cầu sinh kế cho người dân tránh phụ thuộc vào rừng trong giai đoạn trồng rừng kéo dài.

  • Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi chịu thiệt hại lớn nhất chủ yếu là hoạt động chăn nuôi gia súc (trâu, bò, ngựa), do đây là loài gia súc được chăn thả phổ biến. Để hạn chế thiệt hại cho ngành này do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cần thực hiện các biện pháp: Tuyên truyền cho người dân thấy những tác động của biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay; Đảm bảo đủ ấm cho gia súc về mùa rét; Theo dõi, khoanh vùng và dập tắt dịch bệnh trên gia súc khi phát hiện, hạn chế tối đa sự bùng phát trên diện rộng.

  1. Lâm nghiệp

  • Cơ sở của giải pháp

Đối với địa bàn vùng núi thấp như huyện Bắc Quang do đặc thù về địa hình và khí hậu, các biện pháp đưa ra nhằm thích ứng và giảm thiểu các tác động của hiện tượng cháy rừng và sự phát triển của sâu bệnh.

  • Giải pháp thích ứng

  • Đối với rừng đặc dụng: Cần khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, hạn chế trồng lại rừng, cơ cấu cây trồng là các loài cây bản địa.

  • Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn gồm các loài như Mỡ, Quế, Kháo, các loài Trám, Sa mộc,… trồng rừng phòng hộ môi trương sinh thái, cảnh quan gồm các loài: Sa mộc, thông, Xà cừ, Long não, bằng lăng…

  • Trồng rừng sản xuất bằng các loài cây: Keo, Bồ Đề, Thông, Tre luồng (nguyên liệu giấy), Trám Hồng, Vạng trứng, Thông Tếch (nguyên liệu ván nhân tạo), Quế, Trầm Hương, Song Mây (Cây đặc sản), Pơ mu, Lát Hoa, Chò chỉ (nguyên liệu gỗ lớn).

  • Diện tích rừng sản xuất tại huyện Bắc Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng cây nguyên liệu giấy. Các xã như Tân Thành, Bạch Ngọc, Vĩnh Hảo có thể đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy bằng các loại Keo chịu hạn, Keo chịu lạnh. Ngoài ra có thể thực hiện các dự án trồng cây nguyên liệu khác như trồng Măng Bát Độ, trồng Mây nếp làm nguyên liệu hàng mỹ nghệ xuất khẩu…

  • Ưu tiên trồng rừng trên các khu vực đất trống, đồi núi trọc, các khu vực lâm phận rừng phòng hộ xung yếu, trên các khu rừng mới cháy hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên với mật độ sinh khối tương xứng, phù hợp với mục tiêu của từng dự án để tiến hành ưu tiên trồng mới, phát triển rừng. Cần ưu tiên trồng bổ sung bằng các loài cây bản địa như: Lát Hoa, Pơ Mu, Trám, Mỡ, … trên địa bàn các xã Tân Thành, Thượng Sơn, khu vực thủy điện Nậm Pu, nơi có diện tích lớn rừng đều thuộc cấp xung yếu và rất xung yếu (Phân cấp phòng hộ). Tiến hành trồng các loài cây Trầm Hương, Dẻ ăn quả, Trám ghép để tìm loài phù hợp nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ngoài ra có thể trồng Thông ở những nơi có độ dốc cao, đất đai xấu vừa có khả năng lấy nhựa, vừa cung cấp gỗ.

  • Xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp bền vững: Canh tác trang trại phục vụ mục đích sản xuất cho cả các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Thử nghiệm các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và bền vững, phù hợp với bối cảnh mới trong từng tiểu vùng; tạo sinh kế cho cộng đồng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, và lâm nghiệp. Ngoài trồng rừng cần tập trung phát triển trồng chè và hoa màu như lạc, sắn, ngô và một số cây đặc sản, cây ăn quả như cam, quýt. Trồng kết hợp các loại hoa màu dưới tán rừng trước giai đoạn rừng khép tán, tạo ra thu nhập trước mắt góp phần đảm bảo nhu cầu sinh kế cho người dân tránh phụ thuộc vào rừng trong giai đoạn trồng rừng kéo dài.

  • Bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, tập trung nguồn lực để phát triển vốn rừng, đẩy mạnh trồng cây phân tán, nâng cao độ che phủ rừng của huyện đến năm 2020 đạt trên 60%; giảm thiểu tai biến trượt lở, lũ bùn, lũ quét, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH;

  • Tăng cường công tác quản lý rừng, củng cố, kiện toàn các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, chống chặt phá rừng trái phép ngay từ cơ sở, đặc biệt hạn chế khai thác rừng tự nhiên, thu hoạch phải có lựa chọn; sử dụng sản phẩm phụ làm nhiên liệu và các sản phẩm phụ khác; tăng hiệu quả chuyển đổi sử dụng đất, áp dụng công nghệ cao, phòng chống cháy rừng, tăng cường công tác vệ sinh rừng, hạn chế vật liệu cháy sâu bệnh hại rừng. Rà soát, quy hoạch ổn định các lâm phận rừng nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH.

3.4.4. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong đời sống xã hội


  1. Nâng cao cơ sở hạ tầng

Đối với một huyện miền núi như huyện Bắc Quang, việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn trên địa bàn huyện là điều vô cùng quan trọng.

  • Cơ sở của giải pháp

  • Nâng cao cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện cần để phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

  • Huyện Bắc Quang cần chú trọng đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện còn yếu kém để đáp ứng các nhu cầu phát triển hiện tại của địa phương và tạo tiền để để phát triển các loại hình kinh tế _ dịch vụ, nâng cao đời sống xã hội.

  • Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ

  • Đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã, các thôn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Bắc Quang còn một số xã chưa có hệ thống đường nhựa đến trung tâm xã như xã Tân Thành, xã Tân Lập, xã Đồng Tiến do đó cần thiết phải đầu tư xây dựng để đảm bảo việc đi lại của người dân, đặc biệt là trong mùa mưa lũ.

  • Đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện đến địa bàn các xã, các thôn đảm bảo thích ứng tốt với các tác động của BĐKH như mưa lũ.

  • Cần đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế cấp xã nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Cần tập trung đầu tư vào các xã vùng sâu, vùng xa với điều kiện đi lại khó khăn.

  • Chủ động trong việc khắc phục các hậu quả của biến đổi khí hậu đối với các hạ tầng cơ sở. Đối với các tuyến đường thường xuyên xảy ra trượt, cần có biện pháp đầu tư xây dựng hệ thống kè, rọ đá, chuẩn bị các loại máy móc, vật tư, vật liệu để sẵn sàng cho việc khắc phục các hậu quả của BĐKH gây ra. Cần coi trọng nhiệm vụ khắc phục các cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế, nhà công vụ… bị hư hại bởi các tác động của BĐKH nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người dân trong khu vực.




  1. Giao thông

  • Cơ sở của các giải pháp

  • Đảm bảo giao thông thông suốt, giảm thiểu tình trạng ùn tắc do thiên tai.

  • Giảm thiểu các thiệt hại, hư hại đường giao thông do thiên tai bất thường gây ra như trượt lở, lũ quét… tập trung tại các điểm sạt lở vào mùa mưa bão.

  • Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ

  • Mở rộng khẩu độ cầu cống: Mở rộng khẩu độ cầu cống là biện pháp tình thế hiện nay. Nó đặc biệt cần thiết đối với các đoạn đường qua sông, suối nằm ngay cửa núi, điểm gãy của địa hình mà lũ quét tập trung mạnh mẽ nhất.

  • Không cấp phép cũng như nghiêm cấm tuyệt đối việc khai thác khoáng sản, các công trình xây dựng, các điểm dân cư nằm trong hành lang bảo vệ của tuyến đường trong khu vực.

  • Xây dựng hệ thống biển báo cách tối thiểu là 500 m ở hai đầu các đoạn có nguy cơ tai biến trượt, sạt lở đất cao để các phương tiện giao thông được biết. Đối với các điểm nứt đất mặt đường, các điểm trượt lở đất xảy ra nhưng chưa được khắc phục cần xây dựng rào chắn và cắm biển cảnh báo nguy hiểm.

  • Thành lập các đội cứu hộ để ứng cứu, xử lý, khắc phục hậu quả do tai biến thiên nhiên gây ra.

  • Gia cố đất đá bằng công trình chắn đỡ và neo giữ: Xây dựng công trình chắn đỡ có tác dụng chống lại sự dịch chuyển của các khối đất đá. Về mặt kết cấu, công trình chắn đỡ là công trình tường chắn, bệ phin áp, trụ cọc, chốt chống trượt, gia cố bằng cọc neo…

  • Ứng dụng vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp tăng cường ổn định mái dốc: Thời gian gần đây trong công nghệ gia cố mái dốc, vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp (geosynthetics) đã và đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Đây là loại vật liệu dễ ứng dụng, đem lại hiệu quả cao và thân thiện với môi trường.

  • Điều tiết dòng mặt bằng cách san bằng bề mặt khối trượt và lãnh thổ kế cận nó; Xây dựng hệ thống dẫn nước mặt; Công tác cải tạo đất bằng trồng cây.


  1. Quy hoạch sử dụng đất

  • Cơ sở của các giải pháp

Bảo đảm quy hoạch sử dụng đất đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thích ứng với BĐKH trên địa bàn huyện. Làm cơ sở cho điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất xã, phường, thị trấn; quy hoạch sử dụng đất chuyên ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, các dự án đầu tư phát triển các loại cây trồng, vật nuôi,...

  • Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ

  • Bố trí tối ưu nhu cầu sử dụng đất cho các dự án, công trình đã được xác định trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành, các lĩnh vực có tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội.

  • Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong quá trình quản lý, điều hành phù hợp với kế hoạch đề ra; đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện tại và tương lai của các ngành trên địa bàn huyện có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

  • Quy hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với BĐKH. Tích cực chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp đặc thù của huyện Bắc Quang. Giữ vững lợi thế về sản xuất lương thực nghiệp đồng thời đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả phù hợp với điều kiện BĐKH.

  • Ưu tiên bố trí quy hoạch sử dụng đất đối với các công trình thủy lợi nhằm mở rộng diện tích đất nông nghiệp và đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

  • Quy hoạch ổn định đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực của huyện Bắc Quang nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung.

  • Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho các đô thị, khu vực dân cư ở vùng núi đặc biệt là những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ lụt, sạt lở đất.

  • Bố trí quy hoạch thành các tiểu vùng gắn với yêu cầu đầu tư thuỷ lợi để sản xuất, các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nông sản hàng hoá, vừa đảm bảo tiêu thụ nội địa vừa đảm bảo yêu cầu xuất khẩu. Nâng dần giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất nông nghiệp đồng thời với nâng cao hệ số sử dụng đất.

  • Đầu tư quỹ đất, hỗ trợ kinh phí để giải quyết dứt điểm việc di dân ra khỏi các vùng có nguy cơ cao về lũ quét, lũ ống và trượt, sạt lở đất.




  1. Y tế, sức khoẻ cộng đồng

  • Cơ sở của giải pháp

  • Với nhân lực và cơ sở vật chất hiện có tại địa phương, tăng cường năng lực của hệ thống y tế dự phòng và cứu trợ nhằm ứng phó một cách nhanh nhất và có hiệu quả khi xảy ra các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, hạn hán, trượt, sạt lở đất…

  • Bổ sung trang thiết bị y tế cũng như đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn về đến tận các xã, nhất là các xã vùng sâu vùng xa của huyện.

  • Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ

  • Thực hiện tốt quy hoạch phát triển mạng lưới y tế đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Phát hiện và khống chế dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, người cao tuổi và các hoạt động điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân ở vùng sâu, vùng khó khăn, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt và BĐKH.

  • Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động dịch vụ y tế, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ y tế theo hướng đa dạng hóa về khám chữa bệnh chất lượng cao.

  • Tăng cường năng lực của hệ thống y tế địa phương trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh.

  • Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về những tổn hại đến sức khỏe do tác động của BĐKH và biện pháp phòng tránh. Nâng cao nhận thức cộng đồng từ sự thay đổi nhiệt và các đợt nắng nóng/lạnh để hạn chế các bệnh liên quan đến nhiệt độ.

  • Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa. Hình thức tuyên truyền đa dạng, có chiều sâu và được phổ biến đến tận người dân ở mọi địa bàn trong tỉnh.

  • Cập nhật phổ biến thông tin về y tế, chăm sóc sức khoẻ trên các phương tiện truyền thông. Xây dựng và phổ biến các hướng dẫn dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tật của người dân thông qua báo, đài và hệ thống thông tin truyền thông của địa phương.



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


  1. Kết luận

Qua nghiên cứu cơ sở khoa học của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đề tài đã thu được một số kết quả như sau:

  • Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu:

Thay đổi về nhiệt độ: Kết quả tính toán cho thấy, nhiệt độ trung bình năm tăng lên trên toàn huyện. Tốc độ tăng nhiệt độ vào mùa xuân cao nhất, tốc độ tăng nhiệt độ vào mùa hè thấp nhất và mức độ tăng nhiệt độ mùa thu và mùa xuân tương đối bằng nhau. Dự báo tại khu vực trạm Bắc Quang, nhiệt độ trung bình tăng tăng 0,48oC vào năm 2020.

Thay đổi về lượng mưa: Theo số liệu thống kê trong 20 năm, tổng lượng mưa trên trạm đo tại Bắc Quang đều giảm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều giữa hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô. Theo kịch bản BĐKH thì lượng mưa phân bố cho mùa khô cơ bản không biến động nhiều, nhưng vào mùa mưa thì tăng từ 1,5% năm 2020.

Sự thay đổi các yếu tố khí hậu, gia tăng các hiện tượng thời tiết bất thường đã tác động mạnh mẽ đến tài nguyên môi trường, các lĩnh vực kinh tế xã hội tại địa phương trong đó đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người già, trẻ em và đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương.


  • Dự báo tác động của BĐKH đến các lĩnh vực trọng điểm của Bắc Quang:

  • Nông nghiệp

Sự phân bố không đều giữa lượng mưa và biến động nhiệt độ giữa 2 mùa dẫn đến các tác động đến lĩnh vực nông nghiệp. Hiện tượng xói mòn, rửa trôi tập trung ở các xã Tân Thành, Tân Lập, Tân Quang, Việt Vinh, Việt Quang, Việt Hồng. Ngoài ra với biên độ dao động nhiệt lớn kết hợp với địa hình đặc trưng vùng lòng chảo sông Lô sẽ dẫn đến hiện tượng khô hạn vào mùa khô tập trung tại các xã Việt Hồng, Hùng An, Vô Điếm, Đức Xuân.

  • Lâm nghiệp

Bắc Quang là khu vực có mật độ che phủ rừng lớn và việc sự thay đổi nhiệt độ theo chiều hướng tăng trong những năm tới nhất là vào mùa khô (theo kịch bản BĐKH B2 tỉnh Hà Giang) sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng và tăng nguy cơ phát triển các loại sâu bệnh. Đây là những tác động quan trọng nhất của BĐKH đối với hệ sinh thái rừng khu vực vùng thấp thuộc huyện Bắc Quang. Khu vực chịu tác động nhiều nhất là các xã Tiên Kiều, Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hữu Sản, Đức Xuân.

  1. Khuyến nghị

Để duy trì sự ổn định của tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Bắc Quang cần lưu tâm đến một số vấn đề sau:

Tăng cường trồng và bảo vệ rừng để giảm thiểu tối đa tác động của BĐKH đến môi trường sống của người dân địa phương, bảo vệ nguồn nước, hạn chế xói mòn, tăng cường trồng và bảo vệ rừng.

Chú ý quan tâm đến sự thay đổi các giống cây trồng và vật nuôi, phù hợp với xu hướng thay đổi khí hậu: Các giống cây trồng chịu hạn, chuyển từ chuyên canh lúa sang luân canh lúa và hoa màu, chuyển từ chăn nuôi không tập trung sang chăn nuôi tập trung có sử dụng khoa học kỹ thuật.

Chủ động tuyên truyền, hướng dẫn người dân có biện pháp ứng phó với sự thay đổi của các yếu tố khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


  • Tài liệu tiếng việt

  1. Chi cục Thống kê tỉnh Hà Giang (2011), Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2011.

  2. Quyết định số: 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12, năm 2012 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về BĐKH.

  3. Lê Văn Khoa (2012) Giáo dục ứng phó với BĐKH, Nhà xuất bản giáo dục.

  4. Nguyễn Văn Thắng (2010), Biến đổi khí hậu và Tác động ở Việt Nam, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.

  5. Trần Thục và nnk (2011), Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước Việt Nam, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Hà Nội.

  6. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang, số liệu khí tượng thống kê từ năm 1991 – 2012.

  7. Viện chiến lược và chính sách mt, (2011) Tài liệu Biến đổi khí hậu Việt Nam.

  8. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010), Sổ tay biến đổi khí hậu.

  9. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010), Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, Nhà xuất bản tài nguyên - Môi trường và bản đồ Việt Nam.

  10. Nguyễn Trọng Yêm (2006), Nghiên cứu đánh giá trượt - lở, lũ quét - lũ bùn đá một số vùng nguy hiểm ở miền núi Bắc Bộ, kiến nghị các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

  • Tài liệu tiếng anh

  1. IPCC (2007), Climate Change 2007: Synthesis Report – Summary for Policymakers, assessment of Working Groups I, II and III to the Third assessment Report of the IPCC, Cambridge University Press.

  2. Peter Chaudhry and Greet Ruysschaert, 2007, “Climate change & human development in Vietnam: a case study”, tr11.



  • Tài liệu Wed

  1. http://biendoikhihau.gov.vn/vi/trang-chu.html

  2. http://duanlamnghiep.gov.vn/Ban-can-biet_0028800006/Ba-mo-hinh-giam-nhe-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau_1236.html

  3. http://www.baohagiang.vn/index.html

  4. http://www.hagiang.gov.vn/Pages/home.aspx


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương