TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh


Dự báo ảnh hưởng của BĐKH trên địa bàn huyện Bắc Quang



tải về 0.84 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.84 Mb.
#1443
1   2   3   4   5   6   7   8

3.3. Dự báo ảnh hưởng của BĐKH trên địa bàn huyện Bắc Quang;

3.3.1. Xu thế diễn biến của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang.


  1. Nhiệt độ

  • Mức chênh lệch nhiệt độ trung bình theo kịch bản biến đổi khí hậu B2

Việc xây dựng kịch bản Biến đổi khí hậu về nhiệt độ tại tỉnh Hà Giang được tính toán và phân tích dựa trên số liệu và vị trí không gian của các trạm quan trắc khí tượng. Mức tăng nhiệt độ ứng với kịch bản phát thải trung bình B2 được thể hiện tại bảng 3.12 và bảng 3.13.

Bảng 3.12. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 trạm Bắc Quang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)



Các mốc thời gian của TK21

Các thời kỳ trong năm

XII - II

III – V

VI – VIII

IX - XI

Năm

2020

0.58

0.46

0.40

0.50

0.48

2030

0.85

0.69

0.57

0.74

0.71

2040

1.18

0.96

0.81

1.03

1.00

2050

1.53

1.24

1.04

1.33

1.29

2060

1.86

1.51

1.27

1.62

1.56

2070

2.17

1.76

1.48

1.89

1.82

2080

2.44

1.98

1.67

2.13

2.06

2090

2.70

2.18

1.84

2.35

2.27

2100

2.92

2.37

1.99

2.55

2.46

(Nguồn: Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Hà Giang)

Kết quả tính toán tại kịch bản biến đổi B2 cho thấy, nhìn chung nhiệt độ trung bình năm tăng lên trên toàn miền. Tốc độ tăng nhiệt độ vào mùa xuân cao nhất, tốc độ tăng nhiệt độ vào mùa hè thấp nhất và mức độ tăng nhiêt độ mùa thu và mùa xuân tương đối bằng nhau. Tại khu vực trạm Bắc Quang, nhiệt độ trung bình tăng tăng 0.480C vào năm 2020.



  • Mức chênh lệch nhiệt độ cực trị theo kịch bản biến đổi khí hậu B2

Bảng 3.13. Chênh lệch nhiệt độ tối cao tại các mốc của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1961-1990 của trạm Bắc Quang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)

Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB

2020

0.6

0.5

0.6

0.6

0.6

0.5

0.5

0.6

0.6

0.5

0.5

0.5

0.5

2030

0.8

0.7

0.8

0.8

0.8

0.7

0.7

0.8

0.8

0.7

0.7

0.7

0.7

2040

1.0

0.9

1.0

1.0

1.0

0.9

0.9

1.0

1.0

0.9

0.9

0.9

0.9

2050

1.2

1.1

1.2

1.2

1.2

1.1

1.1

1.2

1.2

1.1

1.1

1.1

1.1

2060

1.4

1.3

1.4

1.4

1.4

1.3

1.3

1.4

1.4

1.3

1.3

1.3

1.4

2070

1.7

1.5

1.7

1.7

1.7

1.5

1.5

1.7

1.7

1.5

1.5

1.5

1.6

2080

1.9

1.7

1.9

1.9

1.9

1.7

1.7

1.9

1.9

1.7

1.7

1.7

1.8

2090

2.1

1.9

2.1

2.1

2.1

1.9

1.9

2.1

2.1

1.9

1.9

1.9

2.0

2100

2.3

2.1

2.3

2.3

2.3

2.1

2.1

2.3

2.3

2.1

2.1

2.1

2.2

(Nguồn: Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Hà Giang)

Kết quả tính toán nhiệt độ tối cao và tối thấp tại các trạm trên các huyện cho thấy, hầu hết nhiệt độ tối cao và tối thấp của các trạm đều tăng:



  • Nhiệt độ tối cao tại huyện Bắc Quang tăng 0,5 oC vào năm 2020 lên tới 1,1 oC vào năm 2050.

  • Nhiệt độ tối thấp tại huyện Bắc Quang tăng 0,5oC vào năm 2020.

  1. Lượng mưa

Kết quả xây dựng kịch bản biến đổi về lượng mưa tại tỉnh Hà Giang cho thấy, lượng mưa tăng trên toàn miền từ năm 2020 đến năm 2100. Lượng mưa tăng mạnh về chủ yếu tập trung tại huyện Quang Bình, tiếp đến là các huyện Bắc Quang, huyện Vị Xuyên và Thành phố Hà Giang. Cụ thể như sau:Vào năm 2020, mức độ tăng lượng mưa của Bắc Quang tương ứng là 2.311 mm. Vào mùa khô (tháng 5-10), năm 2020 lượng mưa giảm nhẹ so với thời kỳ 1980-1999 cụ thể tại huyện Bắc Quang giảm xuống là 394,8 mm.

Kết quả mô phỏng lượng mưa mùa lũ theo kịch bản cũng cho thấy, lượng mưa tại các huyện tăng trong các năm của thế kỷ 21, mức tăng chủ yếu tại khu vực huyện Bắc Quang và Quang Bình. Vào năm 2020, lượng mưa của huyện Bắc Quang tương ứng là: 3.867,3 mm.

Như vậy: Lượng mưa trung bình năm và lượng mưa mùa lũ theo kịch bản biến đổi khí hậu thì có xu hướng tăng lên nhiều so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa có xu hướng giảm đi vào mùa khô so với thời kỳ 1980-1999. Chúng ta có thể thấy xu hướng thiếu nước vào mùa khô, dư thừa nước vào mùa mưa chính là nguyên nhân dẫn đến thời tiết thiên tai như hạn hán, mưa lũ kéo dài. Do đó, kéo theo của kiểu thời tiết hạn hán, lũ lụt là những thiệt hại cả về người và của.

3.3.2. Dự báo ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên


    1. Dự báo ảnh hưởng đến tài nguyên nước

Lưu lượng dòng chảy quy định lượng nước trên các sông, đó là yếu tố quyết định trong việc xảy ra hạn hán do lượng nước ít đi cả vào mùa khô, hay lũ lụt, trượt sạt lở vào mùa mưa do lượng nước dư thừa trên các sông. Theo kịch bản BĐKH B2 tại Hà Giang, dòng chảy năm và dòng chảy mùa lũ tại các huyện thuộc tỉnh Hà Giang được trình bày tại hình 3.10 và hình 3.11.



Nguồn: Kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang

Hình 3.10. Thay đổi dòng chảy năm với các kịch bản tính toán B2 tỉnh Hà Giang



Nguồn: Kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang

Hình 3.11. Thay đổi dòng chảy mùa lũ với các kịch bản tính toán B2 tỉnh Hà Giang

Kết quả về sự thay đổi dòng chảy tại các huyện theo kịch bản biến đổi khí hậu B2 cho thấy:



  • Dòng chảy năm có sự tăng lên tại huyện Bắc Quang.

  • Dòng chảy mùa lũ tất cả các huyện đều tăng, và có sự tăng mạnh ở huyện Bắc Quang.

Dự báo với sự thay đổi như trên, có thể thấy Bắc Quang là một trong những huyện chịu nhiều tác động bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, lũ quét. Việc lưu tốc dòng chảy tăng nhanh vào mùa mưa nếu không có biện pháp phòng tránh thì rất dễ để xảy ra thiệt hại về người và của.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ diễn ra nhiều hơn, sự thiếu hụt nước trong mùa khô và mưa lũ lớn vào mùa mưa sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chất lượng, trữ lượng tài nguyên nước trên địa bàn huyện.



    1. Dự báo ảnh hưởng đến tài nguyên đất

Theo kịch bản biến đổi khí hậu B2 cho thấy hiện tượng thời tiết nắng nóng sẽ tăng dần, nền nhiệt độ trung bình tại khu vực tăng, cộng thêm với biên độ dao động nhiệt lớn kết hợp với địa hình đặc trưng vùng lòng chảo sông Lô sẽ tác động đến các hình thái thời tiết tại khu vực trong đó có Bắc Quang. Hiện tượng khô hạn vào khô tập trung tại các xã Việt Hồng, Hùng An, Vô Điếm, Đức Xuân, Quang Minh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng khô hạn vào mùa khô.

Ngược lại vào mùa mưa, một số xã thuộc huyện Bắc Quang nằm trong vùng núi đất thấp, với địa hình phân cắt mạnh và theo kịch bản B2 thì lượng mưa vào mùa mưa có xu hướng tăng như Tân Thành, Tân Lập, Tân Quang, Việt Vinh, Việt Quang, Việt Hồng trong đó đặc biệt là xã Tân Thành sẽ chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng xói mòn, rửa trôi lớp đất bề mặt làm giảm diện tích canh tác và năng suất cây trồng. Nguy cơ xảy ra xói mòn tại huyện Bắc Quang được thể hiện qua bản đồ hình 3.12.





Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang

Hình 3.12. Dự báo nguy cơ xảy ra khả năng xói mòn, rửa trôi đất năm 2020

3.3.3. Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội


  1. Dự báo tác động đến đời sống, phong tục tập quán và sinh kế của cộng đồng dân cư

BĐKH tác động đến tài sản, sinh kế của người dân tại tỉnh Bắc Quang bao gồm nhà cửa, nguồn nước, sức khỏe cộng đồng, hạ tầng kỹ thuật, sản lượng cây trồng và vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp… Khi những yếu tố môi trường, môi trường sống, cơ cấu sản xuất bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Từ đó kéo theo tập quán canh tác của người dân, tình hình quy hoạch cũng bị thay đổi theo chiều hướng không có lợi. Đồng thời, những tác động này có thể làm suy giảm khả năng của con người trong việc đảm bảo cuộc sống, vượt qua đói nghèo.

Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến tất cả đời sống người dân huyện Bắc Quang, đặc biệt là những người nghèo khu vực nông thôn miền núi…, họ chính là một trong những nhân tố luôn phải đối mặt với những thách thức trong việc đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ở các xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn trên 27%. Sinh kế của họ phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến của thời tiết và nguồn nước tự nhiên, phương thức mà một hộ gia đình nghèo tìm kiếm thu nhập và đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình thường là những hoạt động sinh kế có liên quan tới môi trường tự nhiên và những người nghèo ở đây chủ yếu canh tác nông nghiệp kết hợp lâm nghiệp quy mô nhỏ. Do đó, họ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề khi BĐKH. Khi môi trường bị xuống cấp, đa dạng sinh học bị mất đi, hoặc khả năng tiếp cận của họ tới những nguồn tài sản chung đó bị hạn chế, làm giảm cơ hội tạo thu nhập và sẽ giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng đói nghèo.

Tại huyện Bắc Quang, nông lâm là thế mạnh của huyện, thành phần phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp. Đời sống của một bộ phận dân cư nông thôn trong huyện đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là vùng đồng bào người Nùng, người Dao, sản xuất còn mang nặng tính thủ công, chưa đa dạng hóa cây trồng vật nuôi,... là những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân dưới tác động của BĐKH gây ra.


  1. Dự báo tác động đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

BĐKH đã và đang tác động đến sức khoẻ của người dân. Trong đó các bệnh bị tác động là bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. Ảnh hưởng tới bệnh truyền nhiễm là rõ rệt hơn.

Sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm làm gia tăng các bệnh do ký sinh trùng, gia tăng và lan truyền dịch bệnh do sự lây nhiễm giữa người - người, động vật - người như cúm.

Gia tăng các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa do nhiệt độ và độ ẩm tăng là điều kiện thuận lợi cho các loài nấm mốc phát triển đặc biệt ở người nghèo, người sống ở vùng có thu nhập thấp và trẻ em.

Dự báo khu vực các xã Tân Thành, Hữu Sản và Đức Xuân người dân sẽ chịu tác động của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng dân cư nhiều nhất do hạn chế về phát triển kinh tế, giao thông đi lại khó khăn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn trong những năm tới.



  1. Dự báo ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động giao thông

Trong những năm vừa qua, BĐKH (sự gia tăng nhiệt độ, lượng mưa) đã gây nên các hiện tượng thiên tai, thời thiết bất thường như: Lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… đã ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện. Theo kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang (B2). Lượng mưa trung bình năm đến năm 2020, 2030,… 2100 đều thay đổi theo chiều hướng tăng. Tuy nhiên, việc thay đổi lượng mưa giữa các mùa lại có chiều hướng trái ngược nhau, về mùa khô lượng mưa có chiều hướng giảm và về mùa mưa lượng có chiều hướng tăng. Do vậy, lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa, đây là nguyên nhân làm tăng cường độ và mật độ các hiện tượng thời tiết thiên tai và là nguyên nhân làm hư hại hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Đối với từng vùng khác nhau, có các điều kiện địa hình, địa chất và sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa khác nhau, BĐKH sẽ có các tác động khác nhau đến lĩnh vực Giao thông vận tải. Cụ thể:



  • Đối với vùng cao núi đất phía Tây (bao gồm các xã: Việt Hồng, Hương Sơn, Tân Lập, Tân Thành).

Đây là vùng núi đất, có địa hình dốc và là vùng có lượng mưa tăng lớn nhất (Theo kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang), làm tăng cường độ các hiện tượng thiên tai như lũ quét, sạt lở đất. Do đó, đây là vùng có hệ thống giao thông vận tải chịu tác động lớn nhất của BĐKH. Các tác động chính của BĐKH đến lĩnh vực giao thông vận tải tại khu vực này trong tương lai bao gồm:

Gia tăng hiện tượng trượt, sạt lở các tuyến đường trong khu vực. Các cầu, cống, hệ thống đường giao thông trong khu vực bị cuốn trôi, xói lở do cường độ và mật độ của các trận lũ quét, lũ ống tăng.



  • Đối với vùng núi thấp(các xã, thị trấn còn lại của huyện)

Đây là khu vực có địa hình tương đối thấp và là khu vực tập trung dân cư, các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, các tác động chính của BĐKH đến lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn khu vực gồm:

  • Gây ngập một số tuyến đường trong khu vực. Đây là tác động chính của BĐKH đối với lĩnh vực giao thông vận tải vào mùa mưa.

  • Nhiệt độ tăng kết hợp với sự hoạt động của số lượng lớn các phương tiện giao thông vận tải trong khu vực sẽ làm giảm chất lượng mặt đường và làm hư hại đến hệ thống đường giao thông trong khu vực.

3.3.4. Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế - hoạt động sản xuất


  1. Dự báo tác động đến nông nghiệp

Bắc Quang là huyện thuộc vùng đất thấp, đây là khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội trong các vùng của tỉnh Hà Giang. Do có địa hình thấp và bằng phẳng, có lượng nước tưới ổn định hơn, hoạt động sản xuất nông nghiệp của Bắc Quang phát triển mạnh về cây lương thực và cây ăn quả.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2020, lượng mưa trong khu vực tăng khá mạnh (2 – 2,3%). Lượng mưa hàng năm tăng cung cấp thêm lượng nước đầu vào dồi dào cho khu vực. Tuy nhiên, hầu hết trong toàn khu vực lượng mưa chỉ tăng vào mùa mưa, thời gian xuất hiện mùa mưa lại có xu hướng ngắn tạo ra các nguy cơ rất lớn về lũ lụt trong mùa mưa. Trong giai đoạn này, các trận mưa với cường độ lớn xuất hiện thường xuyên hơn, lũ lụt hàng năm sẽ là nguyên nhân làm giảm năng suất trồng trọt lớn nhất trong khu vực. Khu vực vùng cao núi đất phía Tây bao gồm các xã Việt Vịnh, Việt Quang, Hữu Sản, Đông Thành, Tân Lập, Tân Thành là vùng phát triển cây công nghiệp (chè, đậu tương). Đây là vùng hay sạt lở, đất lâm nghiệp chiếm 70% diện tích toàn huyện.

Các khu vực trồng lúa, hoa màu của khu vực tập trung dọc theo các dòng sông, các khu vực bồi lắng sẽ là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất đặc biệt là dọc theo lưu vực sông Lô. Các vị trí cao hơn so với các bờ sông, suối trong trường hợp mưa lớn, lượng nước chảy bề mặt tăng lên sẽ làm xói lở, phá hủy cây trồng.

Mặc dù lượng mưa nhiều hơn, địa hình thấp hơn so với khu vực khác song do mùa mưa có xu hướng ngắn lại, mùa khô dài ra, hiện tượng hạn hán vẫn sẽ xuất hiện ở nhiều nơi trong khu vực như các xã Quang Minh, Đức Xuân.

Đối với cây có múi (cây cam, quýt), hiện tượng khô hạn kéo dài ảnh hưởng xấu đến quá trình ra hoa, kết quả của cây. Thời gian thụ phấn trùng với mùa khô của khu vực tạo điều kiện cho khả năng đậu quả cao tuy nhiên sự thiếu nước trong giai đoạn này là nguyên nhân dẫn đến chất lượng quả chưa cao.

Nhiệt độ trung bình tăng dẫn tới quá trình hô hấp vào ban đêm của các cây trồng, đặc biệt là cây lương thực tăng lên. Quá trình này sẽ tiêu tốn năng lượng đồng hóa của cây, năng suất sinh khối sản xuất nông nghiệp sẽ bị giảm. Với đặc trưng địa hình kết hợp với sự tăng lên của nền nhiệt độ khu vực đặc biệt là trong mùa hè khu vực này rất dễ xảy ra các hiện tượng thời tiết bất thường như tố, lốc, mưa đá gây thiệt hại cho hoa màu và cây trồng trong khu vực.

Ngoài ra, vào mùa đông, hiện tượng băng giá xuất hiện cũng làm thiệt hại đến gia súc gia cầm trên địa bàn huyện. Đối với các xã miền núi thuộc huyện phải hết sức lưu ý hiện tượng thời tiết này.

Theo kịch bản BĐKH, đến năm 2020 và các năm tiếp theo khu vực này sẽ bị tác động lớn nhất là hiện tượng lũ lụt và ngập úng cục bộ, tác động này sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.



  1. Dự báo tác động đến lâm nghiệp

Bắc Quang là khu vực mật độ che phủ rừng lớn tuy nhiên việc thay đổi nhiệt độ theo chiều hướng tăng trong những năm tới (theo kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang) sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng và tăng nguy cơ phát triển các loại sâu bệnh. Đây là những tác động quan trọng nhất của BĐKH đối với hệ sinh thái rừng khu vực vùng thấp thuộc huyện Bắc Quang.

Điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển tốt, có quốc lộ 2, quốc lộ 34 đi qua, đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu hàng hoá giữa vùng với các tỉnh trong vùng Đông bắc và Trung Quốc. Với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực vùng thấp trong đó có Bắc Quang, tập trung phát triển cây lương thực của toàn tỉnh, trồng các cây có múi và chăn nuôi hàng hoá. Phát triển nguyên liệu giấy và công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp chế biến chè, chế biến hoa quả, vật liệu xây dựng và thương mại, dịch vụ du lịch. Do đó việc kiểm soát hiện tượng cháy rừng là việc hết sức quan trọng.

Theo kịch bản BĐKH B2 đến năm 2020, các khu vực có nguy cơ xảy ra hiện tượng hạn hán tại huyện Bắc Quang là các xã Tiên Kiều, Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hữu Sản, Đức Xuân.

3.3.5. Dự báo các tác động khác


  1. An ninh xã hội

Bắc Quang là huyện miền núi, nền kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp khi BĐKH xảy ra nó tác động xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp như mất mùa, giảm năng suất, dẫn đến tăng giá các sản phẩm thiết yếu, là yếu tố quan trọng nhất đến các gia đình nghèo trên địa bàn. Từ đó gia tăng đói nghèo, mất ổn định xã hội, tạo ra tác động tiêu cực dây chuyền tới môi trường, xã hội và chính trị.

  1. Xung đột về nguồn nước

Đứng trước các tác động của BĐKH tới tài nguyên nước, cùng với hoạt động làm ô nhiễm nguồn nước của con người. Sự thiếu hụt nguồn nước sẽ tác động trực tiếp tới người dân trên địa bàn, trong đó phải kể đến: Hoạt động sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, hoạt động năng lượng thuỷ điện.

Tình trạng hạn hán liên tục xảy ra trên địa bàn một số huyện trong những năm tới, hiện tượng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất nông nghiệp có thể làm phát sinh các xung đột về tài nguyên nước.



  1. Các nhóm dễ bị tổn thương

Sự thiếu nguồn thu nhập, tài sản và tiền bạc là một trong những nhân tố quyết định tính dễ bị tổn thương về kinh tế xã hội của người đồng bào thiểu số. Đối với nền nông nghiệp tự cung tự cấp với nguồn thu nhập thấp thì người đồng bào dân tộc thiểu số thường gia tăng thu nhập của họ bằng cách khai thác các tài nguyên từ rừng, do đó mà đời sống của họ phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. BĐKH đem lại các hiểm họa có thể gây tổn hại cho đời sống và sinh kế của người đồng bào dân tộc thiểu số. 

Các cộng đồng có điều kiện y tế kém và thiếu dinh dưỡng sẽ dễ bị tổn thương hơn bởi tác động của BĐKH và có khả năng thích ứng thấp hơn so với các cộng đồng có điều kiện tốt hơn. Nhiều người dân đồng bào dân tộc thiểu số sống trong các hệ sinh thái tự nhiên và do đó nguy cơ chịu các hiểm họa là rất lớn. Hơn nữa, do sự nghèo đói và bị cô lập, các cộng đồng này thường ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế, phòng bệnh.

BĐKH đang làm cho phụ nữ và trẻ em phải đối mặt với rủi ro về sức khỏe như gia tăng các bệnh truyền nhiễm (sốt xuất huyết, cúm H1N1...). Vấn đề thiếu nước do bị hạn hán và ô nhiễm nước sau lũ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh tật ở trẻ em và phụ nữ.

Mặt khác, phụ nữ thường gặp phải những rào cản về tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ do thiếu khả năng kinh tế; và do cả những cản trở văn hoá, hạn chế việc đi lại nên cũng khiến cho họ khó khăn hơn trong tìm kiếm dịch vụ khám chữa, chăm sóc sức khoẻ.



Tình trạng dễ tổn thương với biến đổi khí hậu của cộng đồng các dân tộc thiểu số được đánh giá là khác nhau. Trên thực các dân tộc thiểu số ít người thường có địa bàn sinh sống tại các xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện phát triển kinh tế, hạ tầng tại khu vực còn kém, thu nhập của người dân thấp do vậy phần lớn nhóm cộng đồng dân tộc ít người như Cao Lan, Sán Chỉ, Cơ Lao, Tà Phèn, là nhóm dân cư rất dễ bị tổn thương khi có những tác động ngoại cảnh bên ngoài, đặc biệt là dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương