ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH



tải về 0.69 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích0.69 Mb.
#44
  1   2   3   4



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Thị Hương

XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH

CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN

ÁP DỤNG TẠI HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2013

Hà Nội - 2013

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC



Hà Nội - 2013

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Thị Hương

XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH

CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN

ÁP DỤNG TẠI HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 608502

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


Cán bộ hướng dẫn: Tiến sỹ Huỳnh Phú

Hà Nội, 2013

Hà Nội - 2013

Hà Nội - 2013

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC



Hà Nội - 2013

Hà Nội - 2012



LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sỹ với đề tài: “Xây dựng quy trình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn áp dụng tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Huỳnh Phú, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tác giả chân thành cám ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi trường, Ban giám hiệu Trường Đại học học Khoa học Tự nhiên và các thầy, cô đã giảng dạy chương trình Cao học mà tôi được học tập. Đặc biệt thầy giáo PGS.TS. Lưu Đức Hải, Trưởng khoa Môi trường đã dạy và chỉ bảo ân cần trong suốt quá trình học tập.

Bên cạnh Nhà trường, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, động viên khuyến khích và góp ý kiến của Ban Lãnh đạo và đồng nghiệp tại Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan có liên quan; sự giúp đỡ nhiệt tình của Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Hà Nam.

Cám ơn gia đình đã hỗ trợ và động viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn.

Một lần nữa Tác giả xin trân trọng cám ơn tất cả sự giúp đỡ quí báu đó.

Hà Nội, ngày tháng 6 nãm 2013

Tác giả


Nguyễn Thị Hương

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 9

1.1. Khái niệm về nước sạch  9

1.2. Tổng quan tình hình cấp nước sạch nông thôn ở Việt Nam 11



1.2.1. Đánh giá điều kiện nguồn nước ảnh hưởng đến việc cấp nước sạch 11

1.2.2. Điều kiện KTXH tác động đến việc cấp nước sạch 16

1.2.3. Kết quả thực hiện về cấp nước sạch ở Việt Nam 19

1.2.4. Những vấn đề đặt ra đối với cấp nước sạch nông thôn 29

1.2.5. Cơ sở lý luận đánh giá công trình CNTTNT theo hướng PTBV 30

1.2.6. Phương pháp đánh giá công trình CNTTNT theo hướng PTBV 38

1.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên, KTXH tác động đến cấp nước sạch nông thôn tại khu vực nghiên cứu 40

1.3.1. Điều kiện tự nhiên 40

1.3.2. Điều kiện KTXH 43

1.3.3. Đánh giá khả năng cấp nước cho sinh hoạt 43

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  45



2.1. Đối tượng nghiên cứu 45

2.2. Phạm vi nghiên cứu 45

2.3. Phương pháp nghiên cứu 47

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51



3.1. Đánh giá kết quả thực hiện cấp nước nông thôn tại khu vực nghiên cứu 51

3.1.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân trước năm 1990 51

3.1.2. Kết quả thực hiện chương trình cấp nước sinh hoạt của Chính phủ từ năm 1990 đến nay 51 3.2. Đánh giá sự PTBV của công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu 52

3.2.1. Bền vững về nguồn nước 52

3.2.2. Bền vững về quản lý, vận hành 52

3.2.3. Bền vững khi có sự tham gia của cộng đồng 55

3.2.4. Bền vững về tài chính 55

3.2.5. Bền vững về công nghệ  57

3.2.6. Bền vững về tổ chức 58

3.2.7. Đánh giá chung sự PTBV của các công trình CNTTNT theo phương pháp trọng số 58

3.2.8. Đánh giá tồn tại trong công tác quản lý, vận hành các công trình CNTTNT tỉnh huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam  60

3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường từ công trình CNTTNT 64

3.3.1. Bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm và loại bỏ ô nhiễm Asen 64

3.3.2. Nước sạch và sức khoẻ của người hưởng lợi 64

3.3.4. Tác dụng tích cực đến hệ thống giáo dục tại địa phương 64

3.4. Tác động tích luỹ từ hệ thống công trình CNTTNT đến hệ thống môi trường xã hội và tài nguyên nước tại khu vực nghiên cứu 65

3.5. Đề xuất quy trình quản lý công trình CNTTNT theo hướng PTBV áp dụng tại huyện Bình lục tỉnh Hà Nam 68

3.5.1. Quản lý tài nguyên nước và môi trường lưu vực 68

3.5.2. Thực hiện quy trình quản lý vận hành bền vững 69

3.5.3. Quản lý tài chính 70

3.5.4. Cộng đồng tham qia quản lý công trình CNTTNT 72

3.5.5. Quản lý công nghệ trong cấp nước và bảo vệ môi trường lưu vực 73

3.5.6. Tổ chức quản lý, vận hành công trình CNTTNT 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

I. Danh mục bảng

1. Bảng 01. Các chỉ tiêu giám sát cấp độ A theo QCVN 02:2009/BYT 12

2. Bảng 02. Trữ lượng động thiên nhiên nước ngầm 13

3. Bảng 03. Mô đun dòng ngầm 14

4. Bảng 04. Kết quả thực hiện Chương trình MTQG về Nước sạch từ 2005-2012 20

5. Bảng 05. Điểm tổng hợp theo từng tiêu chí có gắn trọng số 40

6. Bảng 06. Kết quả phân tích chất lượng nước tại các công trình CNTTNT khu vực nghiên cứu 54

7. Bảng 07. Mô hình quản lý, vận hành các công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu 58

8. Bảng 08. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá PTBV công trình theo phương pháp trọng số 60

II. Danh mục hình

1. Hình 01. Sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nước ngầm 24

2. Hình 02. Sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nước mặt 25

3. Hình 03. Biểu đồ phân loại các mô hình quản lý công trình CNTTNT 26

4. Hình 04. Tiếp cận khái niệm kinh tế, xã hội, sinh thái trong PTBV 33

5. Hình 05. Mô hình công nghệ áp dụng trước năm 2005 57

6. Hình 6. Mô hình công nghệ áp dụng sau năm 2005 57

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển Châu á

AusAID Cơ quan phát triển Quốc tế Úc

CĐQL Cộng đồng quản lý

CNTTNT Cấp nước tập trung nông thôn

CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

DANIDA Cơ quan hỗ trợ phát triển Quốc tế Đan mạch

KTXH Kinh tế xá hội

LienAID Tổ chức phát triển Singapore

MTQG Mục tiêu Quốc gia

PTBV Phát triển bền vững

PTNT Phát triển nông thôn

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

UNDP Cơ quan phát triển Liên hợp quốc

UBND Uy ban Nhân dân

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn

WB Ngân hàng Thế giới

WHO Tổ chức Y tế Thế giới



MỞ ĐẦU

Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. Nước sạch là nhu cầu cơ bản, có tính chất sống còn, có tác động đến mọi lĩnh vực đời sống và sự phát triển KTXH. Nâng cao số người được sử dụng nước sạch đã được cộng đồng quốc tế quan tâm và xác định là một trong những mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.

Ở nước ta, vấn đề cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, hoạch định và thực thi những chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Điều đó được thể hiện rõ trong nhiều văn bản về chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển KTXH và đã trở thành cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Đến hết năm 2012, theo kết quả Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT, cả nước đã có 81% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 42% sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT. Cùng với các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình, các công trình cấp nước tập trung nông thôn không ngừng được quan tâm phát triển. [4]

Công trình cấp nước tập trung nông thôn ngày càng được mở rộng nhờ kiểm soát tốt hơn cả về số lượng, chất lượng nước và thuận lợi cho người sử dụng. Nhất là trong tình hình nguồn nước ngày càng cạn kiệt và suy thoái, công trình cấp nước tập trung càng phát huy các ưu điểm vượt trội.

Huyện Bình lục, tỉnh Hà Nam nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, có địa hình trũng, vào trước những năm 1960, cuộc sống của người dân nông thôn ở đây còn khó khăn. Nước sinh hoạt của người dân được lấy từ 3 nguồn nước là nước mưa, nước ao hồ, sông lạch tự nhiên, nước giếng làng (từ nước ngầm tầng nông). Từ năm 2000 đến nay, nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ, các nhà tài trợ và sự ưu tiên trong chính sách đầu tư của địa phương mà nhiều công trình cấp nước tập trung đã và đang được xây dựng nhằm phục vụ tốt hơn cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, hiện nay, một số công trình được xây dựng đã xuống cấp, các mô hình quản lý không bền vững, quy trình quản lý công trình cấp nước tập trung chưa tuân thủ các quy trình của sản xuất cung ứng nước sạch, cân đối thu chi không bảo đảm, duy tu bảo dưỡng không thường xuyên, công tác tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng sử dụng nước sạch đảm bảo vệ sinh chưa thường xuyên, chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt cho người dân chưa đảm bảo, không phát huy hết hiệu quả sau đầu tư. Đặc biệt vấn đề bảo vệ đầu nguồn, hầu hết các công trình cấp nước sử dụng nguồn nước sông tưới tiêu nông nghiệp, thiếu công tác bảo vệ khu vực đầu nguồn, làm tăng thời gian lắng lọc, tăng hóa chất xử lý, làm tăng giá thành nước sạch.

Trước thực trạng đó, cần thiết thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình quản lý các công trình cấp nước tập trung áp dụng tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam”, góp phần tạo cơ sở khoa học nâng cao chất lượng nước cấp và đề xuất những giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường khu vực và hướng tới phát triển phát triển bền vững. Đề tài hướng tới mục tiêu nghiên cứu như sau:

- Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt của người dân trong khu vực nghiên cứu từ trước những năm 1990 và kết quả thực hiện Chương trình cấp nước sạch của địa phương từ những năm 1990 đến nay;

- Đánh giá hiệu quả hoạt động các công trình công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu theo hướng PTBV;

- Xây dựng quy trình quản lý các công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu theo hướng PTBV.



CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm về nước sạch

- Nước sạch vừa là nhu cầu vừa là điều kiện tối cần thiết cho đời sống con người. Không có nước thì không có cuộc sống trên trái đất. Con người cần đến nước từ khi mới trào đời cho đến khi mất đi. Với khả năng phi thường của con người, người ta có thể nhịn ăn được 1 tháng song lại không thể chịu khát quá 1 tuần.

- Nước có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người nhưng đó phải là nguồn nước sạch. Ngược lại nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ có tác hại rất lớn đối với sức khỏe của cộng đồng. Nguồn nước sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm chủ yếu do chất thải của con người và động vật. Việc ô nhiễm có lúc trở thành nguồn truyền bệnh rất nguy hiểm, lan truyền gây tử vong cho nhiều người. Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nước bẩn dùng cho sinh hoạt là nguyên nhân gây nên hơn 80% các loại bệnh tật của con người.

- Theo quan niệm của WHO, nước sạch là nước không mùi, không màu, không vị và không chứa các chất tan, các vi khuẩn không nhiều quá mức cho phép và tuyệt đối không có vi sinh vật gây bệnh. Tiêu chuẩn Quốc tế là tiêu chuẩn của WHO ban hành năm 1984 về 4 mặt là: chất vô cơ tan, vi sinh vật, chất hữu cơ và vật lý.

- Nước sạch của Việt Nam được định nghĩa tại Điều 3 của Luật Tài nguyên Nước được Quốc hội thông qua năm 2012 " Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam".

- Bộ Y tế đã ban hành hai Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia mới là: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT), kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/9/2009 với 14 chỉ tiêu chất lượng (Bảng 01 dưới đây ) [7]



Bảng 01. Các chỉ tiêu giám sát cấp độ A theo QCVN 02:2009/BYT


TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa cho phép

Phương pháp thử

Mức độ giám sát

I

II

1

Màu sắc

TCU

15

15

TCVN 6185 - 1996

(ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120



A

2

Mùi vị

-

Không có mùi vị lạ

Không có mùi vị lạ

Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B

A

3

Độ đục

NTU

5

5

TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027 - 1990)

hoặc SMEWW 2130 B



A

4

Clo dư

mg/l

0,3-0,5

-

SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1

A

5

pH

-

6,0 - 8,5

6,0 - 8,5

TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+

A

6

Hàm lượng Amoni

mg/l

3

3

SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 D

A

7

Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)

mg/l

0,5

0,5

TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe

B

8

Chỉ số Pecmanganat

mg/l

4

4

TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)

A

9

Độ cứng tính theo CaCO3

mg/l

350

-

TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C

B

10

Hàm lượng Clorua

mg/l

300

-

TCVN6194 - 1996

(ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D



A

11

Hàm lượng Florua

mg/l

1.5

-

TCVN 6195 - 1996

(ISO10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F-



B

12

Hàm lượng Asen tổng số

mg/l

0,01

0,05

TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B

B

13

Coliform tổng số

VK/ 100ml

50

150

TCVN 6187 - 1,2:1996

(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222



A

14

E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt

VK/ 100ml

0

20

TCVN6187 - 1,2:1996

(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222



A

Ghi ch: - VK : Vi khuẩn

- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.

- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).

1.2. Tổng quan tình hình cung cấp nước sạch nông thôn ở Việt Nam

1.2.1. Đánh giá điều kiện nguồn nước ảnh hưởng đến việc cấp nước sạch

Việt Nam có tổng diện tích 331.000 km2 trên đất liền và 1 triệu km2 diện tích lãnh hải nằm ở vĩ độ 23022 đến 8030 Bắc và kinh độ 102010 đến 109021 Đông, nằm ở Đông Nam Á với chiều dài biên giới đất liền hơn 6780km và 3260km bờ biển cùng hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Trường sa, Hoàng sa, Bạch Long vĩ... với các mạng lưới Sông lớn như như sông Hồng, Sông Mê Công, Sông Mã, Sông Cả...[2]



Nhận xét: Với vị trí đặc biệt đó, nguồn nước tương đối phong phú để phục vụ cho cấp nước sạch. Nguồn nước chủ yếu được dùng để cấp nước sinh hoạt bao gồm nguồn nước mưa, nước mặt và nước ngầm.

a. Nước mưa

- Lượng mưa hàng năm của Việt Nam tương đối lớn, trung bình từ 1.800mm đến 20.000 mm song phân bố không đều cả về không gian và thời gian và tạo nên những vùng có lượng mưa lớn xen kẽ các vùng có lượng mưa nhỏ trong phạm vi toàn lãnh thổ.

- Theo các tài liệu khí tượng thì nhìn chung, lượng mưa năm trung bình năm ở Việt Nam biến đổi trong phạm vi khá lớn, từ 600  800mm ở vùng ven biển miền Trung (Bình Thuận, Ninh Thuận) đến trên 4.000  5.000mm ở các vùng Bắc Quang, Nam Châu lãnh, Trà Mi - Ba Tơ... Phần lớn lãnh thổ Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có lượng mưa năm trong khoảng 1.600mm  2.400mm, trong đó:

+ Đồng bằng Bắc Bộ: 1.600  1.800mm

+ Đồng bằng Nam Bộ: 1.400  2.800mm [2]

- Một đặc điểm của mưa là sự phân bố không đều theo thời gian trong năm, chia 2 mùa rõ rệt phụ thuộc vào 2 mùa gió chính, đó là mùa mưa và mùa khô (mùa mưa ít). Hai mùa này khác nhau về lượng mưa, thời gian xuất hiện và kết thúc mưa, thời gian mưa và độ ổn định tương đối của mưa.

- Mưa trong mùa khô chủ yếu là mưa phùn, lượng mưa không đáng kể vì vậy không có ý nghĩa với cung cấp nước. Mưa lớn thường xuyên có khả năng xảy ra trong mùa mưa với cường độ mạnh.



Nhận xét: Mùa mưa kéo dài khoảng 4  6 tháng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Ở phía đông Trường Sơn, mùa mưa rất ngắn, chỉ kéo dài khoảng 3 tháng. Vì vậy, việc sử dụng nguồn nước mưa để cấp nước cho ăn uống là có thể được nhưng để mục đích sinh hoạt khác thì không thể thỏa mãn đặc biệt trong mùa khô. Do vậy cần có các nguồn nước khác sử dụng kết hợp, bổ sung. [2]

b. Nước mặt

- Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có lượng mưa lớn nên nguồn nước mặt rất phong phú. Do cấu trúc địa chất, địa hình ở 3/4 diện tích toàn lãnh thổ là đồi núi đã tạo nên mạng lưới sông suối dày đặc với mật độ sông suối tính theo những dòng chảy thường xuyên là 0,60km/km2 trung bình trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, mật độ sông suối có sự dao động lớn giữa các vùng, trong đó mật độ sông suối nhỏ nhất là 0,3 km/km2 và lớn nhất là 4 km/km2. [10]

- Về chất lượng nước mặt, nhìn chung không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước phục vụ cho ăn uống về khía cạnh độ trong, hàm lượng hữu cơ và vi sinh. Vì vậy trước khi sử dụng cần có phương pháp xử lý nước. Ở vùng cửa sông, nước biển theo thuỷ triều xâm nhập vào sông làm cho nước sông bị nhiễm mặn. Vùng này không sử dụng nước mặt cho mục đích ăn uống và sinh hoạt được. [12]



Nhận xét: Từ những kết quả trên cho thấy, nguồn tài nguyên nước mặt tương đối phong phú nếu được xử lý tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nước tại chỗ cho các mục đích nói chung và ăn uống sinh hoạt nói riêng.

c. Nước ngầm

- Nước ngầm đã và đang là đối tượng chủ yếu được khai thác phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó có ăn uống và sinh hoạt.

- Trên lãnh thổ Việt Nam, nước ngầm chứa giữ trong các lỗ hổng và khe nứt của các loại đất đá khác nhau (chủ yếu là trầm tích bở rời, trầm tích lục nguyên, phun trào xâm nhập cacbonat, biến chất và hỗn hợp) có tuổi già nhất (Ackeozoi) đến tuổi trẻ nhất (Đệ tứ).

- Theo các tác giả của Tiểu ban soạn thảo kế hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt nông thôn đến năm 2000, tổng trữ lượng động thiên nhiên của nước ngầm trên toàn Việt Nam là 1.513,5 m3/s (không kể phần hải đảo) và phân bố trên miền địa chất thủy văn theo (Bảng 02 dưới đây).

Bảng 02. Trữ lượng động thiên nhiên nước ngầm

Miền địa chất, thủy văn

Trữ lượng động thiên nhiên (m3/s)

Tỷ lệ so với trữ lượng thiên nhiên toàn lãnh thổ (%)

Đông Bắc Bộ (I)

Tây Bắc Bộ (II)

Đồng bằng Bắc Bộ (III)

Bắc Trung Bộ (IV)

Nam Trung Bộ (V)

Đồng bằng Nam Bộ (VI)



238,700

241,827


88,865

466,993


318,850

158,250


16

16

6



31

21

10



(Nguồn: Cục Quản lý Tài nguyên Nước)

Với từng loại đất đá có đặc điểm thành tạo và điều kiện cung cấp nên mức độ giàu nước và khả năng khai thác cũng khác nhau. Đặc trưng này được thể hiện qua mô đun dòng chảy ngầm (Bảng 03).



Bảng 03. Mô đun dòng ngầm

Miền địa

Chất thủy văn

Mô đun dòng ngầm (l/s km2)
Diện tích phân bố (km2)

Bở rời

Phun

Trào


Lục nguyên

Các-

bonat


Biến chất

Hỗn hợp

Xâm nhập

Đông Bắc Bộ



220

175


2  3

35


2  20

12.942


2,5

4.690


220

3.147


2 20

20.753


2  20

6.182


Tây Bắc Bộ

27

506


2  7

590


2  10

5080


2  20

6700


220

13.940


210

12.382


2  10

3.300


Đồng bằng Bắc Bộ

0,410

14.500




















Bắc Trung Bộ

220

7.085


2 20

2.220


220

18.665


210

3.360


220

5.290


220

14.200


2  10

7.420


Nam Trung Bộ

210

15.340


2  10

19.875


27

19.725





220

8.300





2  20

22.165


Đồng bằng

Nam Bộ


0,050,005

54.000




















Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương