A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang38/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   47

21. Luật thủy lợi


Sự cần thiết ban hành

Bối cảnh, thực trạng quan hệ xã hội đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật; mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết.

Trong nhiều thập kỷ qua được sự đầu tư của nhà nước cùng với sự đóng góp của toàn dân, công tác phát triển thủy lợi đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển của các ngành kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường sinh thái. Bước vào thời kỳ mới việc công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với việc tăng dân số, đã gây ra áp lực lớn về nhu cầu nước cho dân sinh và công nghiệp, nhất là ở các vùng tập trung, cùng với nó là nhu cầu tiêu nước và xử lý nước thải. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm lũ, bão, úng lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, gây khó khăn lớn cho việc cấp nước, tiêu nước cho nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực thủy lợi. Trong đó, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý cho công tác phát triển thủy lợi; góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực thủy lợi. Tuy nhiên, qua gần 20 năm thực hiện Pháp lệnh cần tổng kết, đánh giá, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn và trình Quốc hội ban hành thành luật.



Tổng kết, đánh giá thực trạng của các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến các quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Hiện nay, tại Việt nam đã hình thành một cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật thuỷ lợi, bảo đảm tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát điện, phục vụ du lịch và các ngành kinh tế khác; tiêu nước cho các khu dân cư đô thị và nông thôn, đã khắc phục được đáng kể tình trạng úng, hạn, mở rộng diện tích gieo trồng, cải tạo đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh những mặt tích cực, qua quá trình thực hiện pháp luật về thuỷ lợi và gần 20 năm thực hiện Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi còn có những tồn tại, vướng mắc kéo dài nhiều năm và có nguy cơ ngày càng phát triển, đồng thời có ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phát triển thuỷ lợi và nâng cao hiệu quả phục vụ của các hệ thống thuỷ lợi, gồm:

- Về quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi. Hiện nay, quy hoạch thủy lợi vẫn còn nhiều bất cập trước sự phát triển của công nghiệp, đô thị và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông – lâm – diêm nghiệp và thủy sản; chưa đáp ứng được yêu cầu thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, khai thác sử dụng tổng hợp. Bên cạnh đó, những bất cập trong việc quy hoạch thuỷ lợi còn do vấn đề phân cấp trong việc lập phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch. Theo quy định hiện hành, các địa phương phê duyệt quy hoạch thuỷ lợi trong phạm vi tỉnh mà không cần có thoả thuận với Bộ chuyên ngành. Dẫn đến, có công trình thuỷ lợi được xây dựng theo quy hoạch do địa phương phê duyệt, nhưng chưa phù hợp với quy hoạch tổng thể vùng hoặc quy hoạch lưu vực, dẫn đến không hiệu quả trong quá trình khai thác vận hành.

- Về đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi. Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn khó khăn, nguồn vốn hạn hẹp, suất đầu tư thấp, còn dàn trải, công nghệ thi công còn lạc hậu, nên thường áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế ứng với tần suất bảo đảm của hệ thống công trình thủy lợi thấp, dẫn đến nhiệm vụ công trình được giao lớn hơn năng lực công trình có thể đảm nhiệm. Nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi đầu tư chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung xây dựng phần đầu mối, chưa chú trọng đầu tư hoàn chỉnh, khép kín hệ thống kênh mương dẫn nước và hệ thống thuỷ lợi nội đồng.

- Về tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước và hình thức tổ chức quản lý về khai thác công trình thủy lợi. Mô hình tổ chức quản lý có nhiều biến động, chưa đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương (kể cả quản lý nhà nước và khai thác, vận hành công trình thuỷ lợi). Bộ máy tổ chức còn mỏng, thiếu ổn định, chưa đủ năng lực để làm tốt các nhiệm vụ theo quy định, ở nhiều huyện không có cán bộ thủy lợi. Một số hệ thống thuỷ lợi chưa có tổ chức quản lý, khai thác phù hợp. Quản lý, chỉ đạo điều hành sản xuất còn mang tính mệnh lệnh hành chính. Việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi triển khai chậm. Phát huy hiệu quả của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi chưa hết tiềm năng, trong khi đó vai trò của người hưởng lợi chưa được đề cao. Sự phối hợp trong việc quản lý điều hành các công trình thuỷ lợi giữa cơ quan quản lý ngành và chính quyền địa phương các cấp còn nhiều bất cập. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thủy lợi còn hạn chế về trình độ, phân bố không hợp lý, rất thiếu cán bộ ở địa phương, nhiều huyện còn chưa có cán bộ thuỷ lợi. Cán bộ cấp cơ sở, kể cả cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ lợi cấp huyện, xã và cán bộ của các tổ chức hợp tác dùng nước ít được đào tạo và đào tạo lại.

Về bảo vệ công trình thủy lợi và môi trường nước trong các hệ thống thuỷ lợi. Tình trạng lấn chiếm lòng kênh, bờ kênh, xây dựng nhà, công trình trái phép, đổ rác thải vào dòng chảy, thả bèo, trồng rau muống, ngâm tre luồng gây ách tắc dòng chảy; tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng trong các hệ thống công trình thủy lợi do nước thải của các làng nghề, các khu dân cư tập trung, các đô thị; nước thải của các khu công nghiệp xả trực tiếp vào hệ thống kênh của các hệ thống công trình thủy lợi.

Đây là tình trạng rất phổ biến xảy ra ở tất cả các địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân chưa đầy đủ; quyền lực của các cơ quan quản lý chưa đủ mạnh, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm; kinh phí chi cho việc xử lý còn thiếu hoặc không có.



Về chính sách trong hoạt động khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi: Một số chế độ, chính sách về tài chính trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi còn mang nặng tính xin cho. Cơ chế tài chính chưa đồng bộ nhất là khi chúng ta thực hiện việc miễn thủy lợi phí, việc cấp và sử dụng thủy lợi phí còn nhiều bất cập. Doanh thu của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi cố định theo mức thuỷ lợi phí được quy định, nhưng giá vật tư: xăng dầu, xi măng, sắt thép, công lao động luôn có chiều hướng tăng lên. Tình trạng các doanh nghiệp công trình thủy lợi bị thiếu hụt kinh phí nhưng không được cấp bù đầy đủ, đặc biệt ở những địa phương có mức cấp bù thuỷ lợi phí thấp. Hậu quả của tình trạng trên là: công trình không được duy tu, sửa chữa kịp thời, dẫn đến công trình ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, thu nhập của cán bộ, nhân viên thấp.

Về công trình cấp nước sạch nông thôn. Hiện nay, việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình cấp nước sạch nông thôn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 117/2007/NĐ-CP. Do công trình cấp nước sạch nông thôn có những đặc thù riêng, nên trong thực tiễn việc quản lý khai thác còn nhiều bất cập, mô hình tổ chức quản lý khai thác chưa phù hợp, không phát huy tối đa hiệu quả của công trình.

Hệ thống pháp luật về thủy lợi thiếu thống nhất và đồng bộ.

Các nội dung về quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi được điều chỉnh phân tán tại nhiều VBQPPL, như Luật tài nguyên nước, Luật xây dựng, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi… và nhiều Nghị định của Chính phủ. Bên cạnh việc thực thi các văn bản pháp luật còn kém, các văn bản nêu trên còn thiếu và chưa đồng bộ, cụ thể như sau:



Về quy hoạch thủy lợi: Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi chỉ điều chỉnh những công trình thủy lợi đã xây dựng và được đưa vào khai thác. Pháp lệnh không điều chỉnh nội dung về quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi; Luật tài nguyên nước cũng dành Chương V quy định về Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nhưng không điều chỉnh nội về quy hoạch thủy lợi. Để khắc phục tình trạng trên, cần xác định lại thẩm quyền và quan hệ giữa Trung ương và các địa phương. Cần đưa nội dung về quy hoạch thủy lợi vào Luật và làm rõ những nội dung, mối quan hệ giữa quy hoạch thủy lợi quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch tài nguyên nước, loại bỏ sự chồng chéo và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước.

Về quản lý đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi: Việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi hiện nay thực hiện theo quy định của Luật xây dựng và các văn bản có liên quan. Tuy nhiên, với những đặc thù riêng của công trình thủy lợi cần có những quy định đặc thù để phù hợp và phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.

Về tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước và mô hình tổ chức khai thác công trình thủy lợi: Chưa quy định rõ về trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi, đặc biệt tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở (huyện, xã). Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chính trong việc phát huy hiệu quả công trình thuỷ lợi trên địa bàn. Chưa có chính sách động viên, phát huy sự tham gia của người dân và các thành phần kinh tế trong công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi, vận dụng linh hoạt theo cơ chế thị trường, giảm bao cấp của nhà nước.

Về bảo vệ công trình thủy lợi: Chưa quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, trách nhiệm của tổ chức cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi trong việc bảo vệ công trình thủy lợi; Chưa thành lập tổ chức thanh tra chuyên ngành quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Chế tài xử phạt tổ chức, cá nhân vi phạm (hành vi lấn chiếm đất trong phạm vi công trình, phá hoại công trình, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi trái pháp luật…) chưa cao.

Tồn tại chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước về thủy lợi

Một số vấn đề chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước giữa các Bộ, ngành như: quan hệ giữa các ngành tham gia khai thác, sử dụng dòng sông, sử dụng tài nguyên nước trong lưu vực; quản lý chất lượng nước; trách nhiệm trong bảo vệ các công trình thuỷ lợi, nhất là việc xử lý các hành vi vi phạm.

Để giải quyết được những tồn tại nêu trên, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của các hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có, nhằm phát huy tối đa vai trò, năng lực của các công trình thuỷ lợi trong việc phục vụ sản xuất và các ngành dân sinh kinh tế, cần có một luật để điều chỉnh, giải quyết các nội dung trên. Vì vậy, việc ban hành Luật Thuỷ lợi là cần thiết.

Thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý ngành, lĩnh vực

Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực thủy lợi đã được Đảng, Nhà nước tập trung chỉ đạo. Các Luật và Pháp lệnh quan trọng như Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Luật đê điều, Luật tài nguyên nước đã ban hành, cụ thể: Chương V, Luật tài nguyên nước quy định về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ đê điều. Luật đê điều quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều. Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thủy lợi phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì phải xây dựng Luật thủy lợi trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những nội dung của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và bổ sung điều chỉnh các nội dung về quy hoạch thủy lợi, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý đê điều; công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn; việc quản lý các hồ thủy điện; bảo đảm an toàn đập; mở rộng việc quản lý khai thác công trình thủy lợi do các thành phần kinh tế tham gia; lập, phê duyệt quy trình vận hành hồ,liên hồ, bảo đảm an toàn hồ chứa (trong đó có cả hồ thủy điện và các hồ của các thành phần kinh tế khác); trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc bảo vệ, bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi; bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi; bổ sung các quy định mới để điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh trong thực tế như quy định về miễn, giảm thủy lợi phí, v.v…



Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi được thực hiện bởi các chủ thể là các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam. Luật quy định về quy hoạch, xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Việc khai thác, sử dụng và bảo vệ đê điều và các công trình có liên quan đến đê điều phải tuân theo Luật này, pháp luật về đê điều và các pháp luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, quá trình sửa đổi Luật tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện và quá trình xây dựng dự án Luật thủy lợi cần được phối hợp để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Những quan điểm, chính sách cơ bản

Bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thủy lợi. Luật sẽ là cơ sở để bảo đảm việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân đối với công tác thủy lợi.

Bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bảo vệ công trình thủy lợi là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bảo đảm các yêu cầu phòng, chống lũ lụt, suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại khác do nước gây ra; bảo đảm an toàn công trình.

Bảo đảm tính hệ thống của công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính.

Công trình thủy lợi được khai thác, sử dụng tổng hợp để phát triển kinh tế xã hội.

Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ trong phát triển thủy lợi; khuyến khích và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào lĩnh vực thủy lợi.

Hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra: úng, hạn, xâm nhập mặn, nước biển dâng…

Ưu tiên khai thác nguồn nước để cấp nước cho mục đích sinh hoạt, đặc biệt đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Khuyến khích sử dụng nước sạch hợp lý, tiết kiệm và áp dụng các công nghệ tái sử dụng nước cho các mục đích khác nhau.

Đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực thủy lợi.



Nội dung chính

Những quy định chung: Quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích thuật ngữ, các nguyên tắc cơ bản, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi và vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội, tổ chức và cá nhân trong công tác thủy lợi.

Quy hoạch thủy lợi: Quy định về nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch; nội dung quy hoạch thủy lợi; trách nhiệm, thẩm quyền lập, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch; việc công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch.

Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi: Quy định về nguyên tắc, chính sách đặc thù trong việc xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi.

Khai thác công trình thủy lợi: Quy định về nguyên tắc phân cấp công trình thủy lợi; loại hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi; phương thức quản lý khai thác công trình thủy lợi; hội đồng quản lý hệ thống; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; chính sách về tài chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Bảo vệ công trình thủy lợi: Quy định về phương án bảo vệ công trình thủy lơi; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ công trình thủy lợi; phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; mốc giới bảo vệ công trình thủy lợi; bảo đảm an toàn hồ chứa nước; lập và phê duyệt quy trình vận hành hồ, liên hồ chứa nước; bảo vệ môi trường nước trong công trình thủy lợi; xử lý vi phạm.

Quản lý nhà nước về thủy lợi: Quy định nội dung quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương về quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; giải quyế tranh chấp về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Điều khoản thi hành: Quy định về hiệu lực thi hành của luật.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Sử dụng nguồn nhân lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan.

Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Lao động và Thương binh xã hội, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, các Uỷ ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành. Kết hợp xin kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương