A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang39/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   47

22. Luật đo đạc và bản đồ


Sự cần thiết ban hành

Hệ thống VBQPPL hiện hành về đo đạc và bản đồ của Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Một số chính sách quản lý đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay. Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ (sau đây gọi tắt là Nghị định 12) là VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ hiện nay. Nghị định đã tạo cơ sở pháp lý căn bản cho việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trong thời gian qua. Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế đất nước nói chung, năng lực hoạt động của ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam cũng đã có sự thay đổi, phát triển mạnh mẽ so với thời điểm ban hành Nghị định, qua 9 năm thực hiện, các chính sách quản lý của Nghị định 12 và của một số VBQPPL hướng dẫn thi hành Nghị định do các cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ ở Trung ương ban hành trong giai đoạn này đang bộc lộ dần những hạn chế, bất cập, không phù hợp với thực tiễn: Cơ chế quản lý kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, dự án về đo đạc và bản đồ của các bộ, ngành và địa phương tại Nghị định 12 còn nặng về mệnh lệnh, phân công mà thiếu cơ chế đảm bảo cho việc thực thi, thiếu cơ chế gắn kết trách nhiệm giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ ở Trung ương. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đo đạc chồng chéo, dư thừa gây lãng phí đầu tư ngân sách; Các quy định về bảo mật, quản lý, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ chưa thực sự hướng tới việc chia sẻ thông tin, cung cấp rộng rãi cho nhu cầu xã hội, nâng cao dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội; Chính sách quản lý công trình xây dựng đo đạc còn chưa sát thực tế nên không phát huy được hiệu quả tích cực dẫn đến tình trạng nhiều dấu mốc đo đạc quốc gia bị mất hoặc bị xâm hại; Các quy định về xử lý vi phạm còn chung chung, không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

Mặt khác, so với thời điểm ra đời của Nghị định 12 (ngày 22/01/2002), đến thời điểm hiện tại, nhiều cơ quan cấp bộ cũng như cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ được đề cập trong Nghị định đã thay đổi về tên gọi và tổ chức bộ máy hoặc được thành lập lại. Vì vậy, sự phân công trách nhiệm trong triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ cho các cơ quan cấp bộ tại Nghị định 12 cũng không còn phù hợp với thực tiễn. Tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ của cơ quan quản lý các cấp và các tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ trên toàn quốc còn nhiều hạn chế tồn tại. Hơn nữa, tính pháp lý của VBQPPL cao nhất về quản lý nhà nước hoạt động đo đạc và bản đồ chưa cao do mới chỉ là Nghị định, do đó còn có tư tưởng coi nhẹ, chấp hành chưa nghiêm.

Những hạn chế nêu trên là nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ, đó là tình trạng đo đạc trùng lặp, dư thừa, mốc đo đạc bị xâm hại… Thực trạng này gây lãng phí không nhỏ cho ngân sách nhà nước song cơ quan quản lý không có cơ chế pháp lý để thực hiện việc quản lý, giám sát, ngăn chặn, cũng không có chế tài để xử phạt. Hiệu lực pháp lý của các VBQPPL về đo đạc và bản đồ hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý nhà nước toàn diện đối với mặt hoạt động này.

Mặt khác, để đáp ứng đòi hỏi khách quan của công tác quản lý nhà nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt Nam đã là thành viên của một WTO, thành viên của một số tổ chức quốc tế, một số chính sách quản lý mới cần được xây dựng như: chính sách quản lý trình độ, năng lực chuyên môn của cá nhân tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ; chính sách quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức nước ngoài, quản lý kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ.

Thực trạng trên đòi hỏi phải có một khung pháp lý có hiệu lực cao hơn, đủ tầm để điều chỉnh hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt đối với các vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Một yêu cầu cấp bách đặt ra là phải xây dựng Luật đo đạc và bản đồ.



Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Phạm vi điều chỉnh: Quy định việc thống nhất quản lý và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước. Các hoạt động đo đạc và bản đồ ở đất liền, vùng trời và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Đối tượng áp dụng: cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ hoặc sử dụng sản phẩm đo đạc và bản đồ; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Các chính sách cơ bản cần được xây dựng trong nội dung của luật đo đạc và bản đồ bao gồm:



Chính sách quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản. Hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thành lập các sản phẩm đo đạc và bản đồ đáp ứng nhu cầu sử dụng chung cho các ngành và các địa phương bao gồm: thiết lập hệ quy chiếu quốc gia và hệ thống số liệu gốc quốc gia; thiết lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia; xây dựng hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản đồ hành chính, hệ thống bản đồ địa lý tổng hợp; xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản; xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý quốc gia.

Kết quả của hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản là những thông tin, dữ liệu mang tính chất nền tảng, phục vụ nhu cầu của các ngành điều tra cơ bản khác và rất nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia. Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý quốc gia có được từ hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản là nền móng để phát triển các ứng dụng hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, nhu cầu cuộc sống cộng đồng, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng xã hội phồn thịnh, văn minh. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản có chất lượng, đảm bảo độ chính xác, tính thời sự của thông tin địa lý là mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ.

Việc luật hóa các chính sách về đo đạc và bản đồ cơ bản để đảm bảo mục tiêu trên là rất cần thiết và cấp bách. Các yêu cầu cụ thể mà các chính sách quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản phải đạt được là:

- Tạo căn cứ pháp lý để tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản, đảm bảo chất lượng các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, cung cấp cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Tăng cường sử dụng các thành quả của hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản phục vụ tiến bộ xã hội và các mục tiêu cộng đồng khác.

- Tạo căn cứ pháp lý để từng bước xã hội hóa hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi huy động nguồn lực của các tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc các thành phần kinh tế trong thực hiện các nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ cơ bản góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và phù hợp với giai đoạn mở cửa, hội nhập quốc tế.

- Khắc phục được những điểm yếu, hạn chế của chính sách quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản hiện hành.

Chính sách quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành. Hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao, nhu cầu về các sản phẩm đạc và bản đồ phục vụ các ngành kinh tế quốc dân ngày càng lớn, đầu tư cho hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng đầu tư chung của toàn ngành. Tuy nhiên, sự quản lý của nhà nước mới chỉ chú trọng vào hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản và đo đạc địa chính, các hoạt động đo đạc và bản đồ không thuộc hai thể loại trên đều do các bộ ngành, địa phương lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ ở Trung ương hầu như không nắm bắt được những vấn đề cần thiết để thực hiện vai trò thống nhất quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi toàn quốc. Các sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành có đáp ứng được các chỉ tiêu chất lượng để phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước không? Việc đầu tư một dự án là hợp lý hay lãng phí? Tuy nhiên, với các chính sách quản lý như hiện nay, cơ quan quản lý của nhà nước khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác, tin cậy cho các vấn đề trên.

Trong hệ thống VBQPPL về đo đạc và bản đồ, không có các văn bản riêng về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành, các chính sách quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành được quy định chủ yếu tại nghị định số 12/2002/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động đo đac và bản đồ và một số văn bản hướng dẫn thi hành nghị định do cơ quan quản lý nhà nước về đo đac và bản đồ ở Trung ương ban hành. Tuy nhiên, các chính sách quản lý này, trải qua quá trình thực thi đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, không phù hợp với thực tiễn và yêu cầu thống nhất quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi toàn quốc, thể hiện ở những điểm sau:

- Vai trò, trách nhiệm của cơ quan QLNN về đo đac và bản đồ trong xây dựng quy họach, kế họach về đo đạc và bản đồ chuyên ngành không rõ ràng, cụ thể, dẫn đến hậu quả cơ quan quản lý không thể nắm bắt được tổng thể về quy họach ở tầm quốc gia, không có cơ sở để kiểm soát được việc đo vẽ chồng chéo.

- Thiếu quy định về cơ chế quản lý, kiểm tra, gíám sát chung của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ trong triển khai các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ chuyên ngành. Mặt khác, các quy định để thống nhất quản lý sản phẩm đo đạc bản đồ chuyên ngành còn thiếu hoặc không chặt chẽ. Sản phẩm của đơn vị nào làm ra do đơn vị đó tự quản lý và lưu trữ, không có cơ chế chia sẻ thông tin, khai thác, sử dụng chung dữ liệu.

Các chính sách quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành hiện hành dẫn đến tình trạng thả nổi, thiếu sự phối hợp, trao đổi thông tin, mạnh ai nấy làm, chất lượng sản phẩm không được kiểm soát cộng với tình trạng đo đạc chồng chéo (trên một phạm vi diện tích nhiều đơn vị tiến hành khảo sát, đo đạc nhiều lần) gây lãng phí nguồn ngân sách đầu tư của Nhà nước.

Luật hóa chính sách quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn nhằm các mục tiêu sau:

- Tạo cơ sở pháp lý cao nhất để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước, tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ đối với hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành, tạo cơ chế phối hợp, trao đổi chia sẻ thông tin đa ngành có hiệu quả, khai thác tối đa nguồn sản phẩm, thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ nhằm loại bỏ tình trạng đo đạc chồng chéo gây lãng phí nguồn ngân sách đầu tư của nhà nước.

- Thúc đẩy họat động đo đạc và bản đồ chuyên ngành phát triển đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho nhiệm vụ chính trị của các Bộ, ngành, phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.



Chính sách quản lý công trình xây dựng đo đạc. Luật hóa chính sách quản lý công trình xây dựng đo đạc nhằm các mục tiêu: Tạo cơ chế pháp lý để thực hiện có hiệu quả nhất việc quản lý, bảo vệ, sử dụng công trình xây dựng đo đạc, mốc đo đạc quốc gia; Nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài sản quốc gia; Giáo dục người làm công tác đo đạc và công dân về ý thức chấp hành pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Nội dung chính sách cần thể chế đầy đủ các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc đặc biệt là hệ thống dấu mốc đo đạc các cấp hạng trên phạm vi cả nước. Quy định cụ thể, rõ ràng, minh bạch về trách nhiệm và thủ tục pháp lý trong xây dựng, quản lý và bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc ở các địa phương. Quy định cụ thể, chặt chẽ về trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các công trình xây dựng đo đạc khi tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ. Việc phân công, phân cấp quản lý phải rõ ràng, cụ thể; Có chế độ, chính sách rõ ràng đổi với cán bộ địa chính cấp xã, chủ các công trình hoặc chủ sử dụng đất trong việc quản lý, bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc; Chế tài xử phạt nghiêm minh đối với mọi hành vi vi phạm độ an toàn các công trình xây dựng đo đạc.



Chính sách quản lý trình độ chuyên môn về đo đạc và bản đồ. Đo đạc và bản đồ là ngành mang tính chuyên môn sâu, liên quan nhiều đến ứng dụng công nghệ, việc tham gia hoạt động đòi hỏi kinh nghiệm thực tế, kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa hoc – công nghệ thông tin nói chung, công nghệ đo đạc và bản đồ cũng không ngừng phát triển, ứng dụng công nghệ trở thành yếu tố quyết định của sự gia tăng năng lực sản xuất của toàn ngành và của bất kỳ một tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ nào. Để có một năng lực luôn đáp ứng được yêu cầu của hoạt động, cá nhân tham gia hoạt động phải luôn cập nhật kiến thức, kỹ năng về công nghệ. Mặt khác, với các chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đo đạc và bản đồ, sẽ thu hút ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ. Thực tiễn trên đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về trình độ chuyên môn hay năng lực hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức, cá nhân.

Chính sách quản lý năng lực chuyên môn về đo đạc và bản đồ giúp Nhà nước thông qua hệ thống chính sách và hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, chứng nhận về năng lực chuyên môn của các cá nhân hoặc tổ chức tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ, giám sát việc thực hiện của toàn hệ thống nhằm mục tiêu đảm bảo tốt nhất chất lượng công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ.



Chính sách xã hội hóa hoạt động đo đạc và bản đồ. Bên cạnh mặt tích cực bước đầu giảm đầu tư, tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ sự đóng góp của các thành phần kinh tế trong xã hội, chính sách xã hội hóa hoạt động đo đạc và bản đồ hiện hành còn nhiều mặt hạn chế: Các quy định còn chưa cụ thể, rõ ràng minh bạch gây khó khăn cho các tổ chức có nhu cầu tham gia hoạt động, chưa thực sự thu hút được nguồn lực dồi dào của xã hội. Cơ chế pháp lý để thực hiện quản lý nhà nước các cấp đối với các tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ còn thiếu chặt chẽ, tạo kẽ hở cho các vi phạm pháp luật.

Nội dung chính

Luật đo đạc và bản đồ tạo cơ chế pháp lý thông thoáng để xã hội hóa hoạt động đo đạc và bản đồ, bảo đảm sự bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, huy động nhanh, mạnh nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong thực hiện các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ, tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương trong triển khai các các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích chuyên dụng; tạo cơ chế thông thoáng, ngăn ngừa mọi hành vi sách nhiễu, gây khó khăn trong các thủ tục hành chính đối với người dân thực hiện nhu cầu của cá nhân theo quy định của pháp luật, nâng cao trách nhiệm pháp lý của từng đối tượng; tạo sự công bằng, minh bạch, rõ ràng và bình đẳng giữa các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước; Giảm thiểu sự vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ; Khai thác tối đa mọi nguồn lực, nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của xã hội và nền kinh tế.

Tăng nguồn thu, giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước về cơ sở vật chất cho hoạt động đo đạc và bản đồ. Đối với chính quyền địa phương, chủ động trong quản lý theo phân cấp, giảm đầu tư kinh phí, huy động nhanh, mạnh nguồn lực tại địa phương. Xã hội hóa sẽ tạo điều kiện hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ; tạo thêm nhiều công ăn việc làm trong xã hội, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan.



23. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục, thể thao

Sự cần thiết ban hành

Luật thể dục, thể thao (Luật TDTT) được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007. Sau khi Luật có hiệu lực, Uỷ ban TDTT (trước đây) và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Chính phủ hoặc theo thẩm quyền của mình ban hành một số VBQPPL về TDTT, tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phát triển TDTT. Qua 4 năm thực hiện, Luật TDTT đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả, hiệu lực trong quản lý các hoạt động TDTT, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự nghiệp TDTT phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng nảy sinh một số vướng mắc, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể như sau:



Về thể dục thể thao quần chúng: Chỉ tiêu đánh giá phong trào TDTT quần chúng gồm chỉ tiêu về người tập luyện thể thao thường xuyên và gia đình thể thao theo Điều 12 Luật TDTT chưa phù hợp với thực tiễn, chưa bao quát và phản ánh hết sự phát triển TDTT quần chúng tại một đơn vị, địa phương. Từ chỉ tiêu đánh giá phong trào TDTT quần chúng cho thấy, Luật còn thiếu các tiêu chí đánh giá TDTT trong trường học, TDTT trong lực lượng vũ trang và Thể thao thành tích cao. Điều này đòi hỏi cần phải được bổ sung kịp thời. Việc quản lý hoạt động thi đấu thể thao quần chúng có yếu tố nước ngoài chưa được Luật TDTT quy định. Đầu tư cơ sở vật chất cho TDTT quần chúng chưa được quy định cụ thể trong Luật, làm giảm hiệu lực triển khai trong thực tiễn (Nội dung này được quy định trong Nghị định số 112, trong thời gian tới cần được đưa cụ thể vào Luật TDTT sửa đổi, bổ sung).

Về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường (Chương II, Mục II, từ Điều 20 đến Điều 26. Giáo dục thể chất và thể thao trường học chưa phát huy được hết tiềm năng, đội ngũ giáo viên thể dục vẫn còn thiếu, đặc biệt là cấp tiểu học; chưa hình thành được các thiết chế thể thao trong trường học nhằm khuyến khích người học tham gia tập luyện TDTT nâng cao sức khoẻ, tạo tiền đề cho việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thảo trẻ. Thiếu quy định về chuẩn giáo viên, giảng viên TDTT; chuẩn cơ sở vật chất TDTT trong nhà trường. Do đó, việc thực thi các vấn đề về TDTT trong trường học chưa đạt hiệu quả cao.

Về thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang (Mục 3, Chương II, từ Điều 27 đến Điều 30). Nhìn chung các quy định của Luật TDTT về TDTT trong lực lượng vũ trang cơ bản phù hợp với tình hình thực tiễn, nêu cao trách nhiệm của Nhà nước, các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan và quyền và nghĩa vụ cụ thể của từng cán bộ, chiến sỹ đối với hoạt động này. Trên cơ sở đó, công tác TDTT trong lực lượng vũ trang từng bước đi vào ổn định, vừa thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thể lực phục vụ sẵn sàng chiến đấu, vừa góp phần vào thành tích thể thao chung của đất nước.

Về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp (Chương III, từ Điều 31 đến Điều 53)

Về Thể thao thành tích cao (Mục 1, Chương III ). Một số quy định về giải thi đấu thể thao, thẩm quyền quyết định tổ chức, trình tự thủ tục đăng cai tổ chức...còn chưa phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, trong đó có phương án đơn giản hóa thủ tục đăng cai giải thi đấu thể thao. Chưa có quy định về thẩm quyền ban hành Luật thi đấu thể thao.

Về thể thao chuyên nghiệp. Tuy nhiên thực tiễn thi thành Luật TDTT cho thấy, hoạt động “thể thao thành tích cao” và hoạt động “thể thao chuyên nghiệp” chưa có sự phân biệt rõ ràng do hoạt động thể thao thành tích cao hiện nay cũng thể hiện tính chuyên nghiệp, trong đó VĐV, HLV thể thao thành tích cao hoạt động tập luyện, thi đấu thể thao thường xuyên và hưởng lương, tiền công từ đơn vị quản lý sử dụng. Như vậy cần thiết sửa đổi thuật ngữ “thể thao chuyên nghiệp” thành “thể thao nhà nghề” để thể hiện rõ tính chất thương mại, thị trường của một bộ phận thể thao thành tích cao, từ đó có cơ chế, chính sách đối với thể thao nhà nghề cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Việc thực hiện các quy định về cơ sở thể dục, thể thao. Trong thực tế, loại hình hộ kinh doanh thể thao đang phát triển mạnh ở các địa phương, đặc biệt là ở các khu vực trung tâm, đòi hỏi phải được quản lý nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, mô hình này Luật chưa quy định cơ chế quản lý, điều kiện hoạt động…gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho cơ quan chức năng ở cơ sở, cũng như nhu cầu tuân thủ đúng pháp luật của bản thân các hộ kinh doanh chân chính. Hiện nay, Luật giáo dục năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung, trong đó có sửa đổi về điều kiện thành lập nhà trường, điều kiện hoạt động của nhà trường…do đó, các quy định về trường năng khiếu thể thao (Điều 61 Luật TDTT) cũng cần được sửa đổi cho phù hợp. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thể thao cần đơn giản hóa theo phương án đã được phê duyệt.

Về quy định đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang trình Chính phủ Đề án về chuyển giao các hoạt động tác nghiệp cho các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia. Chính vì vậy, đề bảo đảm đúng lộ trình chuyển giao và tạo điều kiện để các tổ chức – xã hội nghề nghiệp về thể thao phát huy tối đa vị trí, vai trò của mình trong phát triển phong trào, trong tổ chức thực hiện các hoạt động tác nghiệp…thì cần thiết phải rà soát và xác định rõ hơn các nhiệm vụ, quyền hạn tại điều 71 của Luật TDTT

Về hợp tác quốc tế. Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDTT theo quy định của Luật còn khá chung chung, trong thời gian tới cần có các văn bản hướng dẫn một số nội dung cụ thể, như vấn đề người Việt Nam ra nước ngoài hoạt động thể thao hoặc người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thể thao tại Việt Nam...

Bên cạnh đó, từ khi có Luật TDTT đến nay, nhiều VBQPPL mới đã được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung như: Luật giáo dục sửa đổi năm 2009, Luật ban hành VBQPPL, Nghị quyết của Quốc hội khóa XII về cơ cấu Chính phủ…Nhiều quy định trong Luật TDTT không còn phù hợp với quy định của một số Luật có liên quan, như: thay thế “Ủy ban Thể dục thể thao” thành “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” hay bỏ Chương VIII Khen thưởng và xử lý vi phạm...



Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Luật TDTT (sửa đổi) phải thể chế hoá được chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác thể dục thể thao. Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao rộng khắp, nâng cao thành tích thể thao, phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

Kế thừa các quy định của Luật TDTT năm 2006, khắc phục những bất cập trong hoạt động thể dục, thể thao và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Luật TDTT (sửa đổi) phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống hoá các VBQPPL về thể dục thể thao, bảo đảm Luật ban hành có thể thực hiện được ngay, hạn chế tối đa các nội dung cần văn bản hướng dẫn; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới về lĩnh vực này.

Luật TDTT (sửa đổi) phải đảm bảo tính thống nhất với quy định của Luật giáo dục, Bộ luật lao động, Luật doanh nghiệp, Luật thanh niên và các đạo luật khác có liên quan

Luật TDTT (sửa đổi) phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế nói chung, và trong lĩnh vực thể dục thể thao nói riêng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, hoạt động TDTT đã có bước phát triển với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế; nhu cầu chính đáng về tham gia hoạt động cũng như hưởng thụ các giá trị của TDTT trong mọi tầng lớp nhân dân ngày một nâng cao; công tác quản lý, điều hành TDTT trong cơ chế thị trường theo hướng nhà nghề đòi hỏi phải có sự đổi mới; chủ trương xã hội hoá TDTT ngày càng được khẳng định trong thực tiễn với những bước đi, cách làm cụ thể, nhu cầu phát triển mạnh mẽ các dịch vụ TDTT đòi hỏi phải được đáp ứng về mặt thể chế... Bởi vậy, một số quy định trong Luật TDTT không còn phù hợp hoặc không đáp ứng kịp những đòi hỏi của thực tiễn, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung (tổng hợp dự kiến các nội dung cơ bản sửa đổi, bổ sung Luật TDTT gồm bổ sung 03 điều, bỏ 03 điều, sửa đổi nội dung 10 điều )

Nội dung chính

- Bổ sung Điều 6a quy định về Chỉ tiêu phát triển TDTT(Chương I Những quy định chung), trong đó bao gồm chỉ tiêu phát triển TDTT quần chúng, TDTT trường học, TDTT trong lực lượng vũ trang, Thể thao thành tích cao. Bổ sung Điều 11a Cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT quần chúng. Bỏ Điều 12 Phong trào TDTT quần chúng. Sửa đổi Điều 13 Thi đấu thể thao quần chúng

Về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường (Chương II, Mục II, từ Điều 20 đến Điều 26), sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 21 Luật TDTT.

Về thể thao thành tích cao sửa đổi, bổ sung Điều 37 về giải thi đấu thể thao thành tích cao; bổ sung Điều 38 về thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao thành tích cao; sửa đổi Điều 40 về thủ tục đăng cai tổ chức giải thi đấu thể thao thành tích cao. Bổ sung Điều 38a về thẩm quyền ban hành Luật thi đấu thể thao. Bổ sung khoản 2 Điều 54 về loại hình cơ sở thể thao. Bổ sung khoản 3 Điều 56 về điều kiện hoạt động của hộ kinh doanh hoạt động thể thao. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 về Trường năng khiếu thể thao.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Cơ quan chủ trì xây dựng: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Kinh phí tổ chức xây dựng Luật: Vận động một số tổ chức, cá nhân hỗ trợ thêm để tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương