A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang36/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   47

16. Luật phá sản (sửa đổi)


Sự cần thiết ban hành

Luật phá sản năm 2004 có hiệu lực ngày 15 tháng 10 năm 2004 thay thế Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993. Sau hơn 6 năm thi hành, có thể nói Luật phá sản đã thể hiện được vai trò là một trong những công cụ pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong việc thể chế hóa chính sách kinh tế của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách có trật tự, góp phần tái phân phối tài sản; thúc đẩy sự lưu thông vốn trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các chủ nợ. Luật phá sản năm 2004 được ban hành trong bối cảnh Việt Nam phát triển rất nhanh, đặc biệt về mặt kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng trung bình 7-8% hàng năm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 10,6% năm 2010. Mức giới hạn đói nghèo đã được nâng gấp nhiều lần. GDP bình quân đầu người tăng từ 200 đô la Mỹ đầu những năm 1990 lên hơn 1000 đô la Mỹ năm 2010. Bên cạnh những thành tựu đó, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức to lớn để phát triển bền vững, đảm bảo công bằng và công lý. Việc Việt Nam trở thành thành viên của của các tổ chức quốc tế quan trọng như ASEAN, APEC và WTO không chỉ mở cửa thị trường trong nước đối với hàng hóa và dịch vụ mà cũng mang đến nghĩa vụ phải đưa ra được các giải pháp tư pháp hiệu quả đồng thời phải đẩy mạnh cải cách hơn nữa nhằm đảm bảo tính minh bạch của hệ thống pháp luật. Do đó, bên cạnh những thành công của Luật phá sản trong vai trò là cơ sở pháp lý cho việc tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, thúc đẩy sự lưu thông vốn trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các chủ nợ, thực tiễn thi hành Luật phá sản trong những năm qua cho thấy Luật phá sản chưa phát huy được hết vai trò trong việc hỗ trợ và thúc đẩy cũng như làm lành mạnh hóa nền kinh tế của Việt Nam. Một biểu hiện trên thực tế của hạn chế của Luật phá sản là trong hơn 6 năm qua, chỉ có một số lượng khiêm tốn các đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được gửi đến Tòa án và được Tòa án thụ lý để giải quyết, trong khi trên thực tế, có thể nói rằng số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hạn chế khác nảy sinh từ sự không đồng bộ của các quy định hiện hành của Luật phá sản đối với các quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan. Cụ thể là còn có một số quy định của Luật này còn mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật thi hành án dân sự; có những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp) như quy định về đối tượng áp dụng của Luật, chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thủ tục triệu tập hội nghị chủ nợ, đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, xử lý tài sản của doanh nghiệp thông qua bán đấu giá; có những quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng về việc thu hồi tài sản của doanh nghiệp bị phá sản, trách nhiệm tiếp tục trả nợ sau khi bị tuyên bố phá sản và còn có những cách hiểu khác nhau như các quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ quản , thanh tài sản; có những quy định chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ và người mắc nợ. Về các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của Luật phá sản, có thể nói rằng có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nhưng chủ yếu là các nguyên nhân chính sau đây. Trước hết, việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là xuất phát từ nhận thức còn hạn chế của chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản về mục đích, vai trò và ý nghĩa của thủ tục phá sản. Các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản đã và đang không nhìn nhận thủ tục phá sản như là một cơ hội để doanh nghiệp tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh, khắc phục các khó khăn tài chính để trở lại hoạt động bình thường. Trong khi đó, nhiều chủ nợ cũng không cho rằng thủ tục phá sản là con đường thích hợp nhất để họ đòi lại tài sản. Xuất phát từ quan niệm như vậy, cả doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và chủ nợ đều tìm con đường khác để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh sự miễn cưỡng của doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ nợ trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì một nguyên nhân khác ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình này là sự can thiệp của các cơ quan là đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước hoặc/và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vào quyết định nộp hay không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các doanh nghiệp nhà nước. Điều này dẫn đến tình trạng có rất ít doanh nghiệp nhà nước nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mặc dù trên thực tế số lượng doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ chiếm tỷ lệ cao. Cuối cùng, không thể không nói đến một nguyên nhân hết sức quan trọng là nhiều quy định của Luật phá sản hiện hành thực chất là “sao chép” từ các quy định của pháp Luật phá sản của một số nước công nghiệp đã phát triển trên thế giới chưa phát huy được tác dụng trên thực tế. Mặc dầu cần khách quan nhìn nhận rằng việc tham khảo các quy định của pháp luật nước ngoài là hết sức cần thiết, nhất là trong trường hợp thực tiễn pháp lý trong nước chưa đủ để nghiên cứu, tổng kết về thủ tục phá sản thì việc xây dựng các quy định về trình tự, thủ tục phá sản chủ yếu dựa trên việc “sao chép” các quy định pháp luật về phá sản của một số nước công nghiệp đã phát triển là tất yếu. Tuy nhiên, hạn chế của các quy định này là tính phù hợp của nó chưa được đánh giá, so sánh và thẩm định kỹ với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo sự định hướng XHCN. Vì vậy các quy định này đã bộc lộ tính không tương thích, gây cản trở tiến trình thực thi việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Điều này có thể thấy rõ trong bối cảnh hiện tượng “phá sản” của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân nói chung là hết sức mới mẻ đối với Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nhưng chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch tập trung.

Cuối cùng, từ những phân tích, đánh giá nêu trên, có thể nói rằng mặc dù Luật phá sản mới ban hành hơn 6 năm nhưng đã sớm bộc lộ một số hạn chế tác động tiêu cực đến việc thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, nền tảng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đánh giá lại các quy định hiện hành của Luật phá sản để tìm kiếm các phương án khắc phục hiệu quả, kịp thời, phục vụ việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật phá sản hiện hành. Việc sửa đổi Luật phá sản cần đáp ứng được những nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, Luật phá sản cần thể hiện được sự hiện đại, phù hợp với thông lệ thế giới, có sự tham khảo chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới nhưng phải phù hợp thực tiễn, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta.

Thứ hai, Luật phá sản phải được sửa đổi trong điều kiện hoàn thiện pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng. Luật phá sản phải đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật thi hành án dân sự, pháp luật giải quyết tranh chấp dân sự và pháp luật đất đai.

Thứ ba, Luật phá sản phải tạo điều kiện hơn nữa để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực cũng như kinh tế thế giới, góp phần củng cố lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về một nền kinh tế thị trường minh bạch, lành mạnh.

Nội dung chính

Luật phá sản (sửa đổi) sẽ mở rộng hơn đối tượng áp dụng; tăng cường quyền hạn của chủ nợ trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và trong việc giám sát quá trình thực hiện thủ tục phá sản; thay đổi cách thức thực hiện quản lý tài sản phá sản, xác định tài sản, giá trị tài sản phá sản; xác định lại các trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ thủ tục phá sản; xác định lại việc giải phóng nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp tư nhân và thành viên của công ty hợp danh và bổ sung quy định về thủ tục phá sản rút gọn trong một số trường hợp mà vụ việc phá sản có tình tiết đơn giản hoặc giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản không đáng kể.

Vì các lý do nêu trên, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Quốc hội đưa vào Chương trình chuẩn bị của Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII và giao cho Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo Luật này.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo dự án Luật

- Nguồn kinh phí: do ngân sách Nhà nước cấp;

- Các điều kiện đảm bảo cho việc soạn thảo: sử dụng nguồn lực của Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương