A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang16/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   47

27. Luật tài nguyên nước (sửa đổi)


Dự án này đã được đưa vào Chương trình chính thức năm 2012 và sẽ trình Quốc hội khoá XIII cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.

Các dự án pháp lệnh:

1. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012.

IV. LĨNH VỰC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO, KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ, Y TẾ, VĂN HÓA – THÔNG TIN, THỂ THAO, DÂN TỘC, TÔN GIÁO, DÂN SỐ, GIA ĐÌNH, TRẺ EM VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Các dự án luật

1. Luật giáo dục đại học


Thuộc Chương trình chính thứuc năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.

2. Luật lưu trữ


Thuộc Chương trình chính thức năm 2011 đã được Quốc hội khóa XII cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và trình Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 2.

3. Luật đo lường


Thuộc Chương trình chính thức năm 2011 đã được Quốc hội khóa XII cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và trình Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 2.

4. Luật quảng cáo


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.

5. Bộ luật lao động (sửa đổi)


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.

6. Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.

7. Luật việc làm


Thuộc Chương trình chuẩn bị năm 2012.

8. Luật xuất bản (sửa đổi)


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4.

9. Luật thư viện


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012

10. Luật phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

11. Luật đô thị


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4.

12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật năng lượng nguyên tử


Ngày 3/6/2008, Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật NLNT, tạo lập khung pháp luật để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta và bảo đảm an toàn, an ninh cho các hoạt động đó. Để thực hiện Luật NLNT, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các VBQPPL sau: Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử; Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11/12/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân; Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 ban hành Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân.

Thực hiện quy định của Luật NLNT, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản cá biệt: Quyết định số 446/QĐ-TTg ngày 07/4/2010 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia; Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 về việc quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020; và các Quy hoạch chi tiết. Để thi hành Luật NLNT, các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục ban hành và tổ chức thực hiện các Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật; đặc biệt ưu tiên đối với việc xây dựng các VBQPPL về quản lý an toàn dự án điện hạt nhân (ĐHN).

Hiện tại, do đã có kinh nghiệm nhiều năm quản lý, các VBQPPL về an toàn bức xạ tương đối hoàn chỉnh; thực tế chỉ cần chỉnh sửa, bổ sung. Trong khi đó, do thiếu kinh nghiệm và chuyên môn, các VBQPPL về an toàn hạt nhân và các nội dung liên quan đến nhà máy ĐHN hầu như chưa có gì. Đây là vấn đề phải nhanh chóng giải quyết để thiết lập và hoàn thiện khung pháp luật cho việc thực hiện dự án ĐHN.

Trong hơn 2 năm được thi hành, Luật NLNT đã tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các cấp, các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và người dân về vai trò của ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, an ninh cho các ứng dụng đó. Luật NLNT đã khẳng định vai trò quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) và cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước an toàn bức xạ và hạt nhân (Điều 7, Điều 8 của Luật). Việc quản lý an toàn, an ninh đối với các cơ sở bức xạ đã được tăng cường và dần dần đi vào nề nếp. Công việc bức xạ, nguồn bức xạ và nhân viên bức xạ đã được khai báo đầy đủ; hầu hết các cơ sở bức xạ đều được cấp giấy phép sử dụng nguồn bức xạ. Nhìn chung, các cơ sở tiến hành công việc bức xạ có ý thức hơn, thực hiện nghiêm túc hơn các quy định của Luật NLNT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NLNT. Có thể dẫn chứng: Từ khi Luật NLNT có hiệu lực, chưa xảy ra một sự cố làm thất lạc nguồn phóng xạ nào.

Lần đầu tiên ở nước ta có một đạo luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về năng lượng nguyên tử, đặc biệt là về lò phản ứng hạt nhân và nhà máy ĐHN. Luật NLNT ra đời đã kịp thời tạo khung pháp luật để thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng NLNT và phát triển ĐHN của Đảng, Nhà nước. Luật NLNT ra đời kịp thời đã có tác dụng tích cực, làm cơ sở pháp luật cho Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (tháng 11/2009) và Chính phủ đàm phán, ký kết Hiệp định hợp tác xây dựng nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 với Chính phủ Liên bang Nga (tháng 10/2010), nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2 với Chính phủ Nhật Bản (tháng 01/2011). Thực hiện các quy định của Luật NLNT, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành liên quan và chủ đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang khẩn trương thực hiện các thủ tục về phê duyệt địa điểm, dự án đầu tư, cấp phép xây dựng để có thể khởi công nhà máy ĐHN Ninh Thuận vào cuối năm 2014.

- Sửa đổi nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc, không khả thi bộc lộ trong quá trình thực thi Luật NLNT;

- Bổ sung, đảm bảo quy định đầy đủ các nội dung cơ bản theo yêu cầu quản lý, phù hợp với luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế;

- Đảm bảo tính phù hợp, tính thống nhất của Luật NLNT với Hiến pháp, các đạo luật có liên quan, với các điều ước quốc tế đang có hiệu lực mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật NLNT sẽ có các tác động tích cực:

Khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình;

Tăng cường hơn nữa việc đảm bảo an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân và kiểm soát hạt nhân cho các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình;

Đảm bảo bao quát tất cả các nội dung cần phải quản lý nhà nước; có cơ quan quản lý nhà nước đủ thẩm quyền, độc lập với tổ chức nghiên cứu, triển khai, ứng dụng NLNT; Tăng cường hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý nhà nước; Tăng cường trách nhiệm, sự phối hợp của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của Luật NLNT;

Đảm bảo tính khả thi của các quy định trong Luật NLNT, đáp ứng các yêu cầu quản lý nhưng không gây ra phiền hà, sách nhiễu, gánh nặng cho người dân, cho doanh nghiệp;

Củng cố niềm tin của cộng đồng quốc tế nhằm tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia phát triển trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.



Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Luật NLNT hiện hành đã bao hàm tương đối đầy đủ các nội dung theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, còn một số quy định trong Luật NLNT chưa phù hợp với các khuyến cáo của IAEA và thông lệ quốc tế. Trong quá trình thực hiện Luật NLNT, đã bộc lộ một số bất cập.

Đặc biệt đối với điện hạt nhân, do chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoàn toàn mới ở Việt Nam, chưa hiểu hết đặc thù về bảo đảm an toàn, an ninh đối với nhà máy ĐHN và còn phụ thuộc vào pháp luật của các lĩnh vực có liên quan (Đầu tư, Xây dựng, Bảo vệ môi trường…), mà Luật NLNT đã bộc lộ một số bất cập mang tính nguyên tắc cần phải chỉnh sửa như:

Chưa có cơ quan chịu trách nhiệm cấp phép xuyên suốt các giai đoạn của nhà máy ĐHN: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép xây dựng, Bộ Công Thương cấp phép vận hành, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân phê duyệt kế hoạch tháo dỡ (chấm dứt hoạt động);

Trách nhiệm thẩm định để phê duyệt, cấp phép được quy định chồng chéo, thậm chí giao cho cơ quan tư vấn (được thành lập tạm thời) chịu trách nhiệm.

Nội dung chính

Trên cơ sở nghiên cứu các thuật ngữ được các nước thành viên Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)1 thống nhất sử dụng rộng rãi, đề nghị chỉnh sửa lại các thuật ngữ sử dụng trong Luật NLNT như An toàn bức xạ; An toàn hạt nhân; Miễn trừ khai báo, cấp phép; Mức miễn trừ, Nhân viên bức xạ, Người phụ trách an toàn bức xạ.



Quản lý nhà nước về an toàn bức xạ. Cần bổ sung một điều về Kiểm soát chiếu xạ y tế liên quan tới bảo vệ bệnh nhân trong khám và chữa bệnh sử dụng bức xạ ion hóa và chất phóng xạ; các yêu cầu về đào tạo và trình độ đối với nhân viên y tế và các yêu cầu đối với thiết bị dùng trong chẩn đoán và điều trị;

- Cần xem xét lại Điều 28: Thay vì cấp chứng chỉ làm công việc bức xạ bằng việc cấp giấy phép hành nghề đặc biệt. Nên đưa quy định này về Chương quy định về cấp phép;

- Các nhân viên bức xạ cũng cần phải được đăng ký tại các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp;

- Sửa Chương IX - Khai báo và cấp phép theo hướng: Khai báo, đăng ký và cấp phép. Có 3 loại giấy phép sau: Giấy phép vận hành cơ sở bức xạ; Giấy phép tiến hành công việc bức xạ; Giấy phép hành nghề đặc biệt.

Đảm bảo tính độc lập của cơ quan quản lý.x Phù hợp với khuyến cáo của IAEA, cần sửa Khoản 3 Điều 6 nhằm thể hiện nguyên tắc cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân phải có vị trí độc lập với cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về việc phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Cấp phép nhà máy điện hạt nhân. Các Điều 40 47, 48, 49 và 50 của Luật NLNT mới chỉ quy định các việc cần phải làm nhưng chưa rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia thẩm định, cơ chế phối hợp giữa các tổ chức được tham gia thẩm định, đặc biệt chưa thấy rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân. Những mối quan hệ nêu trên cần được làm rõ hơn trong Điều 8 của Luật NLNT cũng như vai trò của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia. Cần tham khảo tài liệu của IAEA để có quy định phù hợp. Không thể giao cho Bộ Công Thương cấp phép vận hành nhà máy ĐHN bao gồm cả vận hành thử vì như vậy là “vừa đá bóng vừa thổi còi” vi phạm nguyên tắc đảm bảo an toàn hạt nhân. Bộ Công Thương hiện đang giữ vị trí là cơ quan chủ quản của Tập đoàn Điện lực Việt Nam – chủ đầu tư của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Bất cập này đã được các tổ chức, cơ quan đối tác của Việt Nam như IAEA, Liên bang Nga, Hoa Kỳ khuyến cáo cần phải giải quyết; đặc biệt sau sự cố hạt nhân nghiêm trọng tại nhà máy ĐHN Fukushima số 1 tại Nhật Bản. Để đảm bảo tính xuyên suốt của trách nhiệm cấp phép đã được quy định trong Luật NLNT và chức năng, nhiệm vụ được giao theo Nghị định của Chính phủ, cơ quan cấp phép nên là Bộ KHCN.

Ứng phó sự cố. Cần sửa Điều 82 và Điều 83 liên quan tới quy định nhóm tình huống và phân công xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố. Quy định cụ thể việc phân công trách nhiệm trong chỉ huy ứng phó sự cố.

Các vấn đề cần quy định thêm. Thanh tra và khen thưởng, xử lý vi phạm; Nguyên tắc xây dựng và không ngừng củng cố văn hóa an toàn trong hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử; Thanh sát (safeguards); Quản lý chất thải và nhiên liệu hạt nhân đã cháy; An ninh hạt nhân, bảo vệ thực thể và chống vận chuyển trái phép nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân (gồm trách nhiệm của bên thứ ba).

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngân sách do nhà nước cấp theo quy định hiện hành.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương