A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang19/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   47

17. Luật tiền lương tối thiểu


Sự cần thiết ban hành

Chính sách tiền lương tối thiểu đóng vai trò hết sức quan trọng để bảo vệ người lao động trong kinh tế thị trường, là công cụ quan trọng nhất trong chính sách tiền lương để Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô về tiền lương và điều tiết quan hệ cung - cầu lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết phải xây dựng và ban hành Luật Tiền lương tối thiểu, cụ thể:



Trong các chủ trương, quan điểm của Đảng đều khẳng định việc luật hóa chính sách tiền lương tối thiểu nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, cụ thể:

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó quy định “Nghiên cứu ban hành Luật tiền lương tối thiểu”.

- Kết luận số 23-KL/TW ngày 8/4/2008 của Bộ Chính trị về những công việc cần cụ thể hoá để thực hiện các Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X), phân công chỉ đạo chuẩn bị và thời gian hoàn thành các đề án, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng Luật tiền lương tối thiểu.

- Kết luận số 20-KL/TW ngày 28/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X thông qua Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008 - 2012, trong đó xác định nhiệm vụ xây dựng và ban hành Luật tiền lương tối thiểu.

Về quy định của pháp luật hiện hành, chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam bước đầu đã được luật hoá trong Bộ luật lao động. Tuy nhiên, nội dung về lương tối thiểu hiện nay mới chỉ được quy định bằng một điều trong Bộ luật lao động (Điều 56). Toàn bộ phạm vi, đối tượng áp dụng về lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng, lương tối thiểu ngành; tiêu chí, căn cứ, cơ chế hình thành, xác định mức lương tối thiểu mới quy định rất chung chung, chưa được luật hóa cụ thể, đầy đủ, rõ ràng mà chủ yếu được thể hiện bằng các văn bản dưới luật, dẫn đến việc thực hiện chưa thống nhất, đồng bộ, linh hoạt theo nguyên tắc thị trường; mức lương tối thiểu thấp, phân biệt theo loại hình doanh nghiệp tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng; vấn đề thương lượng, thỏa thuận tiền lương và giám sát thực hiện, vai trò của tiền lương tối thiểu trong việc bảo vệ người lao động, nhất là lao động yếu thế còn hạn chế.

Trong quá trình triển khai thực hiện đang đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với chính sách tiền lương tối thiểu:

- Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào (với tổng dân số năm 2010 khoảng 86,8 triệu người), tuy nhiên chất lượng lao động còn thấp (lao động được đào tạo nghề là 26,6%), số lượng, tỷ trọng lao động hưởng mức lương tối thiểu hoặc cận mức lương tối thiểu vẫn chiếm số lượng, tỷ trọng cao. Do mức lương tối thiểu hiện nay vẫn còn thấp, chưa được điều chỉnh linh hoạt, dẫn đến đời sống của người lao động nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn.

- Hiện nay, thị trường lao động ở Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể, số lượng doanh nghiệp nhiều, ngành nghề đa dạng, nhưng chủ yếu vẫn là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có trình độ tay nghề thấp; Tình trạng phát triển không đồng đều của thị trường lao động giữa các vùng, xu hướng dịch chuyển lao động từ nông thôn đến thành thị, từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực khác cũng tạo thêm áp lực đối với cầu về lao động... đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách tiền lương tối thiểu phù hợp để bảo vệ nhóm những người lao động yếu thế này khỏi bị trả lương thấp.

- Trong kinh tế thị trường, tiền lương do hai bên thỏa thuận, nhưng người lao động phải được chia sẻ những rủi ro hoặc hưởng thêm lợi ích từ việc tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, năng lực thỏa thuận của người lao động, vai trò của công đoàn cơ sở còn hạn chế, sức ép việc làm lớn, cho nên tiền lương phụ thuộc chủ yếu vào sự ấn định của doanh nghiệp. Xu hướng của các doanh nghiệp là ép tiền công của người lao động. Người lao động phần lớn không được doanh nghiệp chia sẻ khi giá cả tăng, lạm phát tăng cao hoặc được chia sẻ các lợi ích từ việc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về bản chất đây là sự bóc lột sức lao động của người lao động.

Để đáp ứng yêu cầu thực tế bảo vệ người lao động khỏi bị trả lương thấp, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chia sẻ những rủi ro hoặc chia sẻ lợi ích từ việc tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì phải luật hóa đầy đủ trong chính sách tiền lương tối thiểu.

Chính sách tiền lương tối thiểu phải được thể chế hóa cụ thể, rõ ràng, minh bạch. Theo Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam đã ký kết (Công ước số 131) và kinh nghiệm của các nước trên thế giới (khoảng trên 90% số quốc gia có quy định tiền lương tối thiểu, trong đó gần 70 quốc gia là thành viên của ILO có Luật Tiền lương tối thiểu) thì mức lương tối thiểu phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động; các nội dung của chính sách tiền lương tối thiểu phải được thể chế cụ thể, rõ ràng, minh bạch về: căn cứ xác định; tiêu chí xác định và điều chỉnh; tần xuất/thời gian điều chỉnh; tổ chức định chế, xác định, điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu; quản lý nhà nước, kiểm tra, giám giát, đánh giá định kỳ để điều chỉnh mức lương tối thiểu.

Từ những căn cứ nêu trên, Việt Nam cần thiết phải xây dựng Luật tiền lương tối thiểu để phát huy vai trò của tiền lương tối thiểu trở thành lưới an toàn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, ngăn chặn sự nghèo đói, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, củng cố và phát triển thị trường lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc tách riêng thành Luật tiền lương tối thiểu sẽ không ảnh hưởng đến nội dung của Bộ luật lao động (cũng tương tự như việc tách riêng Luật bảo hiểm xã hội, Luật đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài). Trong Bộ luật lao động vẫn có một số Điều, khoản quy định những vấn đề/nguyên tắc chung về chính sách tiền lương tối thiểu, còn nội dung cụ thể, chi tiết được thể hiện trong Luật tiền lương tối thiểu (hiện nay dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi đang soạn thảo theo hướng này).

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

- Luật tiền lương tối thiểu điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động trong việc thực hiện mức lương tối thiểu; quy định vai trò, chức năng của tiền lương tối thiểu, căn cứ, nguyên tắc xác định, cơ chế áp dụng, cơ chế điều chỉnh, quản lý nhà nước về tiền lương tối thiểu.

- Đối tượng áp dụng Luật tiền lương tối thiểu là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo phạm vi điều chỉnh của Luật.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Việc soạn thảo và ban hành Luật tiền lương tối thiểu là rất cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động, tiền lương với giải quyết việc làm; bảo vệ quyền lợi của người lao động; tạo sự ổn định và thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp; giải quyết hài hoà về lợi ích của các bên trong quan hệ lao động; tăng sức cạnh tranh trên thị trường; góp phần củng cố và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

Bảo đảm tính mềm dẻo, linh hoạt của chính sách tiền lương phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN; tiền lương tối thiểu phải trở thành lưới an toàn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, ngăn chặn sự nghèo đói, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, ngăn ngừa, hạn chế tranh chấp lao động và đình công, củng cố và phát triển thị trường lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng cao tính pháp lý, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, nhất là những người có mức lương thấp để bảo đảm mức sống tối thiểu; xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong trả lương; giảm sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp; tác động đến người sử dụng lao động trả lương cao hơn khi có tăng trưởng kinh tế; góp phần ngăn chặn đói nghèo, thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động.

- Tạo hành lang pháp lý bình đẳng trong chính sách tiền lương của Nhà nước, tạo sự ổn định và thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp; giải quyết hài hoà về lợi ích của các bên trong quan hệ lao động; tăng sức cạnh tranh trên thị trường; góp phần củng cố và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Phân định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước, đại diện người sử dụng lao động, đại diện người lao động trong xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiểu phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, làm cơ sở xây dựng quan hệ hợp tác ba bên và quan hệ lao động lành mạnh, ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động và đình công.



Nội dung chính

Xây dựng Luật tiền lương tối thiểu nhằm thể chế hóa cụ thể, rõ ràng, minh bạch chính sách tiền lương tối thiểu, bao gồm: căn cứ xác định; tiêu chí xác định và điều chỉnh; tần xuất/thời gian điều chỉnh; tổ chức định chế, xác định, điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu; quản lý nhà nước, kiểm tra, giám giát, đánh giá định kỳ để điều chỉnh mức lương tối thiểu, điều hành theo nguyên tắc kinh tế thị trường nhằm ngăn ngừa sự bóc lột và đói nghèo, bảo vệ người lao động có tiền lương thấp bảo đảm được mức sống tối thiểu; tạo động lực cho người lao động trong quá trình lao động và được chia sẻ một phần lợi ích từ tăng trưởng kinh tế.

Những quy định chung: Luật hoá khái niệm, loại hình tiền lương tối thiểu. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Luật tiền lương tối thiểu. Đối tượng, phạm vi không áp dụng.

Quy định các căn cứ xác định tiền lương tối thiểu. Quy định các tiêu chí xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiểu. Quy định tần xuất/thời gian điều chỉnh tiền lương tối thiểu. Quy định tổ chức định chế, xác định, điều chỉnh tiền lương tối thiểu.- Quy định thời gian công bố/áp dụng mức lương tối thiểu. Quy định về đánh giá định kỳ để điều chỉnh mức lương tối thiểu.

Quy định nội dung quản lý nhà nước về tiền lương tối thiểu: Quy định về vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ, đại diện người sử dụng lao động, đại diện người lao động trong việc xác định và thực hiện mức lương tối thiểu. Quy định thành phần, chức năng, quyền hạn của Hội đồng Quốc gia về tiền lương;

- Quy định các chế tài xử lý vi phạm và việc thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện Luật tiền lương tối thiểu.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Tiền lương tối thiểu. Các cơ quan tham gia việc soạn thảo Luật Tiền lương tối thiểu, gồm: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các sở ban ngành của một số tỉnh, thành phố.

Nguồn kinh phí để xây dựng Luật từ ngân sách nhà nước và các nguồn huy động huy động hợp pháp khác theo quy định.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương