Nga – Trung : «Bằng mặt nhưng không bằng lòng»



tải về 91.99 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích91.99 Kb.
#37971

Nga – Trung : « Bằng mặt nhưng không bằng lòng »


RFI - Minh Anh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đồng nhiệm Nga Vladimir Poutine (T) tại Bắc Kinh, ngày 25/06/2016.Sputnik/Kremlin/Mikhail Klimentyev/via REUTERS

Quan hệ Nga – Trung những năm gần đây có vẻ nồng ấm. Nhưng theo bài viết có tựa đề « Trung Quốc và Nga vạch hướng đi của mình » trên báo Le Monde ngày 11/08/2017, đằng sau những cái bắt tay, những ký kết thỏa thuận hợp tác song phương, những lời chúc tụng thắm thiết là một cuộc đối đầu ngầm địa chính trị giữa hai cường quốc này.

Đầu tiên hết, Le Monde nhắc lại lãnh đạo hai nước luôn tận dụng các cơ hội để công khai ca tụng mối quan hệ hữu hảo đó. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dành cho đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình một huân chương danh dự : Thánh Saint Andre có từ thời Pie Đại Đế.

Đáp lại, Bắc Kinh đã ưu ái bảo vệ đồng nhiệm Nga, cấm mọi chỉ trích nhắm vào Vladimir Putin trên các trang mạng Sina Weibo, một dạng Twitter của Trung Quốc. Tập Cận Bình cũng không tiếc lời ca ngợi cho rằng : « Đây có thể là thời điểm tốt nhất trong lịch sử đối tác và hợp tác chiến lược Nga – Trung ».

Theo giải thích của Le Monde, Nga đến với Trung Quốc trong bối cảnh Matxcơva đang hứng chịu các biện pháp trừng phạt của châu Âu và Hoa Kỳ do việc sáp nhập bán đảo Crimée vào Nga và sự can dự của nước này vào cuộc xung đột Ukraina.

Trung Quốc niềm nở đón Nga, là vì phải đối phó với Mỹ. Ngay vừa khi lên cầm quyền cuối năm 2012, Tập Cận Bình đã chọn Nga làm điểm công du đầu tiên. Trong vòng 5 năm, đôi bên đã gặp nhau đến 22 lần.

Thế nhưng đối với Le Monde, đó chỉ là vẻ bề ngoài. Bởi vì, trên thực tế, Nga vừa quan tâm nhưng vừa lo về dự án thế kỷ « Một Vành Đai, Một Con Đường » (OBOR) của Trung Quốc.

Với tham vọng làm sống lại những con đường giao thương Á-Âu trong lịch sử, trục đường bộ chính của dự án con đường tơ lụa mà ông Tập Cận Bình ấp ủ, nối liền ba tỉnh Trung Quốc với châu Âu đi qua Kirghizistan, Ouzbekistan, Tadjikistan, Turkménistan, thông qua Iran và đến Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra Bắc Kinh còn vạch ra nhiều lộ trình khác đi qua Kazakhstan thông qua ngả biển Caspi.

Nga và Trung Quốc còn có tham vọng mở tuyến đường sắt cao tốc dài 7 000 km nối liền Bắc Kinh với Matxcơva. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nhắm đến việc mở một « con đường tơ lụa băng giá », nghĩa là khai thác hải trình băng qua Bắc Cực, mà phần lớn nằm dưới quyền kiểm soát của Nga. Với lộ trình này, con đường vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Trung Quốc đến châu Âu sẽ rút ngắn đến gần 3 000 km.

Nhưng đó mới chỉ là dự án hợp tác. Le Monde còn thấy rằng mối quan hệ hữu hảo đó vất vả « cất cánh ». Trên thực tế, những mục tiêu đầy tham vọng trên phương diện trao đổi thương mại được ấn định là 100 tỷ đô la cho năm 2015 đã không đạt được. Hợp tác kinh tế giữa hai nước phần lớn chỉ dừng lại trong lĩnh vực năng lượng, sau gần 10 năm thương lượng căng thẳng.

Đầu tư Trung Quốc vào Nga đình trệ do « các nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc e dè với các đối tác Nga, vì vắng các thông tin, thiếu cải cách cơ cấu, luật lệ cũng như việc thay đổi liên tục các quy định, giá dầu thô giảm và bối cảnh lệnh trừng phạt », như nhận xét của chuyên gia Alexandre Gabouiev, thuộc trung tâm tư vấn Carnegie tại Matxcơva với báo Le Monde.

Dự án lớn nhưng không loại trừ rủi ro có căng thẳng. Bởi vì, dự án con đường tơ lụa do Trung Quốc vạch ra đồng thời sẽ làm gia tăng ảnh hưởng của nước này lên những quốc gia mà Nga xem đấy như là « sân sau chiến lược » của mình.



Trong bối cảnh đó, được chuẩn bị từ năm 2010, và được chủ nhân điện Kremlin khai trương một cách rầm rộ vào tháng 5/2014, Liên Minh Kinh Tế Á-Âu, quy tụ Nga, Kazakhstan, Bélarus, rồi sau này có thêm Armenia và Kirghizistan đã được tạo dựng như là một không gian kinh tế, giao thương và chính trị rộng lớn. Điều mỉa mai là một phần lớn không gian này đã bị con đường tơ lụa của Trung Quốc vay mượn.
tải về 91.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương