A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang12/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   47

22. Luật thống kê (sửa đổi)


Sự cần thiết ban hành

Luật thống kê đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về thống kê. Luật thống kê ra đời khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác thống kê, là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp thông tin thống kê một cách trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài. Luật thống kê điểu chỉnh toàn bộ hoạt động thống kê và có liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân bao gồm các tổ chức, cá nhân phải cung cấp thông tin thống kê, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê và người làm công tác thống kê. Luật thống kê được triển khai, thực hiện tính đến nay đã được trên 7 năm đã có tác động lớn đến hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê. Tuy nhiên, Luật thống kê đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:



Nội dung quy định của Luật có những điểm chưa thật phù hợp. (1) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng còn hẹp. Điều 1 Luật thống kê cần điều chỉnh thêm hoạt động thống kê do các tổ chức và cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước tiến hành. Chính phủ quy định vấn đề này tại Nghị định 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thống kê không rõ và chưa đầy đủ. (2) Phạm vi về hệ thống tổ chức thống kê chưa đầy đủ. Điều 28 Luật thống kê quy định: “ Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước bao gồm hệ thống tổ chức thống kê tập trung, tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao”. Như vậy, tổ chức bộ máy thống kê ở Sở, ngành trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không được nêu rõ trong hệ thống thống kê nhà nước. (3) Quy định về Bảng phân loại thống kê chưa đầy đủ. Các bảng phân loại thống kê có tầm quan trọng cho việc sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê. Trong khi phương án điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê hay hệ thống chỉ tiêu thống kê do các Bộ, ngành ban hành đều được Luật thống kê hay văn bản dưới Luật quy định về thẩm quyền của Tổng cục Thống kê trong việc thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê. Tuy nhiên, đối với các bảng phân loại thống kê do các Bộ, ngành ban hành lại chưa quy định về vấn đề này.

Một số điều khoản không phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và môi trường pháp lý chung ở nước ta hiện nay. Điều 2 Luật thống kê, đối tượng áp dụng cần bổ sung thêm một số đối tượng. Do tình hình kinh tế-xã hội của đất nước biến động nhanh, phát sinh nhiều vấn đề mới, một số loại hình xuất hiện như: Tập đoàn kinh tế, công ty mẹ-con nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, hay trang trại, tổ sản xuất...là đối tượng mà Ngành Thống kê cần phải thu thập thông tin nhằm bảo đảm nhu cầu quản lý kịp thời của Đảng, Chính phủ và Nhà nước.

- Khoản 2 Điều 29 quy định: “Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của hệ thống thống kê tập trung”. Điều này có nghĩa là văn bản quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê được qui định bằng Nghị định của Chính phủ. Trong khi đó Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã quy định các Tổng cục do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Kết quả là ngày 24/8/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Điểm a, khoản 2, Điều 19, Nghị định 40/2003/NĐ-CP quy định “Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia”, nhưng Nghị định số 93, khoản 19, Điều 2 quy định Tổng cục Thống kê giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý công bố thông tin kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.

- Khoản 2 Điều 35 quy định: “Cơ quan thống kê trung ương giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc nội dung quản lý nhà nước về thống kê theo quy định của Chính phủ”. Điều này chỉ còn đúng khi Tổng cục Thống kê trực thuộc Chính phủ.

- Nhiều quy định về thẩm quyền ban hành các VBQPPL về thống kê, đặc biệt quy định về thẩm quyền của Chính phủ cần được xem xét và nên điều chỉnh cho Thủ tướng Chính phủ thực thi để phù hợp với điều kiện thực tiễn và vị trí pháp lý của Tổng cục Thống kê.

- Nội dung về thẩm quyền quyết định điều tra cần phải quy định rõ hơn: Khoản 3 Điều 13 quy định: “Người quyết định diều tra thống kê quyết định phương án điều tra…”. Nội dung này chỉ phù hợp với các cuộc điều tra thống kê thông thường, nhưng trên thực tế đối với các cuộc Tổng điều tra thống kê do Thủ tướng quyết định thì phương án điều tra lại do Bộ trưởng quyết định: Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn….

- Sự chênh lệch số liệu giữa các tỉnh và TCTK về một số chỉ tiêu như GDP, dân số, tốc độ tăng… vẫn còn là phổ biến. Vậy sự chênh lệch đó bắt nguồn từ đâu? Thuộc trách nhiệm của ai thì chưa được làm rõ; xử lý ai, xử lý như thế nào thì cũng chưa làm bao giờ và chẳng biết làm thế nào. Rõ ràng Luật quy định còn kém hiệu lực, chưa có ý nghĩa thực tế.

- Điều 32 Luật thống kê “Doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung; thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước”. Quy định này hiện nay rất khó thực hiện, kém hiệu lực.

- Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 40/2003/NĐ-CP quy định “Tổng cục Thống kê có trách nhiệm thẩm định phương án điều tra thống kê của các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 13 Luật thống kê, bảo đảm tính thống nhất, không trùng lặp trong điều tra thống kê”. Thực tế đã có một số Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương thực hiện khá nghiêm chỉnh về yêu cầu thẩm định này và quá trình thẩm định cũng đạt những kết quá nhất định, phát hiện những điều chưa hợp lý và kịp thời góp ý vào phương án điều tra của Bộ, ngành và địa phương. Tuy nhiên, việc thẩm định phương án điều tra thống kê làm chưa toàn diện mới chỉ thực hiện đối với một số cuộc điều tra lớn và nhiều khi chỉ làm chiếu lệ cho xong, kém hiệu quả vì nội dung phương án điều tra thường rất phức tạp liên quan nhiều đến kỹ thuật điều tra và thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, đòi hỏi cả phía chuẩn bị phương án lẫn phía thẩm định phải nắm vững kỹ thuật và phương án điều tra, am hiểu sâu sắc về thực tế. Tình trạng chung hiện nay là ở các Bộ, ngành rất thiếu cán bộ có khả năng về điều tra thống kê, còn cơ quan thẩm định …quy định thẩm định là 15 ngày rất ngắn.

Một số nội dung quy định còn chồng chéo: Khoản 4 Điều 35 quy định: “ Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương”. Trong khi đó cũng theo Khoản 2 Điều 29 quy định: “Hệ thống tổ chức thống kê tập trung được tổ chức theo ngành dọc gồm cơ quan thống kê trung ương và các cơ quan thống kê địa phương” và Khoản 2 Điều 35 quy định: “Tổng cục Thống kê giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc nội dung quản lý nhà nước về thống kê theo quy định của Chính phủ”. Như vậy, để Tổng cục Thống kê thực hiện nhiệm vụ nêu trên, các cơ quan thống kê địa phương sẽ phải thực hiện chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quản lý nhà nước về công tác thống kê trên địa bàn và điều này dẫn đến cùng một nhiệm vụ quản lý nhà nước về thống kê trên địa bàn sẽ có 2 cơ quan thực hiện.

- Khoản 1 Điều 14 quy định: “ Kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra”. Quy định như vậy có hai hạn chế. Thứ nhất, không nêu rõ là điều tra thống kê loại gì vì tại Điều 11 có quy định có điều tra thống kê thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia và điều tra thống kê không thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia. Thứ hai, không phù hợp với thực tế vì có một số cuộc điều tra thống kê, đặc biệt là các cuộc điều tra thống kê không thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia, do Tổng cục Thống kê thực hiện trong những năm quan được thực hiện dưới sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. Ngay cả điều tra thống kê thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia như Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cũng sử dụng một phần đáng kể kinh phí do UNFPA tài trợ.



Một số quy định còn chung chung. Khoản 1, Điều 25 Chương IV Luật thống kê quy định về thẩm quyền công bố thông tin thống kê “Thủ trưởng cơ quan thống kê Trung ương (Tổng cục Thống kê) công bố thông tin thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia”. Trên thực tế một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu như GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng… thuộc phạm vi các tỉnh quản lý thì họ vẫn công bố. Nếu để Tổng cục Thống kê công bố hoặc chờ Tổng cục Thống kê thẩm định rồi mới công bố thì sẽ rất chậm không kịp thời gian, hơn nữa số liệu này TCTK tính toán công bố khác nhiều so với tỉnh, thành phố công bố. Tại Chương V về tổ chức thống kê, Luật quy định về Thống kê xã, phường, thị trấn tại Điều 31 như sau: “ UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của xã, phường, thị trấn; thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của nhà nước”. Quy định này không rõ ở 2 điểm quan trọng: thứ nhất, không nêu rõ thống kê xã, phường, thị trấn là tổ chức hay là nhiệm vụ; thứ hai, không nêu rõ thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước là cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê loại nào hay mọi loại điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước.

Cơ sở dữ liệu thống kê có vị trí quan trọng trong hoạt động thống kê. Điều này trở nên quan trọng hơn khi công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng có vị trí trụ cột trong hoạt động thống kê. Tuy nhiên, Luật thống kê chỉ nêu một điều là Điều 23 quy định về quyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê và lại đặt trong Mục 3: Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp.

Trong điều kiện sau khi Luật được ban hành và có hiệu lực, Tổng cục Thống kê là cơ quan trực thuộc Chính phủ nhưng từ năm 2007 đến nay là cơ quan thuộc Bộ, Tổng cục Thống kê không có thẩm quyền ban hành VBQPPL thì việc thực hiện, hoàn thiện, triển khai các văn bản dưới Luật lại càng khó khăn.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Dự án Luật thống kê sửa đổi, bổ sung sẽ sửa đổi, bổ sung các nội dung sau:



Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Mở rộng phạm vi điều chỉnh cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế; Đối tượng áp dụng bổ sung thêm các đối tượng mới như: tập đoàn kinh tế, các cơ sở kinh tế là chi nhánh của doanh nghiệp, các trang trại, tổ sản xuất...

Giải thích từ ngữ: Hoạt động thống kê; thông tin thống kê; chỉ tiêu thống kê. Mở rộng đối tượng phản ánh: không chỉ là hiện tượng kinh tế - xã hội, mà còn gồm cả môi trường, tự nhiên...Bổ sung các từ ngữ: hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành; Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh; Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện; Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã.

Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê: Nguyên tắc 4: Cần quy định rõ hơn yêu cầu không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra thống kê, giữa các chế độ báo cáo thống kê và giữa các cuộc điều tra thống kê với các chế độ báo cáo thống kê để tránh nặng nề cho cơ sở và dễ phát sinh các số liệu khác nhau. Nguyên tắc 7: bao gồm những thông tin thống kê riêng tư của từng tổ chức, cá nhân thuộc bí mật mà pháp luật cấm tiết lộ để tránh bị vi phạm khi điều tra điểm, chuyên đề hoặc phân tích thống kê.

Các hành vi bị nghiêm cấm: Bổ sung hành vi nghiêm cấm: Cố ý thực hiện sai phương pháp thống kê (như chọn điểm điều tra, tính sai phương pháp, tính không đúng giá,...) để phục vụ mục đích dấu diếm, thành tích.

Thẩm quyền ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê: bổ sung thêm căn cứ xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là ngoài yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội còn có một số yêu cầu khác của người dân trong một xã hội dân chủ, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước...; cần quy định rõ tầm cả nước của hệ thống chỉ tiêu quốc gia; bổ sung điều khoản về hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là một trong những căn cứ chung để xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đồng thời có sự ràng buộc phạm vi tính toán để hạn chế việc cấp huyện cũng tính DGP.

Thẩm quyền quyết định điều tra thống kê: bổ sung và làm rõ hơn thẩm quyền quyết định điều tra và phương án điều tra.

Quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành điều tra thống kê và người thực hiện điều tra thống kê: bổ sung việc xây dựng phương án điều tra thống kê đối với cơ quan tiến hành điều tra; bổ sung thêm nội dung kịp thời hay đúng hạn (gồm cả triển khai, thực hiện kịp thời, nộp phiếu kịp thời, tổng hợp kịp thời và công bố kịp thời) đối với cơ quan tiến hành điều tra và người thực hiện điều tra thống kê

­­Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê. Bổ sung thêm một khoản với nội dung “không được từ chối, cản trở điều tra thống kê”.

Chế độ báo cáo thống kê cơ sở: Bổ sung thêm đối tượng áp dụng cho cụ thể.

Thẩm định chế độ báo cáo thống kê cơ sở: thẩm định của Tổng cục Thống kê cần tách thành một khổ hoặc một khoản riêng.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở. Bổ sung thêm một khoản: không được từ chối và cản trở việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở.

Quyền và nghĩa vụ của cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp. Bổ sung thêm một khoản: không được từ chối và cản trợ việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp;

Thẩm quyền công bố thông tin. Quy định rõ thẩm quyền theo cấp của thông tin (cơ sở, cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Bộ, ngành, cấp quốc gia) tập trung kết hợp với phân tán, tránh tập trung quá mức.

Sử dụng thông tin thống kê. bổ sung quy định các tổ chức cá nhân được bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng thông tin thống kê đã được công bố - như nguyên tắc cơ bản của Luật thống kê, theo yêu cầu của một xã hội dân chủ. Bổ sung quy định nghiêm cấm việc sử dụng thông tin thống kê vào những việc làm phương hại đến lợi ích quốc gia và lợi ích của các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê.

Bổ sung các quy định về chế tài trong Luật thống kê.

Trên đây là nội dung thuyết minh về các điều, khoản của Dự án Luật Luật sửa đổi, bổ sung Luật thống kê.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì soạn thảo.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và một số Bộ có liên quan.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương