A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam



tải về 1.82 Mb.
trang14/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   47

24. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam


Sự cần thiết ban hành

Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (Luật HKDDVN 2006) là cơ sở quan trọng trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, đánh dấu bước đột phá về công tác quản lý Nhà nước cũng như tạo khung pháp lý cho các hoạt động trong ngành hàng không dân dụng. Luật HKDDVN 2006 đã tách chức năng quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh trong hoạt động hàng không dân dụng.

Quyết định số 94/2009/QĐ-TTg ngày 16/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ chính thức xác lập tư cách Nhà chức trách hàng không của Cục Hàng không Việt Nam đã đáp ứng một phần tiêu chuẩn quốc tế và góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước chuyên ngành Hàng không dân dụng. Các Tổng công ty Cảng hàng không và Tổng công ty quản lý bay Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã tạo cơ sở cho việc phát triển toàn diện các doanh nghiệp theo hướng thương mại hóa bên cạnh các dịch vụ công ích. Các cảng vụ hàng không được tách ra và trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng tại các cảng hàng không, sân bay - đặc biệt trong lĩnh vực an ninh – an toàn hàng không và quản lý quy hoạch. Qua gần 5 năm thực hiện Luật HKDDVN 2006 đã cho thấy hầu hết các lĩnh vực trong hoạt động hàng không dân dụng đã được luật hóa và tạo cơ sở pháp lý, chuẩn mực hoạt động cho các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị trong ngành hàng không

Như vậy, Luật HKDDVN 2006 và các văn bản hướng dẫn là một bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp tại Việt Nam và khẳng định được vai trò là văn bản pháp lý trung tâm của hệ thống pháp Luật hàng không; là cơ sở pháp lý điều chỉnh hệ thống tổ chức của hoạt động hàng không dân dụng; góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, dù đã được soạn thảo công phu nhưng Luật HKDDVN 2006 vẫn còn nhiều điều khoản mang tính chất khung và cần phải có các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể , điều này dẫn đến chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết số 48/NQ-TW của Bộ Chính trị khi xác định hạn chế việc sử dụng các văn bản dưới Luật để triển khai Luật vào cuộc sống. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, các chủ thể tham gia vào quan hệ được điều chỉnh bởi Luật HKDDVN 2006 cũng phát hiện ra nhiều bất cập giữa quy định của nhiều văn bản pháp luật khác nhau đối với cùng một vấn đề như: quản lý đất đai, cạnh tranh, xử lý vi phạm hành chính, quản lý tĩnh không, quản lý giá/phí. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển của hoạt động hàng không quốc tế cũng như của Việt Nam còn một số vấn đề đã được phát hiện và xử lý qua các VBQPPL dưới Luật nay cần được Luật hóa để bảo đảm tính pháp lý cao như vấn đề: vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của nhà chức trách hàng không; bảo đảm tiêu chí kiểm soát hữu hiệu hãng hàng không; bảo đảm an ninh hàng không;…

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của văn bản theo quy định của Luật HKDD 2006



Những quan điểm, chính sách cơ bản

Thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, cụ thể hoá các nội dung về phát triển kinh tế, trong đó có ngành HKDD bằng các quy định của Luật; xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng pháp luật;

Tiến hành đồng bộ với cải cách thủ tục hành chính, dự tính đầy đủ các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật; các quy phạm của văn bản luật càng giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội, hạn chế việc Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Hoàn thiện các quy định về xử lý các hành vi vi phạm, công tác phối hợp xử lý các sự cố, góp phần nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng không.

Củng cố và đơn giản hóa hệ thống cấp giấy phép cho cơ sở cung cấp dịch vụ, nhân viên hàng không, thiết bị kỹ thuật được hoàn thiện góp phần củng cố bảo đảm an toàn, an ninh hàng không.

Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động và đầu tư vào lĩnh vực hàng không dân dụng được ghi nhận trong Luật.



Thiết lập Cơ quan quản lý Nhà nước về HKDD đủ năng lực, quyền hạn và nhiệm vụ để phản ứng nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm công tác quản lý về an toàn, an ninh hàng không theo nghĩa vụ của quốc gia thành viên ICAO.

Nội dung chính

Về vị trí, chức năng nhiệm vụ của Nhà chức trách Hàng không: ICAO đã khuyến cáo Việt Nam cần luật hóa vai trò của Nhà chức trách Hàng không trong Luật HKDD Việt Nam 2006. Công ước HKDD quốc tế (Annex 6 Chương 2.1 và Doc 9734 Chương 3.2.5 của ICAO) cũng đòi hỏi việc ban hành các quy định pháp luật và tổ chức thực hiện phải được giao cho Nhà chức trách hàng không để bảo đảm sự nhanh chóng phản ứng đối với vấn đề an toàn hàng không trong công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Cục HKVN cần phải đáp ứng được các chuẩn mực chung của các Nhà chức trách Hàng không về thẩm quyền ban hành các quy định có tính bắt buộc thực hiện trong lĩnh vực HKDD. Bộ GTVT đề nghị sửa đổi Luật HKDDVN 2006 quy định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam với tư cách là Nhà chức trách Hàng không của Việt Nam.

Vấn đề xác định cơ quan trực thuộc Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các nhiệm vụ cụ thể được xác định trong Luật tuy không phổ biến nhưng đã có ít nhất 04 luật đã giải quyết vấn đề theo hướng này (Luật điện lực 2004 xác định Cơ quan điều tiết điện lực thuộc Bộ Công thương được quy định tại Điều 66 khoản 2, thực hiện các hoạt động điều tiết điện lực cụ thể tại Điều 66 khoản 1; Luật Cạnh tranh 2004 xác định Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của Cơ quan quản lý cạnh tranh tại Điều 49 khoản 1, Cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại Điều 49 khoản 2, Trách nhiệm quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan quản lý cạnh tranh và việc Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định tại Điều 50; Luật Tần số vô tuyến điện 2009 (Điều 6) xác định Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Luật Viễn thông 2009 (Điều 10) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về viễn thông theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.)

Thực hiện chức năng điều tiết, kiểm soát thị trường bằng việc quản lý giá, phí các dịch vụ hàng không: Pháp lệnh giá 2002 hiện đang được nghiên cứu sửa đổi để trình Quốc hội vào năm 2011, theo định hướng phân cấp quản lý và điều hành giá đối với trách nhiệm của các Bộ, ngành và giao nhiệm vụ cụ thể hơn cho các Bộ, ngành trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá. Trên thực tế, nhiều Bộ, ngành khác cũng đã được giao nhiệm vụ tham gia vào công tác bình ổn giá và điều hành giá cả theo quy định tại các luật chuyên ngành mới được ban hành gần đây như: Luật đất đai (UBND cấp tỉnh quy định về giá đất), Luật điện lực (Cơ quan điều tiết điện lực, Bộ Công thương quy định giá điện), Luật dược (Bộ Y tế quy định giá thuốc); Luật kinh doanh BĐS (Bộ Xây dựng thẩm định giá BĐS). Do vậy, đề nghị sửa đổi Luật HKDD 2006 quy định thẩm quyền định giá, khung giá dịch vụ hàng không, dịch vụ vận chuyển hàng không cho Bộ Giao thông vận tải.

Kinh doanh, vận chuyển hàng không: Nội dung chủ yếu là rà soát, chuyển hóa các nội dung của Nghị định 76/2007/NĐ-CP ngày 09/5/2007 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển HK và hoạt động HK chung và Thông tư số 26/TT-BGTVT ngày 28/10/2009 của Bộ GTVT quy định về vận chuyển HK và hoạt động HK chung và các nội dung về hoạt động nhượng quyền khai thác của các hãng hàng không, quy định về việc sử dụng thương hiệu (bao gồm tên, biểu tượng) của các hãng hàng không trong lĩnh vực vận tải hàng không tại Việt Nam vào Luật. Các quy định về vận chuyển hàng không trong Luật HKDDVN 2006 và Nghị định số 76/2007/NĐ-CP của Chính phủ chưa cụ thể, rõ ràng về vấn đề quản lý nhượng quyền thương mại, nhượng quyền thương hiệu, sử dụng logo của các hãng hàng không gây tranh cãi giữa các doanh nghiệp với các cơ quan chức năng và giữa các cơ quan chức năng với nhau trong việc hiểu và áp dụng pháp luật. Ngoài ra, các quy định nhằm thực hiện quyền kiểm soát hữu hiệu và sở hữu phần lớn thông qua biện pháp hạn chế tỷ lệ vốn góp không quá 30% của bên nước ngoài trong doanh nghiệp vận chuyển hàng không tại Nghị định 76/2007/NĐ-CP đã không còn phù hợp với Luật doanh nghiệp 2005 liên quan đến quy định cho phép tổ chức, cá nhân nắm từ 26 -30% vốn điều lệ đã có quyền phủ quyết đối với các quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

An ninh Hàng không: Nghiên cứu chuyển hóa một số điều của Nghị định 81/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010 về An ninh hàng không dân dụng vào Luật HKDD 2006 sửa đổi. Việc thực hiện Luật HKDDVN 2006 và các văn bản hướng dẫn đã giúp cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh hàng không trong những năm qua có bước phát triển lớn mạnh và hiệu quả; hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh hàng không được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên nhiều quy định quan trọng mang tính nguyên tắc thiết lập hệ thống bảo đảm an ninh hàng không, xây dựng lực lượng an ninh hàng không còn nằm ở văn bản dạng Nghị định cần phải được luật hóa.

Quản lý tĩnh không: Bổ sung quy định này để giải quyết các vấn đề về công tác phối hợp liên quan đến hình thức quản lý chướng ngại vật hàng không, cấp phép độ cao công trình. Điều 92 khoản 2 Luật HKDDVN 2006 quy định Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm công bố công khai các bề mặt giới hạn chướng ngại vật trong khu vực sân bay; khu vực giới hạn bảo đảm hoạt động bình thường của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không; giới hạn chướng ngại vật của khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay và danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay. Điều 9 khoản 1 Nghị định số 20/2009/NĐ-CP quy định Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, Bộ Giao thông vận tải phối hợp để thống nhất việc quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không đối với các sân bay và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời. Trong khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay còn có các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời do Bộ Quốc phòng quản lý và thuộc lĩnh vực bố trí, phòng thủ bảo đảm an ninh quốc gia. Theo Nghị định số 20/2009/NĐ-CP còn có 2 tiêu chuẩn bề mặt hạn chế chướng ngại vật hàng không khác nhau cho càng hàng không, sân bay dùng chung (tiêu chuẩn sân bay quân sự và sân bay dân dụng). Do thiếu cơ chế phối hợp cụ thể cho nên đến nay vẫn chưa xây dựng được bề mặt giới hạn chướng ngại vật tại cảng hàng không, sân bay để công bố. Mặt khác chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Tác chiến và Cục HKVN trong việc cấp phép chấp thuận độ cao công trình, do vậy một số công trình có thể ảnh hưởng đến hoạt động bay dẫn đến tình trạng có một số trường hợp vi phạm tĩnh không theo tiêu chuẩn hàng không dân dụng.

Các vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục hành chính: Các nội dung chi tiết liên quan đến đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực hàng không dân dụng đã và sẽ được tiếp tục triển khai trong khuôn khổ Đề án 30 của Chính phủ. Trong quá trình xây dựng các VBQPPL, các quy định liên quan đến thủ tục hành chính sẽ được kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính và tập trung vào các nội dung như: hiệu quả quản lý thông qua TTHC; khả năng lựa chọn giải pháp thay thế; tính đồng bộ thống nhất của thành phần hồ sơ; hiệu lực của TTHC và các quy định cụ thể khác liên quan đến thực hiện TTHC.

Về vị trí, chức năng nhiệm vụ của Nhà chức trách Hàng không: Mặc dù đã được “khai sinh” tại Nghị định số 51/2008/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải và được Thủ tướng Chính phủ quy định chức, năng nhiệm vụ và quyền hạn tại Quyết định số 94/2009/QĐ-TTg nhưng địa vị pháp lý của Cục Hàng không Việt Nam vẫn không đáp ứng được chuẩn mực của ICAO khi đòi hỏi tư cách Nhà chức trách Hàng không cần phải được xác lập bởi văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam về hàng không dân dụng (Luật HKDDVN). Như vậy, từ đòi hỏi về đáp ứng các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam có nghĩa vụ phải tuân thủ và các vấn đề phát sinh từ thực tiễn trong những năm qua, vấn đề xem xét, nghiên cứu để sửa đổi vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà chức trách Hàng không Việt Nam (Cục Hàng không Việt Nam) là việc làm cần thiết và cấp bách.

Thực hiện chức năng điều tiết, kiểm soát thị trường bằng việc quản lý giá, phí các dịch vụ hàng không:

Điều 11 và Điều 116 Luật HKDDVN 2006 quy định nguyên tắc quản lý giá: Nhà nước quản lý tất cả các loại giá hàng không (giá dịch vụ hàng không và giá cước vận chuyển) theo hai hình thức: Nhà nước định giá hoặc doanh nghiệp tự quy định trong khung giá. Tuy nhiên Luật HKDDVN 2006 lại giao thẩm quyền quy định giá, khung giá cho Bộ Tài chính dẫn đến các bất hợp lý sau: Có rất nhiều giá nên việc giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính dẫn đến khó khăn cho Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan quản lý chung về vấn đề tài chính của toàn bộ nền kinh tế. Mất tính chủ động linh hoạt trong hoạt động quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng của Bộ Giao thông vận tải. Hệ thống văn bản QPPL dưới luật về giá hiện nay chưa thực sự phù hợp với tính chất độc quyền đương nhiên của hệ thống cảng hàng không, sân bay (đòi hỏi Nhà nước phải quản lý tất cả các giá bằng khung giá). Tính chất kinh tế - xã hội của mạng đường bay, tính mùa vụ của dịch vụ vận chuyển (yêu cầu Nhà nước quản lý giá bằng khung giá đối với tất cả mạng đường bay, chống sự đẩy giá lên quá cao vào mùa cao điểm). Ngoài ra, hiện đã có các quy định giao thẩm quyền cho một số Bộ trong vấn đề quản lý giá như Luật Dược, Luật Điện lực, Luật Đất đai, Luật Bất động sản.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Nhân sự cho việc nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật HKDDVN được bảo đảm từ Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Tổng công ty hàng không Việt Nam, các hiệp hội và các Bộ, ngành liên quan khác như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ;

Về Tài chính: kinh phí phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng Dự án Luật và trang thiết bị phục vụ Dự án luật sẽ được bảo đảm từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp thông qua Bộ Giao thông vận tải và các nguồn hỗ trợ khác (nếu có).


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương