A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoa học và công nghệ



tải về 1.82 Mb.
trang17/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   47

13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoa học và công nghệ


Sự cần thiết ban hành

Luật KH&CN đã được Quốc hội khoá X, thông qua ngày 9/6/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2001. Luật ra đời đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc xây dựng pháp luật về KH&CN ở Việt Nam. Luật KH&CN năm 2000 là Luật chung điều chỉnh mọi quan hệ xã hội trong hoạt động KH&CN thuộc mọi lĩnh vực KH&CN và áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân hoạt động hoặc tham hoạt động KH&CN tại Việt Nam. Khi ban hành, đây là đạo luật duy nhất trong lĩnh vực KH&CN, nhưng đến nay ta đã có các Luật chuyên ngành như Luật chuyển giao công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ, Luật công nghệ cao, Luật năng lượng nguyên tử,… nên cần được xem xét vấn đề nào cần được điều chỉnh chung hoặc chi tiết tại Luật KH&CN, vấn đề nào đã điều chỉnh tại các luật chuyên ngành, cần loại bỏ khỏi Luật KH&CN. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN 2000 là vấn đề rất cấp thiết.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành Luật. Các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân cấp tỉnh đã ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về tổ chức, quản lý hoạt động KH&CN và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong phạm vi cơ quan mình phụ trách. Tuy nhiên đến nay còn nhiều vấn đề vẫn chưa được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành như: chức vụ KH&CN; chính sách xuất, nhập khẩu công nghệ; tổ chức, cá nhân hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động KH&CN, tổ chức, cá nhân Việt Nam nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hoạt động KH&CN; quy định về đánh giá tổ chức KH&CN,…gây ra khó khăn cho các Bộ, ngành, tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN.

Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật về KH&CN, các kết quả KH&CN còn rất hạn chế. Mặt khác, sự phối hợp hợp tác với các ngành, các cấp, khối doanh nghiệp trên địa bàn của các tỉnh, thành phố và các tổ chức KH&CN triển khai thực hiện công tác quản lý KH&CN cũng như tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN còn nhiều lúng túng và yếu kém.



Về cơ chế quản lý KH&CN. Bộ Khoa học và Công nghệ vừa quản lý nhà nước về KH&CN, vừa tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm quốc gia, quản lý các chương trình cấp nhà nước. Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quản lý hoạt động KH&CN trong lĩnh vực/địa bàn mình phụ trách. Đây mới chỉ quy định khung về quản lý việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia, chưa quy định cơ chế phối hợp thực hiện và trách nhiệm cụ thể cho chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, chưa quy định về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng NSNN một cách rõ ràng để xã hội hóa hoạt động KH&CN, nên việc thực hiện còn chưa có sự phối hợp đồng bộ, nghiên cứu ở các địa phương trùng lắp, chồng chéo gây lãng phí, kém hiệu quả. Nghiên cứu không sử dụng NSNN còn rất yếu. Ở Việt Nam đã có một mạng lưới tổ chức NC&PT khá hùng hậu, bao gồm: các tổ chức NC&PT của nhà nước ở trung ương, các bộ ngành và của các địa phương, doanh nghiệp nhà nước; các tổ chức NC&PT ngoài nhà nước: của các doanh nghiệp; tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội. Thực hiện Luật KHCN các tổ chức này đã được đăng ký, sắp xếp lại.

Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức KH&CN. Luật quy định tổ chức KH&CN có rất nhiều quyền như: tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động KH&CN. Trong thực tiễn các quyền của các tổ chức KH&CN rất khó thực hiện vì vướng các quy định của các luật khác.

Luật KH&CN năm 2000 vẫn còn giá trị, nhiều quy định cơ bản trong Luật phù hợp với hoạt động KH&CN, đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động KH&CN, cơ sở pháp lý phù hợp cho quản lý KH&CN và không có rào cản pháp lý nào lớn, khi Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. Vì vậy, không nên ban hành Luật KH&CN mới, mà chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cho hoàn thiện hơn.



Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Xây dựng Luật KH&CN (sửa đổi), trên cơ sở phân tích, tổng kết, đánh giá việc thực thi Luật này trong 10 năm qua; kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của Việt Nam và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước trên thế giới.



Nội dung chính

Loại bỏ khỏi Luật những quy định không có tính quy phạm, cụ thể là bỏ các (08) Điều sau: Điều 3- Mục tiêu của hoạt động KH&CN; Điều 4- Nhiệm vụ của hoạt động KH&CN; Điều 28- Ứng dụng kết quả KH&CN để đổi mới chính sách và cơ chế quản lý KH-XN; Điều 29- Ứng dụng kết quả KH&CN trong doanh nghiệp; Điều 42. Chính sách thuế đối với hoạt động KH&CN; Điều 52- Thanh tra KH&CN; Điều 53- Khen thưởng.

Về kết cấu của Luật: Về cơ bản, kết cấu của Luật KH&CN (2000) là khoa học, lôgíc và hợp lý. Tuy nhiên, Luật KH&CN cũng có đủ các chương, điều về quản lý nhà nước đối với hoạt động KH&CN. Sửa Luật cần phải quy định theo hướng khả thi hơn.

Kết cấu lại Chương tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN thành 4 mục là: Tổ chức NC-TK; Tổ chức dịch vụ KH&CN; Trường đại học, cao đẳng; cá nhân hoạt động KH&CN để quy định về: loại hình tổ chức, hoạt động, quyền, nghĩa vụ của từng loại đối tượng cụ thể.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Khoa học và công nghệ. Ngân sách do nhà nước cấp theo quy định hiện hành.


14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề


Sự cần thiết ban hành

Luật dạy nghề được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực từ 1/6/2007. Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện cho thấy Luật dạy nghề thực sự là cơ sở pháp lý quan trọng cho dạy nghề phát triển. Lần đầu tiên hệ thống dạy nghề với 3 cấp trình độ dạy nghề (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) được hình thành và bắt đầu phát triển ở Việt Nam và bước đầu đã đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp phục vụ các ngành sản xuất, kinh doanh với nhiều cấp trình độ, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Về cơ bản các quy định của Luật dạy nghề đã kịp thời đáp ứng được yêu cầu có tính cấp bách của cuộc sống.

Tuy nhiên, do hệ thống dạy nghề với 3 cấp trình độ lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam nên có nhiều vấn đề mới mẻ như kiểm định chất lượng dạy nghề, vấn đề đánh giá kỹ năng nghề và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động..., chúng ta chưa có kinh nghiệm thực tiễn lẫn cơ sở lý luận nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Hoặc có những vấn đề từ lâu đã thành thói quen thành ý thức, nay đổi mới trong Luật Dạy nghề rất khó khăn triển khai thực hiện như việc chuyển hướng đào tạo nghề từ hướng cung như lâu nay vẫn làm sang đào tạo nghề theo hướng cầu của thị trường lao động...

Qua thực tế hơn 3 năm triển khai thực hiện cho thấy có nhiều quy định của Luật dạy nghề chưa phù hợp với nhu cầu cuộc sống, vì vậy cần phải được xem xét sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật dạy nghề.

Về bố cục: Luật dạy nghề sửa đổi giữ 11 chương như hiện hành, giữ nguyên tên các chương, nhưng một số chương có thể tách thành nhiều mục.

Về nội dung sửa đổi, bổ sung: Để Luật dạy nghề phù hợp với các văn bản pháp luật khác cũng như đáp ứng với sự phát triển kinh tế-xã hội, có nhiều nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật dạy nghề một cách hệ thống, toàn diện.



Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Hiện nay Luật dạy nghề không đề cập đến những nội dung liên quan đến Chương IX Đánh giá cấp chứng chỉ Kỹ năng nghề quốc gia, do đó phạm vi của Luật sửa đổi, bổ sung có thêm nội dung này.



Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Nhà nước ban hành pháp luật, qui định các chuẩn mực pháp lý, hành lang pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động dạy nghề; hạn chế sự tối đa sự can thiệp hành chính vào các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực dạy nghề; đồng thời hướng dẫn các bên tham gia hoạt đông dạy nghề xxây dựng mối quan hệ hài hoà, ổn định và vì sự phát triển giáo dục - dào tạo - day nghề.

Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn áp dụng Luật dạy nghề để thấy được mặt hạn chế trong việc thực thi pháp luật dạy nghề. Từ đó, kế thừa và phát triển các qui định phù hợp, sửa đổi các qui định chưa phù hợp; bổ sung những qui định mới cần thiết theo nhu cầu của thị trường lao động, cơ chế thị trường, đồng thời tránh phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn.

Tham khảo kinh nghiệm và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng các mô hình đào tạo nghề, quản lý dạy nghề và pháp luật về dạy nghề của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có trình độ tiên tiến về khoa học kỹ thuật trong đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.



Nội dung chính

Sửa đổi định nghĩa các khái niệm “chương trình khung” và “mô đun” vì theo Luật dạy nghề qui định như hiện hành là chưa chính xác cần phải định nghĩa lại.

Bổ sung khái niệm cơ sở dạy nghề: Luật dạy nghề có chương 4 qui định về Cơ sở dạy nghề nhưng không có quy định khái niệm cơ sở dạy nghề gồm những đối tượng nào nên đang lẫn lộn giữa: cơ sở dạy nghề (TTDN,TCN, CĐN) với các cơ sở khác có dạy nghề sơ cấp, trung cấp và cao đẳng trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Về các trình độ đào tạo trong dạy nghề: Luật dạy nghề quy định 3 cấp trình độ dạy nghề (sơ, trung cấp, cao đẳng). Để đáp ứng yêu cầu nhân lực kỹ thuật có trình độ tay nghề cao. Hệ thống giáo dục chia 2 nhánh hàn lâm và thực hành đến bậc kỹ sư. Tránh tình trạng người học cao đẳng nghề nhưng không làm nghề mà chạy sang hàn lâm, không thể xây dựng đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định 4 cấp trình độ đào tạo nghề trong đó có đại học nghề (kỹ sư thực hành).

Về chương II Các trình độ đào tạo trong dạy nghề. Hiện nay, Luật dạy nghề chưa qui định và công nhận những nghề sơ cấp đào tạo dưới 3 tháng. Nhưng trên thực tế các lớp đào tạo ngắn hạn được tổ chức rất nhiều tại các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn. Để đảm bảo quyền lợi cho người học nghề dưới 3 tháng cần qui định trong Luật dạy nghề. Bổ sung điều khoản mới về tổ chức các lớp dạy nghề độc lập: Luật dạy nghề mới quy định các lớp dạy nghề gắn với các doanh nghiệp, và cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất kinh doanh...

Về văn bằng chứng chỉ. Điều 16 Luật dạy nghề quy định là chứng chỉ sơ cấp nghề; trong khi đó Điều 33 quy định chứng chỉ cấp cho người học chương trình dạy nghề thường xuyên. Để tránh gây hiểu lầm giữa chứng chỉ sơ cấp nghề và chứng chỉ thường xuyên cần có sự thống nhất việc qui định chứng chỉ trình độ sơ cấp nghề. Vì thực tế giá trị của văn bằng chứng chỉ của trình độ sơ cấp không cao khó thu hút người học.

Về trình độ trung cấp nghề. Luật dạy nghề quy định thời gian học 3-4 năm đối với học sinh tốt nghiệp THCS. Thực tế có rất nhiều đối tượng tuy học xong chương trình đào tạo trung học phổ thông nhưng không đỗ tốt nghiệp. Theo Luật dạy nghề thì nhóm đối tượng này vào học trung cấp nghề vẫn phải học từ ba đến bốn năm, tức là phải học lại chương trình văn hóa. Như vậy, một mặt sẽ thiệt thòi cho những học sinh phải học lại, mặt khác đây là vấn đề tâm lý xã hội khá bức xúc. Đề xuất sửa đổi chia làm 3 nhóm đối tượng:

+ Nhóm 1: học theo chương trình quy định hiện hành tức là gồm cả phần kiến thức văn hoá phổ thông và kỹ năng nghề. Nhóm này sau khi tốt nghiệp trung cấp nghề được quyền học liên thông bình thường theo quy định.

+ Nhóm 2: nhóm này gồm học sinh học xong chương trình phổ thông trung học nhưng không tốt nghiệp. Nhóm này vẫn phải học phần kiến thức văn hoá, nhưng những môn học nào trong kỳ thi tốt nghiệp hoặc điểm tổng kết đạt yêu cầu thì được miễn không phải học. Do vậy thực chất nhóm này không phải học hết chương trình văn hoá trong chương trình trung cấp nghề nhưng vẫn được công nhận hoàn thành chương trình văn hoá.

+ Nhóm thứ 3: không học phần văn hoá, chỉ học kỹ năng nghề: Nhóm này sau khi học xong được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Hoặc được cấp bằng trung cấp nghề thì chỉ áp dụng những nghề không có trong danh mục nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng. Tức là nhóm này học xong ra làm việc ngay mà không thể học liên thông hoặc học cao hơn.



Về dạy nghề thường xuyên: Luật dạy nghề chỉ qui định dạy thường xuyên theo hình thức tự học và vừa làm vừa học, chưa quy định học từ xa. Thực tế đang có hình thức học từ xa và hệ thống chuyên nghiệp đã có từ lâu. Để có cơ sở pháp lý ban hành văn bản hướng dẫn bổ sung vào điểm d khoản 1 Điều 33 hình thức học từ xa và giao cho BLĐTBXH hướng dẫn thi hành. Bổ sung các quy định về tổ chức các chương trình dạy nghề dưới ba tháng trong dạy nghề thường xuyên. Bỏ chương trình dạy nghề thường xuyên là chương trình dạy nghề bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức.

Về cơ sở dạy nghề. Về các loại hình sở hữu các cơ sở dạy nghề: Hiện nay, phần lớn cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp (tổng công ty, tập đoàn) do nhà nước đầu tư xây dựng nhưng không cấp kinh phí thường xuyên, hoặc những doanh nghiệp đã cổ phần hoá ... do vậy, không xác định được cơ sở dạy nghề này là công lập hay tư thục. Việc xác định loại hình cơ sở dạy nghề căn cứ vào 3 tiêu chí: chủ thể thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí cho nhiệm vụ chi thường xuyên. Để tránh hiểu nhầm và đảm vào sự tường minh của pháp luật, đề xuất sửa đổi: Phân định rõ đâu là CSDN công và tư giống như Luật giáo dục năm 2005. Hoặc cơ sở dạy nghề của các tổ chức kinh tế bao gồm cả của doanh nghiệp đều là cơ sở tư thục.

Về Hội đồng trường, hội đồng quản trị: Hiện nay nhiều trường tư thục do các công ty thành lập nhưng công ty có nhiều thành viên thành lập thì Trường có được coi là 1 đơn vị thành viên không. Điều 47 Luật dạy nghề chỉ quy định thành lập hội đồng trường với trường công, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục có từ 2 thành viên trở lên. Đối với trường do một công ty tư nhân ( công ty TNHH) thành lập thì có thành lập Hội đồng quản trị nữa không thì chưa có quy định. Bên cạnh đó, cần làm rõ hơn về nhiệm vụ của hội đồng trường trong các cơ sở dạy nghề công lập và bổ sung HĐQT đối với trường có vốn đầu tư nước ngoài.



Về việc thành lập các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài: Điều 52 Luật dạy nghề quy định “cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài” mà không có quy định cơ quan nào ra quyết định thành lập cơ sở dạy nghề. Vì vậy, cơ sở dạy nghề sau khi có giấy chứng nhận đầu tư vẫn không thể có con dấu, không có tài khoản, không có tư cách pháp nhân...Luật chưa xác định rõ thẩm quyền, trình tự thành lập, thủ tục thành lập như thế nào. Thực tế một số trường chỉ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư không có Quyết định nên không có dấu và tài khoản riêng. Đề nghị sửa đổi theo hướng làm rõ thẩm quyền trình tự thủ tục thành lập cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

Về chuyển đổi loại hình CSDN: Trong thực tế hiện nay có nhiều cơ sở dạy nghề chưa biết được xếp vào loại hình trường công lập hay tư thục khi doanh nghiệp, tập đoàn trực thuộc đã cổ phần hoá. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp thì đã có nhiều văn bản qui định, nhưng cổ phần hoá cơ sở dạy nghề chưa có văn bản nào qui định. Nói cách khác, cơ sở dạy nghề chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện cổ phần hoá. Vì theo Điều 41 Luật dạy nghề chỉ quy định về thành lập, chia tách, sáp nhập ... không qui định chuyển đổi công sang tư hay ngược lại

Về Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt dộng dạy nghề.

Về hoạt động của CSDN tư thục do doanh nghiệp thành lập: Luật DN không xác định các cơ sở dạy nghề tư thục hoạt động theo chế độ tài chính, góp vốn hạch toán...theo loại hình doanh nghiệp nào( TNHH hay cổ phần..)

Về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề: Luật quy định về trách nhiệm dạy nghề còn chung chung. Chưa có quy định cụ thể nên doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc. Cần quy định nghĩa vụ bắt buộc đào tạo nghề cho người lao động, nếu ko thực hiện đóng tiền vào quỹ chung của doanh nghiệp, do đại diện doanh nghiệp quản lý để phục vụ đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp. Quy định các trường hợp doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế, nhưng chưa có chi phí hoạt động tại Điều 57. Đây là chi phí hợp lý cần được trừ để tính thu nhập chịu thuế. Đề nghị bổ sung 1 khoản : “c. Chi phí hoạt động tại Điều 57.”

Về chương giáo viên dạy nghề, người học nghề. Tên chương: Đổi thành Giảng viên, giáo viên dạy nghề, người học nghề. Về giảng viên, giáo viên dạy nghề: Một trong 3 điều kiện cần và đủ nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề đó là cần có đội ngũ giảng viên/giáo viên chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và chuẩn về chuyên môn. Để có cơ sở xây dựng tiêu chuẩn giảng viên/giáo viên nghề cần Luật cần bổ sung điều kiện về trình độ kỹ năng nghề của giảng viên/giáo viên dạy thực hành, điều kiện về kỹ năng sư phạm , bỏ việc quy định giáo viên dạy nghề dạy tích hợp thành 2 loại riêng. Qua đó, làm căn cứ xây dựng bảng lương phù hợp cho những từng đối tượng giảng viên, giáo viên. Bổ sung một khoản vào Điều 60 về giao Bộ Lao động TBXH quy định về việc ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề ( tương tự Điều 79 Luật giáo dục giao cho Bộ GD ĐT quy định về việc ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho khối chuyên nghiệp)

Về chính sách đối với người học nghề: Hiện nay, Luật mới chỉ quy định chế độ cho học sinh dân tộc nội trú Đảm bảo bình đẳng giữa các học sinh người dân tộc thiểu số, tránh thiệt thòi cho học sinh không nội trú Luật cần có chính sách chế độ cho học sinh dân tộc nói chung để khuyến khích thu hút học sinh vào học nghề nâng cao trình độ

Bổ sung chế độ trả lương cho người tốt nghiệp các trình độ nghề: Luật dạy nghề chưa có quy định việc áp dụng chế độ trả lương và chế độ cho người tốt nghiệp các trình độ nghề. Hiện nay một số doanh nghiệp vẫn áp dụng các hình thức trả lương theo bậc thợ vì vậy cần có qui định cụ thể về trả lương cho người học theo cấp độ đào tạo nghề hiện nay

Về chương Kiểm định chất lượng dạy nghề. Bổ sung hình thức kiểm định chất lượng dạy nghề độc lập của các tổ chức tư nhân: Trước đây, khi xây dựng Luật dạy nghề ở Việt Nam, chúng ta định hướng hệ thống kiểm định chất lượng chỉ có cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương thực hiện. Tuy nhiên, qua hơn 3 năm triển khai thực hiện, cơ chế hệ thống kiểm định trung ương đã không khuyến khích được xã hội hóa hoạt động dạy nghề. Theo kinh nghiệm của các nước thì cần mở rộng cho khu vực tư nhân tham gia kiểm định chất lượng dạy nghề để đảm bảo tính độc lập, khách quan và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quá trính kiểm định chất lượng dạy nghề.

Về chương Quản lý Nhà nước về dạy nghề. Về quỹ hỗ trợ dạy nghề: Luật dạy nghề chỉ quy định Quỹ hỗ trợ người học.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Kinh phí xây dựng luật do Ngân sách nhà nước cấp và huy động hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (chuyên gia tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, toạ đàm).


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương