Danh mục những từ viết tắT


Những bài học kinh nghiệm



tải về 2.53 Mb.
trang7/19
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.53 Mb.
#9724
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19

1.4.3. Những bài học kinh nghiệm :


- Khi triển khai các dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia (ví dụ như các công trình NMLD) cần có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, các địa phương nơi triển khai các dự án, các định chế tài chính nhằm tập trung các nguồn lực để thực hiện dự án.

- Việc hình thành các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp bao gồm tư vấn đầu tư, thiết kế và xây dựng, quản lý dự án đáp ứng được nhu cầu phát triển của các công trình dầu khí đang là một yêu cầu hết sức cấp bách. Các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đề ra các chế độ, chính sách quản lý các công trình đặc thù dầu khí và sẽ giúp các doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư đảm bảo được mục tiêu, tiến độ và chất lượng của dự án.

- Việc xây dựng một đội ngũ quản lý dự án đủ năng lực để đáp ứng được công tác quản lý dự án có quy mô lớn là rất cấp thiết, Do đó cần có cơ chế đặc biệt để có thể thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn cao, đồng thời có chính sách và kế hoạch chuẩn bị nhân lực tổng thể phù hợp với từng dự án bao gồm cả việc sử dụng cán bộ sau khi hoàn thành dự án.

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực là chính và các đơn vị là nhân tố quan trọng đảm bảo thành công của các doanh nghiệp.

- Sử dụng hợp lý nguồn vốn đào tạo, đặc biệt nguồn ngoại tệ, và có chương trình kế hoạch cụ thể là tạo điều kiện phát triển công tác đào tạo lâu dài và có chất lượng.
CHƯƠNG II

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH Ở GIAI ĐOẠN TRƯỚC
2.1. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU GIỮA QUY HOẠCH VÀ THỰC TẾ CỦA HỆ THỐNG SẢN XUẤT LPG

2.1.1. Các chỉ tiêu liên quan đến hệ thống sản xuất của các quy hoạch, chiến lược trước đây

Trong giai đoạn từ tháng 3 năm 2006 trở về trước, tại Việt Nam chưa có chiến lược cũng như quy hoạch liên quan đến hoạt động của hệ thống sản xuất LPG. Ngày 09/03/2006, tại Quyết định số 386/QĐ-TTg, về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn năm 2006 – 2015, định hướng đến năm 2025” đã khẳng định vấn đề xây dựng 03 nhà máy lọc dầu của Việt Nam. Đồng thời, trong chương trình phát triển của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) có kế hoạch xây dựng các nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, số 2 Nghi Sơn và số 3 ở phía Nam.

Trong đề án “Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2009 có đưa ra kết luận về phát triển các nhà máy lọc dầu :

- Giai đoạn đến năm 2015: Hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành ổn định Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong năm 2009, tiến hành nâng cấp, mở rộng nhà máy. Triển khai xây dựng, đưa vào vận hành các Tổ hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Long Sơn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam,Nam Vân Phong của Petrolimex, các nhà máy lọc dầu Vũng Rô, Cần Thơ. Tổng công suất chế biến 32 triệu tấn dầu thô/năm.

- Giai đoạn 2016-2025: mở rộng công suất các nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn và Long Sơn với công suất mỗi nhà máy là 20 triệu tấn dầu thô/năm.

Tại Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 30/03/2011 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 có nêu rõ :



  • Mục tiêu phát triển

- Về tìm kiếm thăm dò, khai thác khí trong nước: đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng nhằm chính xác hóa tiềm năng, trữ lượng khí thiên nhiên để sớm đưa các phát hiện khí thương mại vào khai thác; phấn đấu đạt sản lượng khai thác khí thiên nhiên trong nước đạt trên 14 tỷ m3/năm vào năm 2015 và đạt 15 – 19 tỷ m3/năm  vào giai đoạn năm 2016 – 2025.

- Về phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp khí trong nước: hoàn thành hạ tầng công nghiệp khí khu vực miền Nam, hình thành và phát triển hạ tầng công nghiệp khí khu vực miền Bắc và miền Trung, từng bước triển khai xây dựng hệ thống mạng nối đường ống dẫn khí liên vùng, liên khu vực; đẩy mạnh đầu tư các dự án xây dựng nhà máy chế biến và xử lý (GPP) nhằm chế biến sâu khí thiên nhiên khai thác trong nước (tách ethane, LPG, condensate, …) để nâng cao hiệu quả sử dụng khí và thực hiện tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên.



- Về phát triển công nghiệp LPG : đầu tư phát triển các dự án sản xuất LPG trong nước (từ các nhà máy xử lý khí và nhà máy lọc dầu), nhằm giảm tỷ trọng và dần thay thế lượng LPG nhập khẩu, mở rộng công suất các kho hiện có kết hợp với triển khai xây dựng các dự án mới để đáp ứng nhu cầu trong nước với quy mô khoảng 1,6 – 2,2 triệu tấn/năm vào năm 2015 và đạt quy mô khoảng 2,5 – 4,6 triệu tấn/năm vào năm 2025. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu dự trữ tối thiểu đạt trên 15 ngày cung cấp trong giai đoạn đến năm 2015.

- Về phát triển thị trường tiêu thụ khí: tiếp tục phát triển thị trường điện là thị trường trọng tâm tiêu thụ khí (bao gồm cả LNG) với tỷ trọng khoảng 70% - 85% tổng sản lượng khí, đáp ứng nguồn nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất điện, đẩy mạnh sử dụng khí và sản phẩm khí trong sản xuất hóa dầu, sinh hoạt đô thị và giao thông vận tải nhằm góp phần bảo đảm môi trường và nâng cao giá trị gia tăng của khí. Phấn đấu phát triển thị trường khí với quy mô 17 – 21 tỷ m3/ năm vào năm 2015 và 22 – 29 tỷ m3/năm vào giai đoạn 2016 – 2025.

Kết hợp hài hòa các nguồn lực của Nhà nước và các thành phần kinh tế để phát triển đồng bộ, hiệu quả và bền vững các khâu trong ngành công nghiệp khí.


  • Định hướng phát triển

a) Tìm kiếm thăm dò và khai thác khí trong nước

Các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác khí trong nước thực hiện theo Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.



b) Hệ thống đường ống thu gom khí

- Giai đoạn đến năm 2015

Khu vực bể Cửu Long: phát triển các hệ thống đường ống thu gom khí tự nhiên/đồng hành từ các mỏ Rồng, Đồi Mồi, Tê Giác Trắng, Hải Sư Đen, Hải Sư Trắng, kết nối với giàn khí nén trung tâm của mỏ Bạch Hổ; đường ống kết nối mỏ Sư Tử Trắng với giàn khai thác khí mỏ Sư Tử Vàng, dự kiến công suất khoảng 1,5 tỷ m3/năm. Khí tự nhiên/đồng hành thuộc khu vực Lô 01&02 và các lô lân cận được thu gom để bổ sung nguồn cung cấp khí cho Hệ thống đường ống Rạng Đông – Bạch Hổ - Dinh Cố.

Khu vực bể Nam Côn Sơn: triển khai xây dựng các hệ thống đường ống thu gom khí từ các mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lan Tây, Thiên Ưng, Chim Sáo và các mỏ khác nhằm cung cấp bổ sung khoảng 3 tỷ m3/năm cho thị trường khu vực Nam Bộ.

Khu vực bể Malay – Thổ Chu: xây dựng đường ống kết nối mỏ Hoa Mai và Lô 46 với hệ thống đường ống PM3 – Cà Mau từ năm 2013. Khí của các mỏ đã phát hiện thuộc Lô B & 48/95, 52/97 và các lô lân cận như 46, 50, 51 đưa về đường ống Lô B – Ô Môn và PM3 – Cà Mau.

Khu vực Bắc Bộ: kết nối các nguồn khí thuộc khu vực phía Bắc bể Sông Hồng (Lô 102 – 106, 103 – 107, …) thành cụm và nghiên cứu đặt giàn công nghệ trung tâm tại mỏ Thái Bình (Lô 102 – 106). Xây dựng đường ống thu gom khí từ các mỏ thuộc các Lô 111, 112, 113 về giàn xử lý khí trung tâm của Lô 113.

- Giai đoạn năm 2016 – 2025

Khu vực Nam Bộ: tiến hành kết nối các mỏ Rồng Vĩ Đại, Hải Âu, Thiên Nga và các mỏ lân cận nhằm bổ sung nguồn cung cấp khí cho hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 1 và Nam Côn Sơn 2 trong giai đoạn năm 2017 – 2019. Xây dựng hệ thống đường ống kết nối các mỏ thuộc Lô 46-2 như Rạch Tàu, Khánh Mỹ, Phú Tân với hệ thống đường ống PM3 – CAA của bể Malay – Thổ Chu từ năm 2019. Xây dựng đường ống từ bể Phú Khánh về bể Cửu Long, từ bể Tư Chính – Vũng Mây về bể Nam Côn Sơn trên cơ sở các kết quả tìm kiếm thăm dò ở khu vực này.

Khu vực phía Nam bể Sông Hồng: trong trường hợp có công nghệ phù hợp để phát triển, khai thác các mỏ có hàm lượng CO2 cao, đưa khí về giàn xử lý khí Trung tâm trên mỏ Sư Tử Biển (Lô 118) nhằm thu gom khí từ các mỏ lân cận như Cá Heo (Lô 119), 115-A (Lô 115).

c) Hệ thống đường ống chính vận chuyển khí ngoài khơi

- Giai đoạn đến năm 2015

Triển khai đầu tư xây dựng theo các giai đoạn hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 (Hải Thạch, Mộc Tinh, Thiên Ưng về Vũng Tàu) đưa vào vận hành từ năm 2013 – 2014 với công suất thiết kế 7 tỷ m3/năm nhằm vận chuyển kịp thời khí và condensate thương phẩm từ các mỏ Hải Thạch, Mộc Tinh, Thiên Ưng cũng như các mỏ lưới phát hiện tại bể Nam Côn Sơn, Tư Chính – Vũng Mây về bờ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ khí ngày càng tăng của khu vực Đông Nam Bộ.

Hoàn thành việc xây dựng hệ thống đường ống Lô B – Ô Môn đưa vào vận hành từ năm 2014, phù hợp với tiến độ phát triển các nguồn khí tại khu vực Lô B; đồng thời bố trí các đầu chờ ở ngoài khơi, trên bờ tại khu vực miền Tây Nam Bộ nơi hệ thống đường ống đi qua để phát triển các hộ tiêu thụ khí công nghiệp.

Tích cực nghiên cứu và triển khai xây dựng các hệ thống đường ống dẫn khí tại khu vực phía Bắc bể Sông Hồng (từ các mỏ Thái Bình, Hàm Rồng thuộc Lô 102 – 106, Bạch Long, Hồng Long, Hoàng Long thuộc Lô 103 – 107/04) về khu vực tỉnh Thái Bình nhằm mục tiêu trước tiên là cung cấp khí cho thị trường tiêu thụ hiện có tại tỉnh Thái Bình và từng bước mở rộng ra các tỉnh/thành phố khác thuộc đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, …).

Phát triển hệ thống đường ống vận chuyển khí thiên nhiên cho khu vực phía Nam bể Sông Hồng. Phụ thuộc vào kết quả thẩm lượng, dự kiến xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí từ mỏ Báo Vàng (Lô 113) về tỉnh Quảng Trị với chiều dài khoảng 120 km, công suất thiết kế khoảng 1 – 3 tỷ m3/năm.

- Giai đoạn năm 2016 – 2025

Trên cơ sở kết quả tìm kiếm thăm dò các nguồn khí thuộc khu vực bể Phú Khánh với khả năng khai thác dự kiến khoảng 1,5 tỷ m3/năm từ sau năm 2019, nghiên cứu xây dựng hệ thống đường ống mới trong giai đoạn sau năm 2019 dẫn khí từ bể Phú Khánh về khu vực Sơn Mỹ (Bình Thuận) và kết nối với hệ thống đường ống thu gom mỏ Bạch Hổ.

Nghiên cứu khả năng vận chuyển khí từ phần trữ lượng gia tăng (nếu có) tại Lô B&48/95, 52/97 và mỏ lân cận.

Phát triển hệ thống đường ống vận chuyển khí thiên nhiên cho khu vực phía Nam bể Sông Hồng. Trong giai đoạn này, dự kiến xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí từ các mỏ thuộc các Lô 117 – 118 – 119 về tỉnh Quảng Ngãi/Quảng Nam với công suất thiết kế khoảng 2 – 4 tỷ m3/năm.

Tiếp tục nghiên cứu phương án nhập khẩu khí qua hệ thống TRANS ASEAN và qua các hệ thống đường ống PM3-CAA, Lô B, Nam Côn Sơn 1 hoặc Nam Côn Sơn 2.

d) Hệ thống đường ống dẫn khí trên bờ

- Giai đoạn đến năm 2015

Tiếp tục nghiên cứu và triển khai dự án đường ống Phú Mỹ - thành phố Hồ Chí Minh sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng giai đoạn 1. Nghiên cứu và phát triển hệ thống đường ống từ Nhà máy điện Nhơn Trạch đến Khu công nghiệp Nhơn Trạch, từ Nhà máy điện Hiệp Phước đến Khu công nghiệp Hiệp Phước, Khu công nghiệp Thủ Thiêm.

Trên cơ sở cân đối cung cầu khí giữa 2 khu vực, nghiên cứu xây dựng dự án đường ống kết nối Đông – Tây Nam Bộ từ Hiệp Phước đến Ô Môn để có cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện điều tiết nguồn khí giữa hai khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, cung cấp khí cho các hộ công nghiệp dọc theo tuyến ống. Công suất thiết kế khoảng 2 – 5 tỷ m3/năm, tổng chiều dài khoảng 180 km.

Đầu tư hệ thống đường ống nối từ kho LNG Nam Bộ về GDC hiện hữu để vận chuyển khí LNG nhập khẩu hòa vào hệ thống cung cấp khí Nam Bộ.

Tại khu vực miền Bắc, xây dựng hệ thống đường ống trên bờ với công suất khoảng 1 – 3 tỷ m3/năm, dẫn khí phục vụ cho các hộ tiêu thụ khí của tỉnh Thái Bình.

Phát triển hệ thống phân phối khí thấp áp trên toàn quốc để phát triển sử dụng khí trong các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, … nhằm đảm bảo điều tiết ổn định, an toàn hệ thống khí, gia tăng giá trị các dự án khí, đồng thời góp phần hiện đại hóa các ngành kinh tế, xã hội, giảm ô nhiễm môi trường.

- Giai đoạn năm 2016 – 2025

Tiếp tục nghiên cứu và triển khai giai đoạn 2 của dự án đường ống Phú Mỹ - thành phố Hồ Chí Minh theo hướng đưa khí đến các khu công nghiệp thuộc Đồng Nai, Biên Hòa, Bình Dương và Nhà máy điện Thủ Đức.

Nghiên cứu và xây dựng đường ống dẫn khí từ Hiệp Phước – Bình Chánh – Đức Hòa nhằm mở rộng khả năng cấp khí đến các hộ tiêu thụ khí ở Long An, khu vực phía Nam và Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến vận hành vào năm 2017.

Trên cơ sở khả năng gia tăng nguồn cấp khí tại Bắc Trung Bộ (từ nguồn trong nước hoặc nhập khẩu) và quy hoạch phát triển thị trường khí sau này, xem xét xây dựng hệ thống đường ống khép kín trên bờ thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng nối giữa Thái Bình – Hải Phòng – Hà Nội có khả năng vận chuyển khoảng 1 – 2 tỷ m3/năm. Hệ thống đường ống có khả năng kết nối thêm với đường ống nhập khẩu khí từ kho LNG Nghi Sơn – Thanh Hóa trong trường hợp dự án nhập khẩu khí về khu vực này được triển khai thực hiện.

Ngoài ra, trong trường hợp có thêm các phát hiện khí tại các Lô 111 đến Lô 120, nguồn cấp khí sẽ được bổ sung cho khu vực Trung Trung Bộ, từng bước nghiên cứu phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ, quy hoạch hệ thống đường ống vận chuyển trên bờ, kết nối giữa 2 khu vực thị trường dự kiến phát triển đầu tiên tại miền Trung là tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Ngãi/Quảng Nam để cung cấp khí cho thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế.



đ) Nhà máy xử lý khí (GPP)

- Giai đoạn đến năm 2015

Miền Đông Nam Bộ: đầu tư nâng cấp, mở rộng 02 nhà máy xử lý khí hiện có tại Dinh Cố, đồng thời tích cực triển khai dự án đầu tư mới 01 nhà máy xử lý khí đồng bộ với dự án đường ống Nam Côn Sơn thứ 2 từ năm 2013 – 2014 nhằm gia tăng giá trị sử dụng của khí trên cơ sở phù hợp với tình hình gia tăng sản lượng khí khai thác của bể Cửu Long và Nam Côn Sơn theo các phương án dự báo sản lượng khai thác khí.

Miền Tây Nam Bộ: triển khai dự án đầu tư GPP gần Trung tâm phân phối khí Cà Mau để xử lý chung nguồn khí từ hệ thống đường ống PM3 và Lô B về Cà Mau, để tách ethane, LPG và condensate, gia tăng giá trị tài nguyên.

Khu vực phía Bắc: nghiên cứu và triển khai xây dựng GPP tại tỉnh Thái Bình và Quảng Trị cùng thời gian với việc xây dựng đường ống từ các Lô 102 – 106 và 111 – 113.

- Giai đoạn năm 2016 – 2025

Khu vực tỉnh Quảng Ngãi/Quảng Nam: nghiên cứu, xây dựng mới GPP với lưu lượng dự kiến khoảng 1 – 4 tỷ m3/năm, vận hành từ năm 2018 để xử lý khí từ các Lô 115, 117, 118, 119 và các lô khác thuộc khu vực phía Nam bể trầm tích Sông Hồng.

e) Kho chứa LPG đầu mối

Tổng sức chứa các kho LPG cần bổ sung tối thiểu trên phạm vi cả nước giai đoạn năm 2011 – 2015 vào khoảng 14.000 đến 27.500 tấn, giai đoạn năm 2016 – 2025 vào khoảng 54.000 đến 85.000 tấn.

Mở rộng công suất của các kho hiện có, đồng thời triển khai các dự án xây mới để sức chứa tối thiểu đạt 75.600 đến 85.600 tấn vào năm 2015 và đạt khoảng 127.600 đến 176.600 tấn vào năm 2025. Các kho LPG đầu mối tập trung chủ yếu tại một số tỉnh/thành phố của từng khu vực như: Hải Phòng (Bắc Bộ), Thanh Hóa, Hà Tĩnh (Bắc Trung Bộ), Đà Nẵng, Quảng Ngãi (Trung Bộ) và Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh (Nam Bộ) …

2.1.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch

Trong thực tế việc thực hiện quy hoạch như sau :

1. Đã đưa nhà máy lọc dầu Dung Quất vào vận hành từ tháng 04 năm 2009 và đưa vào vận hành ổn định từ tháng 06 năm 2010.

2. Đã khởi công xây dựng Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn năm 2009

3. Đã xúc tiến thành lập Ban QLDA Tổ hợp Lọc hoá dầu Long Sơn. Hiện tạm ngưng hoạt động do đối tác Vênezuela chưa tham gia.

4. Đã có thiết kế các nhà máy lọc dầu Vũng Rô, Cần Thơ. Chuẩn bị khởi công xây dựng

5. Đã thành lập Ban QLDA Tổ hợp lọc hoá dầu Nam Vân Phong (của Petrolimex)

6. Đang xây dựng Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ của PVOIL

7. Đang chuẩn bị xây dựng các nhà máy nhiên liệu sinh học ở Quảng Ngãi, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu.

8. Đã xây dựng xong giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng hệ thống kho lạnh cảng Thị Vải

Do quy hoạch chính thức về hệ thống sản xuất LPG ở giai đoạn trước nằm trong “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025” được phê duyệt vào tháng 3 năm 2011 nên việc đánh giá thực hiện quy hoạch chưa có đủ dữ liệu, cơ sở để thực hiện một cách hoàn chỉnh.

2.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI QUY HOẠCH CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI LPG

Trong giai đoạn 2006 đến nay ở Việt Nam chưa có quy hoạch tổng thể về hệ thống phân phối LPG mà mới chỉ có một số địa phương lập quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh, trạm chiết nạp và kho chứa LPG trên địa bàn. Qua theo dõi việc thực hiện ở các địa phương cho thấy:

- Quy hoạch đã bước đầu giúp cho công tác quản lý nhà nước tại các địa phương đối với việc kinh doanh LPG, chấn chỉnh được hiện tượng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả

- Do mỗi địa phương tự lập quy hoạch, thiếu tiêu chí chung nên có những nơi làm quy hoạch còn sơ sài, mới quan tâm đến việc xây thêm cửa hàng với mật độ khá dày, chưa chú trọng đến việc xử lý các cửa hàng hiện có không bảo đảm các tiêu chí về an toàn PCCC, về vệ sinh môi trường và mỹ quan thương mại.

Hệ thống phân phối LPG của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh LPG còn chưa được quy hoạch.

2.3. ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH

2.3.1. Các yếu tố trong nước

2.3.1.1. Các điều kiện xã hội, kỹ thuật công nghệ và nguồn lực tự nhiên có tác động đến quy hoạch sản xuất và phân phối LPG.


  • Các yếu tố xã hội

Một trong những yếu tố xã hội quan trọng đó là dân số và lao động. Việt Nam là một nước đông dân với khoảng 90 triệu dân (năm 2013). Tốc độ tăng dân số khá cao trên 1,3%/năm, những vùng đô thị, vùng kinh tế trọng điểm đang có mật độ dân số rất cao. Đến năm 2015 dự báo Việt Nam sẽ có khoảng 93 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa là 36%. Dân số tăng nhanh, thu nhập của người dân cũng đang được tăng lên đáng kể trong những năm tới làm cho sức mua thị trường có xu hướng tăng mạnh. Sự tăng trưởng nhanh của thị trường LPG Việt Nam đã và đang tạo ra một triển vọng mở rộng thị trường đầu ra cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối LPG tại Việt Nam. Trong xu thế đó, các doanh nghiệp có quy mô thị trường rộng, thị phần lớn, năng lực kinh doanh mạnh và uy tín cao sẽ là những doanh nghiệp có nhiều cơ hội chiếm lĩnh thị trường sản phẩm LPG trong quá trình cạnh tranh.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, mức sống và trình độ người dân được nâng cao, văn hoá và tập quán tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi theo xu hướng ngày càng coi trọng thương hiệu sản phẩm hàng hoá cùng với hai chỉ tiêu truyền thống là: chất lượng và giá cả. Sức tiêu dùng ngày càng tăng, thị hiếu tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Đây là một trong những điều kiện để mở rộng thị trường tiềm năng trong tương lai gần đối với các doanh nghiệp LPG của Việt Nam.

Về lao động, Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ lao động trong dân số lớn, khoảng trên 53%. Người lao động Việt Nam nói chung có trình độ văn hoá tương đối cao trong khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong số các nước có giá nhân công rẻ và tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao trong khu vực. Mặc dù cung lao động trên thị trường rất cao nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang rất thiếu lao động có trình độ cao như các chuyên gia, các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp và các nhà quản trị chiến lược có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh theo cơ chế thị trường thực sự. Thị trường lao động chất lượng cao là một thị trường luôn nóng bỏng và có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp lớn có uy tín. Các doanh nghiệp không những chỉ khó tìm những lao động chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của mình mà còn rất khó giữ các lao động này làm việc với mình lâu dài. Điều này đã khiến cho nguồn lao động đang và sẽ trở thành yếu tố cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh LPG Việt Nam phải có chiến lược và chính sách nhân sự phù hợp để có thể hấp dẫn nguồn lao động có chất lượng cao và tạo ra lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân lực.

Một yếu tố xã hội nữa có tác động quan trọng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh LPG Việt Nam đó là sự thay đổi trong tập quán và thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi phải được tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao vừa bảo đảm an toàn máy móc thiết bị và vừa giữ gìn môi trường sống. Đây cũng là xu hướng chung của toàn thế giới và nó sẽ diễn ra nhanh hơn ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm LPG cần có chiến lược sản phẩm phù hợp với thị hiếu và xu hướng chung của khách hàng ở các vùng miền khác nhau khi định hướng người tiêu dùng.



  • Các yếu tố kỹ thuật và công nghệ

Trong điều kiện hiện nay thế giới đang có những thay đổi quan trọng trong kỹ thuật công nghệ kể cả trong kỹ thuật - công nghệ chuyên ngành (trong đó có kỹ thuật LPG và các ngành có liên quan như vận tải, kho cảng v.v) và công nghệ quản lý với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và viễn thông. Những thay đổi trong các lĩnh vực công nghệ đang diễn ra hết sức nhanh chóng đòi hỏi các doanh nghiệp nói riêng và các quốc gia nói chung phải tiếp cận và ứng dụng nhanh những công nghệ mới đó nếu không sẽ sớm bị lạc hậu. Công nghệ chế biến và kinh doanh LPG trên thế giới và Việt Nam cũng đang trong quá trình thay đổi và phát triển để theo kịp với các thay đổi này trên thế giới.

Trong ngành công nghiệp LPG, một số chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp LPG của Việt Nam chưa được quy định rõ. Điều này đã tạo ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm LPG trong việc định hướng tiêu dùng các sản phẩm LPG có chất lượng cao. Bên cạnh đó, các công cụ đo lường và giám sát chất lượng sản phẩm LPG còn rất thô sơ, các cơ quan quản lý chất lượng của Nhà nước lại thiếu kinh nghiệm và ít được tiếp cận với công nghệ mới nên thường kiểm soát chất lượng không hiệu quả…. Những bất cập đó cũng đang làm cho thị trường kinh doanh LPG rất khó được kiểm soát và trong nhiều trường hợp gây ra những bất lợi cho các doanh nghiệp LPG Việt Nam.



  • Nguồn lực và điều kiện tự nhiên

Tiềm lực về nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên nói chung của Việt Nam là khá lớn so với khả năng khai thác hiện tại trên nhiều lĩnh vực. Một trong những nguồn lực tự nhiên rất quan trọng liên quan đến kinh doanh LPG là tài nguyên dầu mỏ của Việt Nam. Chúng ta hiện đã và đang khai thác một số mỏ dầu có trữ lượng tương đối lớn. Ngành công nghiệp khai thác dầu khí cũng ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và trong việc phát triển ngành năng lượng LPG nói riêng. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ LPG trong nước một phần có thể được cung cấp ở trong nước bằng nguồn khí khai thác và chế biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, do hiện tại mới chỉ có 01 Nhà máy lọc dầu Dung Quất nên Việt Nam vẫn là phải nhập 70% các sản phẩm LPG từ nước ngoài. Giá của LPG tiêu dùng trong nước vẫn bị ảnh hưởng chính bởi giá LPG trên thế giới. Điều này một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải tồn tại và phát triển doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu sản phẩm LPG độc lập đủ tiềm lực điều tiết và cân đối việc cung cấp LPG cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế quốc dân.

Như vậy các điều kiện xã hội, kỹ thuật công nghệ và nguồn lực tự nhiên đang và sẽ có nhiều tác động đến sản xuất và kinh doanh LPG. Một mặt trữ lượng dầu thô còn hạn chế và ngành chế biến LPG chưa phát triển. Nhưng mặt khác, ngành chế biến LPG lại phát triển từ điểm xuất phát thấp nên trong những năm tới sẽ có xu hướng phát triển nhanh (cũng như trong phát triển kinh tế). Đây sẽ là các yếu tố sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho cho các doanh nghiệp kinh doanh LPG Việt Nam trong việc đầu tư vào lĩnh vực chế biến LPG, khai thác LPG hoặc đầu tư vào một số ngành năng lượng khác như điện, than.



2.3.1.2. Các điều kiện chính trị luật pháp và quản lý của nhà nước trong hoạt động sản xuất và kinh doanh LPG

  • Những vấn đề chung về chính trị và luật pháp

Trong quá trình đổi mới, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Việt Nam cũng đổi mới thành công về chính trị. Trước hết đó là sự ổn định về chính trị. Nhà Nước Việt Nam đã và đang tập trung mọi nỗ lực để tiếp tục bảo đảm một nền chính trị xã hội ổn định để tạo nền tảng cho phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Ở trong nước, các cải cách quan trọng được thực hiện trong đó cải cách hành chính đang được đẩy mạnh ở mọi cấp, mọi ngành và mọi khu vực kinh tế xã hội. Các chính sách và luật pháp cũng đã và đang dần được hoàn thiện theo hướng minh bạch hơn tạo thuận lợi, chủ động và linh hoạt cho các doanh nghiệp. Trong quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế, Việt Nam tiếp tục tăng cường hội nhập, mở rộng và củng cố các mối quan với các nước, các tổ chức quốc tế và các tập đoàn kinh tế lớn và để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và kinh doanh của Việt Nam. Đây là những điều kiện chung rất quan trọng đối với mọi lĩnh vực sản xuất và kinh doanh LPG củaViệt Nam.

Mặc dù vậy, do đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập về luật pháp và môi trường pháp lý đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh LPG. Cơ chế thị trường chưa được vận hành hoàn hảo, nhiều lĩnh vực chưa được thị trường hoá, còn mang tính bao cấp. Hệ thống luật pháp chưa đầy đủ chồng chéo và hiệu lực thi hành pháp luật chưa cao. Điều này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó kiểm soát và bất bình đẳng trong kinh doanh LPG. Những yếu tố này đã tạo ra các khó khăn và thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh LPG do Nhà nước chiếm cổ phần chi phối trong quá trình kinh doanh khi vừa phải thực hiện vai trò chính trị là bình ổn và đảm bảo cung cấp LPG cho các vùng miền, vừa kinh doanh đảm bảo có lãi và tăng trưởng qua các năm.



  • Quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh LPG

Đến nay, Chính phủ Việt Nam vẫn coi kinh doanh LPG là lĩnh vực rất quan trọng nên kiểm soát hết sức chặt chẽ. Mục tiêu quản lý của Nhà nước là nhằm khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng ngày càng cao để phát triển đất nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Quan điểm quản lý Nhà Nước đối với lĩnh vực kinh doanh LPG được thể hiện ở hai khía cạnh quan trọng đó là:

  • Quản lý nguồn năng lượng LPG với ý nghĩa là mặt hàng chiến lược đối với sự phát triển của đất nước

  • Quản lý các doanh nghiệp kinh doanh LPG trên thị trường.

Chính vì hai quan điểm này nên kinh doanh LPG vẫn đang và sẽ vẫn được coi là ngành kinh doanh có điều kiện. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG trên tất cả các lĩnh vực. Các quy định và văn bản pháp lý này đã và đang được hoàn thiện để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh LPG cũng như đưa ra các yêu cầu đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh LPG phải hoạt động ngày càng chuyên nghiệp và bài bản hơn trên tất cả các mặt. Cụ thể là:

- Về quản lý chất lượng sản phẩm LPG. Gần đây, Nhà Nước cũng đã tiến hành các bước nhằm tăng cường quản lý chất lượng LPG theo hướng nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn môi trường được xã hội và người tiêu dùng đánh giá cao như Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 07 năm 2010 hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng … Những cơ sở pháp lý này là tiền đề hết sức quan trọng để đảm bảo chất lượng LPG trong nền kinh tế, nhưng trong giai đoạn đầu việc thực hiện nghiêm những quy định này đang làm nảy sinh một số khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh LPG trong việc định hướng người tiêu dùng, dự đoán và bảo đảm nguồn hàng cũng vượt qua các khó khăn về thủ tục hành chính. Tuy nhiên, nếu các quyết định này được thực hiện nghiêm minh và Chính phủ có các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh LPG thông qua việc tuyên truyền trên các phương tiện đại chúng về sự cần thiết phải tiêu dùng nhiên liệu sạch thì cũng tạo ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp được kinh doanh trong một môi trường pháp lý minh bạch, cơ hội tăng uy tín mở rộng thị trường, cơ hội được cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh LPG.

Tổ chức lại doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước trong mọi lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực kinh doanh LPG, kinh doanh vận tải, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng và các lĩnh vực khác trong nền kinh tế (đặc biệt đối với các tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty Nhà nước). Theo tinh thần của chỉ thị này, các doanh nghiệp Nhà nước sẽ được tổ chức lại thành các công ty TNHH một thành viên hoặc sẽ được cổ phần hóa để trở thành các công ty cổ phần, các công ty liên kết ….

Đối với hoạt động kinh doanh của Tổng đại lý và Đại lý trong ngành LPG. Theo Nghị định 107/NĐ-CP, các doanh nghiệp làm đại lý và Tổng đại lý kinh doanh LPG cũng phải tuân thủ những điều kiện chặt chẽ hơn trước đây. Để làm thương nhân phân phối LPG cấp I cần có các điều kiện như:

(1) Có đăng ký kinh doanh LPG;

(2) Có kho LPG với tổng sức chứa các bồn tối thiểu 800 m3;

(3) Có tối thiểu 300.000 chai LPG các loại (trừ chai LPG mini);

(4) Có trạm nạp LPG vào chai đã được cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai theo quy định của Nghị định 107/NĐ-CP;

(5) Có hệ thống phân phối LPG trực thuộc, bao gồm cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào ô tô và có tối thiểu 20 đại lý kinh doanh LPG (tổng đại lý và đại lý hoặc các đại lý).



2.3.2. Tác động từ ngoài nước - các cam kết quốc tế về kinh doanh LPG

Những cam kết của Việt Nam với WTO về mở cửa thị trường cho các loại hàng hóa và dịch vụ đang tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy bên cạnh tuân thủ khung pháp lý của luật pháp Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh LPG cần phải nắm bắt được những cam kết này để có những dự báo tốt về xu thế biến động của thị trường để có thể chủ động đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh. Một số cam kết quốc tế và hiệp định quốc tế khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh LPG được thể hiện ở các nội dung chính dưới đây:



  • Đối với lĩnh vực nhiên liệu mà cụ thể là với ngành LPG, Việt Nam chưa đưa ra các cam kết cụ thể đối với ASEAN, APEC và cả trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Các cam kết về cắt giảm thuế suất đối với nhập khẩu các sản phẩm LPG cũng chưa được đặt ra trong Hiệp định.

  • Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ năng lượng theo lộ trình. Các công ty dịch vụ năng lượng của nước ngoài được phép cạnh tranh với các dự án về năng lượng có liên quan đến khai thác và phát triển, tư vấn quản lý, kiểm tra kỹ thuật và phân tích, sửa chữa cũng như bảo trì các thiết bị trong lĩnh vực dầu khí.

  • Việt Nam sẽ cho phép các công ty năng lượng của nước ngoài hoạt động dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam trong thời gian từ 3 năm đến 5 năm tùy theo các loại hình dịch vụ khác nhau. Sau đó, các công ty dịch vụ năng lượng của nước ngoài sẽ có khả năng hoạt động với loại hình 100% vốn sở hữu nước ngoài. Việt Nam cũng cam kết sẽ cung cấp cho các công ty dịch vụ năng lượng nước ngoài với sự ưu đãi như các doanh nghiệp Việt Nam.

  • Trong Thỏa thuận Hiệp định song phương BTA và thỏa thuận gia nhập WTO, Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường phân phối LPG; dịch vụ phân phối dầu thô và các sản phẩm đã qua chế biến được loại trừ khỏi phạm vi cam kết và được thừa nhận là độc quyền tự nhiên; Quyền xuất, nhập khẩu LPG cho các công ty nước ngoài mặc dù chưa được cam kết nhưng Nhà nước đã cho phép các công ty nước ngoài liên doanh với các công ty của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Như vậy, khi các cam kết của chúng ta với WTO được thực hiện thì cạnh tranh trên thị trường Việt Nam sẽ ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Áp lực và thách thức sẽ gia tăng cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh LPG khi Nhà Nước mở cửa theo lộ trình.

2.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC

2.4.1. Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nước có nhu cầu dầu lửa lớn nhất thế giới để phát triển kinh tế. Do đó, Nhà nước Trung Quốc phát triển ngành dầu khí đứng đầu là hai tập đoàn nhà nước PetroChina (CNPC) và Sinopec, đều là doanh nghiệp kinh doanh bán buôn, CNPC chiếm 93% thị trường bán buôn miềm Bắc và Sinopec chiếm 84% thị trường bán buôn miền Nam Trung Quốc. Hai doanh nghiệp này có quyền quyết định về những vấn đề liên quan đến sản xuất và phân phối các sản phẩm dầu mỏ như xăng, dầu lửa và diesel, LPG … Các nhà máy lọc dầu chủ yếu do PetroChina và Sinopec đầu tư xây dựng hoặc liên doanh với nước ngoài. Các nhà máy lọc dầu chủ yếu nằm ở khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Trung Quốc.

Về phân phối: CNPC phân phối LPG khu vực phía Tây và Tây Bắc, Tứ Xuyên, Sinopec phân phối LPG phía Bắc Trung Quốc, Đông, Đông Nam và Tây Nam Trung Quốc. Hệ thống phân phối LPG của Trung Quốc gồm 3 cấp: Doanh nghiệp bán buôn - Doanh nghiệp bán lẻ, hộ tiêu dùng lớn - Người tiêu thụ cá nhân.

Về hệ thống giá cả, Chính phủ Trung Quốc kiểm soát giá cả LPG trong nước bằng hệ thống giá chuẩn, do Hội đồng Kế hoạch phát triển Nhà nước định giá trên cơ sở tham khảo giá các sản phầm dầu trên thị trường Singapore, Rotterdam và NewYork (giá FOB dầu thô trung bình hàng tháng cũng như giá cả thị trường Singapore, Rotterdam và NewYork).

Hệ thống bán lẻ của Trung Quốc qua các trạm dịch vụ, PetroChina chiếm 15% số trạm dịch vụ, Sinopec chiếm 35,3% số trạm dịch vụ trên toàn Trung Quốc. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia vào hệ thống phân phối sản phẩm dầu mỏ tại Trung Quốc như Exxon Mobill, PB, Idemitsu, Kosan… Hai doanh nghiệp này được phép thiết lập giá bán lẻ trong phạm vi lên đến 8% trên hoặc dưới mức giá chuẩn do Nhà nước quy định.

Vận tải đường ống: Hai doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc đều triển khai xây dựng đường ống vận chuyển LPG từ các nhà máy lọc dầu đến các kho lưu trữ và phân phối bán buôn. PetroChina có tuyến đường ống từ nhà máy lọc dầu Tây Bắc tới Tây Nam Trung Quốc dài 1.250 km chạy qua Lan Châu, Thành Đô. Sinopec Corp có tuyến ống vận chuyển LPG từ nhà máy lọc hoá dầu tại thành phố Mậu Danh, Quảng Đông tới Côn Minh…



2.4.2. Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia không có nguồn dầu mỏ tự nhiên, nguyên liệu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu của Hàn Quốc hoàn toàn là nguồn nhập khẩu. Dầu chiếm thị phần lớn nhất của tổng tiêu thụ năng lượng của Hàn Quốc, mặc dù thị phần đã giảm trong những năm gần đây.According to the 2008 BP Statistical Energy Survey, South Korea consumed an average of 2371.46 thousand barrels a day of oil in 2007, 2.72% of the world total and a change from 2006 of 53.65 tbpd. Hàn Quốc là nhà nhập khẩu ròng dầu lớn thứ năm trên thế giới. Chính phủ Hàn Quốc có chính sách đa dạng hóa nguồn cung cấp dầu mỏ nhập khẩu thông qua Tổng công ty dầu quốc gia Hàn Quốc (KNOC), đảm bảo nguồn LPG dự trữ đủ sử dụng trong 90 ngày.

Hệ thống sản xuất sản phẩm LPG của Hàn Quốc chủ yếu tập trung ở phía Nam bao gồm Ulsan và Busan, các nhà máy lọc dầu được quy hoạch tập trung, trong đó có nhà máy sản xuất các sản phẩm cặn của các nhà máy lọc dầu khác.

Hệ thống phân phối: Hàn Quốc có hệ thống vận tải đường ống LPG từ Ulsan đến Seuol dài hơn 500 km, chạy dọc tuyến quốc lộ từ thành phố Ulsan đến thủ đô Seuol; Hệ thống vận tải đường ống chiếm tỷ trọng 85%, vận tải đường sắt chiếm 4%, còn lại vận tải bằng các xe xitec và sà lan trên các sông (11%).

Hệ thống các cửa hàng bán lẻ LPG: Được phân bố đồng đều, các cửa hàng bán lẻ LPG trong các thành phố lớn đều có quy mô vừa và nhỏ, nhiều trạm bơm xăng dầu đồng thời là trạm triết nạp gas cho các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu gas.

PHẦN II


DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

CHƯƠNG III



CÁC YẾU TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI LPG
3.1. CÁC YẾU TỐ QUỐC TẾ

3.1.1. Cung cầu khí hoá lỏng, tình hình cạnh tranh trên thế giới, khu vực và tác động đối với Việt Nam

Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) với thành phần chính là propane và butane là sản phẩm của quá trình xử lý khí hoặc nhà máy lọc dầu. LPG hiện nay được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: công nghiệp, thương mại dân dụng … và thị trường phát triển tương đối mạnh mẽ tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

So với các dạng nhiên liệu khác như than đá, dầu mỏ … LPG là nhiên liệu sạch và an toàn hơn. Cùng với sự ưu việt của dạng năng lượng này và sự phát triển, nhu cầu LPG hiện nay rất lớn với sản lượng tiêu thụ cao tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển, mức sống cao như khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Bắc Á. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng tại các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, dự báo trong thập kỉ tới thị trường tiêu thụ sẽ chuyển dịch mạnh sẽ sang các nước này và trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao nhất thế giới.

Trong giai đoạn 2000 – 2012, tổng lượng nhu cầu LPG tăng trung bình gần 3%/năm đạt mức tiêu thụ khoảng 223,5 triệu tấn năm 2012. Châu Á – Thái Bình Dương với các nước có tốc độ trăng trưởng kinh tế nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ cùng một số nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc là khu vực có mức tiêu thụ LPG lớn nhất thế giới đạt khoảng 80 triệu tấn LPG vào năm 2012 chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu thế giới. Trong khi đó, khu vực Bắc Mỹ với 2 quốc gia Mỹ và Canada tiêu thụ hơn 50 triệu tấn LPG/năm. Đây là 2 khu vực có lượng tiêu thụ lớn nhất thế giới và dự báo sẽ tiếp tục trưởng mạnh mẽ với mức tăng trưởng khoảng 0,5% đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và 2%/năm đối với khu vực Bắc Mỹ giai đoạn từ nay tới năm 2025. Dự báo tới năm 2025, tổng nhu cầu LPG thế giới ước đạt 280 triệu tấn, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 38,89%; Trung Đông 10,5%; Bắc Mỹ 20,78%, Mỹ Latinh 7,6%, Châu Âu 15,33%, Liên Xô cũ 4,64% và các khu vực khác khoảng 1,26%.



Biểu đồ 3.1.

Dự báo nhu cầu LPG thế giới giai đoạn 2015 – 2025



(Nguồn: Wood Mackenzie - 2012

Cũng giống như các thị trường hàng hóa khác, nhu cầu LPG trong giai đoạn hiện nay luôn được đáp ứng đủ từ các nước có trữ lượng tài nguyên dầu khí phong phú và chủ yếu là từ khu vực Trung Đông với sản lượng sản xuất LPG khoảng 52 triệu tấn năm 2011, chiếm gần 22% sản lượng toàn cầu; xuất khẩu ròng khoảng 28,7 triệu tấn. Dự báo sản lượng LPG ở Trung Đông đạt khoảng 67,7 triệu tấn vào năm 2014.

Trong tổng nguồn cung LPG thế giới, sản xuất LPG khu vực Bắc Mỹ với hai quốc gia là Mỹ và Canada chiếm tỷ trọng sản xuất khoảng 23% tổng lượng cung toàn cầu. Sản xuất LPG của Mỹ và Canada được dự báo sẽ tiếp tục tăng và đạt mức sản lượng khoảng 57,7 triệu tấn vào năm 2014. Mặc dù là khu vực có mức sản xuất LPG lớn nhất thế giới nhưng sản xuất tại Mỹ và Canada chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa. Phần sản lượng rất nhỏ dành cho xuất khẩu.

Trong tương lai, cùng với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật dự báo sản lượng sản xuất của khu vực Bắc Mỹ sẽ tiếp tục tăng cao chủ yếu là nhờ sự gia tăng sản lượng từ khai thác khí đá phiến/khí trong tầng đá móng (shale gas) phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm khí tại khu vực này.

Các quốc gia ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương (gồm cả Australia) sản xuất khoảng 15 triệu tấn LPG vào năm 2011, tăng gần 1 triệu tấn so với năm 2010. Dự báo sản lượng LPG của các nước Đông Nam Á- Thái Bình Dương sẽ tăng lên khoảng 16,4 triệu tấn vào năm 2014.

Mặc dù thị trường LPG khá ổn định về nguồn cung tuy nhiên trong nhiều diễn biến đặc biệt, thị trường LPG cũng có những biến động bất thường do cung cầu thị trường bị chi phối bởi giá LPG có liên quan trực tiếp với giá dầu thô thế giới. Bất cứ một biến động dù lớn hay nhỏ nào trên thị trường dầu thô cũng có ảnh hưởng tới giá LPG và diễn biến cung cầu thị trường. Cùng với đó, khu vực sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới là Trung Đông lại luôn đối mặt với những bất ổn chính trị khá dai dẳng và luôn đặt thị trường năng lượng vào các diễn biễn phức tạp.

Trong suốt giai đoạn 2011 – 2012, mức giá trung bình dầu thô thế giới luôn xấp xỉ ở ngưỡng 100 USD/thùng và theo nhận định của OPEC đây là mức giá hợp lý cần thiết phải duy trì. Như vậy, có thể nói một mặt bằng giá dầu mới đã được thiết lập và trong điều kiện khu vực Trung Đông - Bắc Phi, nơi có sản lượng dầu thô lớn nhất thế giới luôn đặt trong diễn biến căng thẳng và bạo lực có thể bùng phát bất kì lúc nào thì mức giá dầu nêu trên là mức cơ sở cho giá các loại năng lượng khác có quan hệ/liên kết với dầu. Đồng thời, giá dầu cũng có mối quan hệ mật thiết với thị trường tài chính, tiền tệ cũng như các chỉ số kinh tế của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. Những dự báo kinh tế mới nhất trong giai đoạn 2012 – 2015 và những lạc quan về nền kinh tế thế giới trong giai đoạn cuối của thập kỉ này cũng như những năm đầu của thập kỉ sau từ sự phục hồi của nền kinh tế các nước Mỹ, Châu Âu sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và kì vọng tăng trưởng từ các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ … là cơ sở để dự báo giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao trong giai đoạn tới. Và như vậy, giá LPG cũng được dự báo sẽ tiếp tục chu kì tăng giá kéo dài từ nay cho tới giai đoạn 2025. Thị trường LPG thế giới cũng sẽ có những tăng trưởng đáng kể và dự báo sẽ tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Bắc Á.

3.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đối với hệ thống sản xuất và phân phối khí hoá lỏng của Việt Nam

Đặc thù của công nghiệp dầu khí là có tính liên kết hoạt động tương hỗ rất cao, phạm vi không chỉ một quốc gia, một khu vực, mà nó mang tính toàn cầu. Nhận thấy được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, ngay sau khi hòa bình lập lại (1954), Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương hợp tác với nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Phạm vi hợp tác ban đầu là trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và chủ yếu với các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây. Hiện nay, hợp tác quốc tế đã phát triển ở mọi lĩnh vực hoạt động dầu khí, từ tìm kiếm thăm dò, khai thác đến vận chuyển, chế biến và phân phối, với nhiều đối tác trong khu vực và trên thế giới.



Bối cảnh chung hiện nay :

Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên… buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động. Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. ASEAN đang ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhưng cũng phải đối phó với những thách thức mới.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên … Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết đinh sự phát triển của mỗi quốc gia.

Sau khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nước khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trường rộng lớn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là những nước lớn sẽ có tác động đến nước ta.

Trước xu thế hội nhập quốc tế đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, cần xem xét đánh giá một cách toàn diện những yếu tố tác động của hội nhập kinh tế thế giới đến sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí nói chung, sản xuất LPG nói riêng, từ đó có những chính sách thích hợp nhằm tận dụng cơ hội và thuận lọi cũng như khắc phục những khó khăn, thách thức nẩy sinh từ quá trình hội nhập đó. Tác động của hội nhập kinh tế thế giới đối với hoạt động sản xuất và phân phối LPG Việt Nam trong giai đoạn quy hoạch thể hiện qua các cơ hội cũng như những thách thức sau :


  • Cơ hội:

- Giá nguyên liệu đầu vào rẻ hơn và thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn. Bằng việc giảm thuế và tiến tới xóa bỏ thuế nhập khẩu sẽ làm cho đầu vào của ngành sản xuất LPG rẻ hơn. Trong đó đặc biệt là máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu nhập từ các nước ASEAN cũng như WTO. Nguồn nguyên, vật liệu đầu vào rẻ hơn sẽ giảm được giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm LPG ở thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới.

- Môi trường đầu tư và thu hút đầu tư tốt hơn. Hội nhập không chỉ là chủ trương của Việt Nam mà còn là xu thế chung của hoạt động kinh tế toàn thế giới. Tất cả các quốc gia, mọi tổ chức kinh tế đều xem xét tới việc đầu tư ra nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài. Với xu hướng đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án hóa dầu trong giai đoạn quy hoạch trong việc thu hút đầu tư.

- Môi trường sản xuất kinh doanh được cải thiện: khi Việt Nam là thành viên của WTO và AFTA thì các hoạt động sản xuất kinh doanh phải chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này sẽ giúp nâng cao năng lực sản xuất và dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp hơn, tôn trọng quyền của người tiêu dùng, hàng hoá với mẫu mã chất lượng được cải thiện, hoạt động dịch vụ khách hàng chu đáo hơn.

- Nâng cao trình độ tri thức kinh tế : Hội nhập tạo điều kiện để người lao động tiếp xúc và làm quen, học hỏi phương pháp quản lý, phương pháp làm việc, cách thức kinh doanh với các công ty và các nền kinh tế khác. Đó là môi trường thuận lợi giúp cán bộ nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn trong việc triển khai các dự án sản xuất LPG và trong hoạt động phân phối sản phẩm.


  • Thách thức :

- Cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm quyết liệt hơn: hội nhập là mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại và cắt giảm thuế nhập khẩu. Các chính sách bảo hộ của nhà nước, đặc biệt là bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và hạn ngạch sẽ dần bị bãi bỏ, thị trường cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn. Sự hỗ trợ của nhà nước đơn thuần mang tính chỉ dẫn, điều tiết ở tầm vĩ mô, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực sự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của mình. Sản phẩm LPG sản xuất trong nước sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại đến từ các nước ASEAN cũng như các nước thành viên WTO.

- Cạnh tranh trong thu hút đầu tư sẽ cao hơn: Cạnh tranh quyết liệt không chỉ ở lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm mà ngay chính lĩnh vực đầu tư sản xuất. Khi hàng rào thuế quan được rỡ bỏ, thì các nhà đầu tư sẽ tìm nơi nào có chi phí sản xuất kinh doanh thấp nhất để đầu tư. Vì vậy, các nước trong khu vực và thế giới, trong đó có Việt Nam sẽ có sự canh tranh lẫn nhau trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất LPG.

- Cạnh tranh về giá sản phẩm: Giá các sản phẩm LPG sản xuất trong nước đôi khi cao hơn so với các nước trong khu vực, một phần do không chủ động được giá nguyên liệu đầu vào, một phần do năng lực kinh nghiệm quản lý còn yếu kém, dẫn đến lãng phí chi tiêu, tăng chi phí sản xuất.

Như vậy những cơ hội và thách thức đặt ra với sản xuất và phân phối LPG của Việt Nam là rất lớn. Nếu lường trước được mọi diễn biến thị trường, đón đầu những cơ hội và vượt qua những thách thức, hệ thống sản xuất và phân phối LPG nước ta nhất định sẽ phát triển nhanh và bền vững, đem lại nguồn lợi kinh tế, góp phần đắc lực vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.



3.2. CÁC YẾU TỐ TRONG NƯỚC :

3.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và những dự báo thời kỳ 2016-2030

Ở giai đoạn trước, trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Tuy nhiên những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung còn nhiều bất cập. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Từ những thực tiễn phát triển đất nước và kết quả thực hiện chiến lược 10 năm qua, đòi hỏi phải có định hướng phát triển kinh tế xã hội đúng đắn trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn từ nay đến 2020.

Định hướng đặt ra là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Trong đó chú trọng vào 12 điểm sau:

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

- Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh.

- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững

- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh.

- Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.

- Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới.

- Phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa xã hội hài hòa với phát triển kinh tế.

- Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo.

- Phát triển khoa học và công nghệ là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững.

- Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

- Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.



3.2.2. Vị trí, vai trò của mặt hàng, hệ thống sản xuất và phân phối LPG trong nền kinh tế quốc dân

Trong xu thế hội nhập phát triển của thời đại, nhu cầu tiêu dùng trong xã hội nói chung không ngừng cải thiện nâng cao, các thành tựu khoa học công nghệ đă được ứng dụng rộng rãi nhằm mang lại nền văn minh cho toàn nhân loại. Mặc dù ra đời sau các loại chất đốt truyền thống song LPG đă có ưu thế vượt trội về tính tiện lợi cũng như­ hiệu quả kinh tế, được xã hội chấp nhận và ngày càng phát triển. Điều đó đã đưa ngành hàng LPG nhanh chóng có được chỗ đứng trên thị trường và không ngừng phát triển, trở thành mặt hàng chất đốt thiết yếu trong đời sống nhân dân từ thành thị tới nông thôn, từ vùng rừng nói tới miền biển. LPG đang dần thay thế các loại nhiên liệu khác như than củi, dầu, rơm rạ ... Thực tế hiện nay và trong tương lai dầu mỏ và khí đốt luôn là nguồn tài nguyên quý hiếm, là nguồn năng lượng, nguyên liệu chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong các nguồn năng lượng trên thế giới. Dầu khí luôn là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách năng lượng của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tuy LPG chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 3% tổng năng lượng được sử dụng trên thế giới nhưng nó có những công dụng quan trọng. LPG với đặc tính là cháy sạch, hiệu quả, do vậy được coi là nhiên liệu lý tưởng để phục vụ ngành điện, công nghiệp, sinh hoạt và là nguyên liệu sản xuất phân bón, hóa chất và nhựa. LPG trên toàn cầu được ứng dụng rộng răi trong nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp hàn cắt trong đóng tàu thuyền, luyện đúc, cán kéo kim loại, công nghiệp thủy tinh, gốm sứ, chế biến nông lâm sản, giao thông vận tải đến ứng dụng trong sưởi ấm, đun nấu tại nhà hàng khách sạn và các hộ tiêu thụ dân dụng ngày càng cao phục vụ hữu dụng trong sản xuất và đời sống con người. Về mặt kinh tế xã hội, năng lượng luôn luôn đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu được trong việc đảm bảo phát triển kinh tế xã hội ở mọi quốc gia. Ở Việt Nam, vai trò của năng lượng đặc biệt quan trọng vì đất nước đang tiến hành công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Do vậy, việc phát triển và sử dụng năng lượng một cách vững chắc và hiệu quả là một yêu cầu cấp bách và có tầm quan trọng sống còn đối với nền kinh tế quốc gia. LPG là một nguồn năng lượng cao cấp, có nhiều ưu điểm nổi bật như an toàn và sạch, thường được các đối tượng tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, nếu điều kiện cho phép.

Theo số liệu của những nhà kinh doanh LPG, nhu cầu và mục đích tiêu thụ LPG tại Việt Nam có thể cơ bản chia thành 4 nhóm:

- Dân dụng: Là các hộ gia đình sử dụng LPG làm nhiên liệu, chất đốt trong sinh hoạt theo hình thức sử dụng bình gas 12kg;

- Công nghiệp : là các nhà máy sử dụng LPG làm nguyên/nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất như các nhà máy sản xuất gốm, sứ, thủy tinh, gạch men… và các đơn vị sử dụng LPG làm nhiên liệu để chế biến thực phẩm, nông sản, thủy sản… Đây cũng là một nguồn tiêu thụ LPG quan trọng ở Việt Nam ;

- Thương mại: Chủ yếu là các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… sử dụng bình gas 45kg;

- Giao thông vận tải: Sử dụng LPG làm nhiên liệu thay thế cho các nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay việc sử dụng LPG trong giao thông vận tại còn ở mức rất khiêm tốn.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp khí nói chung và công nghiệp sản xuất LPG nói riêng còn khá non trẻ, nhưng đã nhanh chóng chiếm giữ một vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội nước ta. Từ năm 2005 đến nay, nguồn khí của Việt Nam được đưa vào bờ đã góp phần sản xuất khoảng 40% sản lượng điện, 66% sản lượng phân bón, đáp ứng 43% nhu cầu tiêu thụ LPG và 10% sản lượng xăng toàn quốc, đáp ứng 15% tổng nhu cầu năng lượng toàn quốc. Việc đưa khí và các sản phẩm khí trong đó có LPG vào sử dụng rộng rãi và thông dụng trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên toàn quốc đã góp phần to lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, bảo vệ thiên nhiên, môi trường, nâng cao chất lượng, điều kiện sống cho toàn thể cộng đồng xã hội và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. Mỗi dự án sản xuất LPG khi đi vào hoạt động vận hành sản xuất sẽ đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường như sau :


  • Các lợi ích về mặt kinh tế

- Khi dự án nhà máy sản xuất LPG đi vào hoạt động, đất nước sẽ có thêm nguồn cung cấp LPG, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. Đồng thời, trợ giúp Chính phủ điều tiết, bình ổn giá LPG trong nước, chống lạm phát khi kinh tế thế giới và trong nước biến động;

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong công tác xuất nhập khẩu cân đối cung cầu của thị trường, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, đem lại các nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế vận chuyển, thuế xuất - nhập khẩu…);

- Góp phần từng bước phát triển, hoàn chỉnh và hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp Khí, công nghiệp sản xuất LPG của Việt Nam, bắt nhịp với sự phát triển công nghệ LPG của các nước trong khu vực và trên thế giới;

- Tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài an tâm về nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh khi đầu tư vào Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước giúp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng;

- Khi thực hiện dự án, đi theo đó phải thực hiện các dự án nâng cấp cầu cảng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… kéo theo hàng loạt các ngành nghề, dịch vụ khác phát triển theo sẽ tăng nguồn thu nhập cho Ngân sách Nhà nước.

- Tạo ra nguồn thu ngân sách hàng năm cho chính phủ từ các khoản thuế thu nhập, thuế xuất khẩu ..., đặc biệt là mang lại một lượng ngoại tệ đáng kể cho Việt Nam bằng việc xuất khẩu các sản phẩm dầu khí và giảm nhập khẩu.



  • Các lợi ích về xã hội và môi trường

- Các dự án sẽ góp phần phát triển ngành kỹ thuật cao, phát huy khả năng trí tuệ lao động kỹ thuật của Việt Nam, giúp cho các Nhà quản lý, các Kỹ sư và công nhân Việt Nam tiếp cận được công nghệ hiện đại của thế giới, có điều kiện nâng cao trình độ quản lý dự án, thực hiện dự án và vận hành, bảo dưỡng …;

- Tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực trong nước khi thực hiện các dự án, tạo tiền đề để thực hiện các dự án lớn trong tương lai;

- Việc thực hiện các dự án sản xuất LPG sẽ kéo theo các dự án khác thực hiện tạo ra sức hút các ngành nghề, dịch vụ khác phát triển theo (sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thức ăn, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, du lịch, hàng không, các ngành dịch vụ ...). Từ đó, tạo được nhiều công ăn việc làm cho toàn xã hội, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp của đất nước;

- LPG là loại nhiên liệu sạch, dễ sử dụng, hiệu quả cao và nếu kết hợp với mức giá hợp lý sẽ được người dân sử dụng nhiều sẽ góp phần giảm tình trạng chặt phá rừng gây ra sự mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường ;



3.2.3. Phân tích, dự báo các yếu tố và nguồn lực tác động đến sự phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng LPG

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.

Quan điểm phát triển của Chiến lược :

- Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược.

- Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương