Danh mục những từ viết tắT



tải về 2.53 Mb.
trang10/19
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.53 Mb.
#9724
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19

4.2.2. Chất lượng dầu thô


Hiện nay dầu thô Việt Nam được thăm dò và khai thác chủ yếu ở bể Cửu Long, một phần nhỏ thuộc bể Nam Côn Sơn và Malay - Thổ Chu. Đặc tính chung của dầu thô Việt Nam là dầu thô từ nhẹ đến trung bình, nhiều parafin, có nhiệt độ đông đặc cao, hàm lượng lưu huỳnh thấp, ít nhựa asphanten, ít vanadi, niken. Điểm khác biệt giữa các dầu thô bể Cửu long so với các dầu thô bể Nam Côn Sơn và Malay-Thô Chu là tuy có hàm lượng parafin rắn cao nhưng các phân đoạn nhẹ của dầu thô mỏ Đại Hùng và PM3 loại có hàm lượng hydrocarbon thơm cao hơn nhiều so với của cùng phân đoạn của dầu thô Bạch Hổ, nên thuận lợi hơn cho quá trình reforming xúc tác. Đa số các mỏ dầu đang khai thác hiện đã qua đỉnh sản lượng, dầu có tỷ trọng nặng hơn, nhiều nước và tạp chất hơn đòi hỏi chi phí cho tách nước và tạp chất cao hơn.

Dự báo trong giai đoạn quy hoạch, dầu thô đang được thăm dò và sẽ được đưa vào khai thác trên thềm lục địa Việt Nam cũng mang những đặc điểm chung của dầu thô Việt Nam là dầu thô ngọt, ít lưu huỳnh, nhiều paraffin, có nhiệt độ đông đặc cao, ít nhựa asphanten, ít vanadi, niken. Một số chỉ tiêu chất lượng có thể thay đổi giữa các loại dầu đòi hỏi các nhà sản xuất phải tính toán và tìm giải pháp cho từng trường hợp cụ thể trong vận hành nhà máy.

Dầu thô Việt Nam có tính đặc thù là loại dầu ngọt (hàm lượng lưu hỳnh thấp dưới 0,3%) và nhẹ (API 40-45), ít nhựa asfalten và hợp chất aromatic. Hàm lượng kim loại thấp, hàm lượng parafin cao (25%).

Bảng 4.2.

Nguồn nguyên liệu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu

TT

Nhà máy lọc dầu

Nguồn dầu thô

1

Dung Quất

Bạch Hổ/dầu tương đương

6,5 triệu tấn/năm



2

Nghi Sơn

Kuwait

10 triệu tấn/năm



3

Long Sơn

Venezuela 16oAPI,

10 triệu tấn/năm



4

Vũng Rô

Trung Đông

8 triệu tấn/năm


4.2.3. Chất lượng khí mỏ


Đánh giá chất lượng khí khai thác tại các mỏ Dầu khí Việt Nam nhìn chung là tốt, sạch, ít tạp chất, nên ít tốn kém cho việc xử lý khí. Với thành phần khí tương đối đa dạng nên có thể sử dụng khí cho nhiều mục đích khác nhau trong chế biến khí, cụ thể đối với khí đồng hành với thành phần khí nặng nhiều tạo điều kiện tốt cho tách condensate và sản xuất LPG. Trong khi đó đối với các mỏ khí thiên nhiên với thành phần C1 và C2 lớn, sẽ thuận lợi cho việc sản xuất điện năng, phân đạm, etylen …

4.2.4. Đánh giá chất lượng khí thiên nhiên

- Bể sông Hồng : có tiềm năng khí là khá lớn, khoảng 2000 tỷ m3 khí thiên nhiên. Nhưng do có hàm lượng CO2 cao nên việc khai thác và đưa vào sử dụng khí ở các mỏ này là chưa khả thi. Tại khu vực này, mỏ khí và condensate Tiền Hải C (Thái Bình) là phát hiện quan trọng đầu tiên (1975) và được khai thác từ năm 1981 đến nay với tổng sản lượng khoảng 530 triệu m3 khí phục vụ cho tuabin khí phát điện công suất 30MW và công nghiệp địa phương.
- Bể Nam Côn Sơn : có trữ lượng tiềm năng khoảng 160 tỷ m3. Nhìn chung, khí bể Nam Côn Sơn là loại khí tự nhiên, trong thành phần chủ yếu là khí mêtan (80-90%), cũng có CO2 nhưng hàm lượng thấp và không cần xử lý trong trường hợp sử dụng cho phát điện. Thành phần Etan, Propan là hai cấu tử quan trọng, là nguyên liệu rất cần cho công nghiệp hoá dầu thì lại tương đối thấp, vận chuyển bằng đường ống cách xa bờ nên kém hiệu quả kinh tế đối với các dự án hoá dầu từ mỏ khí này.
- Bể Malay-Thổ Chu : Khí thiên nhiên có hàm lượng metan thấp hơn và CO2 cao hơn so với các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Hàm lượng CO2 ở mức khá cao và yêu cầu phải được xử lý trong các ứng dụng tiếp theo. Hiện tại, PetrovietNam và Unocal đã có biện pháp xử lý lượng khí CO2 này trước khi đưa vào bờ.
      1. Đánh giá chất lượng khí đồng hành

- Mỏ Đại Hùng:

+ Nếu theo sự phân loại khí chua ngọt thì khí đồng hành mỏ Đại Hùng thuộc loại khí chớm chua. Và do khí có hàm lượng C3+ khoảng 250-350 g/Nm3 nên thuộc loại khí ướt.

+ Khí có hàm lượng tạp chất nhỏ nên được coi là khá sạch.

+ Hệ số khí của mỏ dầu Đại Hùng trung bình là 85 m3/tấn dầu.

- Bể Cửu Long:

- Tất cả đều là loại khí ngọt ít khí axit H2S và CO2 (Trừ một vài giếng có chế độ khai thác bơm ép nước của mỏ Bạch Hổ có hàm lượng H2S tăng đến 15-16 ppm).

- Đều thuộc loại khí ướt (Với công nghệ tách hiện tại).

- Hàm lượng Benzen và tạp chất nhỏ.

- Riêng khí đồng hành Rạng Đông và Bạch Hổ khá giống nhau.

Phần lớn các mỏ và phát hiện tại bể Cửu Long đều là dầu, do đó sản phẩm khí chủ yếu là khí đồng hành và khí ngưng tụ (Condensate).

Từ nay đến năm 2025, 3 NMLD nòng cốt ở 3 khu vực Bắc, Trung, Nam có tổng nhu cầu dầu thô trên 20 triệu tấn dầu thô/năm ở thời điểm 2025; ngoài ra nếu xét thêm nhu cầu dầu thô từ các NMLD do phía nước ngoài đã đề xuất (Nhơn Hội và Phú Yên…), nhu cầu dầu thô sẽ tăng thêm khoảng 3-8 triệu tấn/năm. Ngoài nguồn cung cấp dầu thô trong nước, nhu cầu dầu thô sẽ được đáp ứng từ nguồn dầu thô nhập khẩu chủ yếu từ Trung Đông.



4.2.6. Khả năng cung cấp dầu thô cho các NMLD

- Trong nước: Tổng sản lượng khai thác dầu thô trong nước đến thời điểm hiện tại là 289 ngàn thùng/ngày (tương đương 12,7 triệu tấn/năm).

- Nhập khẩu: một số nguồn dầu thô cung cấp làm nguyên liệu cho các NMLD tập trung nhiều tại các khu vực Viễn Đông, Trung Đông và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, cụ thể:


    + Khu vực Viễn Đông: Trung Quốc có sản lượng khai thác lớn nhất so với các quốc gia trong khu vực Viễn Đông. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong thời gian gần đây khiến nhu cầu dầu thô của Trung Quốc tăng cao, điều này dẫn đến khả năng thương mại dầu thô của quốc gia này rất hạn chế. Dầu thô tại vùng Đông Nam Á có tính chất khá phù hợp với tiêu chí kỹ thuật nguyên liệu cho các nhà máy và là nguồn cung cấp nguyên liệu để khắc phục tình trạng thiếu hụt dầu thô Bạch Hổ. Tuy nhiên sản lượng khai thác dầu thô của các quốc gia thuộc Đông Nam Á đang có xu hướng giảm dần và tỷ lệ dầu thô sử dụng cho các nhà máy trong nước của các quốc gia ngày càng tăng. Do đó, việc cung cấp dầu thô từ khu vực Viễn Đông trong tương lai là hạn chế;

    + Khu vực châu Phi: Khu vực này được đánh giá có sản lượng khai thác dầu thô chỉ đứng sau khu vực Trung Đông, và hơn 50% dầu thô ngọt trên thế giới tập trung khu vực Tây Phi. Sản lượng khai thác dầu thô của khu vực này ổn định và được dự báo tăng trong thời gian tới. Hạn chế của khu vực này là khoảng cách về mặt địa lý. Do đó vấn đề chi phí vận chuyển dầu thô cần thiết phải xem xét, tính toán;

    + Khu vực các quốc gia thuộc Liên Xô cũ (FSU): dầu thô thuộc khu vực này độ nặng trung bình, hàm lượng lưu huỳnh cao. Sản lượng khai thác dầu thô ổn định và được dự báo tăng trong thời gian tới, khoảng cách từ cảng xuất dầu đến Việt Nam ngắn hơn so với châu Phi. Do đó dầu thô từ khu vực này được đánh giá là nguồn cung cấp nguyên liệu tiềm năng;

    + Khu vực Trung Đông: Với sản lượng khai thác lớn nhất thế giới, nên khả năng thương mại dầu thô từ khu vực này rất lớn. Đặc điểm của dầu thô khu vực này là hàm lượng lưu huỳnh cao, hàm lượng tạp chất cao, do đó việc cung cấp dầu thô từ khu vực này cho NMLD Dung Quất hiện tại là không khả thi về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, trong tương lai khi NMLD Dung Quất được nâng cấp thì dầu thô từ khu vực Trung Đông được xem là nguồn nguyên liệu có tiềm năng rất lớn về khả năng cung cấp cũng như các yếu tố kỹ thuật và thương mại;

    + Khu vực Mỹ Latinh, Mỹ, Canada và châu Âu: Phần lớn dầu thô thuộc các khu vực này có tính chất không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật nguyên liệu hiện nay của các NMLD. Khoảng cách địa lý là một trở ngại lớn trong việc cung cấp dầu thô từ khu vực này.


4.2.7. Khả năng cung cấp khí (thiên nhiên & đồng hành) cho các Nhà máy xử lý khí (GPP)

- Bể Cửu Long: nằm ở phía Đông Nam thềm lục địa Việt Nam, là khu vực tập trung các mỏ dầu và khí đồng hành, đây là khu vực đã được thăm dò nhiều. Sản lượng khí hiện tại khoảng 2 tỷ m3 khí/năm được khai thác từ các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông ... Dự kiến có thể đạt và duy trì sản lượng khoảng 2 tỷ m3/năm trong 10 – 20 năm tới bằng nguồn khí bổ sung từ các các mỏ như Sư tử Đen, Sư tử Vàng, Emerald, Cá ngừ vàng, mỏ Rồng và các mỏ khác, … và một phần khí từ mỏ Sư tử trắng. Với trữ lượng đáng kể mới phát hiện của mỏ Sư tử Trắng, dự kiến trong tương lai mỏ Sư tử trắng sẽ cung cấp mỗi năm 1,5 - 3,5 tỷ m3 khí/năm. Năm 2013 đưa khí từ mỏ Emerald; đồng thời kết hợp khai thác các mỏ nhỏ như Rồng, Diamond, Topaz, Phương Đông, Tê Giác trắng…. Phấn đấu để sản lượng khí đạt 1,77 – 4,5 tỉ m3/năm đến năm 2030.

- Bể trầm tích MaLay - Thổ Chu nằm ở phía Tây Nam thềm lục địa Việt Nam trong Vịnh Thái Lan, có ranh giới tiếp giáp Campuchia, Malaysia và Thái Lan. Bể có diện tích khoảng 400.000km2. Thái Lan và Malaysia đã tiến hành thăm dò dầu khí tại khu vực biển của mình từ đầu những năm 70 và thu được kết quả rất khả quan. Phía Việt Nam, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí được bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 90 và cũng đạt được nhiều kết quả rất đáng kể. Hơn 63% các giếng thăm dò đã phát hiện thấy dầu, khí và đến nay đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) ở các Lô có tiềm năng như PM3-CAA; Lô B, 48/95, 52/97; 46-Cái Nước; 46/02, 50,51. Tiềm năng khí ở khu vực bể Malay-Thổ Chu là rất lớn, trữ lượng tại chỗ của các mỏ lớn gấp 2-3 lần trữ lượng có khả năng thu hồi, cùng với việc công nghệ khai thác dầu khí ngày một phát triển, trình độ quả lý ngày một tăng, việc thăm dò khai thác trong khu vực vẫn đang được tiếp tục thúc đẩy thì tiềm năng gia tăng sản lượng khí của khu vực hi vọng sẽ được tiếp tục gia tăng. Hiện nay đang chuẩn bị để tiếp nhận khí vào bờ từ cụm mỏ PM3-CAA và mỏ Cái Nước; Lô B, 48/95, 52/97 (mỏ Kim Long, Cá Voi, Ác Quỷ) và sau năm 2015 đưa vào khai thác mỏ Hoa Mai, Lô 46.2, 50, 51. Phấn đấu để sản lượng khí đạt 1,23 - 6,5 tỷ m3/năm giai đoạn từ nay đến 2030.

4.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CUNG CẤP NGUỒN LAO ĐỘNG

Vấn đề nguồn nhân lực cho các dự án sản xuất LPG (Nhà máy lọc dầu, Nhà máy xử lý khí) là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển thành công của ngành công nghiệp này. Thực tế triển khai các dự án sản xuất LPG vừa qua (NMLD Dung Quất, GPP Dinh Cố) cho thấy, chúng ta còn thiếu một đội ngũ cán bộ quản lý dự án có kinh nghiệm và đội ngũ vận hành công trình giỏi nên trong quá trình triển khai dự án và sản xuất gặp không ít khó khăn. Các công trình đều áp dụng công nghệ cao, thiết bị hiện đại và đắt tiền, mức độ điều khiển tự động hoá cao. Vì vậy, đội ngũ cán bộ đòi hỏi phải có chuyên môn sâu trong nhiều lĩnh vực như công nghệ lọc- hoá dầu, chế biến khí, điện, điện tử, tự đông hoá, cơ khí, công nghệ môi trường …

Lực lượng nhân sự cân đối tại một nhà máy phụ thuộc vào các yếu tố như công suất chế biến/xử lý dầu thô/khí, cấu hình nhà máy cũng như mức độ tự động hóa, hiện đại hóa của công nghệ. Một Nhà máy xử lý khí có số lượng lao động khoảng gần một trăm người, trong khi đó đối với một nhà máy lọc dầu là khoảng trên dưới 1000 người thuộc các chuyên ngành lĩnh vực khác nhau từ cán bộ quản lý đến vận hành.

Để chuẩn bị nhân lực, thời gian qua các ngành chủ quản (Ngành dầu khí) đã có chiến lược phát triển nguồn nhân lực dựa trên chiến lược phát triển lĩnh vực chế biến dầu khí. Ngoài ra, đối với mỗi dự án cụ thể Chủ đầu tư đã có kế hoạch chuẩn bị và đào tạo nhân lực ngay từ khi thực hiện đầu tư. Chương trình đào tạo được thực hiện bằng nhiều nguồn khác nhau như đào tạo theo hợp đồng EPC, theo hợp đồng cung cấp bản quyền công nghệ, đào tạo tại chỗ. Bên cạnh còn có nhiều khoá đào tạo dài hạn và ngắn hạn theo chương trình hợp tác với các nước. Bằng cách đó khi công trình bắt đầu vận hành chạy thử đã có đủ đội ngũ trực tiếp tham gia vận hành cùng với chuyên gia nước ngoài và thay thế dần vị trí của họ. Sau một thời gian ngắn ta có thể làm chủ đuợc công nghệ và vận hành thiết bị hiện đại một cách an toàn. Kinh nghiệm đào tạo, chuẩn bị nhân lực vận hành của các dự án như Nhà máy xử lý khí Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất là minh chứng cho sự thành công của hướng đi này.

Công tác nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ đối với các dự án sản xuất LPG thời gian qua cũng được các ngành chủ quản coi trọng. Chủ đầu tư dự án đã thực hiện tốt công tác đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp bản quyền công nghệ và các công tác nghiên cứu cải thiện chất lượng sản phẩm, nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, do ngành công nghiệp sản xuất LPG của nước ta đang trong giai đoạn đầu phát triển nên chưa có lợi thế về sự kế thừa và còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án, đội ngũ vận hành chưa thực sự giỏi. Năng lực nghiên cứu cải tiến, phát minh sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sản xuất còn thua kém nhiều so với các nước phát triển trong khu vực.

Ví dụ về tình hình nhân sự của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị chủ quản Nhà máy lọc dầu Dung Quất) là hơn 1300 người. Số lượng lao động hiện nay tại nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam vượt xa các nhà máy lọc dầu với quy mô công suất tương tự tại các nước có nền công nghiệp lọc dầu lớn mạnh. Một trong những nguyên nhân khiến số lượng lao động của công ty cao hơn so với các nhà máy khác là do trình độ chuyên môn của lao động vẫn thấp hơn các nước trong khu vực và phải duy trì đủ nhân lực bảo dưỡng sửa chữa trong điều kiện Nhà máy nằm biệt lập. Số lượng nhân sự lớn góp phần không nhỏ đến việc giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nhà máy.

Vấn đề nguồn lao động cần cho sự phát triển ngành công nghiệp dầu khí nói chung và ngành sản xuất LPG nói riêng đang được Nhà nước ta chú trọng phát triển. Nhân lực đòi hỏi phải có đủ trình độ khoa học, năng lực quản lý, sức khỏe, có ý thức lao động nghiêm túc, tác phong công nghiệp mới có thể đảm bảo tốt việc xây dựng và vận hành các dự án.

Đặc điểm nguồn lao động nước ta nói chung là có những truyền thống tốt đẹp như cần cù, chịu khó, đoàn kết, thông minh nhưng do nhiều yếu tố khác nhau như trình độ phát triển kinh tế, giáo dục đào tạo, nhận thức về kinh tế thị trường … nên vẫn còn những điểm hạn chế cần phải giải quyết. Những hạn chế này cũng được biểu hiện trong quá trình phát triển ngành công nghiệp sản xuất LPG. Đó là nguồn lao động tăng nhanh; cơ cấu phân bố nguồn lao động chưa hợp lý; bố trí chưa đúng chuyên môn đào tạo; trình độ chuyên môn thấp, cơ cấu và chất lượng đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu phát triển trong điều kiện mở cửa, hội nhập và chuyển nền kinh tế sang giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nhiều chế độ chính sách bất cập trong đào tạo, bố trí, sử dụng nguồn lao động như chính sách tiền lương, thu nhập, chính sách tạo việc làm, tuyển dụng, đánh giá cán bộ …

Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam; việc đối mặt với những cơ hội và thách thức này cũng chính là động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những yếu tố thuận lợi mới tác động tích cực đến việc thu hút đầu tư đồng thời và cũng đã xuất hiện một số khó khăn, thách thức mới cần được tháo gỡ nhằm tạo đà tăng trưởng trong các năm tới, trong đó chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định thành công quá trình hội nhập. Đây là một nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển về chất của nguồn lao động nước nhà, tác động tích cực đến các ngành công nghiệp nói chung và sản xuất LPG nói riêng.

Sau khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế thế giới đã phục hồi dần, các thị trường cho hoạt động xuất, nhập khẩu được mở rộng. Khả năng hội nhập, kết nối nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và toàn cầu càng chặt chẽ và toàn diện. Vị thế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngành và nền kinh tế không ngừng được nâng cao. Chính vì vậy, các yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực của các ngành sản xuất, kinh doanh đòi hỏi phải được cải thiện nhanh chóng. Đây cũng là yếu tố tích cực làm cải thiện đáng kể chất lượng nguồn lao động Việt Nam.

Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế phát triển có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Khi áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, các máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa cao đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, được đào tạo đúng tiêu chuẩn; số lượng lao động giản đơn thấp.

Việt Nam đang thực hiện chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế và tái cấu trúc lại các loại hình doanh nghiệp một cách hợp lý hơn để thích ứng với điều kiện kinh tế đầy biến động của kinh tế thế giới, sự phát triển của kinh tế tri thức. Do đó việc không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta sau khủng khoảng sẽ được thúc đẩy trên bình diện quốc gia, vùng, địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm. Trong đó, chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang dịch vụ, công nghiệp; từ khu vực phi chính thức sang các ngành, lĩnh vực có năng suất lao động cao hơn là trọng tâm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ phải thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực về chất lượng và số lượng, đáp ứng cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Báo cáo chính trị Đại hội XI của Đảng nêu rõ : “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại … Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc cơ cấu nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ…Tăng nhanh hàm lượng nội địa giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp và cả nền kinh tế”. Phấn đấu đạt tốc độ tốc độ tăng trưởng bình quân 7 – 8%/ năm. GDP năm 2020 (giá so sánh) gấp 2,2 lần so với năm 2010, bình quân đầu người (giá thực tế) đạt 3000-3200 USD, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 35%...” . Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong các năm tới dự kiến như trên sẽ dẫn tới nhu cầu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật trong các ngành kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng, từ đó đặt ra yêu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kịp thời, đáp ứng cho thị trường lao động trong điều kiện mới của những năm tới. Một tín hiệu rất đáng khả quan cho khả năng cung cấp nguồn lao đông đó là hiện nay Nhà nước với vai trò quản lý cũng rất quan tâm đến phát triển nhân lực nước nhà thông qua việc:

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực cho tương lai để phục vụ cho quá trình phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay vì con người là nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển đất nước.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình hành động, hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, kịp thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực thường xuyên, liên lục nhằm đem lại hiệu quả thiết thực và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền. Tạo sự chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nhân lực tới mọi lực lượng từ nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân ...

- Bộ máy quản lý phát triển nhân lực thường xuyên được kiện toàn, hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt đông bộ máy quản lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhân lực và tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản lý phát triển nhân lực.

- Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, thành phố, địa phương trên địa bàn toàn quốc. Các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất cho sự phát triển nhân lực trên địa bàn từng tỉnh, thành phố.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá trách nhiệm cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị về công tác tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Các cơ sở đào tạo, các đơn vị được giao chỉ tiêu đào tạo, hàng năm phải đánh giá chất lượng đào tạo, tỷ lệ lao động có việc làm sau khi đào tạo.

- Thường xuyên tổ chức sơ kết và tổng kết đánh giá kết quả việc thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cấp, các ngành và các cơ sở dạy nghề.

- Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn nhân lực. Để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển nguồn nhân lực trong xã hội, cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hoá để thực hiện các dự án cho phát triển nguồn nhân lực.

- Nhà nước có chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài. Có cơ chế, chính sách đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng để khuyến khích động viên. Ưu tiên tăng chi ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt chú ý đến vấn đề đào tạo nâng cao cho nhân lực đang làm việc.

- Nhà nước có Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động. Hiện nay mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm đang được xây dựng và phát triển một cách nhanh chóng. Mạng lưới này sẽ thực hiện chức năng làm cầu nối liên kết giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp (cơ sở sử dụng lao động).

- Giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế-kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp đã và đang có sự liên kết, hợp tác để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực có hiệu quả nhất. Các cơ sở chuyên ngành tăng cường hợp tác với nhau liên kết trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực, và có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực qua lại để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động.

- Tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ... đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

4.4. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CHO SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LPG

Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục mở cửa, hội nhập với thế giới trên nhiều lĩnh vực. Trong đó mục tiêu phát triển kinh tế đảm bảo tăng trưởng bền vững cùng với nỗ lực bảo vệ môi trường của Chính phủ là tiền đề thuận lợi cho dạng nhiên liệu sạch như LPG tiếp tục phát triển là xu thế tất yếu tại Việt Nam. Sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật trên phạm vi toàn quốc đã và đang mở ra những cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh mặt hàng LPG.

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 24/12/2009 với mục tiêu phát triển hệ thống cảng biển theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất trên quy mô cả nước nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để nhanh chóng đưa nước ta hội nhập và đủ sức cạnh tranh trong hoạt động cảng biển với các nước trong khu vực và trên thế giới, khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế biển của đất nước; đồng thời góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Hình thành những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng với quốc tế làm động lực phát triển các khu kinh tế, đô thị - công nghiệp ven biển. Tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa để tiếp nhận được tàu container sức chở 9.000 - 15.000 TEU hoặc lớn hơn, tàu chở dầu 30 - 40 vạn DWT; cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu để tiếp nhận được tàu trọng tải 8 - 10 vạn DWT, tàu container sức chở 4.000¸ 8.000 TEU và vùng kinh tế trọng điểm khác khi có điều kiện; cảng chuyên dùng cho các liên hợp lọc hóa dầu, luyện kim, trung tâm nhiệt điện chạy than (tiếp nhận được tàu trọng tải 10 - 30 vạn DWT hoặc lớn hơn). Chú trọng cải tạo nâng cấp các cảng đầu mối khu vực hiện có; xây dựng có trọng điểm một số cảng địa phương theo chức năng, quy mô phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động vốn. Theo quy mô, chức năng nhiệm vụ, hệ thống cảng biển Việt Nam có các loại cảng chính trong hệ thống cảng biển bao gồm:

+ Cảng trung chuyển quốc tế: Vân Phong - Khánh Hòa;

+ Cảng cửa ngõ quốc tế: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu;

+ Cảng đầu mối khu vực: Hòn Gai - Quảng Ninh, Nghi Sơn – Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn Dương, Vũng Áng - Hà Tĩnh, Dung Quất - Quảng Ngãi, Quy Nhơn - Bình Định, Nha Trang, Ba Ngòi - Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ.

Hạ tầng kinh tế kỹ thuật của một số khu vực trọng điểm của Việt Nam phục vụ cho sản xuất LPG được đánh giá như sau:


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương