Danh mục những từ viết tắT


Lựa chọn phương pháp dự báo



tải về 2.53 Mb.
trang9/19
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.53 Mb.
#9724
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19

4.1.5. Lựa chọn phương pháp dự báo


Trong đề án này, phần dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm LPG được tiến hành bằng phương pháp đa hồi quy áp dụng phần mềm Simple-E (Là phương pháp và phần mềm được lựa chọn trong tính toán nhu cầu điện năng của Việt Nam trong Tổng sơ đồ điện VI của Việt Nam) để dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG của Việt Nam tới 2020 và có xem xét dự báo đến 2030, theo 3 phương án: cao, trung bình (cơ sở) và thấp, trong đó biến GDP là biến chính trong khi dự báo.

4.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CUNG CẤP NGUỒN NGUYÊN, NHIÊN LIỆU CHO SẢN XUẤT LPG

Nguồn nguyên liệu là một trong những điều kiện quan trọng cần tính đến khi lập dự án phát triển sản xuất LPG. LPG được sản xuất từ 02 nguồn là Nhà máy lọc dầu và Nhà máy xử lý khí. Ngoài Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà máy xử lý khí Dinh Cố hiện nay đang vận hành sản xuất, trong tương lai Việt Nam sẽ có thêm các Nhà máy: Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy lọc dầu Long Sơn, Nhà máy lọc dầu Vũng Rô, Nhà máy xử lý khí Cà Mau (GPP Cà Mau).


4.2.1. Tiềm năng dầu khí của các bể trầm tích


Thềm lục địa Việt Nam có diện tích xấp xỉ 1,0 triệu km2, cho đến nay đã xác định được các bể trầm tích chính như: Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Phú Khánh, Tư Chính - Vũng Mây, Trường Sa và Hoàng Sa. Các hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Việt Nam được bắt đầu trên đất liền từ những năm 1960 và ngoài khơi từ năm 1973.

Từ đó đến nay, công tác thăm dò khai thác dầu khí được triển khai rất sôi động, chủ yếu tập trung ở bốn bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay - Thổ Chu. Tính đến cuối năm 2004, đã có hơn 280.000km địa chấn 2D và gần 18.500km2 địa chấn 3D được thu nổ, xử lý và đã khoan gần 600 giếng thăm dò, thẩm lượng và khai thác. Nhờ đó, đã tìm thấy trên 70 cấu tạo/phát hiện dầu khí với hơn một nửa là các phát hiện khí, trong đó có 10 mỏ đang được khai thác là Tiền Hải C, Bạch Hổ, Rạng Đông, Rồng, Ruby, Sư Tử Đen, Lan Tây, Đại Hùng, Cái Nước - B.Kekwa, Bunga Raya, Bunga Seroja. Ngoài ra, có nhiều mỏ/phát hiện đang trong giai đoạn phát triển hoặc nghiên cứu để chuẩn bị phát triển và còn nhiều phát hiện khác cũng đang được tiếp tục thẩm lượng để chính xác hoá trữ lượng.

Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tại vùng nước sâu của bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và tại các bể Phú Khánh, Tư Chính – Vũng Mây đã bắt đầu được triển khai tại một số các lô nhằm đánh giá trữ lượng tiềm năng dầu khí của các bể này, có cơ sở triển khai quy hoạch các hệ thống thu gom, vận chuyển và cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ tiềm năng tại khu vực Nam Bộ.

Tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí của Việt Nam đến nay được đánh giá vào khoảng 3,5-4,5 tỷ m3 dầu qui đổi (~1,4-1,5 tỷ m3 dầu thô và khoảng 2,4-2,7 nghìn tỷ m3 khí), trong đó tiềm năng đã phát hiện khoảng 1,2 tỷ m3 qui dầu. Phần lớn các phát hiện khí đã được tìm thấy đều tập trung tại thềm lục địa phía Nam (bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay - Thổ Chu). Hiện tại, trữ lượng khí đã được thẩm lượng và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới khoảng 400 tỷ m3 khí, chưa kể nguồn khí tại bể Sông Hồng có tỉ lệ CO2 quá cao (60-90%) mà với công nghệ hiện nay việc khai thác không mang lại hiệu quả kinh tế. Các bể khác như Phú Khánh, Tư Chính, Vũng Mây, Hoàng Sa, Trường Sa công tác tìm kiếm thăm dò còn rất ít, có bể còn chưa được khoan thăm dò, do vậy tiềm năng tại các bể này mới được đánh giá ở mức sơ bộ. Theo số liệu thăm dò sơ bộ, khí đồng hành tập trung chủ yếu ở khu vực bể Cửu Long, các bể còn lại chủ yếu là nguồn khí thiên nhiên.



Bảng 4.1.

Trữ lượng thu hồi các bể trầm tích

Đơn vị: tỷ m3

STT

Các bể trầm tích

Trữ lượng thu hồi

Thấp

Trung bình

Cao

1.

Bể Cửu Long

79,1

179

184

2.

Bể Nam Côn Sơn

166

550

810

3.

Bể Malay Thổ Chu

156

256

300

4.

Bể Phú Khánh

-

510

570

5.

Bể Tư Chính – Vũng Mây

-

340

380

6.

Bể Sông Hồng

250

382

700

7.

Hoàng Sa, Trường Sa

Chưa xác định




Tổng cộng

651,1

2.217

2.944

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương