Danh mục những từ viết tắT


Thống kê các trạm chiết nạp LPG trên thị trường cả nước



tải về 2.53 Mb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.53 Mb.
#9724
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Thống kê các trạm chiết nạp LPG trên thị trường cả nước

TT

Tên trạm

Số trạm nạp

Công suất chiết nạp (tấn/tháng)

Hãng chiết nạp

Ghi chú

1.

Khu vực Nam Trung Bộ

31

14.200

PV Gas

Petrolimex

VT Gas

SP Gas


Petronas

Petro Vietnam Gas

Total Gas

Vina Gas


Giadinh Gas …





2.

Khu vực Tây Nguyên

7

3,250




3.

Khu vực Đông Nam Bộ

55

35,420




4.

Khu vực Tây Nam Bộ

32

18,400




6.

Khu vực phía Bắc (bao gồm cả Bắc Trung Bộ)

75

42,75







Tổng

200

113,8







Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra

1.2.3.2. Hệ thống vận tải LPG ở Việt Nam

a- Hiện trạng về vận tải đường ống Hiện tại, các hệ thống đường ống vận chuyển khí của PV Gas bao gồm :

    • Hệ thống vận chuyển và phân phối khí Cửu Long :

Khí từ các mỏ được thu gom đến giàn nén khí trung tâm (CCP) rồi được nén với áp suất cao để chuyển tải qua đường ống ngầm dưới biển để đưa về trạm tiếp bờ tại Long Hải, và đưa vào xử lý tại nhà máy xử lý khí Dinh Cố (GPP). Khí khô (đầu ra) tại GPP được vận chuyển bằng đường ống tới Bà Rịa, Phú Mỹ để phân phối tới các hộ tiêu thụ. Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ, ngoài chức năng tiếp nhận khí đồng hành từ hệ thống khí Bạch Hổ, còn có chức năng tiếp nhận khí từ hệ thống khí Nam Côn Sơn để phân phối tới khách hàng.

      • Đường ống dẫn khí đồng hành Sư Tử Vàng – Rạng Đông - Bạch Hổ -Long Hải – Dinh Cố

Đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Long Hải – Dinh Cố (116,5 km) được đưa vào vận hành trong năm 1995 để vận chuyển khí đồng hành từ giàn nén khí trung tâm (CCP) tại mỏ Bạch Hổ tới nhà máy xử lý khí Dinh Cố. Đường ống được thiết kế với lưu lượng 6 triệu m3 khí /ngày đêm để phục vụ cho việc vận chuyển khí từ các mỏ dầu. Đường ống dẫn khí Rạng Đông - Bạch Hổ dài là 46,5 km được đưa vào vận hành từ tháng 12/2001 để vận chuyển khí đồng hành từ Lô 15.2 về CCP. Đường ống dẫn khí 16” Sư Tử Vàng - Rạng Đông với tổng chiều dài 43,5 km, được đưa vào vận hành trong năm 2009 để vận chuyển khí đồng hành thu gom từ Lô 15.1 về CCP.

      • Đường ống dẫn khí Dinh Cố – Bà Rịa – Phú Mỹ

Đường ống dẫn khí 16” dài 7,3 km Dinh Cố – Bà Rịa và đường ống Bà Rịa – Phú Mỹ dài 21,5 km có nhiệm vụ vận chuyển khí khô từ đầu ra nhà máy xử lý khí Dinh Cố tới các trạm phân phối khí để phân phối cho các khách hàng tiêu thụ.

      • Các trạm phân phối khí (GDS) Bà Rịa, Phú Mỹ

Được xây dựng và đưa vào vận hành cùng với đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Dinh Cố - Bà Rịa – Phú Mỹ, các trạm phân phối khí Bà Rịa và Phú Mỹ có nhiệm vụ phân phối khí cho nhà máy điện Bà Rịa và các hộ tiêu thụ khí Cửu Long tại khu vực Phú Mỹ.

      • Đường ống sản phẩm lỏng Dinh Cố - Thị Vải

Đường ống sản phẩm lỏng Dinh Cố - Thị Vải, gồm 3 đường ống 6” từ Dinh Cố đến kho cảng Thị Vải, được đưa vào sử dụng từ năm 1998, có nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm lỏng gồm Bupro (hỗn hợp Butane và Propane) và Condensate từ đầu ra của nhà máy xử lý khí Dinh Cố đến kho cảng Thị Vải để tồn trữ và xuất cho khách hàng.

  • Hệ thống vận chuyển và phân phối khí Nam Côn Sơn

    • Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn

Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được đưa vào vận hành từ năm 2003 để vận chuyển khí thiên nhiên từ các Lô 06.1, 11.2 và 12W về nhà máy xử lý khí Dinh Cố (NCST) để xử lý. Khí khô tại đầu ra NCST được vận chuyển bằng đường ống tới Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ (GDC) để cung cấp cho các hộ tiêu thụ tại khu vực Phú Mỹ. Hiện tại, công suất tối đa của hệ thống khí NCS là 20 triệu m3/ngày đêm.

    • Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ

Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ được xây dựng trên diện tích 10 ha tại Phú Mỹ, bên cạnh Trạm phân phối khí Phú Mỹ thuộc hệ thống khí Cửu Long. Ngoài nhiệm vụ tiếp nhận khí và phân phối khí Nam Côn Sơn tới các hộ tiêu thụ Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ còn có chức năng điều tiết khí giữa hai nguồn khí Nam Côn Sơn và khí Cửu Long.

    • Đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Hiệp Phước

Đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Hiệp Phước với tổng chiều dài 71,1km được  đưa vào sử dụng trong năm 2008 có nhiệm vụ vận chuyển một phần khí Nam Côn Sơn đến Trạm phân phối khí Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Hiệp Phước (TP Hồ Chí Minh) để cung cấp cho các nhà máy điện và các khu công nghiệp dọc theo tuyến ống, đồng thời phát triển thị trường tiêu thụ khí ở TP.HCM trong tương lai, cũng như kết nối mạng khí hai khu vực Đông – Tây Nam bộ.

  • Hệ thống vận chuyển và phân phối khí PM3 - Cà Mau

Hệ thống vận chuyển khí PM3 – Cà Mau, được vận hành từ năm 2007, có đường ống dài 330 km với công suất 2 tỉ m3/năm gồm có đường ống ngoài khơi dài 300 km vận chuyển khí được khai thác từ các Lô PM3-CAA & Lô 46 Cái Nước, và đường ống trên bờ dài 30 km đưa khí về Trung tâm phân phối khí Cà Mau. Trung tâm phân phối khí Cà Mau  có nhiệm vụ tiếp nhận khí từ hệ thống khí PM3 và Lô 46 Cái Nước để phân phối tới các hộ tiêu thụ là Nhà máy Điện Cà Mau 1, Nhà máy điện Cà Mau 2 và Nhà máy Đạm Cà Mau.

b) Hiện trạng về vận tải đường bộ :

Vận tải đường bộ bằng ô tô xitec là loại hình vận tải đóng vai trò quan trọng cho việc cung cấp LPG bán lẻ khắp các vùng miền trên cả nước.

Hiện tại tất cả các kho LPG đều có bến xuất ô tô xi téc để cung ứng cho khu vực lân cận. Nhiều địa phương không có điều kiện xây dựng kho trung chuyển đường ống, đường sông, đường sắt chỉ có thể tiếp nhận LPG bằng đường bộ, mặc dù khoảng cách vận tải rất xa và cung đường đi qua nhiều địa hình hiểm trở, dễ bị ảnh hưởng của bão lũ như các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, khu vực Tây Nguyên ...

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh LPG đều có đội xe bồn và xe tải gas chuyên dụng, đảm bảo cung cấp gas kịp thời cho các khách hàng.



c) Đơn vị vận tải LPG

Công ty Cổ phần Vận tải Sản phẩm khí Quốc tế (Gas Shipping) được thành lập từ việc góp vốn của 03 cổ đông chính là các Tổng Công ty lớn thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans), Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) vào ngày 25/10/2007 theo Biên bản số 245/BB-KVN. Việc thành lập Gas Shipping nhằm tập trung phát triển và chuyên nghiệp hóa các loại hình cung cấp dịch vụ vận tải khí hóa lỏng trong và ngoài nước.

Công ty là một đơn vị chủ lực về vận tải LPG bằng tàu biển của Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí với các đội tàu chủ chốt là : tàu Cửu Long Gas, tàu Sài Gòn Gas, tàu Apollo Pacific, tàu Aquamarine Gas, tàu Hồng Hà Gas, tàu Việt Gas.

Nhìn chung, các tàu chở LPG chuyên dụng hiện nay còn ít về mặt số lượng và tải trọng tàu hiện có chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu vận tải ven biển hiện tại. Những hạn chế căn bản của đội tàu hiện có là :

- Số lượng còn quá ít và chủng loại tàu đa số là nhỏ từ 1.000 - 5.000DWT không đủ cho nhu cầu vận tải ven biển trong những năm tới khi nhu cầu tiêu thụ LPG tăng lên. Đặc biệt khi đã có Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Quảng Ngãi và các nhà máy khác thì cần có tàu để vận tải ven biển từ kho sản phẩm Nhà máy đến các kho tiếp nhận đầu mối và trung chuyển. Có thể thấy đội tàu hiện nay chỉ đáp ứng được dưới 30% nhu cầu vận tải ven biển.

- Trước đây, khi mua tàu, do hạn chế vốn, các doanh nghiệp đều mua loại tàu đã qua sử dụng một số năm. Do vậy đa số tàu hiện nay đã quá cũ, cần đại tu, sửa chữa và thay thế bằng tàu mới để bảo đảm an toàn vì LPG là mặt hàng dễ cháy nổ và ô nhiễm môi trường rất nặng, nếu có sự cố trong vận tải sẽ có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.



1.2.3.3. Tổng quan về cơ sở vật chất của hệ thống đại lý và hệ thống bán buôn, bán lẻ khí LPG

Theo quy định tại Nghị định 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, hệ thống phân phối LPG được tổ chức theo nguyên tắc:

- Từ thương nhân kinh doanh LPG đầu mối (bao gồm: thương nhân XNK LPG; thương nhân sản xuất, chế biến LPG; thương nhân phân phối LPG cấp I) đến tổng đại lý (hoặc đại lý) là những thương nhân có các cơ sở bán lẻ LPG là cửa hàng bán LPG chai, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm cấp LPG cho tòa nhà cao tầng;

- Một tổng đại lý chỉ làm đại lý cho tối đa là 03 thương nhân kinh doanh LPG đầu mối;

- Một đại lý chỉ làm đại lý cho tối đa 03 thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý.

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn cả nước hiện có :

- Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu LPG : 29 doanh nghiệp được chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu LPG.

- Thương nhân phân phối LPG cấp I : hiện tại chưa có.

- Tổng đại lý kinh doanh LPG : có khoảng 130 tổng đại lý thuộc các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu LPG.

- Đại lý và cửa hàng bán lẻ LPG: có trên 3.500 đại lý và trên 8.000 cửa hàng bán lẻ LPG, trong đó thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương có số lượng đại lý và cửa hàng nhiều nhất; khu vực Tây Nguyên có số lượng ít nhất.

Hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định mẫu cửa hàng LPG. Các cửa hàng được xây dựng rất phong phú về quy mô, kiến trúc phụ thuộc vào diện tích đất, vốn đầu tư và nhiều khi là ý thích chủ quan của chủ đầu tư. Các doanh nghiệp lớn còn quan tâm đến biểu trưng của hãng, sơn các diềm mái theo màu đặc trưng, trong khi đó hầu hết cửa hàng của các doanh nghiệp tư nhân không quan tâm đến kiểu dáng kiến trúc, biểu trưng.

Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp địa phương và tư nhân đã xây dựng ồ ạt các cửa hàng việc xây dựng các cửa hàng LPG không tuân theo một quy hoạch tổng thể nào. Có những khu vực mật độ quá dày, có những khu vực lại quá thưa. Bước đầu đã có một số trạm nạp LPG cho xe ô tô chạy bằng gas ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng với hệ thống đường giao thông phát triển, các đô thị mới hình thành ngày càng nhiều, hệ thống dịch vụ LPG trên toàn quốc đã và đang được cải tạo và phát triển theo xu thế chung, các vị trí xây dựng cửa hàng LPG đang được điều chỉnh theo quy hoạch mới của từng địa phương. Với điều kiện xã hội, kỹ thuật như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh LPG trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đã, đang và sẽ phải thiết lập các cửa hàng kinh doanh của mình tuân thủ theo quy hoạch chung của Nhà nước và địa phương,

1.2.4. Nhận định tổng quát

Từ thực trạng của hệ thống phân phối nêu trên, có thể nhận định và đánh giá tổng quát các mặt sau :



    • Khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển KT-XH của đất nước

LPG là mặt hàng thiết yếu, có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, đến đời sống dân sinh. Để phục vụ các yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước, ngành dầu khí đã phấn đấu và nỗ lực không ngừng nhằm thoả mãn các yêu cầu tiêu dùng xã hội, bình ổn giá cả, đảm bảo được an ninh năng lượng trong các tình huống có thiên tai bão lụt và biến động giá LPG của thị trường thế giới; đáp ứng được nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế của các vùng miền.

    • Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống phân phối

    • Về phân bố kho LPG theo vùng lãnh thổ

Từ kết quả thống kê và phân loại hệ thống kho LPG hiện có, có thể đánh giá và nhận định về phân bố kho LPG trên các vùng lãnh thổ như sau:

- Tổng sức chứa các kho tập trung lớn nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, phản ánh đúng thực trạng tiêu thụ LPG khu vực Nam Bộ hiện nay lớn nhất trong cả nước. Tiếp theo là khu vực Bắc Bộ,tiêu thụ LPG nhiều thứ hai sau khu vực Nam Bộ. Khu vực Bắc Trung Bộ có số lượng kho và sức chứa nhỏ nhất do nhu cầu tiêu thụ còn nhiều hạn chế. Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có các kho được tập trung chủ yếu Đà Nẵng, còn lại tại Quy Nhơn, Phú Yên và Nha Trang, trong đó cụm kho tiếp nhận đầu mối tại Đà Nẵng là lớn nhất. Các tỉnh Tây Nguyên có rất ít kho và kho có sức chứa nhỏ, trong đó các tỉnh KonTum, Đắc Nông hiện chưa có kho.

Nhìn chung các kho đầu mối và kho trung chuyển LPG đã được xây dựng là phù hợp với quy hoạch cảng biển của Việt Nam, đều nằm ở vị trí thuận lợi để có cảng biển với tầu có trọng tải lớn. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy các kho trung chuyển phân bố chưa đồng đều và chưa hợp lý về sức chứa so với sức chứa kho đầu mối trên một vùng cung ứng hoặc khu vực; chưa khai thác hết được lợi thế đối với vận tải thuỷ và vận tải bằng đường ống để đầu tư các kho trung chuyển và cấp phát, trong khi các kho đầu mối có nhiều thuận lợi do đều nằm gần bờ biển và gần các sông lớn. Do vậy, khi quy hoạch phát triển nên cân đối và định hướng đầu tư để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư loại kho này để phát triển và mở rộng thị trường nội địa.


    • Về năng lực cảng tiếp nhận đầu mối

Có thể đánh giá và nhận định về năng lực của hệ thống cảng tiếp nhận đầu mối trên các vùng lãnh thổ như sau :

- Theo thống kê trên, năng lực tiếp nhận LPG của hệ thống cảng biển nếu chỉ sử dụng để nhập hàng có thể đạt trung bình 78175 – 95723 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nhiều kho chỉ có 01 cảng vừa nhập hàng từ tàu biển vừa xuất hàng cho tàu xà lan nhỏ, làm giảm năng lực tiếp nhận.

- Do các cảng được gắn liền kho đầu mối với nhiều chủ sở hữu khác nhau trên một khu vực, nên không khai thác được năng suất thiết kế.

Từ so sánh trên, ta thấy năng lực nhập của các cảng đầu mối hiện có là dư thừa so với yêu cầu tiếp nhận. Tuy nhiên quyền sở hữu khác nhau làm giảm hiệu quả khai thác cảng. Còn nhiều cảng có quy mô nhỏ. Do vậy cần đẩy nhanh tiến trình đầu tư nâng cấp hệ thống cảng hiện có và xây dựng thêm các cảng nước sâu ở các khu vực thích hợp mới có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của các năm tiếp theo.



    • Về cấp độ công nghệ và kỹ thuật

Trong thời gian gần đây công cuộc đầu tư xây dựng kho - cảng LPG ở Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đã đổi mới và ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật để bắt nhịp với các nước trong khu vực, trong đó :

- Hệ thống công nghệ và thiết bị công nghệ đã được đổi mới. Nhiều kho LPG của Petrolimex, PV OIl ... ứng dụng công nghệ tin học vào khâu nhập, xuất hàng, kiểm soát bể chứa (tự động đo mức, nhiệt độ, áp lực, tự động xuất hàng cập nhật thông tin về phòng điều khiển trung tâm).

- Thay thế toàn bộ các hệ thống PCCC cũ bằng hệ thống PCCC có sử dụng dung dịch chất tạo bọt (FOOM) để chữa cháy. Các kho đều đảm bảo yêu cầu an toàn PCCC theo tiêu chuẩn quy định. Nhiều kho LPG ứng dụng phương pháp xử lý nước thải bằng hấp thụ hoá lý hay bằng phân huỷ vi sinh đạt hiệu quả xử lý rất cao và đảm bảo được chất lượng nước thải ra môi trường.

- Phương pháp xây dựng bể chứa cũng đã có nhiều tiến bộ, đã xây dựng được các bể chứa có dung tích lớn (25.000 m3).

- Ứng dụng thành công việc lắp đặt các phao chống bay hơi khi tồn chứa trong bể, làm giảm đáng kể hao hụt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường khí và thu lợi hàng năm rất lớn.

Tuy nhiên xem xét trên toàn hệ thống, hiện tồn tại một số kho trung chuyển và cấp phát có công nghệ còn lạc hậu, chất lượng công trình đã xuống cấp, có nguy cơ gây mất an toàn về PCCC và ô nhiễm môi trường.



    • Về hiệu quả khai thác kho

Khi đánh giá hiệu quả khai thác kho, phải xem xét trên hai mặt là hiệu quả xã hội và hiệu quả doanh nghiệp thông qua phương thức đánh giá đơn giản là số vòng quay của kho (tổng số hàng qua kho chia cho tổng sức chứa của kho).

- Đối với hiệu quả xã hội: Phải khẳng định là hệ thống kho-cảng LPG hiện nay đã được phát triển song song theo hành trình phát triển của đất nước, phục vụ và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng LPG trên khắp mọi miền của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và an sinh xã hội.

- Đối với hiệu quả của doanh nghiệp: Hiệu quả đích thực đối với doanh nghiệp có kho LPG không đơn thuần là số vòng quay hàng, nhiều khi sức chứa lớn cho số vòng quay kho nhỏ nhưng mang lại hiệu quả cao nếu xét đến yếu tố đầu cơ khi biến động giá LPG thế giới.

Qua khảo sát hàng loạt kho mới đầu tư xây dựng cho thấy các dự án đã xác định đúng sự cần thiết phải đầu tư vì kho được khai thác có hiệu quả. Nhiều kho đã có kế hoạch mở rộng chỉ sau 3-5 năm đưa vào khai thác như : Kho cảng lạnh Thị Vải, kho cảng Đình Vũ (Hải Phòng) ....Tuy nhiên xem xét tổng thể các mặt ta thấy, việc khai thác kho còn có một số mặt hạn chế bởi mô hình tổ chức kinh doanh, cụ thể là:

- Các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đều có kho cảng riêng tại khu vực cung ứng. Do vậy có những kho cảng chỉ quay vòng dưới 1 vòng/năm, hiệu quả khai thác kho thấp.

- Việc đầu tư riêng biệt kho của các doanh nghiệp khác nhau không tận dụng được một số cơ sở vật chất, bắt buộc phải đầu tư riêng biệt như cầu cảng, hệ thống chữa cháy (bể nước chữa cháy, xe ô tô chữa cháy...) ...

- Các doanh nghiệp nhỏ không đủ vốn để hiện đại hoá hệ thống thiết bị công nghệ.

- Chưa tối ưu hoá đường vận tải LPG vì nhiều doanh nghiệp chỉ có kho đầu mối phải vận tải bộ đến các hộ tiêu thụ và cửa hàng bán lẻ ở khoảng cách xa làm tăng chi phí lưu thông.



    • Về khả năng mở rộng và phát triển

Từ kết quả thống kê và làm việc với các doanh nghiệp về khả năng mở rộng kho căn cứ vào quỹ đất trống của các kho hiện có và khả năng xin thêm đất liền kề, tổng sức chứa có thể mở rộng được trên toàn quốc là 3.430.000 m3.

    • Về năng lực vận tải

Các phương tiện vận tải hiện có về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận tải LPG trong nội địa. Đối với vận tải viễn dương từ Trung Đông về vẫn phải thuê các doanh nghiệp nước ngoài. Đối với vận tải nội địa, các doanh nghiệp mới đầu tư được các phương tiện nhỏ lẻ, chủ yếu là các tầu ven biển và tầu sông do nguồn vốn bị hạn hẹp; ngoại trừ Petrolimex có mua một số tầu tải trọng lớn để vận tải viễn dương. Vận tải bằng ô tô được nhiều doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, từ đó đã làm tốt vai trò vận tải đến các hộ tiêu thụ và các cửa hàng bán lẻ LPG. Do vậy cần quan tâm đến một số vấn đề trọng yếu sau:

- Vận tải bằng đường ống là nhu cầu tất yếu khi lượng tiêu dùng ngày một tăng cao và khi đã có nhà máy lọc dầu. Vận tải bằng đường ống sẽ làm thay đổi căn bản đường vận động LPG trong từng khu vực cung ứng và đem lại hiệu quả cao đối với xã hội.

- Vận tải đường sông và đường bộ cần tập trung vào việc đóng mới các xà lan có trọng tải ≤ 1.000DWT và các xe xitéc có dung tích đến 25 m3.


    • Về hệ thống bán lẻ

- Đối với chủng loại của hàng. Hệ thống cửa hàng trên cả nước mới đáp ứng được mục tiêu trước mắt là phục vụ yêu cầu mua LPG phục vụ cho hoạt động dân sinh.

- Đối với diện tích và quy mô của hàng. Số lượng cửa hàng có diện tích nhỏ và quá nhỏ hiện tồn tại rất nhiều. Nguyên nhân một phần do tác động bởi cơ chế về giá đất, còn phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân sử dụng đất liền kể hoặc nhà hiện có để xây dựng hoặc sửa chữa thành cửa hàng có diện tích nhỏ, kết cấu đơn giản, thậm chí có cửa hàng bán gas lẫn các mặt hàng khác.

- Đối với việc phân bố cửa hàng. Do công tác quy hoạch chưa được đặt đúng tầm, nên việc phân bố cửa hàng không đều, trên địa bàn của từng địa phương cũng có sự khác biệt nhau, tập trung quá dày tại các đô thị, thị xã, thị trấn, thị tứ.

- Đối với việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong đầu tư và kỹ thuật.

Đối với các giải pháp kiến trúc và xây dựng, do diện tích không lớn và tiềm năng tài chính hạn hẹp, trong đầu tư các doanh nghiệp cố gắng giảm thiểu tối đa vốn đầu tư, nên hầu hết các cửa hàng không đạt yêu cầu về mỹ quan.

Nổi bật lên đối với việc chấp hành các quy định của Nhà nước là cơ sở vật chất của một số cửa hàng chưa đảm bảo yêu cầu về PCCC và môi trường. Nhận định chung là các doanh nghiệp nhà nước chấp hành tương đối nghiêm chỉnh, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về PCCC và môi trường. Các doanh nghiệp tư nhân và nhất là cửa hàng tại các trung tâm, thị trấn, thị tứ.... có rất nhiều cửa hàng không chấp hành đúng quy định về khoảng cách an toàn đến nhà ở, chợ... Cá biệt có một số cửa hàng sử dụng nhà ở làm nhà bán hàng, từ đó nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm về môi trường là rất lớn.

Từ nhận định và đánh giá trên, đối với việc phát triển hệ thống bán lẻ LPG cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Việc phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ LPG nhất thiết phải thuận theo quy hoạch. Nhà nước nên giao cho Bộ Công Thương lập và quản lý các quy hoạch phát triển hệ thống bán lẻ, trong đó :

+ Các địa phương phải tự lập các quy hoạch phát triển hệ thống bán lẻ, đồng thời trình Bộ Công Thương xem xét phê chuẩn.

+ Bộ Công Thương và các địa phương phải có đơn vị chuyên trách giám sát, kiểm tra và chấn chỉnh việc triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt.

- Do LPG là mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và cháy nổ rất lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng. Do vậy song song với công tác quy hoạch, cần rà soát lại và bổ sung các quy định pháp lý về việc xây dựng của hàng, trong đó các quy định về công nghệ, môi trường, phòng chống cháy nổ và mỹ quan là trọng tâm.



  • Các tổ chức phân phối LPG

Hiện tổ chức cung ứng (các kênh phân phối) chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp kinh doanh LPG với các mô hình của các doanh nghiệp Nhà nước : Tổng Công ty Khí Việt Nam, Tổng Công ty Gas Petrilimex …. Hiện nay các doanh nghiệp đầu mối trực tiếp nhập khẩu và phân phối LPG, có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến thị trường bán lẻ LPG của Việt Nam. Các doanh nghiệp này đã đầu tư hệ thống kho cảng tiếp nhận đầu mối, kho trung chuyển khá hoàn chỉnh trên các vùng lãnh thổ để kinh doanh và cung ứng LPG.

Về cơ cấu và mô hình tổ chức: Trong các doanh nghiệp trên, PV Gas có tổ chức cung ứng hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước với trên một số đơn vị thành viên ở các tỉnh, thành phố; có các công ty chuyên vận tải LPG đường thuỷ, đường bộ, có hệ thống vận chuyển đường ống ở Bắc Bộ và là doanh nghiệp chủ đạo của Nhà nước trong cung ứng LPG. Thị phần của PV Gas hiện nay đang phát triển nhanh hệ thống cung ứng LPG trên phạm vi cả nước với thị phần khoảng 70%.

Thị trường bán buôn và bán lẻ các sản phẩm LPG vẫn do các doanh nghiệp LPG đầu mối thuộc sở hữu Nhà nước chiếm lĩnh. Các doanh nghiệp đầu mối nhập hàng từ nước ngoài tại 4 cụm kho cảng chính dọc theo bờ biển là cụm kho cảng Hải Phòng – Quảng Ninh ở miền Bắc, cụm kho cảng Đà Nẵng ở miền Trung, cụm kho cảng Nhà Bè – Cát Lái –Vũng Tàu ở miền Đông Nam Bộ và cụm kho Cần Thơ ở miền Tây Nam Bộ. Từ các điểm kho tiếp nhận sản phẩm LPG này, các sản phẩm nhập khẩu được vận chuyển bằng đường thuỷ và đường ống tới các điểm kho thứ cấp khác nằm dọc theo bờ biển và các vị trí sâu trong đất liền. Tiếp đó các sản phẩm được phân phối bằng đường bộ trực tiếp tới những khách hàng tiêu thụ lớn và những người bán lẻ.

Trong khi đa số các doanh nghiệp đầu mối được tự do lựa chọn địa điểm bán lẻ và kinh doanh một số mặt hàng chính trên một số vùng có địa lý thuận lợi hoặc kinh doanh một số chủng loại phục vụ nhu cầu trong ngành, thì PV Gas lại có nhiệm vụ phải duy trì một mạng lưới bán lẻ trên cả nước, kể các vùng sâu và vùng xa.



Các doanh nghiệp đầu mối đều đang có xu hướng tổ chức mô hình hoạt động đa dạng và đảm đương mọi lĩnh vực từ nhập khẩu, vận tải, kho chứa, xây dựng các cửa hàng bán lẻ để cung ứng trực tiếp đến người tiêu dùng … Tuy nhiên, do quỹ đầu tư phát triển của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh LPG còn hạn chế nên các doanh nghiệp này chưa quan tâm đúng mức tới việc phát triển mạng lưới bán lẻ, kho tồn trữ, cảng và cầu cảng nhập xuất...

Với mô hình tổ chức hiện nay, mỗi doanh nghiệp được nhập khẩu LPG đều nỗ lực đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất của riêng mình, trước hết là hệ thống kho cảng tiếp nhận đầu mối, kho trung chuyển. Điều đó một mặt huy động được tiềm năng của doanh nghiệp trong phát triển hệ thống kho cảng LPG, mặt khác lại dẫn đến những điều bất cập về khai thác tài nguyên (các khu vực có thể mở cảng dầu, xây dựng kho LPG ...) dẫn đến lãng phí vì không khai thác hết năng lực của kho cảng.



1.3. VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI LPG

1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Tại Điều 56 của Nghị định 107/2009/NĐ-CP quy định rõ trách nhiệm của quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong hoạt động sản xuất và phân phối LPG như sau :



1. Bộ Công Thương:

a) Ban hành Quy chế đại lý kinh doanh LPG; kiểm tra, xác nhận và thông báo cho cơ quan hải quan các thương nhân đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG; phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, giám sát thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG, thương nhân sản xuất, chế biến LPG, thương nhân phân phối LPG cấp I, tổng đại lý, đại lý kinh doanh LPG tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị dịnh 107/2009/NĐ-CP;

b) Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh LPG trong phạm vi toàn quốc trong việc tuân thủ quy định về an toàn, thiết lập hệ thống phân phối theo quy định, vệ sinh lao động; kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng bán LPG chai, Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG và Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô do Sở Công Thương cấp theo đúng các quy định tại Nghị dịnh 107/2009/NĐ-CP và pháp luật có liên quan khác;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật an toàn về trạm nạp LPG vào chai, trạm cấp LPG; tiêu chí, điều kiện đối với trạm kiểm định chai LPG và thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các trạm kiểm định chai LPG; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật hiện hành quy định nội dung, tổ chức biên soạn tài liệu, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về kinh doanh LPG cho cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh LPG trong phạm vi toàn quốc.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ:

a) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan quản lý chất lượng LPG sản xuất, LPG nhập khẩu, LPG lưu thông trên thị trường, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG cho nhà máy;

b) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng LPG; quy định số năm tối đa được sử dụng đối với từng loại chai LPG kể từ ngày sản xuất theo lý lịch chai LPG;

c) Tổ chức đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về đo lường, chất lượng LPG cho cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh LPG trong phạm vi cả nước.



3. Bộ Tài chính:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh LPG đầu mối về giá bán các loại LPG và áp dụng các biện pháp bình ổn giá LPG theo quy định của pháp luật hiện hành;

b) Quy định thống nhất mức tiền ký cược, thời hạn khấu hao phù hợp với từng loại chai LPG.

4. Bộ Giao thông vận tải:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về cảng xuất nhập, phương tiện vận chuyển các loại LPG;

b) Kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG về việc tuân thủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 44, khoản 3 Điều 45 Nghị dịnh 107/2009/NĐ-CP.

5. Bộ Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng các công trình phục vụ kinh doanh LPG theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn hiện hành.



6. Bộ Công an:

a) Có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG trong phạm vi cả nước. Chỉ đạo hướng dẫn lực lượng Công an các cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về an ninh, trật tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG theo quy định hiện hành;

b) Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG về công tác phòng cháy, chữa cháy, an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Thẩm định để Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định chai LPG; tiêu chí và điều kiện đối với trạm kiểm định chai LPG;

b) Chỉ đạo và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường :

a) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường;

b) Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG về công tác bảo đảm an toàn môi trường.

9. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương nhân hoạt động tại địa bàn thuộc địa phương về đo lường, chất lượng LPG lưu thông trên thị trường; phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự; an toàn môi trường theo quy định của pháp luật; chống gian lận thương mại, bảo đảm ổn định thị trường;

b) Xử lý nghiêm hành vi vi phạm các điều kiện quy định tại Nghị dịnh 107/2009/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan về kinh doanh LPG; đặc biệt là các hành vi vi phạm:

- Trạm nạp LPG không tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị dịnh 107/2009/NĐ-CP; chiếm giữ chai LPG không thuộc sở hữu (trừ trường hợp thuê nạp theo hợp đồng);

- Chai LPG và LPG chai không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy định tại Điều 20 và Điều 21 Nghị dịnh 107/2009/NĐ-CP nhưng vẫn sử dụng lưu thông trên thị trường; chai LPG chưa đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định đã lưu thông trên thị trường;

- Hoán cải làm thay đổi hình dạng, kết cấu, trọng lượng ban đầu chai LPG (thay chân đế, cắt quai xách, mài lo go, thay đổi nhãn hiệu, seri chai LPG, hàn gắn thêm kim loại, tráo đổi van đầu chai); không đăng ký thương hiệu, nhãn hàng hóa theo quy định tại cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị dịnh 107/2009/NĐ-CP;

- Không niêm yết giá bán, bán sai giá niêm yết, nạp LPG vào chai mini không được phép nạp lại; không tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình kinh doanh LPG và kinh doanh dịch vụ LPG;

- Bán LPG kém chất lượng, bán thiếu khối lượng LPG, nhái nhãn hàng hóa, thương hiệu, đầu cơ, liên kết tăng giá bán LPG gây bất ổn thị trường.

Nhìn chung, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương để giải quyết những vấn đề vĩ mô từ thuế, về giá và cơ chế giá… theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm ổn định thị trường LPG trong những năm qua là tương đối tốt. Trong thực tế điều hành thị trường, các Bộ, ngành Trung ương đã phối hợp chỉ đạo, xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chủ động góp phần bình ổn giá bán LPG trong từng thời điểm.

Tuy vậy, trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật còn những tồn tại đã làm ảnh hưởng tới vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường LPG cả nước nói chung và hoạt động kinh doanh ở địa phương nói riêng. Biểu hiện buông lỏng quản lý rõ nhất là sự lơ là trong khâu hậu kiểm, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh vẫn đang tồn tại trên thị trường, các biện pháp xử lý thiếu dứt khoát, chưa triệt để và chưa đủ mạnh. Người tiêu dùng chưa có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình, chủ quan, thiếu hiểu biết đã tạo điều kiện cho tình hình vi phạm kinh doanh LPG trở nên phức tạp và quy mô rộng hơn.



Sơ đồ 1.3.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý trong kinh doanh LPG



1.3.2. Cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước về sản xuất và phân phối khí hóa lỏng

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh LPG trên thị trường chịu sự quản lý của các Sở Công thương các tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thành lập kinh doanh và buôn bán phải tuân theo các qui định của Nhà nước, được sự đồng ý và chấp nhận của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.



  • Đối với hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh

Việc kinh doanh căn cứ theo Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001, Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005. Năm 2000, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ban hành Quyết định số 1361/200/QĐ-BTM ngày 29 tháng 9 năm 2000 công bố danh mục ngành, nghề kinh doanh trong hoạt động thương mại. Trong đó, kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng được xếp trong danh mục ngành nghề, mặt hàng cấp giấy phép kinh doanh. Cơ sở pháp lý là Nghị định của Chính phủ số 11/1999/NĐ-CP ngày 3 tháng 3 năm 1999 và Thông tư của Bộ Thương mại số 15/1999 ngày 19 tháng 5 năm 1999 hướng dẫn kinh doanh doanh các mặt hàng LPG. Điều kiện kinh doanh gồm 4 yêu cầu: có giấy chứng nhận kinh doanh mặt hàng LPG; cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định Tiêu chuẩn Việt Nam; cán bộ nhân viên phải sử dụng thành thạo phương tiện PCCC và có sức khỏe tốt; an toàn môi trường và phòng chống cháy nổ theo TCVN. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là Sở Công thương tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 2003, Văn Phòng Chính phủ có Công văn số 1506/VPCP-DK về việc Thực hiện đảm bảo bình đẳng và ổn định, an toàn trong kinh doanh LPG theo đề nghị của Bộ Tài chính (công văn số 03 BC/BTC ngày 20 tháng 2 năm 2003).

Năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Theo Nghị dịnh 107/2009/NĐ-CP đã đưa ra một số điểm mới sau:


    - Hệ thống và chuẩn hóa một số khái niệm có liên quan như khí dầu mỏ hóa lỏng, LPG chai, chủ sở hữu chai LPG, nạp LPG, trạm nạp LPG ...

    - Nghị định cũng đã đề cập đến đối tượng là các trạm nạp LPG vào ô tô là một lĩnh vực khá mới và đang trong quá trình thử nghiệm hiện nay.

    - Ngoài các yêu cầu về hệ thống bồn chứa, hợp đồng với các cầu cảng… thương nhân kinh doanh LPG phải có tối thiểu 300.000 vỏ bình nhằm ngăn chặn tình trạng các công ty kinh doanh LPG chiếm dụng vỏ bình của đơn vị khác, sang chiết trái phép gây mất an toàn.

    - Tổng đại lý, đại lý chỉ được ký hợp đồng làm đại lý cho tối đa 3 thương nhân kinh doanh LPG đầu mối

    - Giá bán do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối quyết định và niêm yết giá tại các cửa hàng bán.


Năm 2010, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29 tháng 03 năm 2010 Ban hành Quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Theo thông tư này, bắt đầu từ ngày 10/5/2010, thương nhân kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đầu mối ngoài việc được hưởng các quyền theo quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng, còn được quy định giá bán buôn, bán lẻ LPG trong hệ thống phân phối LPG thuộc thương nhân quản lý. Ngoài ra, quy chế ban hành kèm theo thông tư còn quy định một số nội dung sau:

    - Theo quy chế, văn bản quy định giá phải được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc thông báo và gửi cho các đơn vị trong hệ thống phân phối thuộc thương nhân và Sở Công Thương nơi có cơ sở kinh doanh của thương nhân hoạt động trước thời điểm giá mới có hiệu lực thi hành, kể cả trường hợp thay đổi đột xuất.

    - Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của bên giao đại lý trong việc thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng đại lý, đảm bảo tính hợp pháp nguồn LPG cung cấp và phải đáp ứng đủ nguồn LPG cho các tổng đại lý, đại lý thuộc thương nhân quản lý, đồng thời bên giao đại lý cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm đó một phần do lỗi của mình gây ra.

    Bên cạnh đó, bên đại lý cũng phải cam kết không bán giá cao hơn giá bán do bên giao đại lý quy định, chịu sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn của bên giao đại lý và cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đồng thời, bên đại lý được phép từ chối tiếp nhận LPG rời, LPG chai của bên giao đại lý trong trường hợp có cơ sở khẳng định bên giao đại lý không đảm bảo chất lượng, khối lượng và chai LPG không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường.


  • Xuất nhập khẩu LPG

Các cơ sở pháp lý là Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. Năm 2006, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 39/2006/QĐ-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2006 về việc Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Trong đó, thuế suất quy định với Khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon khác là 5%.

Năm 2007, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2007 về việc Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng khí hóa lỏng và nhiên liệu đốt trong khác trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới đối với khí dầu mỏ và các loại Hydrocacrbon khác ở dạng hóa lỏng (Propan, Butan, Etylen...) là 0% và ở dạng khí (khí thiên nhiên và các loại khác) là 1%.

Mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dầu khí dạng lỏng và khí thay đổi theo Quyết định số 216/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2009 quy định về mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Mức thuế suất đối với sản phẩm dạng hóa lỏng (propan, butan, etylen, propylen, butylen...) là 5%, đối với sản phẩm dạng khí (khí thiên nhiên và các loại khác) là 0%.


  • Chất lượng LPG

Hiện nay Chính phủ chưa quy định về chất lượng LPG trên thị trường. Tỷ lệ Butan/Propane thường được thay đổi theo mùa (50/50, 30/70, 40/60).

  • An toàn, môi trường

Về lĩnh vực an toàn môi trường có 3 quyết định được ban hành. Trong đó mỗi quyết định chỉ ra những yêu cầu cụ thể như sau :

    - Quyết định số 46/2004/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2004 về việc ban hành “Quy chế bảo đảm an toàn hệ thống đường ống vận chuyển khí trên đất liền”. Trong đó có những quy định về việc phân loại khu dân cư, tiêu chuẩn rủi ro, công tác thiết kế, thi công, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa đường ống, trách nhiệm của các bên liên quan.

    - Quyết định số 28/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành “Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về giao nhận, vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng bằng bồn chứa”. Trong đó có những quy định về đối tượng vận chuyển, quy định về tài liệu khi vận chuyển, quy định về bổ sung chất tạo mùi, yêu cầu đối với xe bồn, toa xe bồn, yêu cầu khi giao nhận, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn, trách nhiệm của các bên liên quan …

    - Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành “Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai”. Trong đó có những quy định về điều kiện để nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai, nạp vào chai đúng với thương hiệu, nhãn hiệu đã đăng ký, quy định về kỹ thuật an toàn đối với trạm nạp, quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn để nạp…


  • Giá LPG

Kể từ ngày 1/3/2001, Nhà nước đã bãi bỏ quy định giá trần bán lẻ đối với LPG sau 1 năm áp dụng. Và cho đến nay giá bán lẻ LPG được thực hiện theo cơ chế thị trường. Mặt hàng LPG không thuộc diện Nhà nước quản lý giá, không được bù lỗ, nên các doanh nghiệp phải tính đúng, tính đủ các chi phí để hình thành giá bán ra. Giá LPG tại thị trường trong nước lên hay xuống hoàn toàn phụ thuộc vào giá thị trường thế giới. Giá bán lẻ cho người tiêu dùng do các đầu mối nhập khẩu quy định, các cửa hàng chỉ bán và hưởng 1 khoản chiết khấu cố định. Ðể hình thành giá bán lẻ giao cho các đại lý, các đầu mối dựa trên :

    - Giá nhập khẩu tại cảng bên bán (FOB) cộng thêm: chi phí vận tải, thuế nhập khẩu (5%), các chi phí vận chuyển, sang chiết. Giai đoạn trước năm 2001, Chính phủ duy trì mức thuế nhập khẩu LPG ở mức cao (năm 1999 là 30%), sau đó nhu cầu nội địa tăng cao trong khi lượng sản xuất từ Dinh Cố không đáp ứng được nên thuế nhập khẩu dần dần được giảm xuống còn 20%, 5%... để đảm bảo lượng LPG được cung cấp trên thị trường

    - Hoặc giá bán buôn LPG từ nhà máy Dinh Cố cộng với các chi phí vận chuyển, sang chiết để hình thành giá bán lẻ giao cho các đại lý. Từ tháng 3/2001, Nhà nước bắt đầu áp dụng giá bán LPG tại Dinh Cố theo giá thị trường. Tuy nhiên để khuyến khích sử dụng LPG sản xuất trong nước, giá LPG tại Dinh Cố có thể áp dụng tỷ lệ khuyến mãi thấp hơn 5% (mức cao nhất không được vượt 5%) so với giá CIF sau thuế của LPG nhập khẩu. Với quyết định này, khoảng cách chênh lệch giữa giá LPG Dinh Cố và nhập khẩu đã được rút ngắn, chỉ còn khoảng 10 – 15 USD/tấn. Từ năm 2009, giá bán LPG Dinh Cố được quyết định thông qua kết quả đấu giá mua LPG của các khách hàng.



Như vậy, nguồn LPG sản xuất trong nước cũng được vận hành theo cơ chế thị trường, Nhà nước không quy định giá trần mà để cho doanh nghiệp tự quyết định về giá. Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh LPG tính giá bán LPG tại thị trường VN theo công thức :

P(CIF) = (CP+Premium) x (1+%TNK) x (1+%GTGT) (USD/MT)

Trong đó:

- P(CIF) : giá bán LPG theo điều kiện CIF (giao tại kho của khách hàng)

- CP: là đơn giá LPG do Công ty Aramco của Ả-rập Xê-út công bố hàng tháng (giá FOB giao tại Trung Đông)

- Premium: là mức phụ phí cộng thêm vào đơn giá bán CIF (đã bao gồm cước vận chuyển và các loại chi phí khác)

- % TNK/GTGT: Là thuế suất thuế nhập khẩu/thuế giá trị gia tăng đối với LPG theo quy định của Nhà nước.

Hiện nay, trên địa bàn cả nước có khoảng 70 doanh nghiệp kinh doanh LPG cùng cạnh tranh với nhau, cho nên giá gas bán lẻ trực tiếp và giao cho các đại lý đều tương đối thống nhất. Ðể giữ được khách hàng, các đầu mối này cũng phải tính toán để đưa ra giá hợp lý nhất mà người tiêu dùng chấp nhận được, cạnh tranh nhau bằng giá bán. Các đại lý đều được thông báo giá sàn bán lẻ hàng tháng và bắt buộc bán đúng giá quy định. Trong điều kiện cạnh tranh, các đại lý muốn duy trì được lượng LPG bán ra thì phải bán đúng giá hoặc giảm chút ít (lấy từ phần chiết khấu được hưởng) để giữ khách.

Ngoài những mặt đạt được, các cơ chế chính sách quy định về hoạt động sản xuất và kinh doanh LPG trên thị trường Việt Nạm còn có những tồn tại :

Thứ nhất, còn thiếu các văn bản quy định về điều kiện kinh tế - kỹ thuật của các loại hình kinh doanh, phương tiện kinh doanh, cụ thể:

- Quy định điều kiện để doanh nghiệp trở thành đầu mối bán buôn;

- Quy định điều kiện để doanh nghiệp được thành lập trạm chiết nạp LPG;

- Quy định đối với các phương tiện vận tải LPG; chuyên chở LPG;

- Quy định về thương hiệu;

- Cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG;

- Quy định về kiểm định, cấp giấy phép sử dụng thiết bị chịu áp lực đối với bồn LPG di động;

- Ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về loại chai chứa LPG mini (200-250 gam).

- Hiện chưa có quy định về chất lượng LPG. Tỉ lệ butan/propane thường được thay đổi theo mùa (50/50, 30/70,40/60).

Những quy định cần nghiên cứu bổ sung trên chính là một trong những biện pháp mang tính kỹ thuật để tạo điều kiện chấn chỉnh, tổ chức và sắp xếp lại thị trường LPG trong nước.



Thứ hai, luật Doanh nghiệp được coi là bước đột phá của Chính phủ trong khâu đổi mới thủ tục hành chính, tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nhân.. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc và xuất hiện những trở ngại mới gây ra do các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật này chưa phù hợp thực tế đề ra.

Thứ ba, các quy định hiện hành chưa đồng bộ hoặc chưa đủ chế tài xử lý.

Không có quy trình thống nhất và hiệu lực trong việc thực hiên trách nhiệm bồi thường cháy nổ LPG. Các mức xử phạt vi phạm trong kinh doanh LPG chưa đủ mức độ để điều chỉnh hành vi.

Theo Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/03/1999 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức phạt tiền thấp nhất là 5 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa và mức phạt tiền cao nhất là 50 triệu đến 100 triệu đồng đối với trường hợp tái phạm và vi phạm trên quy mô lớn; hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh từ 1 đến 6 tháng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại đối với hành vi kinh doanh hàng giả mức phạt tiền thấp nhất là 1 triệu đến 2 triệu đồng và mức cao nhất là từ 15 triệu đến 30 triệu đồng; hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục gây hiệu quả: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm… Theo kết quả điều tra, các doanh nghiệp đều cho rằng để tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, hầu hết mức phạt tiền trên còn thấp, chưa đủ răn đe để ngăn chặn tình trạng san chiết trái phép và gian lận thương mại trong kinh doanh LPG hiện nay.


    Trước khi có Nghị định 107/2009/NĐ-CP thì Quản lý của Nhà nước về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng khá lỏng lẻo: thiếu các quy định pháp qui điều chỉnh hành vi, tiêu chuẩn hoá ngành hàng của các đối tượng tham gia. Việc thiếu các văn bản pháp quy đã dẫn tới tình trạng phát triển lộn xộn trên thị trường, mỗi công ty có tiêu chuẩn riêng cho hàng hoá và các thiết bị của mình mà hậu quả của nó là sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, người tiêu dùng nghi ngờ về sự an toàn của sản phẩm - nhân tố chính trong việc quyết định sử dụng LPG thay thế cho các loại nhiên liệu truyền thống. Việc lợi dụng thương hiệu, san chiết nạp trái phép (vẫn chưa bị xử lí triệt để) khá phổ biến làm ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, từ đó đánh mất niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm cũng như nhà cung cấp. Các vấn đề này đã được đề cập đến trong Nghị định 107/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Việc truyền tải thông tin tới người tiêu dùng chưa thực sự có hiệu quả. Trình độ nhận thức của người dân về sử dụng LPG còn chưa cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm khả năng phát triển thị trường cũng như việc lợi dụng sự thiếu thông tin để trục lợi người tiêu dùng.

1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI LPG CỦA VIỆT NAM

1.4.1. Kết quả đã đạt

Lĩnh vực công nghiệp chế biến dầu khí nói chung và sản xuất LPG nói riêng trong thời gian vừa qua đã rất được quan tâm triển khai. Cụ thể là một loạt các dự án dầu khí quan trọng đã và đang được xúc tiến mạnh mẽ, từng bước tạo thành mảng hoạt động quan trọng của ngành dầu khí bên cạnh lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác. Các dự án xử lý, chế biến khí, lọc dầu đều triển khai trên cơ sở tiếp thu và sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và khu vực, có tính đến xu hướng trong tương lai và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và môi trường.

Việt Nam chúng ta nằm trong khu vực phát triển năng động về kinh tế và đặc biệt là sự phát triển công nghiệp lọc hóa dầu. Trong khu vực ASEAN các nước như Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia đều có nền công nghiệp hóa dầu phát triển. Ngoài Asean, trên cơ sở công nghệ gốc, Trung Quốc đã phát triển thành các công nghệ mới cho riêng mình như công nghệ cracking dầu nặng, công nghệ hydrocracking, hydroeforming. Đến nay Trung Quốc đã thương mại hóa công nghệ cracking etylen, sản xuất acrylonitril, etylbenzen…đặc biệt Trung Quốc đã tự chế tạo được 85% xúc tác dùng trong công nghiệp lọc hóa dầu mà trước đây phải nhập khẩu. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam trong việc học tập, tiếp thu, chuyển giao công nghệ từ các nước láng giềng trong khu vực. Tuy nhiên ngoài dự án xây dựng Nhà máy xử lý khí Dinh Cố hoàn thành năm 2009, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ LPG trong nước tại thời điểm đó. Còn lại việc triển khai các dự án chế biến dầu khí còn chậm, đặc biệt là việc triển khai xây dựng NMLD Dung Quất trễ đến 7 năm. Việc triển khai chậm do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng đã làm lãng phí nguồn tài lực rất nhiều.

Đặc trưng của công nghiệp dầu khí nói chung và sản xuất LPG nói riêng là ngành đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, có kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, phòng chống cháy nổ và phải phát triển đồng bộ từ khâu khai thác, vận chuyển, chế biến tới tiêu thụ. Do vậy để phát triển được ngành công nghiệp này cần phải huy động nguồn vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ cả trong và ngoài nước trong toàn bộ dây chuyền sản xuất. Với những ưu đãi về thuế hấp dẫn nên trong thời gian qua đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và có những bước đi ban đầu xúc tiến triển khai dự án ở Việt Nam. Ngoài những mặt được về môi trường đầu tư chung thì chính sách thu hút đầu tư vào các dự án LHD như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn khi triển khai rất khó khăn trong việc tìm nhà đầu tư.

Việc phát triển hệ thống sản xuất và phân phối LPG là một khâu quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành công nghiệp dầu khí, góp phần không nhỏ về mặt kinh tế - kỹ thuật trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đóng vai trò mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa và là động lực trong phát triển kinh tế của Việt Nam, điều này được thể hiện ở : tỷ lệ đóng góp ngân sách quốc gia, thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Cụ thể những thành công cơ bản đạt được là :

- Bước đầu hình thành cơ sở hạ tầng từ khâu sản xuất, tồn chứa đến phân phối LPG. Hệ thống được khai thác, vận hành tương đối tốt, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong giai đoạn vừa qua.

- Trong thời kỳ 2006 – 2012 công tác xây dựng hệ thống sản xuất LPG, hệ thống kho cảng đầu mối tiếp nhận LPG ở Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Những thành tựu nổi bật về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong kho cảng LPG :

+ Hệ thống công nghệ và thiết bị công nghệ đã được đổi mới. Đã có nhiều kho LPG của PV Gas ứng dụng công nghệ tin học vào khâu nhập, xuất hàng, kiểm soát bể chứa.

+ Hệ thống PCCC của các kho đều đảm bảo yêu cầu an toàn PCCC theo tiêu chuẩn qui định.

+ Phương pháp xây dựng bể chứa cũng đã có nhiều tiến bộ. Đã áp dụng các giải pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc bê tông cốt thép hay cọc xi măng đất thay thế các giải pháp cừ tràm, cọc tre, giải quyết triệt để được hiện tượng lún bể ở các khu vực đát yếu ở đồng bằng Nam Bộ và Bắc Bộ, cho phép xây dựng bể hình cầu dung tích lớn (giảm thiểu số lượng bể hình trụ nằm ngang truyền thống), giảm đáng kể chi phí và quĩ đất xây dựng. Xây dựng hệ thống kho bể tồn chứa tổng thể với kiến trúc và mỹ quan đẹp.

+ Các thiết bị đo lường được cải tiến, đảm bảo độ chính xác cao trong tính toán tồn kho, xuất nhập LPG, làm giảm đáng kể lượng hao hụt hàng năm.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật trong ngành phát triển nhanh chóng, thay thế được nhiều chức danh trong lĩnh vực thiết kế, kỹ thuật và dịch vụ mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện.



1.4.2. Tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

- Về cấp độ khoa học công nghệ và hệ thống kỹ thuật kèm theo đã có những tiến bộ đáng kể, đã đầu tư tự động hoá một số công đoạn thiết yếu, nhưng nhìn chung trình độ chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều công trình đã đầu tư công nghệ mới, thiết bị công nghệ, đo lường, an toàn PCCC, xử lý chất thải... nhưng thiếu đồng bộ nên không phát huy hiệu quả.

- Số lượng và năng lực các kho cảng tiếp nhận đầu mối LPG còn thiếu ở các vùng lãnh thổ :

+ Tại Bắc Bộ do điều kiện địa lý các kho cảng tiếp nhận LPG tập trung tại Hải Phòng, chủ yếu ở khu vực Đình Vũ.

+ Tại Bắc Trung Bộ, chỉ có trạm chiết nạp phải nhận hàng theo đường bộ từ các kho ở Hải Phòng hay ở Đà Nẵng quá xa, làm tăng chi phí vận chuyển.

+ Tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có một số kho cảng LPG phân bố ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hoà nhưng năng lực còn nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Kho LPG Nại Hiên của Petrolimex ở Đà Nẵng sắp tới phải di dời giải toả theo qui hoạch của thành phố Đà Nẵng.

+ Khu vực Đông Nam Bộ tập trung nhiều kho LPG ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Các kho này có ảnh hưởng đến khu vực Tây Nam Bộ và các tỉnh Nam Trung Bộ. Năng lực kho đầu mối chỉ đáp ứng được giai đoạn trước năm 2010.

+ Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có ít kho LPG đầu mối. Do thuận lợi về vận tải đường sông với cỡ tàu nhỏ 500- 1000 Tấn LPG có thể phát triển nhiều kho ở các tỉnh như Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp...

+ Nhìn chung năng lực tiếp nhận đầu mối của hệ thống kho LPG là còn rất thấp so với nhu cầu phát triển tiêu thụ của xã hội. Việc đầu tư phát triển năng lực cũng như nâng cấp trình độ khoa học và công nghệ hệ thống kho cảng LPG của Việt Nam trong thời gian tới là một đòi hỏi khách quan và là nhiệm vụ của các Ngành liên quan. Quá trình phát triển đó phải phù hợp với qui hoạch phát triển tổng thể hệ thống kho cảng LPG của cả nước.


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương