Danh mục những từ viết tắT



tải về 2.53 Mb.
trang19/19
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.53 Mb.
#9724
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

7.4.1. Phương hướng


Phương hướng để gắn kết các vấn đề môi trường vào quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối sản phẩm LPG giai đoạn 2010 – 2020, có xét đến năm 2025:

Một là, quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm LPG phải phù hợp với quy hoạch các hệ thống kết cấu hạ tầng chung, nhất là quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị và quy hoạch các khu, cụm dân cư…

Hai là, quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm LPG phải gắn với yêu cầu nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề môi trường của các cơ quan có thẩm quyền về quản lý quy hoạch, cấp phép đầu tư và quản lý môi trường.

Ba là, quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm LPG phải gắn với việc nâng cao trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy lọc hoá dầu, kho, bồn bể chứa LPG và các cửa hàng bán lẻ LPG.

Trên thực tế, quá trình sản xuất LPG liên quan đến nhiều thiết bị/công nghệ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố nên cần có giải pháp bảo vệ thiết bị để con người và môi trường không bị tác động do sự cố gây ra. Con người chịu sự tác động của các sự cố môi trường nhưng chính bản thân con người cũng là nguyên nhân gây ra các sự cố khi sử dụng thiết bị trong hệ thống sản xuất LPG. Vì vậy để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường nêu trên, cần phải xem xét tổng thể và đồng thời 3 yếu tố: An toàn thiết bị/công nghệ; An toàn con người; và An toàn môi trường.


7.4.2. Nhiệm vụ


- Cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các văn bản, tiêu chuẩn, quy định về công tác bảo vệ môi trường.

- Các Nhà đầu tư xây dựng dự án cần nghiêm chỉnh tuân thủ các yêu cầu cơ bản:

- Phải kết hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý về môi trường tại địa phương trong việc giám sát môi trường khu vực có dự án, áp dụng nghiêm chỉnh những quy định về luật bảo vệ môi trường Quốc tế, của Việt Nam và những quy định của địa phương.

- Các dự án phải tính đến xu hướng phát triển về chất lượng sản phẩm và yêu cầu tiêu chuẩn môi trường của quốc tế. Hiệu quả hoạt động phải tính cho cả đời dự án và tác động đến tương lai.

- Các đánh giá tác động môi trường cũng như biện pháp bảo vệ môi trường phải được xác định ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án và được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện xây dựng và vận hành sản xuất.

- Lựa chọn và áp dụng các biện pháp hợp lý để giảm thiểu tác động xáo trộn cho người dân trong vùng phát triển dự án. Khi cần phải di dân để lấy mặt bằng cho dự án, ngoài việc đền bù thoả đáng Nhà nước và chính quyền địa phương phải có chính sách hướng nghiệp cho người dân, đặc biệt phải đảm bảo tốt môi trường sinh thái nơi di cư.

- Thực hiện kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt các chất thải từ công trình.

- Lựa chọn và áp dụng các biện pháp xử lý các loại chất thải một cách thích hợp và hiệu quả.

- Lựa chọn và áp dụng công nghệ tiên tiến cho các dự án hoá dầu, để đảm bảo tạo ra sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm sạch và chất thải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe đối với môi trường.

- Các Nhà máy trong giai đoạn vận hành sản xuất cần phải xây dựng được Hệ thống quản lý môi trường, cụ thể là phải xây dựng được các kế hoạch như sau:

Kế hoạch hàng năm về an toàn và môi trường.


  • Kế hoạch hàng năm về quản lý chất thải.

  • Chương trình giám sát môi trường thường xuyên và định kỳ đối với nguồn thải và chất lượng môi trường xung quanh nhà máy.

  • Kế hoạch đào tạo nhân viên về an toàn – sức khỏe – môi trường.

  • Kế hoạch giảm thiểu lượng chất thải phát sinh.

  • Kế hoạch ứng cứu sự cố khẩn cấp, phòng chống cháy nổ.

7.4.3. Giải pháp bảo vệ môi trường


a- Giải pháp kỹ thuật

- Nghiên cứu, lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng các công trình: Nhà máy lọc hoá dầu, kho cảng và của hàng LPG, phải phù hợp theo điều kiện cụ thể tại khu vực dự án, mức độ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trong và ngoài khu vực dự án.

- Khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng các công nghệ mới, công nghệ hiện đại trong việc thu gom, xử lý chất thải. Đối với nhà máy lọc dầu, hệ thống kho chứa LPG cần có hệ thống xử lý chất thải tại chỗ. Đối với nước thải, quy trình công nghệ chung là làm sạch bằng phương pháp hóa lý để tách các hóa chất, khử độc nước, hay làm sạch bằng phương pháp sinh học để tách các chất hữu cơ hòa tan.

- Nghiên cứu, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hệ thống thu gom, xử lý chất thải phù hợp với loại hình hoạt động làm cơ sở để các chủ đầu tư áp dụng ngay trong quá trình đầu tư xây dựng.



b- Giải pháp về quản lý

  • Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:

- Nâng cao năng lực thẩm định các dự án đầu tư của các cơ quan cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng, bao gồm cả năng lực thẩm định về tác động môi trường của dự án.

- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư về công tác bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

- Tăng cường vai trò của của hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở quận/huyện, phường/xã kiên quyết xử lý triệt để các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ban hành và thực thi quy chế bảo vệ môi trường tại các nhà máy lọc hoá dầu, kho cảng các cửa hàng bán lẻ LPG nhằm tăng cường hiệu lực quản lý và bảo vệ môi trường.

- Thường xuyên cập nhật thông tin phản hồi để hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, góp phần tạo môi trường pháp lý cần thiết cho sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Nhiều quy định pháp luật liên quan đến môi trường như Bộ luật hình sự, công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần nhận thức đúng, đủ và cân đối hài hoà giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế và cân bằng xã hội.



  • Đối với các doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm LPG:

- Xây dựng các chính sách đầu tư phù hợp trong quá trình xây dựng mới các kho LPG và các công trình liên quan.

- Xây dựng quy chế quản lý và vận hành sản xuất sản phẩm LPG theo các chuẩn mực quốc gia và khu vực.

- Các doanh nghiệp phải hình thành bộ phận chuyên trách về môi trường, tham mưu giúp lãnh đạo quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; định kì kiểm tra việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại các đơn vị thành viên.

- Hàng năm, các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường và được coi là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chủ động lập kế hoạch, phương án, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật để ứng phó sự cố môi trường, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường.

- Cải tiến thay thế thiết bị, công nghệ mới tiên tiến, hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn;

- Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14.000, sản xuất sản phẩm từ chất cặn của dầu mỏ.


  • Đối với các tổ chức xã hội, dân chúng:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để nâng cao nhận thức cộng đồng và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, để toàn xã hội tham gia bảo vệ môi trường;

- Tạo hành lang pháp lý để các tổ chức xã hội, người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường, phản ánh những sai phạm về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối sản phẩm LPG của các doanh nghiệp.



c- Một số giải pháp cụ thể khi xây dựng kho cảng LPG:

Từ kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực tế ở Việt Nam, kết hợp với các tài liệu tham khảo, chúng tôi đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường áp dụng cho kho LPG xây dựng mới và các kho hiện có như sau :



  • Sử dụng cây xanh

Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như thu hút bụi, lọc sạch không khí, giảm tiếng ồn và che chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí. Một số loại cây xanh rất nhạy cảm với ô nhiễm không khí, cho nên có thể dùng cây xanh làm vật chỉ thị để phát hiện ô nhiễm.

  • Giải pháp về công nghệ.

Biện pháp sử dụng chu trình kín có tác dụng loại trừ các chất ô nhiễm không khí ngay trong quá trình sản xuất. Bằng cách sử dụng tuần hoàn một phần hay toàn bộ các khí thải trong quy trình sản xuất, hoặc tái sử dụng chúng cho việc sản xuất sản phẩm khác, sẽ giảm bớt hoặc triệt tiêu hoàn toàn khí thải.

  • Giải pháp quản lý và vận hành sản xuất.

- Đối với giám sát tổng thể: Các nhà máy lọc hoá dầu, hệ thống kho cảng và các cửa hàng bán lẻ LPG cần được giám sát chặt chẽ với cơ quan chuyên môn có chức năng về quản lý môi trường địa phương, bao gồm: giám sát chất lượng nước xung quanh, giám sát chất lượng không khí, kiểm tra chất lượng môi trường nơi làm việc, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người lao động

- Việc vận hành và quản lý thiết bị máy móc cũng như quy trình công nghệ trong các kho LPG cũng là một biện pháp để khống chế ô nhiễm không khí. Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành, định mức chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ sẽ làm cho lượng chất thải giảm xuống và có điều kiện quản lý chặt chẽ nguồn thải và lượng chất thải.


PHẦN IV

CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI LPG
1. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1.1. Giải pháp nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan nghiệp vụ ở địa phương

Quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) không chỉ nhằm đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ các qui định của pháp luật về hoạt động kinh doanh nói chung và điều kiện kinh doanh LPG nói riêng, mà còn nhằm phát triển mạng lưới kinh doanh LPG trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 theo yêu cầu quy hoạch đã đề ra. Xuất phát từ đặc điểm, quy mô và thực tế cần tập trung vào các vấn đề như:

- Phổ biến kịp thời các văn bản pháp quy về sửa đổi, bổ sung các điều kiện kinh doanh LPG cho các doanh nghiệp và trên cơ sở đó tăng cường chỉ đạo, giám sát việc chấp hành của các doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần yêu cầu các doanh nghiệp có hình thức hợp lý để thông tin đến khách hàng về các quy định có liên quan đến hình thức, chất lượng LPG và các quy định khác có liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng.

- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chống gian lận trong sản xuất kinh doanh LPG như gian lận về sử dụng biển hiệu, lôgô của doanh nghiệp có uy tín nhưng mua bán LPG trôi nổi; chào mức hoa hồng cao hơn, gây cạnh tranh không lành mạnh ... Để khắc phục tình trạng này, cần áp dụng như quy định trách nhiệm liên đới của các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp sản xuất kinh doanh LPG trong cả hệ thống: Doanh nghiệp đầu mối - Tổng đại lý - Các đại lý bán lẻ); tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả việc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Thực hiện việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Nhà nước về kinh doanh LPG.

- Đối với công tác quản lý chất lượng LPG, trách nhiệm đào tạo nghiệp vụ quản lý chất lượng, đo lường LPG trong kinh doanh được Bộ Khoa bộ Công nghệ giao cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố thực hiện. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cơ quan quản lý chất lượng cần thực hiện theo hướng sau:



  • Hệ thống văn bản pháp luật, quy định kỹ thuật

Với xu hướng sử dụng LPG ngày một lớn trên thị trường trong nước, trong thời gian tới Chính phủ cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể và thống nhất các biện pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh LPG, công tác phòng cháy chữa cháy, an ninh, trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và đo lường, chất lượng đối với hoạt động kinh doanh LPG; quyền và nghĩa vụ của thương nhân; quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng LPG; quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.

Khẩn trương ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan phục vụ cho công tác quản lý an toàn, chất lượng LPG (ví dụ: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm nạp LPG; kho bãi tồn chứa, phân phối LPG và cửa hàng kinh doanh LPG; đo lường trong kinh doanh LPG; quy định về an toàn đối với chai chứa LPG…).



  • Đối với quản lý chất lượng sản phẩm LPG

Phân đối tượng quản lý thành hai dạng : LPG nhập khẩu và LPG sản xuất trong nước

- Quản lý chất lượng sản phẩm đối với LPG nhập khẩu :

+ Kiểm tra chất lượng theo lô sản phẩm (chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

+ Tổ chức chứng nhận phải được cơ quan thẩm quyền chỉ định.

+ Xem xét, thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp (certificates, test reports) của tổ chức chứng nhận, giám định có năng lực tại nước xuất khẩu (bến đi).

+ Quản lý chất lượng sản phẩm đối với LPG sản xuất trong nước:

+ Kiểm tra chất lượng theo lô sản phẩm (chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ). Đối với doanh nghiệp mới đi vào sản xuất LPG, chưa ổn định quá trình sản xuất chế biến LPG thì áp dụng phương thức 7 để chứng nhận chất lượng LPG tại doanh nghiệp đó.

+ Tổ chức chứng nhận phải được cơ quan thẩm quyền chỉ định.



  • Đối với thương nhân sản xuất, chế biến LPG

Để đi vào sản xuất, thương nhân phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Một trong các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận này là thương nhân phải có phòng thử nghiệm chất lượng LPG đủ năng lực để kiểm tra chất lượng LPG theo quy định hiện hành.

a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

b) Phòng thử nghiệm chất lượng LPG của thương nhân phải có thiết bị thử nghiệm, cán bộ thử nghiệm, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của LPG theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.

Thương nhân phải xây dựng hệ thống quản lý Phòng thử nghiệm LPG theo


tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 và khuyến khích được công nhận. Đối với phòng thử nghiệm chưa đủ điều kiện thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành, thương nhân được phép sử dụng phòng thử nghiệm bên ngoài để thử các chỉ tiêu chưa thử nghiệm được và phải được thể hiện bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ thử nghiệm. Ưu tiên sử dụng các phòng thử nghiệm đã được công nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025.

c) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp, chậm nhất sau 02 năm tính từ khi sản xuất ra dòng sản phẩm LPG đầu tiên, thương nhân hoàn thành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 hoặc hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí ISO/TS 29001 - Công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên - Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành - Các yêu cầu đối với tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ; xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 14001.

d) Cán bộ, nhân viên trực tiếp liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng trong sản xuất, chế biến LPG phải được đào tạo và cấp Giấy chứng nhận
hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý chất lượng LPG trong
kinh doanh.

đ) Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm LPG, mức chất lượng không trái với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8:2012/BKHCN, tiêu chuẩn quốc gia TCVN hiện hành và kiểm soát chất lượng LPG phù hợp tiêu chuẩn công bố trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Hoạt động công bố tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện theo quy định của Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

e) Thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8:2012/BKHCN.

g) Đối với thương nhân mới bắt đầu đi vào sản xuất, chế biến, trước khi đưa sản phẩm LPG ra lưu thông lần đầu trên thị trường phải được kiểm tra và cấp Giấy xác nhận đạt chất lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

h) Các thương nhân sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm LPG chai phải thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa theo hướng dẫn quy định tại Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, khoản 46 Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.


  • Đối với các trạm cấp, trạm nạp LPG

Trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào ô tô, xe bồn phải có hồ sơ chất lượng sản phẩm (bao gồm tên, chủng loại, tiêu chuẩn công bố, nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng) đối với từng loại LPG được nhập vào trạm do nhà phân phối cung cấp; Không được làm thay đổi chất lượng của LPG dưới bất cứ hình thức nào trong quá trình cấp và nạp LPG; Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định hiện hành đối với LPG chai trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường; Có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/TS 29001; Cán bộ, nhân viên trực tiếp liên quan đến hoạt động cấp, nạp LPG phải được đào tạo và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý chất lượng LPG trong kinh doanh.

  • Đối với cơ sở tồn chứa, phân phối, vận chuyển

Cán bộ, nhân viên hoạt động trực tiếp quản lý chất lượng phải được đào tạo và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý chất lượng LPG trong kinh doanh.

  • Đối với cửa hàng bán LPG

Có hồ sơ chất lượng sản phẩm (bao gồm tên, chủng loại, tiêu chuẩn công bố, nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng) đối với từng loại LPG được nhập vào cửa hàng do nhà phân phối cung cấp; Bảo đảm chất lượng LPG chai bán ra cho người tiêu dùng phù hợp với nhãn hàng hóa đã đăng ký.

1.2. Giải pháp tổ chức xây dựng và thực hiện chiến lược kênh phân phối LPG của doanh nghiệp

Theo đặc thù của mỗi doanh nghiệp, việc tổ chức kênh phân phối gắn liền với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Để hoàn thiện hệ thống phân phối kinh doanh nhằm đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, vì mục đích bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào thị trường LPG phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết phải có những nghiên cứu lý luận kết hợp với tiến hành điều tra khảo sát thực tế.

Hệ thống phân phối kinh doanh LPG tại Việt Nam đã cơ bản hình thành và trong quá trình cần phải hoàn thiện hơn nữa về tổ chức kênh phân phối và phát triển cơ sở hạ tầng. Qua nghiên cứu các lý luận và điều tra khảo sát thực tế thị trường LPG, cần duy trì và phát triển việc xây dựng kênh phân phối theo chiều dọc (VMS)/ hoặc đa cấp (MMS) theo công ty hoặc theo hợp đồng để đảm bảo trách nhiệm của các đơn vị tham gia vào hệ thống phân phối kinh doanh với sản phẩm LPG cung cấp cho người tiêu thụ.

Bên cạnh đó thực hiện việc loại bỏ kênh phân phối theo chiều dọc/ hoặc đa cấp tự điều hành không có sự giám sát của công ty hoặc không có sự thỏa thuận bằng hợp đồng ký kết (mua đứt bán đoạn); tổ chức kênh phân phối của các công ty cần quy định các điều kiện về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh LPG, dịch vụ kho chứa; dịch vụ vận chuyển; doanh trạm nạp LPG chai/ trạm nạp LPG tô tô/ trạm cấp; tổng/đại lý kinh doanh LPG; cửa hàng bán chai LPG; xác định loại hình, công nghệ, quy mô thích hợp cho cơ sở hạ tầng.



1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết giữa các thành viên, doanh nghiệp trong kênh phân phối LPG

Trong hệ thống sản xuất và phân phối LPG cần có sự hợp tác, liên doanh, liên kết đa dạng giữa các doanh nghiệp nhằm huy động được nguồn vốn, khai thác được năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc liên kết có thể thực hiện thông qua các hình thức như góp vốn đầu tư các nhà máy sản xuất LPG, khai thác chung cầu cảng, hỗ trợ về hoá nghiệm, phòng cháy chữa cháy hoặc cho thuê sức chứa. Việc tăng cường liên kết sẽ giúp cho Doanh nghiệp khai thác được những thế mạnh của mình, đồng thời khắc phục được những điểm yếu của mình, có thể thực hiện theo hướng sau:

- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh LPG trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nguồn nguyên vật liệu, những doanh nghiệp có tiềm lực về vốn . Việc tăng cường liên kết này một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển , mặt khác tạo nguồn nguyên liệu ổn định, bảo đảm về mặt chất lượng cũng như khối lượng một cách lâu dài và có chủ động cho Doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp kinh doanh LPG cần có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị sản xuất LPG. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho doanh nghiệp ổn định được nguồn hàng, đảm bảo ổn định hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.

Nói tóm lại, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong kênh phân phối LPG có vai trò lớn trong công tác khắc phục những điểm yếu của doanh nghiệp đồng thời thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi và qui mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác tăng cường liên kết kinh tế cần phải thận trọng trong việc tìm kiếm đối tác để liên kết để hạn chế những thiệt thòi, tổn thất trong quá trình liên kết.

2. CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

2.1. Chính sách phát triển sản xuất LPG

- Nhà nước có cơ chế hỗ trợ tích cực cho các hoạt động khoa học công nghệ, hình thành doanh nghiệp mới, tiếp cận thị trường … trong lĩnh vực sản xuất LPG. Xây dựng chính sách thu hút các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, thợ có tay nghề cao, yên tâm công tác tại các cơ quan và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất LPG.

- Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung nghiên cứu để ban hành các quy định phù hợp và có liên quan đến công tác di dân và giải phóng mặt bằng nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai đúng thời hạn và đúng tiến độ các dự án.

- Có chính sách hỗ trợ từ hậu cần rõ ràng: Nhà nước đầu tư điều tra cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng chung (đường xá, bến cảng, hệ thống thông tin, nhà ở …) tại các khu vực đầu tư xa xôi, kém phát triển; hỗ trợ về chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực …

- Có các định hướng cụ thể về lập các liên minh chiến lược giữa các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài để phát triển hệ thống sản xuất LPG. Ưu tiên hợp tác với các đối tác truyền thống, các nước và công ty có bề dày kinh nghiệm về công nghệ để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất LPG.

- Chú trọng đầu tư phát triển năng lực hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước từng bước hình thành và phát triển kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết về hoạt động sản xuất LPG.

- Cần ưu tiên đẩy mạnh đầu tư cho khoa học – công nghệ vì trong thời kỳ tới, vai trò của nghiên cứu khoa học công nghệ sẽ ngày càng trở nên quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước, cũng như các đơn vị sản xuất kinh doanh có thể xây dựng và hoặc hoàn thiện chiến lược, chính sách, để sáng tạo qui trình, công cụ quản lý hiệu quả, để lựa chọn và ứng dụng, cải tiến thành công công nghệ tiên tiến trong phát triển các lĩnh vực phù hợp theo các định hướng, mục tiêu chiến lược, phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ theo từng thời kỳ.

2.2. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống phân phối LPG

- Thường xuyên giám sát việc thực hiện Nghị định của Chính phủ về kinh doanh LPG để phát hiện những điểm bất cập cần bổ sung điều chỉnh kịp thời. Có cơ chế hợp lý về giá bán LPG.

- Đầu tư xây dựng hệ thống vận tải và kho LPG được thực hiện theo Luật đầu tư của Việt Nam, tuy nhiên đây là loại công trình có hai đặc thù:

+ Công trình đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội. Có thể xác định là công trình hạ tầng. Phải xây dựng đủ kho LPG đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của xã hội.

+ Công trình có nguy cơ rất cao về mất an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường. Phần vốn đầu tư để bảo đảm an toàn PCCC và vệ sinh môi trường chiếm tỉ trọng lớn nhưng không trực tiếp tác động vào lợi nhuận nên các chủ đầu tư thường quan tâm không đầy đủ.

- Nhà nước và các địa phương cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư (bằng vốn tự cân đối của doanh nghiệp) xây dựng kho LPG nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng nhiên liệu tại mỗi vùng, địa phương. Khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong lĩnh vực an toàn PCCC và vệ sinh môi trường.

Các chính sách cần nghiên cứu áp dụng là:

- Ưu tiên quĩ đất quy hoạch để xây dựng kho cảng LPG.

- Bố trí kho LPG vào các quy hoạch khu công nghiệp để khai thác chung các công trình hạ tầng như nạo vét luồng lạch, đường giao thông, cấp điện, cấp nước ...

- Ưu tiên về vay tín dụng

- Đối với các kho cảng xây dựng mới, được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 02-03 năm đầu khai thác.

Việc xây dựng các tuyến ống dẫn chính cần được quan tâm của Nhà nước và các Bộ, ngành; hỗ trợ xây dựng hệ thống đường ống dẫn LPG như công trình cơ sở hạ tầng và cho phép sử dụng phần nguồn vốn tài trợ phát triển (ODA) để xây dựng hệ thống đường ống vận chuyển LPG giữa các vùng lãnh thổ như từ Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn nối ra hệ thống tuyến ống đến các khu vực trung chuyển của các địa phương.

Từng bước xây dựng hệ thống kho dự trữ quốc gia mặt hàng LPG, bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam.

Hướng đến việc tập trung các kho cảng tiếp nhận đầu mối thành các cụm lớn nhằm khai thác tối ưu cơ sở vật chất kỹ thuật, thành lập các Tổng công ty kho vận. Giảm thiểu và tiến tới không cấp phép đầu tư tràn lan các kho cảng LPG để tránh lãng phí và tăng thêm các nguy cơ mất an toàn về cháy nổ, ô nhiễm môi trường

Khả năng chế tạo các phương tiện vận tải trong nước ngày một lớn trong khi các doanh nghiệp đang thiếu năng lực đội tàu biển, tàu sông và xe bồn. Cần khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tàu dầu của Vinashin đóng trong nước và các xe bồn chuyên dụng do các nhà máy ô tô sản xuất.

2.3. Chính sách về tài chính và ưu đãi phát triển sản xuất, phân phối LPG

- Tạo thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được tiếp cận các nguồn tài chính một cách bình đẳng, nhanh chóng.

- Sử dụng công cụ thuế, lệ phí một cách linh hoạt, phù hợp với các cam kết quốc tế để khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, đồng thời bảo hộ hợp lý một số sản phẩm dầu khí.

- Áp dụng linh hoạt các chính sách huy động vốn từ các nguồn trong và ngoài nước để đảm bảo vốn đầu tư thực hiện quy hoạch, kể cả hình thức thuê tài chính, vốn ứng trước đối với khách hàng.

- Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuần túy (vì mục tiêu lợi nhuận) và các doanh nghiệp nhà nước được thành lập để đảm trách các nhiệm vụ đầu tư phục vụ mục tiêu chiến lược và hoặc chính trị của Chính phủ cần được phân biệt rõ ràng và có cơ chế quản lý, ưu đãi riêng.

- Có những chính sách và cơ chế đảm bảo an toàn và hỗ trợ thu xếp vốn cho các chủ đầu tư dự án sản xuất LPG bằng các hình thức bảo lãnh của Nhà nước về vốn hoặc trong vay vốn, hỗ trợ vốn với các điều kiện ưu đãi (như lãi suất ưu đãi, thời gian cho vay dài...).

- Đơn giản hóa các thủ tục thu xếp vốn đầu tư. Chống tiêu cực một cách nghiêm túc, kiên quyết loại trừ tham nhũng và các hình thái tiêu cực khác trong các khâu của hoạt động đầu tư.

- Áp dụng thuế suất ưu đãi cho các thiết bị, công nghệ, phương tiện sử dụng trong hệ thống sản xuất LPG.

- Đưa các dự án sản xuất LPG vào danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư (điều 27 Luật đầu tư - số 59/2005/QH11)

- Cho phép dự án được áp dụng mức thuế suất Thuế TNDN ưu đãi 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án (điểm 5, điều 1 Nghị định 164/2005/NĐ-CP).



3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện “Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng LPG giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030”

Trên cơ sở quy hoạch, Bộ Công thương cụ thể hóa, tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng LPG giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030, các kế hoạch chi tiết theo định kỳ 5 năm, hàng năm phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, kiểm tra thực hiện quy hoạch; đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện Quy hoạch. Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.

2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng LPG, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.




KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dự án “Quy hoạch hệ thống sản xuất và phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030” được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế thực trạng phát triển một số hệ thống sản xuất và phân phối LPG chủ đạo trên các vùng miền và các thông tin, tư liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau phản ảnh tình hình thực tế cũng như triển vọng phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Qua phân tích số liệu và khảo sát thực tế cho thấy :



  • Hệ thống sản xuất LPG của Việt Nam mới hình thành, còn nhiều yếu kém về sản lượng cũng như công nghệ, nguồn lực. Sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ LPG trong nước.

  • Hệ thống phân phối đã phát triển nhanh theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia trong đó Nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát và chi phối thị trường. Có trên 10 đầu mối nhập khẩu LPG là các Tổng công ty lớn của Nhà nước, hình thành các trung tâm phân phối lớn ở mỗi khu vực cung ứng với hệ thống cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh từ hệ thống vận tải, tiếp nhận tồn chứa, cung ứng và mạng lưới bán buôn, bán lẻ.

  • Hệ thống kho cảng tiếp nhận đầu mối phân bổ ở các vùng cung ứng đáp ứng được nhu cầu phân phối LPG, quyền sở hữu đang tập trung vào các doanh nghiệp lớn như PVGas và Petrolimex Gas. Hệ thống vận tải LPG còn nhiều hạn chế, phương tiện vận tải, đặc biệt là vận tải đường biển, vận tải đường sông còn thiếu nhiều và lạc hậu.

  • Hệ thống kho trung chuyển còn thiếu, nhiều kho đã xuống cấp hoặc lạc hậu. Hệ thống bán lẻ LPG tập trung quá dày ở các khu vực đô thị; quy mô cửa hàng quá nhỏ, hình thức đa số là xấu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về cháy nổ và vệ sinh môi trường.

  • Về cấp độ khoa học công nghệ và hệ thống kỹ thuật kèm theo đã có những tiến bộ đáng kể, đã đầu tư tự động hoá một số công đoạn thiết yếu, nhưng nhìn chung trình độ chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều công trình đã đầu tư công nghệ mới, thiết bị công nghệ, đo lường, an toàn PCCC, xử lý chất thải... nhưng thiếu đồng bộ nên không phát huy hiệu quả.

  • Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý sản xuất và kinh doanh LPG đã được Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương quan tâm xây dựng và thực hiện. Tuy nhiên việc bổ sung, điều chỉnh còn chậm

  • Trong thời kỳ từ nay đến năm 2020, triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cùng với tác động của các yếu tố trong và ngoài nước chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức trong việc phát triển hệ thống sản xuất và phân phối LPG trên thị trường Việt Nam. Những thách thức đặt ra các vấn đề có liên quan đến yêu cầu phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG cho hài hòa, phù hợp với điều kiện phát triển trong từng giai đoạn. Trên cơ sở phân tích những vấn đề đặt ra, dự án đã đưa ra những quan điểm, mục tiêu cũng như cơ sở để xác lập các phương án quy hoạch hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG trong thời kỳ đến 2020, có xét đến năm 2030. Đồng thời, để đảm bảo việc thực hiện các phương án quy hoạch có hiệu quả, dự án cũng đề cập đến các giải pháp, chính sách phát triển chủ yếu.

Để quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG trong thời kỳ đến 2020, có xét đến năm 2030 đi vào thực tiễn góp phần đóng góp đáng kể vào tăng trưởng ngành công nghiệp khí nói riêng và kinh tế xã hội nói chung, dự án đề xuất một số kiến nghị sau :

  1. Dự án Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối LPG đến năm 2020, có xét đến năm 2030 thực chất là quy hoạch công nghiệp và thương mại. Sau khi phê duyệt, Bộ Công Thương quản lý và làm căn cứ cân đối cung cầu để thẩm định, phê duyệt các dự án xây dựng nhà máy lọc dầu, kho LPG của tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh LPG trên lãnh thổ Việt Nam.

  2. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh LPG trên cả nước, việc bắt buộc xây dựng các kho LPG theo quy hoạch và phải đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ tạo ra sự bình đẳng trong cạnh tranh. Vì vậy, ngoài việc đánh giá về năng lực sức chứa kho bể theo quy hoạch, các cấp quản lý Nhà nước phải xem xét đánh giá các chỉ tiêu về trình độ khoa học - công nghệ, các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn về môi trường của dự án trước lúc phê duyệt.

  3. Hiện kho lạnh trên bờ của Tổng công ty Khí Việt Nam có sức chứa 60 ngàn tấn LPG đặt tại Kho cảng Thị Vải (huyện Tân Thành) vừa đưa vào hoạt động, điều này đồng nghĩa với việc Công ty thực hiện thủ tục hải quan về XNK ngày càng nhiều và đa dạng hóa loại hình. Vì vậy, đề nghị Cục Hải quan hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp làm thủ tục chuyển hàng tạm nhập, tái xuất từ kho nổi về kho lạnh; Cho phép doanh nghiệp quản lý hàng tạm nhập, tái xuất tại Kho lạnh Thị Vải ...

  4. Tính chất của quy hoạch là mở và diễn biến về phát triển kinh tế xã hội cũng như tiêu thụ năng lượng nói chung và LPG nói riêng còn có nhiều biến động sau năm 2015. Do vậy cần có sự điều chỉnh quy hoạch để xác lập chuẩn hơn về dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG và phát triển các nhà máy lọc hoá dầu, hệ thống kho LPG.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU


  1. Chiến lược phát triển ngành Dầu khí VN đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 09/03/2006

  2. Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo QĐ số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007.

  3. Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2009 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015, định hướng đến năm 2025

  4. Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính Phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng

  5. Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về Ban hành quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai;

  6. Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;

  7. Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và một số văn bản khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như quản lý kinh doanh mặt hàng khác đã được ban hành nhằm tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.

  8. Nghị định số 118/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.
  9. Nghị định số 105/2011/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng


  10. Quyết định số 28/2006/QĐ-BCN ngày 16/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về Ban hành quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về giao nhận, vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng bằng bồn chứa;

  11. Thống kê nhập khẩu LPG giai đoạn 2006-2012 của Cục CNTT và Thống kê Hải Quan

  12. TCVN-5307-2002: Kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ.Yêu cầu thiết kế.

  13. QCXDVN 01/2008/BXD do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008;

  14. TCVN 6223-2011: Yêu cầu chung về an toàn cửa hàng kinh doanh khí hóa lỏng;

  15. TCVN 6304-1997: Yêu cầu chung về bảo quản, xếp dỡ vận chuyển chai khí hóa lỏng;

  16. QCVN 8:2012/BKHCN về Quy định về quản lý chất lượng đối với khí dầu mỏ hóa lỏng, được ban hành theo Thông tư số 10/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

  17. Qui hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ký ngày 04 tháng 4 năm 2006.

  18. Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến đến năm 2020.

  19. Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

  20. Báo cáo kết quả giám sát môi trường trong và xung quanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất năm 2012. Đơn vị tư vấn: Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường.

  21. Báo cáo kết quả giám sát môi trường đợt 1 năm 2011 tại Nhà máy xử lý khí Dinh Cố. Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Bà Rịa – Vũng Tàu.

  22. Tổng công ty dầu khí Việt Nam – Trung tâm an toàn và môi trường dầu khí (1998), Đánh giá rủi ro cho hệ thống đường ống Phú Mỹ - Bạch Hổ.

  23. Lý Ngọc Minh (2010), “Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Viện môi trường và tài nguyên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

  24. Phạm Thị Dung (2002), “Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của các công trình sử dụng khí đề án Bạch Hổ và đề xuất phương án quản lý môi trường”, Luận văn cao học, Viện môi trường và tài nguyên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

  25. Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định 791/QĐ-TTg ngày 12.08.2005 của Thủ tướng Chính phủ).

  26. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ký ngày 15 tháng 01 năm 2002.

  27. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sông Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ký ngày 03 tháng 02 năm 2000.

  28. Quy hoạch phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) .

  29. Quy hoạch phát triển một số cơ sở hạ tầng Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (đã được Bộ Thương mại phê duyệt năm 2007).

  30. Quy hoạch phát triển một số cơ sở hạ tầng Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (đã được Bộ Thương mại phê duyệt năm 2007).

  31. Quy hoạch phát triển một số cơ sở hạ tầng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (đã được Bộ Thương mại phê duyệt năm 2007).

  32. Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050(Quyết định số 1518/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ ).

  33. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020 (Quyết định số 18/2009/QĐ-TTg ngày 03/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

  34. Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Quyết định số 1601/2009/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

  35. Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050

  36. Quy hoạch phát triển hệ thống kho chứa, trạm chiết nạp, hệ thống cửa hàng kinh doanh LPG một số địa phương như Thái Bình, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Kon Tum ….

  37. Báo cáo hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và dự kiến quy hoạch phát triển hệ thống phân phối LPG của các đơn vị sản xuất và kinh doanh LPG. (văn bản gửi Bộ Công Thương và biên bản làm việc với đơn vị tư vấn)

  38. Trang thông tin điện tử của một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh LPG

  39. Số liệu về các Nhà máy lọc dầu (FS, Thiết kế kỹ thuật...)

  40. Số liệu sản xuất, kinh doanh LPG của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh LPG.



1






Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương