Danh mục những từ viết tắT


Cân đối cung cầu phương án kịch bản cao



tải về 2.53 Mb.
trang14/19
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.53 Mb.
#9724
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19


Cân đối cung cầu phương án kịch bản cao Đơn vị tính: nghìn tấn LPG

TT

Năm

Tổng cung

Tổng cầu

Thiếu hụt

Đồng bằng Sông Hồng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng Sông Cửu Long

1

2013

609

1.409,72

800,72

323,72

95,63

96,42

109,25

64,52

444,74

275,43

2

2014

587

1.498,18

911,18

344,03

101,63

102,47

116,11

68,57

472,65

292,71

3

2015

892

1.591,61

699,61

365,48

107,97

108,86

123,35

72,85

502,13

310,97

4

2016

920

1.684,02

764,02

386,70

114,24

115,18

130,51

77,08

531,28

329,02

5

2017

775

1.787,43

1.012,43

410,45

121,26

122,26

138,52

81,81

563,90

349,23

6

2018

931

1.894,61

963,61

435,06

128,53

129,59

146,83

86,72

597,72

370,17

7

2019

877

2.008,02

1.131,02

461,10

136,22

137,34

155,62

91,91

633,50

392,32

8

2020

1349

2.126,43

777,43

488,30

144,25

145,44

164,80

97,33

670,85

415,46

9

2021

1329

2.650,46

1.321,46

608,63

179,80

181,29

205,41

121,31

836,17

517,84

10

2022

1261

2.845,85

1.584,85

653,50

193,06

194,65

220,55

130,25

897,82

556,02

11

2023

1163

3.052,52

1.889,52

700,95

207,08

208,79

236,57

139,71

963,02

596,40

12

2024

1072

3.269,02

2.197,02

750,67

221,77

223,60

253,35

149,62

1031,32

638,70

13

2025

1116

3.495,52

2.379,52

802,68

237,13

239,09

270,90

159,99

1102,78

682,95

14

2026

1084

3.731,94

2.647,94

856,97

253,17

255,26

289,22

170,81

1177,36

729,14

15

2027

1127

3.983,72

2.856,72

914,79

270,25

272,48

308,74

182,34

1256,80

778,34

16

2028

1115

4.239,19

3.124,19

973,45

287,58

289,95

328,53

194,03

1337,39

828,25

17

2029

1081

4.505,81

3.424,81

1034,68

305,67

308,19

349,20

206,23

1421,51

880,34

18

2030

1131

4.782,37

3.651,37

1098,18

324,43

327,11

370,63

218,89

1508,76

934,38

PHẦN III


QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI LPG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2030
1. Quan điểm quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối LPG

- Phát triển ngành công nghiệp LPG thành một ngành công nghiệp quan trọng trên cơ sở sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nguyên liệu trong nước, có tính đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

- Quy hoạch hệ thống sản xuất và phân phối LPG cần được thực hiện theo hướng phát huy nội lực đồng thời đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế nhằm huy động mọi nguồn lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý trong các dự án sản xuất và phân phối LPG. Phát triển phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, nhanh chóng hòa nhập trong môi trường cạnh tranh của khu vực.

- Tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hiện có, ưu tiên xem xét các khả năng nâng cấp hoặc mở rộng công suất để phù hợp với khả năng phát triển nguồn bổ sung trước khi tính toán các phương án phát triển các dự án mới.

- Phát triển các dự án sản xuất và phân phối LPG ở các vùng có lợi thế về nguồn nguyên liệu, thị trường, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, có tính đến yếu tố phân bố lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quy mô toàn quốc. Quy mô sản xuất phải đủ lớn để đảm bảo tính kinh tế và có tính đến mở rộng sau này.

- Doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực sản xuất và phân phối LPG, đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tàng trữ, kinh doanh, phân phối LPG.

- Phát triển bền vững ngành công nghiệp sản xuất LPG theo hướng đồng bộ, an toàn, chất lượng, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh thị trường và đi đôi với việc đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái, tiết kiệm năng lượng cho sự phát triển bền vững của đất nước, hướng tới lợi ích chung của cộng đồng xã hội.

- Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG phải có tính kế thừa: Khai thác cơ sở vật chất hiện có, giảm thiểu vốn đầu tư. Ngoài ra, quy hoạch cần tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá từ các quy hoạch, dự án đã được hoàn thành; mang lại quyền lợi bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh LPG và tính đến yếu tố hội nhập của nền kinh tế. Đồng thời, Quy hoạch phải có tính mở để có khả năng điều chỉnh trong tương lai.



2. Mục tiêu quy hoạch

  • Mục tiêu chung

- Thực hiện các mục tiêu trong chiến lược và quy hoạch phát triển ngành dầu khí, quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khí liên quan đến lĩnh vực sản xuất và phân phối LPG.

- Phát triển công nghiệp sản xuất LPG trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, phạm vi hoạt động toàn quốc, sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận và mức tăng trưởng cao, năng lực cạnh tranh mạnh. Đáp ứng đủ nhu cầu cho các ngành nghề, các đối tượng sử dụng của nền kinh tế quốc dân.

- Xây dựng các Nhà máy sản xuất LPG tập trung ở các vùng có lợi thế về nguyên liệu, thị trường và cơ sở hạ tầng, có tính đến phân bố lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên toàn quốc.

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao nhằm tạo ra sản phẩm LPG chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, có sức cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo các yếu tố về môi trường.



  • Mục tiêu cụ thể

- Phát triển hệ thống sản xuất LPG (Nhà máy lọc dầu, Nhà máy xử lý khí) đi trước một bước để khuyến khích hoạt động tìm kiếm thăm dò, thúc đẩy hoạt động khai thác, nhập khẩu khí và phát triển thị trường tiêu thụ.

- Ưu tiên và tập trung phát triển trước hệ thống sản xuất LPG tại các khu vực thị trường đã có (Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội) và tại các địa phương có kinh tế phát triển năng động và gần nguồn cung cấp (Quảng Trị, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Long An,, Hải Phòng, Thanh Hóa, Cà Mau ...). Thị trường phát triển chủ yếu căn cứ theo nguồn cung cấp (Nhà máy sản xuất) trong khu vực, hạn chế vận chuyển từ nơi xa.

- Lựa chọn địa điểm và thiết kế cảng, kho nhập khẩu LPG sao cho đáp ứng được mục tiêu sử dụng tối ưu quỹ đất và mặt biển để phát triển bền vững ngành công nghiệp dầu khí và công nghiệp hàng hải trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

- Kho LPG đầu mối:

+ Từ sau 2015, chỉ xem xét các kho LPG có công suất tối thiểu 2500 tấn

+ 50% sức chứa kho của Hệ thống kho sản phẩm của Nhà máy lọc dầu được tính làm kho đầu mối

+ Sức chứa của kho LPG đầu mối đảm bảo đáp ứng yêu cầu dự trữ 15 ngày cung cấp trong giai đoạn đến 2030. Tận dụng tối đa kế hoạch đầu tư hiện có về mở rộng và xây mới kho LPG quy mô tối thiểu 2500 tấn của các DN.

+ Khuyến khích đầu tư công nghệ kho lạnh, quy mô lớn cho các dự án kho đầu mối mới. Tại mỗi khu vực có nhu cầu tiêu thụ cao (Bắc bộ và Nam bộ) có tối thiểu 01 kho lạnh để đáp ứng nhu cầu thị trường tại chỗ và phần nào hỗ trợ thị trường khu vực lân cận.

- Xác định nhu cầu xây dựng hệ thống các nhà máy lọc dầu, cơ sở vật chất phân phối LPG (kho cảng, hệ thống vận tải, hệ thống bán lẻ... ) để đáp ứng nhiệm vụ bảo đảm an ninh LPG trong điều kiện cung, cầu LPG trên thế giới luôn biến động, diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho các nước phải nhập khẩu LPG như Việt Nam. Dựa trên khả năng khai thác tối đa năng lực hiện có, tính nhu cầu xây dựng các nhà máy lọc dầu, chế biến LPG, bổ sung hệ thống kho cảng LPG, hệ thống vận tải LPG trên phạm vi cả nước và các vùng cung ứng trong thời kỳ quy hoạch.

- Xác định những dự án lớn cần triển khai trong giai đoạn 2010-2015 để hoàn thiện hệ thống phân phối LPG có quan hệ hữu cơ với hệ thống sản xuất LPG, đặc biệt là hệ thống kho cảng đầu mối và hệ thống vận tải LPG nối kết giữa các nhà máy lọc dầu với các tổng kho LPG và các trung tâm phân phối.



  1. Định hướng phát triển

- Thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án Nhà máy xử lý khí và Nhà máy lọc dầu, kho tồn chứa LPG đã được phê duyệt.

- Nghiên cứu đầu tư xây dựng các kho tồn chứa LPG trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của tất cả các loại hình hộ tiêu thụ sử dụng LPG.

- Tích cực thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài để phát triển nhanh công nghiệp chế biến dầu khí (lọc dầu, xử lý khí). Kết hợp có hiệu quả giữa các công trình lọc, hoá dầu, chế biến khí để tạo ra được các sản phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu của thị trường ở trong nước và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.

- Giai đoạn tới năm 2015, đưa Nhà máy xử lý khí Cà Mau (GPP Cà Mau) vào hoạt động.

- Giai đoạn tới năm 2016, đưa Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn vào hoạt động.

- Giai đoạn tới năm 2018, đưa Nhà máy lọc dầu Vũng Rô vào hoạt động.

- Giai đoạn tới năm 2020, đưa Nhà máy lọc dầu Long Sơn vào hoạt động.
CHƯƠNG V

CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

5.1. LUẬN CHỨNG CÁC PHƯƠNG ÁN/KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI LPG

5.1.1. Những vấn đề chung

Các phương án phát triển hệ thống sản xuất và phân phối LPG phụ thuộc vào các kịch bản phát triển kinh tế xã hội, bao gồm:

- Phương án phát triển thấp

- Phương án phát triển cơ sở

- Phương án phát triển cao

Trong phần phân tích phát triển kinh tế xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống sản xuất, tiêu thụ LPG cũng như trong phần dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG ở các chương trên đã đưa ra những kịch bản khác nhau.

Do nước ta có nguồn dầu thô nhưng chưa đủ chủng loại và số lượng cho các nhà máy lọc dầu, nên có thể có các phương án:

- Bán toàn bộ dầu thô, nhập khẩu toàn bộ LPG nhiên liệu

- Bán một phần dầu thô, nhập dầu thô có đặc tính kỹ thuật phù hợp để phối kết với dầu thô trong nước cung cấp cho các nhà máy lọc dầu. Xây dựng nhanh các nhà máy lọc dầu với công suất lớn để cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và trở thành nước xuất khẩu LPG trong khu vực

- Xây dựng dần các nhà máy lọc dầu đáp ứng từng bước nhu cầu tiêu thụ trong nước. Phần thiếu vẫn nhập khẩu.

Do nước ta còn nghèo, có nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế thiếu vốn, nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật còn thiếu, kinh nghiệm còn non kém nên việc đầu tư ồ ạt vào nhà máy lọc dầu khó khả thi. Phương án chọn vẫn là xây dựng các nhà máy lọc dầu theo chương trình đã được Bộ Công Thương xem xét và Chính Phủ chấp thuận như nội dung của Chiến lược phát triển ngành Dầu khí và Quy hoạch tổng thể ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó chương trình xây dựng các nhà máy lọc dầu tập trung vào 03 nhà máy (Dung Quất, Nghi Sơn và Long Sơn) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số dự án ngoài PVN nhưng có tính khả thi cao (Vân Phong, Vũng Rô, Cần Thơ...)

Khai thác tối ưu nguồn nguyên liệu trong nước để xây dựng và mở rộng các nhà máy pha chế condensate, nhiên liệu sinh học.

Từ các vị trí xác định của các nhà máy lọc dầu cũng như công suất lọc dầu, có thể xây dựng các phương án phân phối LPG, bao gồm:

- Khai thác tối đa sản phẩm lọc dầu để cung cấp cho thị trường trong nước, chỉ xuất khẩu khi dư thừa. Phương án này cần có sự chỉ đạo điều hành của Chính Phủ vì với các nhà máy có vốn nước ngoài, việc tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam hay xuất đi nước khác do chủ dự án quyết định.

- Cung cấp sản phẩm từ nhà máy đến các hộ tiêu thụ theo phương án vận tải ngắn nhất để giảm chi phí lưu thông. Vấn đề này cũng cần có sự điều phối của các cơ quan quản lý Nhà nước vì mỗi nhà máy do một chủ đầu tư khác nhau quản lý. Việc chia sẻ thị phần, nguồn lợi tại mỗi vùng miền là khó thoả thuận.

Như vậy việc bao tiêu sản phẩm lọc dầu của các nhà máy phải cân đối trên bình diện chung chứ không xét riêng mỗi doanh nghiệp. Chỉ có như vậy mới có thể tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo phương án có lợi nhất cho xã hội.

Phát triển hệ thống phân phối LPG từ khâu vận tải, tồn chứa vào kho đầu mối đến vận tải về kho tuyến sau và hộ tiêu thụ cũng phải tính toán theo các phương án vận tải hợp lý nhất. Các doanh nghiệp cần sớm khắc phục việc vận chuyển vòng vo hoặc vận tải bộ quá xa.

Khi xây dựng quy hoạch này chọn các điều kiện sau để tính toán:

a) Nhu cầu hệ thống kho chứa được tính theo phương án cao của dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG.

b) Thời điểm có sản phẩm của nhà máy lọc dầu lấy theo kế hoạch của các doanh nghiệp nhưng tính chậm thêm 01- 02 năm (theo kinh nghiệm thực tế các dự án thường chậm tiến độ).

c) Công suất và sản phẩm của các Nhà máy lọc dầu chưa xây dựng tạm thời lấy theo dự án.

d) Một số Nhà máy lọc dầu mới đăng ký để xin chủ trương, chưa có đủ căn cứ để đưa vào cân đối cung cầu thì tạm thời chưa tính đến sản phẩm của các nhà máy này, chỉ coi như dạng tiềm năng (ví dụ nhà máy lọc dầu Đình Vũ, Hải Hà...)

e) Xác định nhu cầu sức chứa của hệ thống kho cảng LPG căn cứ vào tính toán lượng LPG tiêu thụ tại mỗi vùng, miền và nguồn cung ứng (nhà máy lọc dầu trong nước hay nhập ngoại, cung ứng tại khu vực hay chuyển từ vùng khác đến). Kết quả tính được sức chứa tối thiểu cần có ở mỗi khu vực.

f) Các dự án đang triển khai của các doanh nghiệp được xác lập là sẽ hoàn thành trong giai đoạn quy hoạch (trong vòng 05 năm từ 2010-2015). Các dự án của các doanh nghiệp đề xuất trong các văn bản với Bộ Công Thương sẽ xây dựng trong giai đoạn 2011-2025 thực chất là quy hoạch của doanh nghiệp. Chúng tôi chỉ tập hợp chung làm tài liệu tham khảo và đối chiếu với tổng nhu cầu phát triển tại mỗi vùng cung ứng và cả nước để cân đối chung, đánh giá về khả năng thực thi của các dự án này.

g) Trong việc xác định nhu cầu sức chứa của hệ thống sản xuất và phân phối LPG có tính đến sức chứa dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia nhưng không xác định nhu cầu sức chứa các kho ngoại quan và các kho của Bộ Quốc Phòng, Công An (với nhiệm vụ riêng).

h) Quy hoạch vận tải LPG trong dự án này là quy hoạch tổng thể, có tính định hướng và mở. Trong quy hoạch vận tải đường ống có xác định cụ thể một số tuyến ống quan trọng cần đầu tư trong giai đoạn 2011-2020. Về xác định năng lực vận tải biển, vận tải đường thủy, đường bộ cũng mang tính tổng quát, chưa tính toán sâu về nhu cầu năng lực vận tải (các loại phương tiện vận tải đường thuỷ, bộ).



5.1.2. Phân vùng cung ứng và định hướng vận tải LPG

Việc phân vùng cung ứng phụ thuộc vào điều kiện địa lý và việc phân bố các kho cảng tiếp nhận đầu mối, nhà máy lọc dầu.

Trong dự án này kế thừa cách phân vùng cung ứng của các dự án trước đây (Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2025), theo đó chúng tôi chia ra 05 vùng cung ứng, gần tương ứng với 05 vùng lãnh thổ, bao gồm:

a) Khu vực Bắc Bộ (các tỉnh thành phố thuộc Đồng bằng Sông Hồng, Trung du miền núi phái Bắc và Tây Bắc).

Khu vực này được cung cấp LPG từ các kho cảng đầu mối ở Hải Phòng với nguồn nhập ngoại và từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sau này sẽ tiếp nhận sản phẩm của Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn và tiêu thụ nhiên liệu sinh học của nhà máy ở Phú Thọ, chậm hơn nữa là sản phẩm của nhà máy lọc dầu Đình Vũ. Các trung tâm phân phối lớn nằm ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội. Việc vận chuyển sản phẩm của Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn cung cấp cho khu vực Bắc Bộ có thể thực hiện theo 02 phương án:

- Vận tải ven biển từ cảng xuất sản phẩm của Nhà máy ra các cảng tiếp nhận đầu mối ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Sau dó vận tải đường ống, đường thuỷ, đường bộ cung cấp cho toàn khu vực qua các kho tuyến sau.

- Vận tải theo tuyến ống từ Nghi Sơn ra khu vực Nam Hà Nội.

Tại khu vực sẽ phát triển các loại hình vận tải:

+ Vận tải đường biển (viễn dương để nhập ngoại và ven biển để vận chuyển sản phẩm nhà máy lọc dầu)

+ Vận tải đường ống: cần nâng cấp và mở rộng tuyến theo hướng nối kết với tuyến ống từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ra Hà Nam và phát triển về phía Tây của Hà Nội

+ Mở thêm các kho trung chuyển đường sông ở các tỉnh có hệ thống sông Hồng và Thái Bình chảy qua.

+ Tăng năng lực vận tải đường bộ từ các trung tâm phân phối đến các hộ tiêu thụ, cửa hàng bán lẻ .

b) Khu vực Bắc Trung Bộ (các tỉnh thành phố từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế)

Khu vực Bắc Trung Bộ được cung cấp LPG từ các kho cảng đầu mối ở Nghệ An (Nghi Hương + Bến Thuỷ), Hà Tĩnh (Vũng Áng), Quảng Trị (Cửa Việt). Các kho cảng Ranh (Quảng Bình), Chân Mây và Thuận An (Thừa Thiên Huế) cũng được xếp loại trung chuyển đường biển. Nguồn cung cấp là nhập ngoại trực tiếp hoặc trung chuyển từ các kho cảng đầu mối ở Hải Phòng, Quảng Ninh và từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sau này sẽ tiếp nhận sản phẩm của Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn. Do đặc thù về địa lý trải dài theo đường biển, mỗi tỉnh thành phố hình thành các trung tâm phân phối.

Do khu vực tiêu thụ không nhiều LPG, có nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và có thể tiếp nhận sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất theo đường biển rất thuận lợi nên trong tương lai khu vực không cần nhập khẩu LPG, chỉ khai thác nguồn từ các nhà máy lọc dầu trong nước. Tại khu vực sẽ phát triển các loại hình vận tải:

+ Vận tải đường biển (viễn dương để nhập ngoại và ven biển để vận chuyển sản phẩm nhà máy lọc dầu);

+ Vận tải đường ống: Xây dựng mới tuyến ống từ Nghi Sơn – Thanh Hoá ra Hà Nam;

+ Mở rộng hoặc xây dựng thêm thêm các kho trung chuyển đường biển

+ Tăng năng lực vận tải đường bộ từ các trung tâm phân phối đến các hộ tiêu thụ, cửa hàng bán lẻ

c) Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (các tỉnh thành phố thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ ( trừ tỉnh Bình Thuận) và Tây Nguyên (Trừ Lâm Đồng)

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được cung cấp LPG từ các kho cảng đầu mối ở Đà Nẵng, Bình Định (Quy Nhơn-Phú Hoà), Phú Yên (Vũng Rô), Khánh Hoà (Vĩnh Nguyên) và Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Khi kho ngoại quan Vân Phong đưa vào khai thác (khoảng 2012) thì có thể là nguồn cung cấp của khu vực. Sau này sẽ tiếp nhận sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Vũng Rô (Phú Yên) và Vân Phong (Khánh Hoà) và tiêu thụ nhiên liệu sinh học của nhà máy ở Quảng Ngãi. Các trung tâm phân phối lớn nằm ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hoà.

Do khu vực tập trung 03 nhà máy lọc dầu lớn là Dung Quất, Vân Phong, Vũng Rô đồng thời có kho ngoại quan Vân Phong quy mô 1 triệu mét khối nên khu vực này sẽ cung ứng LPG theo đường biển vào Nam Bộ, ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Trong tương lai khu vực không cần nhập khẩu LPG, chỉ khai thác nguồn từ các nhà máy lọc dầu trong nước.

Loại hình vận tải chủ yếu là:

- Vận tải ven biển từ Nhà máy lọc dầu, kho ngoại quan đi các kho cảng đầu mối và trung chuyển đường biển.

- Vận tải đường bộ từ các trung tâm phân phối (kho và nhà máy lọc dầu) đến các hộ tiêu thụ, cửa hàng .

- Quy hoạch và xây dựng tuyến ống mới nối các kho cảng ven biển lên Tây Nguyên, trước hết là từ Quy Nhơn (kho cảng Quy Nhơn Phú Hoà) lên Gia Lai (kho Bắc Tây Nguyên)

d) Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận (các tỉnh thành phố thuộc miền Đông Nam Bộ bao gồm cả Bình Thuận và Lâm Đồng của Tây Nguyên, Long An, Tiền Giang của Đồng bằng sông Cửu Long.

Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với mức phát triển mạnh về công nghiệp, tiêu thụ nhiều LPG hơn các khu vực khác. Khu vực được cung cấp LPG từ các kho cảng đầu mối ở Bà Rịa - Vũng Tàu (Tổng kho cảng Thị Vải …); Thành phố Hồ Chí Minh (Tổng kho khu vực Nhà Bè, Cát Lái ... ); Đồng Nai (Tổng kho ở Gò Dầu …). Tại khu vực hiện có 02 nhà máy Condensate Cát Lái và Thị Vải, trong tương lai có nhà máy lọc dầu Long Sơn.

Khu vực này có thể tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy lọc dầu và kho ngoại quan ở Nam Trung Bộ. Tuy nhiên do sản lượng không cân đối đủ nên trong tương lai vẫn phải nhập ngoại.

Hiện nay tại khu vực Thành phố Hồ Chí minh và phụ cận có nhiều tổng kho sức chứa lớn. Do mối quan hệ buôn bán cũng như một số doanh nghiệp chưa có tổng kho đầu mối ở Đồng bằng sông Cửu Long nên vẫn sử dụng kho cảng đầu mối ở Đông Nam Bộ để cung cấp hàng cho Tây Nam Bộ, sản lượng này chiếm trên 30% tổng sản lượng tiêu thụ ở Tây Nam Bộ

Các trung tâm phân phối lớn tại khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. Vận tải LPG tại khu vực gồm:

+ Vận tải đường biển (viễn dương để nhập ngoại và ven biển để vận chuyển sản phẩm nhà máy lọc dầu)

+ Mở rộng hoặc xây thêm các kho trung chuyển đường sông ở các tỉnh để khai thác lợi thế hệ thống sông rạch ở Nam Bộ.

+ Vận tải đường ống: Dự kiến quy hoạch và xây dựng tuyến ống nối Nhà máy lọc dầu Long Sơn về Tổng kho xăng dầu Nhà Bè

+ Tăng năng lực vận tải đường bộ từ các trung tâm phân phối đến các hộ tiêu thụ, cửa hàng bán lẻ.

e) Khu vực Thành phố Cần Thơ và phụ cận (các tỉnh thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long trừ hai tỉnh Long An, Tiền Giang).

Khu vực Thành phố Cần Thơ và phụ cận là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm với mức phát triển mạnh về nông nghiệp, ngư nghiệp. Khu vực được cung cấp LPG từ các kho cảng đầu mối ở Cần Thơ (Tổng kho Miền Tây của Petrolimex, Kho Cần Thơ, kho Trà Nóc của PV OIL..) và kho Trần Quốc Toản ở Đồng Tháp;

Hiện nay tại khu vực vẫn nhập LPG theo đường sông từ các kho cảng đầu mối ở Đông Nam Bộ (sản lượng này chiếm trên 30% tổng sản lượng tiêu thụ).

Tại khu vực hiện có nhà máy Condensate Nam Việt. Trong tương lai có Nhà máy lọc dầu Ô Môn ở Cần Thơ.

Trung tâm phân phối LPG lớn tập trung tại thành phố Cần Thơ.

Phương thức vận tải LPG khu vực tương tự như ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận.



Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương