Danh mục những từ viết tắT


QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN XUẤT LPG



tải về 2.53 Mb.
trang15/19
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.53 Mb.
#9724
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

5.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN XUẤT LPG

5.2.1. Cơ sở để quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất LPG

5.2.1.1. Về quy mô nhà máy lọc dầu và nhà máy xử lý khí

Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu và quản lý ngành dầu khí (ở Bộ Công thương, Tập đoàn dầu khí...) việc lựa chọn quy mô các nhà máy lọc dầu và nhà máy xử lý khí có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả đầu tư. Việc chọn quy mô đầu tư trước hết xuất phát từ ý muốn chủ quan của các chủ đầu tư, liên quan đến khả năng về vốn, địa điểm xây dựng. Do nhiều hạn chế, trước đây có những đề xuất xây dựng các nhà máy lọc dầu quy mô nhỏ đến 2 triệu tấn (dầu thô). Tuy nhiên ở tầm vĩ mô, việc xây dựng nhà máy nhỏ là bất hợp lý vì dàn trải, kém hiệu quả và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Các nhà máy của PVN lựa chọn quy mô giai đoạn 1 từ 6,5 triệu tấn như Dung Quất hoặc 10 triệu tấn như Nghi Sơn, Long Sơn. Petrolimex cũng có dự kiến quy mô nhà máy ở Vân Phong là 10 triệu tấn. Xuất phát từ các kinh nghiệm xây dựng nhà máy lọc dầu ở nước ngoài (ở Mỹ) cũng như số liệu thống kê cho thấy công suất các nhà máy lọc dầu cuối thế kỷ 20 đến nay chủ yếu là 100.000 thùng/ngày đến 400.000 thùng/ngày. Các nhà máy có công suất lớn chỉ có ở các nước phát triển, đối với Việt Nam là chưa đủ điều kiện. Các chuyên gia ở Viện Dầu Khí Việt Nam (thuộc PVN) đề xuất chọn công suất nhà máy lọc dầu của Việt Nam từ 100.000 thùng trở lên là phù hợp.

5.2.1.2. Về địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu và nhà máy xử lý khí :

Theo Đề án “Quy hoạch địa điểm các nhà máy lọc hoá dầu tại Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, có xét tới năm 2050” và Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 30/03/2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025 thì trong bảng danh mục địa điểm xây dựng nhà máy lọc hoá dầu đã được phê duyệt có những địa điểm đã xây dựng hoặc đang xúc tiến đầu tư :

- Dung Quất - Quảng Ngãi : PVN Đã xây nhà máy lọc dầu Dung Quất công suất 6,5 triệu tấn/năm

- Nghi Sơn – Thanh Hoá: PVN Đang xây dựng Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn công suất 10 triệu tấn/năm

- Vân Phong – Khánh Hoà: Petrolimex đang lập dự án Nhà máy lọc hoá dầu Vân Phong công suất 10 triệu tấn/năm

- Vũng Rô – Phú Yên: Liên doanh nước ngoài đang chuẩn bị xây dựng nhà máy Lọc dầu Vũng Rô công suất 4 triệu tấn/năm

- Ô Môn- CầnThơ : Liên doanh Công ty CP Đầu tư Thương mại Viễn Đông và Công ty Semtech Limited B.V.I chuẩn bị xây dựng nhà máy lọc dầu Cần Thơ công suất 2triệu tấn/năm.

- Đình Vũ - Hải Phòng: Công ty Hapaco liên doanh với nước ngoài đang lập dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Đình Vũ công suất 5triệu tấn/năm.

Các địa điểm khác là tiềm năng để lựa chọn, bao gồm:

- Khu công nghiệp Hải Hà - Quảng Ninh.

- Khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh

- Khu kinh tế biển Mỹ Thuỷ - Quảng Trị

- Khu kinh tế Nhơn Hội - Bình Định

- Khu vực cụm công nghiệp Ba Hòn - Hòn Chông - Kiên Lương - Kiên Giang

- Thái Bình

- Cà Mau


5.2.1.3. Về số lượng nhà máy lọc dầu

Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, việc xây dựng nhà máy lọc dầu và nhà máy xử lý khí chỉ nhằm mục tiêu cơ bản là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Vốn đầu tư Nhà máy lọc dầu và nhà máy xử lý khí là rất lớn, yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu cả trong quản lý, kỹ thuật vận hành cũng rất cao. Chính vì vậy lựa chọn số lượng nhà máy lọc dầu và nhà máy xử lý khí phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tài chính của các doanh nghiệp cũng như các điều kiện kinh tế xã hội khác.

Việc xây dựng thêm nhà máy lọc dầu và nhà máy xử lý khí tại địa điểm mới sẽ không kinh tế bằng mở rộng nâng công suất của nhà máy hiện có. Trong khi đã hình thành các nhà máy lọc dầu (đã và đang xúc tiến đầu tư) dàn trải ở cả các vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ như hiện nay thì nên hạn chế việc xây dựng thêm nhà máy lọc dầu trong giai đoạn 2010-2020. Cần khuyên khích việc mở rộng nâng công suất của các nhà máy (đã xây dựng trong giai đoạn đến 2015) ngay trong giai đoạn 2016-2020 để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

5.2.2. Quy hoạch phát triển hệ thống nhà máy sản xuất LPG

Xuất phát từ những quan điểm trên, kế thừa kết quả của các dự án đã được phê duyệt của ngành dầu khí (Quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2015, định hướng đến năm 2025; Quy hoạch địa điểm các nhà máy lọc hoá dầu tại Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 có xét tới năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025 ....) đề xuất của dự án này về quy hoạch phát triển các nhà máy sản xuất LPG như sau:



  • Các nhà máy lọc hoá dầu :

Giữ nguyên quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và các thoả thuận về dự án nhà máy lọc dầu giữa các Chủ đầu tư với Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ.

  • 03 nhà máy của PVN: Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn

  • 01 nhà máy của Petrolimex

  • 03 nhà máy khác: Đình Vũ, Vũng Rô và Cần Thơ.

Dự kiến mở rộng, nâng công suất của các nhà máy sau 05 năm đưa vào vận hành.

    • Nhà máy xử lý khí (GPP)

- Giai đoạn đến năm 2015

+ Miền Đông Nam Bộ: đầu tư nâng cấp, mở rộng 02 nhà máy xử lý khí hiện có tại Dinh Cố, đồng thời tích cực triển khai dự án đầu tư mới 01 nhà máy xử lý khí đồng bộ với dự án đường ống Nam Côn Sơn thứ 2 từ năm 2013 – 2014 nhằm gia tăng giá trị sử dụng của khí trên cơ sở phù hợp với tình hình gia tăng sản lượng khí khai thác của bể Cửu Long và Nam Côn Sơn theo các phương án dự báo sản lượng khai thác khí.

+ Miền Tây Nam Bộ: triển khai dự án đầu tư GPP gần Trung tâm phân phối khí Cà Mau để xử lý chung nguồn khí từ hệ thống đường ống PM3 và Lô B về Cà Mau, để tách ethane, LPG và condensate, gia tăng giá trị tài nguyên.

+ Khu vực phía Bắc: nghiên cứu và triển khai xây dựng GPP tại tỉnh Thái Bình và Quảng Trị cùng thời gian với việc xây dựng đường ống từ các Lô 102 – 106 và 111 – 113.

- Giai đoạn năm 2016 – 2025

Khu vực tỉnh Quảng Ngãi/Quảng Nam: nghiên cứu, xây dựng mới GPP với lưu lượng dự kiến khoảng 1 – 4 tỷ m3/năm, vận hành từ năm 2018 để xử lý khí từ các Lô 115, 117, 118, 119 và các lô khác thuộc khu vực phía Nam bể trầm tích Sông Hồng.



Tổng hợp số liệu về phát triển các nhà máy sản xuất LPG của Việt Nam như sau:

Bảng 5.1.

Tổng hợp quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất LPG

Thứ tự

Tên nhà máy

Địa điểm xây dựng

Chủ đầu tư/Hình thức đầu tư

Công suất và thời kỳ xây dựng

Ghi chú

Xây dựng GĐ 1

Mở rộng GĐ 2

Công suất, triệu tấn

Thời kỳ xây dựng

Công suất, triệu tấn

Thời kỳ xây dựng

I

Các nhà máy lọc dầu 

 

 

 

 

 

1

NMLD Dung Quất

Dung Quất -Quảng Ngãi

PetroVietnam

6,5

2005-2009

 

Sau 2020

Đang vận hành

2

Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn

Nghi Sơn - Thanh Hoá

Liên doanh PetroVietnam, Mítsui Chemical, Idemitsu và Kuwait

10

2010-2015

10

2016-2020

Đang xây dựng

3

Tổ hợp Lọc hoá dầu Long Sơn

Long Sơn -Bà Rịa Vũng Tàu

Liên doanh PetroVietnam PDVSA (Venezuela)

10

2012-2016

10

Sau 2020

Đang lập dự án

4

NMLD Vũng Rô

Vũng Rô - Phú Yên

Liên doanh nước ngoài (Technostar Mângement Ltd (Anh), Telloil (Nga)

4

2011-2014

4

2015-2020

Chuẩn bị xây dựng

5

Tổ hợp Lọc hoá dầu Nam Vân Phong

Vân Phong - Khánh Hoà

Petrolimex

10

2012-2015

10

Sau 2020

Đang lập dự án

6

NMLD Đình Vũ

Đình Vũ - Hải Phòng

Hapaco

5

2012-2015

 

 

Đang lập dự án

7

NMLD Cần Thơ

Ô Môn -Cần Thơ

Liên doanh Cty CP Đầu Tư TMViễn Đông và Semtech

2

2011-2015

 

 

Chuẩn bị xây dựng

II

Nhà máy xử lý khí

 

 

 

 

 

1.

Nhà máy xử lý khí tại Cà Mau

Xã Khánh An, huyện U Minh, Cà Mau

100% vốn nhà nước

4 – 7

2014










2.

Nhà máy xử lý khí tại Thái Bình







1 - 3

2013-2015










3.

Nhà máy xử lý khí NCS2 tại Bà Rịa – Vũng Tàu (giai đoạn 1)




100% vốn nước ngoài

1 - 3

2013-2014










4.

Nhà máy xử lý tại Quảng Trị







1 - 3

2014-2017










5.

Nhà máy xử lý khí tại Quảng Ngãi/Quảng Nam







1 – 4

2014-2017










6.

Nhà máy xử lý khí NCS2 tại Bà Rịa – Vũng Tàu (giai đoạn 2)




100% vốn nước ngoài

1 – 2

2018










Nguyên liệu sản xuất LPG của các nhà máy lọc dầu chủ yếu là dầu thô hỗn hợp của Việt Nam hoặc nhập ngoại, còn của các nhà máy xử lý khí chủ yếu là khí thiên nhiên.

5.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI LPG

5.3.1. Tiêu chí trung tâm phân phối và quy hoạch các trung tâm (kênh) phân phối LPG theo các vùng, miền

a) Tiêu chí trung tâm phân phối LPG

Cũng như mặt hàng xăng dầu, “Trung tâm phân phối” đối với mặt hàng LPG gắn liền với một vùng cung ứng nhất định. Lớn nhất là các trung tâm phân phối trên phạm vi một khu vực của thế giới, nhỏ hơn một chút là phạm vi một quốc gia rồi đến một vùng lãnh thổ, một địa phương (tỉnh, thành phố). Các trung tâm phân phối tổ chức theo hình tia từ lớn đến nhỏ. Một trung tâm lớn bao gồm những trung tâm nhỏ hơn. Mỗi trung tâm phân phối có hai thành phần cơ bản đó là tổ chức sản xuất kinh doanh (Tập đoàn, Tổng công ty, công ty, chi nhánh, xí nghiệp...) và cơ sở vật chất kỹ thuật để kinh doanh (kho cảng, bến bãi, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển...)

Ở Việt Nam việc thành lập các doanh nghiệp được tiến hành theo luật doanh nghiệp với các hình thức nhà nước, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn và tư nhân. Trước đây việc kinh doanh LPG thuộc độc quyền của Nhà nước. Sau khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, Nhà nước đã tiến hành các biện pháp mạnh để chuyển đổi dần các doanh nghiệp Nhà nước sang cổ phần. Tuy nhiên do tầm quan trọng của mặt hàng LPG, tại các doanh nghiệp lớn như PV Gas, Petrolimex Gas thì Nhà nước vẫn nắm quyền chi phối.

Sự hình thành các trung tâm phân phối LPG vừa xuất phát từ điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội vừa chịu sự chi phối của chủ sở hữu. Về mặt pháp lý, ngoài Luật Doanh nghiệp và các luật hữu quan khác về thương mại các Trung tâm phân phối LPG được hình thành phải tuân thủ các Nghi định của Chính phủ về kinh doanh LPG (hiện nay là Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lòng)



b) Quy hoạch các trung tâm phân phối (kênh phân phối) theo các vùng cung ứng

Phân loại trung tâm phân phối LPG ở Việt Nam hiện có:



    • Các trung tâm lớn, phạm vi ảnh hưởng cả nước:

Có 02 Tổng công ty lớn chuyên kinh doanh phân phối LPG là:

- Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với thị phần khoảng 70% ở phạm vi cả nước.

- Tổng công ty Gas Petrolimex thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam với thị phần trên 20% ở phạm vi cả nước

- Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chiếm khoảng 10% thị phần.

Hai doanh nghiệp lớn, nhất là PV Gas có tổ chức các công ty lớn tại các vùng lãnh thổ, các công ty nhỏ ở các địa phương cùng với hệ thống xí nghiệp bán lẻ, các tổng đại lý, đại lý phân tán về đến từng quận huyện. Song song với hệ thống tổ chức kinh doanh là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng là các tổng kho đầu mối, hệ thống kho tuyến sau (kể cả kho tiêu thụ của các nhà máy xí nghiệp) và hệ thống cửa hàng bán lẻ. Nối kết hệ thống kho cảng với hộ tiêu thụ, cửa hàng bán lẻ là hệ thống vận tải đường biển, đường sông, đường ống, đường sắt và đường bộ.

Có thể nói mô hình tổ chức kinh doanh của PV Gas là một mô hình hoàn chỉnh về kênh phân phối, từ các trung tâm lớn đến các trung tâm nhỏ hơn và đến hộ tiêu thụ.

MÔ HÌNH KÊNH PHÂN PHỐI LPG CỦA PV GAS


TỔNG CÔNG TY


Phạm vi cả nước,

quốc tế


CÁC CÔNG TY LPG KHU VỰC



Các Tổng kho LPG đầu mối nhập khẩu


Phạm vi vùng lãnh thổ,

khu vực cung ứng


CÁC CÔNG TY LPG, CHI NHÁNH LPG

Các kho LPG đầu tuyến sau


Phạm vi tỉnh, thành phố


CÁC HỘ TIÊU THU CÔNG NGHIỆP

Các kho của nhà máy, xí nghiệp


Hệ thống bán buôn


CÁC XÍ NGHIỆP BÁN LẺ, TỔNG ĐẠI LÝ, ĐẠI LÝ



Các cửa hàng LPG


Hệ thống bán lẻ


CÁC CÔNG TY VẬN TẢI, XÍ NGHIỆP VẬN TẢI



Đường ống dẫn chính, Đội tàu, đội xe ô tô xitéc


Hệ thống vận tải LPG



    • Các trung tâm có phạm vi ảnh hưởng tại các vùng lãnh thổ hoặc vùng cung ứng nhất định

Sự hình thành các trung tâm phân phối ở các khu vực thường là điều kiện địa lý, liên quan mật thiết đến vận tải LPG từ các kho đến hộ tiêu thụ.

Điển hình về các trung tâm phân phối này là các Công ty LPG khu vực của PV Gas và Petro Gas :

- Công ty Cổ phần Kinh doanh khí Miền Bắc (PV Gas South): Có vùng ảnh hưởng toàn khu vực Bắc Bộ;

- Công ty Cổ phần Kinh doanh khí Miền Nam (PV Gas North): Có vùng ảnh hưởng toàn khu vực Nam Bộ ;

- Công ty TNHH Gas Petro Hà Nội : có vùng ảnh hưởng khu vực Hà Nội

- Công ty TNHH Gas Petro Đà Nẵng : có vùng ảnh hưởng khu vực Miền Trung …



    • Các trung tâm có phạm vi ảnh hưởng tại các địa phương (tỉnh thành phố)

Về tổ chức đây là các công ty (hoặc chi nhánh, xí nghiệp) kinh doanh LPG tại các địa phương, chỉ có địa bàn hoạt động trong phạm vi hẹp hơn ở mức độ 01 tỉnh và các vùng phụ cận. Các đơn vị này thường trực thuộc các Tổng công ty hoặc công ty khu vực. Các đơn vị này có thể là các Tổng đại lý. Cơ sở vật chất của các đơn vị này thường là các kho trung chuyển, cấp phát quy mô nhỏ dưới 10.000 m3 và hệ thống các cửa hàng bán lẻ LPG.

5.3.2. Phát triển hệ thống các công ty kinh doanh và mạng lưới của các đại lý phân phối LPG

Khâu cuối cùng của hệ thống phân phối LPG là các cơ sở bán buôn, bán lẻ của các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu LPG. Có 02 hình thức quản lý hệ thống bán buôn bán lẻ này:

a. Trực thuộc các công ty (hay Tổng công ty) sản xuất hay nhập khẩu LPG

b. Doanh nghiệp độc lập không có chức năng sản xuất, nhập khẩu LPG: Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Đây là các Tổng đại lý hoặc đại lý của các đầu mối sản xuất, nhập khẩu LPG, cũng là khâu trực tiếp đưa LPG đến hộ tiêu thụ, người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì phải có chính sách phát triển hệ thống tổng đại lý, đại lý bán buôn, bán lẻ LPG. Đây cũng là yếu tố quyết định khả năng chiếm thị phần của doanh nghiệp

Hệ thống tổng đại lý và đại lý LPG phải tuân thủ các điều khoản của Nghị định 107/2009/ NĐ-CP về kinh doanh LPG trong đó có các điều kiện cần và đủ để thành lập và hoạt động.

Theo dự kiến, trong tương lại sẽ có thể thêm một số đầu mối nữa kinh doanh LPD. Về cơ chế thị trường, đây là hướng đi đúng để cho thị trường phát triển lành mạnh. Tuy nhiên về quản lý Nhà nước đây lại là những thách thức vì các doanh nghiệp này chưa đủ mạnh và có kinh nghiệm quản lý kho cảng LPG. Những nguy cơ về cháy nổ, ô nhiễm môi trường và gian lận thương mại cũng tiềm ẩn nhiều hơn.

Mặt khác với tổng lượng LPG tiêu thụ tại mỗi vùng miền, chỉ cần một sức chứa nhất định cũng như năng lực cảng nhập, xuất nhất định. Khi phân tán ra nhiều đầu mối nhập khẩu xuất hiện tình trạng đầu tư dàn trải về kho cảng đầu mối dẫn đến dư thừa, lãng phí chung của toàn xã hội.



5.3.3. Quy hoạch cơ sở vật chất của hệ thống phân phối LPG

5.3.3.1. Phát triển hệ thống kho chứa LPG:

a1) Tính toán sức chứa cần xây dựng bổ sung trên các vùng cung ứng

* Một số nguyên tắc tính toán

- Sức chứa cần xây dựng bổ sung để bảo đảm đủ cho hệ thống phân phối LPG được tính toán bao gồm :

+ Sức chứa các kho đầu mối và trung chuyển đường biển

+ Sức chứa các kho trung chuyển: kho trung chuyển đường sông, trung chuyển đường ống, đường bộ.

- Trong dự án này không xét đến nhu cầu phát triển sức chứa của hệ thống kho kho ngoại quan.

- Kết quả tính toán là nhu cầu tối thiểu cần phải xây dựng thêm trên mỗi khu vực cung ứng.

- Sức chứa cần xây dựng thêm tại mỗi vùng cung ứng được xác định là hiệu số của sức chứa cần có tại mỗi vùng cung ứng theo từng thời điểm quy hoạch trừ đi sức chứa đã có.

- Nhu cầu sức chứa cần có được tính toán trên cơ sở dự báo nhu cầu tiêu thụ cho các vùng cung ứng.

- Hiện trạng sức chứa kho đầu mối và kho trung chuyển đến tháng 06 năm 2013 trên các vùng cung ứng

- Do sự xuất hiện các nhà máy lọc dầu trong nước làm thay đổi nguồn cung cấp và đường vận động LPG nên làm thay đổi nhu cầu sức chứa. Có trường hợp sức chứa đã xây dựng ở giai đoạn trước là dư thừa so với giai đoạn sau. Do vậy việc xác định sức chứa cần xây dựng bổ sung phải tính toán cụ thể theo các mốc thời gian. Trong dự án này phân ra các giai đoạn tính toán như sau: 2015, 2020 và 2025.

Ngoài ra có tính đến các khả năng sau năm 2015 có thể xây dựng các tuyến ống: Nghi Sơn-Hà Nội; Quy Nhơn- Peiku; Vũng Áng - Cửa khẩu Cha Lo.

Sự xuất hiện tuyến Nghi Sơn – Hà Nội (nếu phương án vận chuyển tuyến ống được xác định là khả thi) sau khi có Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn -Thanh Hoá sẽ làm giảm đáng kể sức chứa kho tiếp nhận đầu mối theo đường biển và tăng thêm sức chứa các kho trung gian trên tuyến ống. Trong khi đó các tuyến Quy Nhơn - Peiku và Vũng Áng - Cửa khẩu Cha Lo nếu được xây dựng không làm thay đổi sức chứa các kho đầu mối ven biển, chỉ tăng thêm kho của các trạm bơm trên tuyến.



a2- Tính toán sức chứa kho LPG đầu mối cần bổ sung đến năm 2030

  • Phương pháp xác định sức chứa của kho theo số vòng quay hàng:

Căn cứ số liệu dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG trong từng giai đoạn từ nay đến 2025, ta có thể áp dụng công thức sau để xác định nhu cầu sức chứa cần thiết đáp ứng công tác phân phối LPG cả nước:

Qn. kXN


V = ------------

N.k.kSD


Trong đó: V: sức chứa yêu cầu của kho (tấn)

Qn: lượng hàng LPG thông qua kho trong năm (tấn)

kXN: hệ số xuất nhập không đồng đều (kXN = 1 – 1,3)

N: số tháng trong năm (12 tháng/năm)

K: số quay vòng kho, thông thường trong khoảng 1-4 vòng/tháng (trung bình chọn 2 vòng/tháng, có thể tăng giảm tùy thuộc vào tình hình kinh doanh thực tế) số vòng quay hàng của kho.

kSD: hệ số sử dụng kho (kSD = 0,7-0,9)



Trên cơ sở dự kiến số vòng quay của các kho chứa LPG và nhu cầu tiêu thụ LPG được dự báo theo các phương án trên, sức chứa của kho hiện hữu, sức chứa kho LPG cần có và sức chứa các kho LPG cần bổ sung trên phạm vi cả nước tính đến 2030 được tính dưới đây.

Bảng 5.2.

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương