Nguồn gốc chung của condensate



tải về 0.65 Mb.
Chuyển đổi dữ liệu05.01.2024
Kích0.65 Mb.
#56235
condensate
tháp chóp Metylic-Nước

  1. Nguồn gốc

    1. Nguồn gốc chung của condensate

Condensate còn gọi là khí ngưng tụ là hỗn hợp đông thể ở dạng lỏng có màu vàng rơm. Do đó các bồn chứa condensate được sơn màu vàng rơm. Condensate thu được từ nguồn khí mỏ. dưới các mỏ dầu hoặc khí, các hợp chất hũu cơ có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 17, dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất… mà có thể ở trạng thái lỏng, khí. Khi khai thác lên do điều kiện trạng thái thay đổi nên một phần chủ yếu là các nguyên tử cacbon nhỏ hơn 6 biến thành khí. Tuy nhiên cũng có các hydrocacbon có C> 5 cũng ngưng tụ do hiện tượng lôi kéo. Ở các mỏ dầu, khí tách ra khỏi dầu ở điều kiện miệng giếng gọi là khí đồng hành. Trong quá trình vận chuyển khí ở các đường ống dẫn hay các thiết bị tách, khí có số nguyên tử cacbon lớn hơn 5 sẽ ngưng tụ thành condensate. Tuy vậy condensate vẫn chứa một lượng khí hoá lỏng do hiện tượng lôi kéo.
Do vậy condensate bao gồm các hydrocacbon có phân tử lượng và tỷ trọng caohown propan và buta thường được kí hiệu là C5+. Ngoài các hydrocacbon no, condensate còn chứa các hydrocacbon mạch vòng, các nhân thơm.
Condensate thường được ổn định theo các tiêu chuẩn thương mại, chủ yếu là các tiêu chuẩn về áp suất hơi bão hoà trong khoảng 0,6-0,7 bar. Ở áp suất này, condensate tồn trữ và vận chuyển kinh tế hơn

    1. Phân loại

Condénate được phân thành 2 loại:

  • Được tách từ bình lỏng đặt tại giàn khoan. Khí đi ra từ bình tách khí C1-C4 ở áp suất 3-40 bar và nhiệt độ 103C. sau đó khí khô thoe đường ống xuống đáy biển đến giàn nhẹ BK3và quay trở lại CPP2 với chiều dài 6300m, nhiệt độ 20-25C do đó khí đồng hành sẽ được giảm nhiệt độ từ 80-90C xuống còn 20-25C, do sự giảm nhiệt độ cho nên condensate hình thành trong đường ống. Khi quay lại hỗn hợp hai pha khí lỏng sẽ đưa qua van cầu joule_thompson. Khí sẽ tụt áp khoảng 2 bar và nhiệt độ sẽ giảm 1,5C do hiệu ứng joule_thompson. Tiếp đó hỗn hợp hai pha sẽ được đưa vào bình tách condensate, phần condensate được tách ra và bơm trộn với dầu thô để xuất khẩu và khí được đưa sang dòng ống đứng để đưa vào bờ. Trữ lượng condensate này không lớn.

  • Ngưng tụ từ quá trình vận chuyển trên đường ống. Khí sẽ ẩm hơn do đó sẽ có nhiều condensate ngưng tụ hơn.

  1. Trữ lượng condensate trên thế giới và ở Việt Nam

    1. Trên thế giới

Thoe kết quả thống kê, nghiên cứu và dự báo CERA ( Cambrigde Energy Rearch Associates), “Worldwide Liquids Capacity Outlook 2010” thì sản lượng các vùng như sau:



Việc khai thác cũng được đẩy mạnh nhắm đáp ứng các nhu cầu hiện nay:

  • Australia có các giàn khoan như:

+ Giàn khai thác khí NRA ( North Rankin A Gas Product Flatform) là giàn khai thác khí lớn nhất thế giới, khoảng 42.150 tấn khí và 47.400 thùng condensate/ ngày.
+ Giàn khai thác khí GWA ( Goodwyn A Gas Product Flatform) nằm cách NRA 23km về hướng tây bắc, có khả năng khai thác 22.000 tấn khí và 110.000 thùng condensate/ ngày

  • Anh Quốc có giàn khai thác Goldeneye ở biển Bắc- Âu với công suất khoảng 10.000 thùng condensate/ ngày do SHELL điều hành

    1. Ở Việt Nam

Trữ lượng dầu và khí ở Việt Nam được đánh giá có tiềm năng lớn( 0,9-1,2 tỷ m3 dầu, 2100-2800 tỷ m3 khí). Nằm trong các bể trầm tích: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay- Thổ Chu, vùng Tư Chính- Vũng Mây, sông Hồng, Phú Khánh…
Riêng đối với condensate, các mỏ có trữ lượng thương mại như: Hải Thạch kết quả thử vỉa đã cho lưu lượng dòng tối đa là hơn 2 triệu m3 khí/ngày và 7250 thùng condensate/ ngày, Mộc Tinh được xác định trữ lượng khoảng 9,59 triêụ thùng condensate, Thanh Long với trữ lượng 1115 thùng/ ngày, Phương Dông kết quả thử vỉa 1100 thùng dầu- condensate/ ngày, Lục Ngọc khoảng 2000 thùng dầu- condensate/ ngày, Sư Tử Trắng kết quả thử vỉa đã phát hiện hai vỉa chứa condensate có khả năng cho khai thác từ 1000 đến 3000 thùng condensate/ ngày, Đại Hùng với các giếng R-10 khoan tầng móng đã cho kết quả 16.000 tấn condensate/ ngày. Như vậy sản lượng condensate của chúng ta khá phong phú

Hiện nay, condensate ở Việt Nam đơn vị sản xuất Condensate là Tổng công ty Khí Việt Nam. Mỗi năm Tổng công ty sản xuất khoảng 250 nghìn tấn condensate từ nguồn khí Cửu Long và Nam Côn Sơn tại 02 nhà máy xử lý Khí Dinh Cố (GPP Dinh Cố) và Nam Côn Sơn (NCST), từ các nhà máy xử lý khí, condensate được vận chuyển bằng đường ống đến kho cảng Thị Vải và sau đó phân phối đến các khách hàng.

Condensate condensate ở Việt Nam chủ yếu được dùng để sản xuất nhiên liệu: LPG, Xăng, DO, FO tại 04 nhà máy chế biến condensate gồm: Nhà máy chế biến condensate Phú Mỹ thuộc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), công suất: 130,000 Tấn/năm. Nhà máy chế biến condensate Cát Lái thuộc Saigon Petro, công suất 350,000 Tấn/năm. Nhà máy chế biến condensate Nam Việt thuộc CTCP Lọc hóa dầu Nam Việt, công suất 120,000 Tấn/năm. Nhà máy chế biến condensate Đông Phương thuộc CTCP Dầu khí Đông Phương, công suất 100,000 Tấn/năm.



  1. Thành phần condensate

Thành phần condensate tập trùn chủ yếu là các hydrocacbon C5+ đến C10. Trong đps ngoài các hydrocacbon no, còn có các hydrocacbon mạch vòng, thơm.

Tuy nhiên trong phạm vi các giàn nén khí thì sản phẩm
tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương