Danh mục những từ viết tắT


Quy hoạch phát triển sức chứa kho LPG đầu mối



tải về 2.53 Mb.
trang17/19
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.53 Mb.
#9724
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

Quy hoạch phát triển sức chứa kho LPG đầu mối được đề xuất trên cơ sở kết hợp 03 phương án:

- Hoàn thành xây dựng đưa vào khai thác các dự án hiện có: Theo số liệu điều tra khảo sát đến 2012, các doanh nghiệp lớn như PVGas, Petrolimex Gas đang tập trung xây dựng các kho đầu mối lớn tại Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, các dự án đều đang triển khai.

- Mở rộng sức chứa tại các kho hiện có: Khi xây dựng phương án qui hoạch phát triển kho LPG, ưu tiên trước hết là khai thác kế hoạch mở rộng kho chứa LPG lớn hiện có của các doanh nghiệp, đặc biệt là PVGas và Petrolimex Gas.

- Đề xuất xây dựng kho LPG mới để tổng sức chứa các kho LPG tại các khu vực đạt được yêu cầu về qui mô như đã tính toán ở trên, việc quy hoạch hệ thống kho LPG đầu mối được xây dựng theo 3 phương án nhu cầu thị trường thấp, trung bình và cao.


Bảng 5.4.

Quy hoạch kho LPG thời kỳ đến 2030

* Phương án nhu cầu thấp

Khu vực

Tỉnh thành

Kho cảng

Tên đơn vị

Sức chứa cần bổ sung (nghìn tấn)

Quy hoạch sức chứa kho giai đoạn 2020 –2030 (nghìn tấn)

2015~2020

2020~2030

Bắc bộ

Hải Phòng

Lạch Huyện

Kho lạnh xây mới

-1.30

22.78

25

25

Trung bộ

Thanh Hóa

Nghi Sơn

NMLD Nghi Sơn

-5.16

10.35

8.1

19

Hà Tĩnh

Vũng Áng

PV Gas North

3.5

Đà Nẵng

Thọ Quang

Petrolimex

3.0

PV Gas North

4.0

Quảng Ngãi

Dung Quất

PV Gas North

-

Nam Bộ

Bà Rịa-Vũng Tàu

Thị Vải

PV Gas (kho lạnh)

-41.41

-0.07

60.0

60

NMLD Long Sơn

-

Cái Mép

Công ty CPKD kho chứa LPG

-

Hồ Chí Minh

Cát Lái

Saigonpetro

 -

Đồng Nai

Long An

Công ty CP Vinabenny (*)

-

Gò Dầu

PV Gas South

-

Trà Nóc

Saigonpetro mở rộng

-

Phước Thái

Petronas VN



* Phương án nhu cầu trung bình

Khu vực

Tỉnh thành

Kho cảng

Tên đơn vị

Sức chứa cần bổ sung (nghìn tấn)

Quy hoạch sức chứa kho giai đoạn 2020 –2030 (nghìn tấn)

2015~2020

2020~2030

Bắc bộ

Hải Phòng

Lạch Huyện

Kho lạnh xây mới

3.31

38.58

40

40

Trung bộ

Thanh Hóa

Nghi Sơn

NMLD Nghi Sơn

-2.19

20.54

8.1

25

Hà Tĩnh

Vũng Áng

PV Gas North

3.5

Đà Nẵng

Thọ Quang

Petrolimex

3.0

PV Gas North

4.0

Quảng Ngãi

Dung Quất

PV Gas North

6.0

Nam Bộ

Bà Rịa-Vũng Tàu

Thị Vải

PV Gas (kho lạnh)

-33.51

27.07

60.0

72

NMLD Long Sơn

8.1

Cái Mép

Công ty CPKD kho chứa LPG

 

Hồ Chí Minh

Cát Lái

Saigonpetro

 

Đồng Nai

Long An

Công ty CP Vinabenny (kho lạnh)

 

Gò Dầu

PV Gas South

4.0

Trà Nóc

Saigonpetro mở rộng

 

Phước Thái

Petronas VN

 

* Theo phương án nhu cầu cao

Khu vực

Tỉnh thành

Kho cảng

Tên đơn vị

Sức chứa cần bổ sung (nghìn tấn)

Quy hoạch sức chứa kho giai đoạn 2020 –2030 (nghìn tấn)

2015~2020

2020~2030

Bắc bộ

Hải Phòng

Lạch Huyện

Kho lạnh xây mới

7.91

54.38

50.0

50

Trung bộ




Nghi Sơn

NMLD Nghi Sơn

0.77

30.72

8.1

25

Hà Tĩnh

Vũng Áng

PV Gas North

3.5

Đà Nẵng

Thọ Quang

Petrolimex

3.0

PV Gas North

4.0

Quảng Ngãi

Dung Quất

PV Gas North

6.0

Nam Bộ

Bà Rịa-Vũng Tàu

Thị Vải

PV Gas (kho lạnh)

-25.60

54.21

60.0

114

NMLD Long Sơn

8.1

Cái Mép

Công ty CPKD kho chứa LPG

20.0

Hồ Chí Minh

Cát Lái

Saigonpetro



Đồng Nai

Long An

Công ty CP Vinabenny (kho lạnh)

20.0

Gò Dầu

PV Gas South

4.0

Trà Nóc

Saigonpetro mở rộng

2.0

Phước Thái

Petronas VN



Nhận xét đối với các phương án

- Đối với phương án nhu cầu thị trường thấp

+ Khu vực miền Bắc, xây dựng kho LPG lạnh ở Lạch Huyện với sức chứa 25000 tấn giai đoạn 2020 – 2030 sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

+ Khu vực miền Trung, khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động, cùng với các dự án xây kho LPG mới của Petrolimex và PVGas North, đến năm 2030 sẽ dư thừa sức chứa.

+ Khu vực miền Nam, chỉ cần dự án kho lạnh Thị Vải của PVGAS đi vào hoạt động (thay thế cho tàu nổi Chelsea Bridge) là có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khu vực, không cần thiết phải triển khai thêm các dự án khác.



- Đối với phương án nhu cầu thị trường trung bình

+ Khu vực miền Bắc, xây dựng kho LPG lạnh ở Lạch Huyện với sức chứa 40000 tấn giai đoạn 2020 – 2030 sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

+ Khu vực miền Trung, khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động, cùng với các dự án xây kho LPG mới của Petrolimex và PVGas North, đến năm 2030 sẽ dư thừa sức chứa. (So với phương án thấp thì có bổ sung thêm dự án kho LPG sức chứa 6000 tấn của PVGas North tại Dung Quất – Quảng Ngãi).

+ Khu vực miền Nam, dự án kho lạnh Thị Vải 60000 tấn của PVGAS đi vào hoạt động (thay thế cho tàu nổi Chelsea Bridge), cùng với các dự án khác như kho chứa sản phẩm LPG của NMLD Long Sơn, kho LPG Gò Dầu của PVGAS South là có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khu vực.



- Đối với phương án nhu cầu thị trường cao

+ Khu vực miền Bắc, xây dựng kho LPG lạnh ở Lạch Huyện với sức chứa 50000 tấn giai đoạn 2020 – 2030 vẫn còn hụt về sức chứa khoảng 4000 tấn, cần phải bổ sung thêm vào quy hoạch.

+ Khu vực miền Trung, sau khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động, cùng với các dự án xây kho LPG mới của Petrolimex và PVGas North, đến năm 2030 vẫn thiếu hụt về sức chứa khoảng 5000 tấn. Con số này có thể được bù khi NMLD Vũng Rô đi vào hoạt động.

+ Khu vực miền Nam, ngoài các dự án như trong phương án nhu cầu trung bình, cần xây bổ sung thêm 02 dự án lớn (mỗi dự án có sức chứa 20000 tấn) của Công ty CPKD kho chứa LPG và Công ty CP Vinabenny.



Lưu ý:

- Các khu vực đầu tư trong quy hoạch chỉ mang tính định hướng; địa điểm cụ thể sẽ được xác định trong quá trình xác lập dự án đầu tư và tùy thuộc vào khả năng thỏa thuận với cơ quan chức năng của các địa phương.

- Dung tích kho trong quy hoạch chỉ mang tính định hướng, công suất cụ thể sẽ được xác định khi lập dự án đầu tư.

5.3.3.2. Quy hoạch hệ thống trạm chiết nạp LPG :

a. Nhu cầu về công suất chiết nạp LPG trên thị trường

Căn cứ dự báo về tốc độ tăng trưởng thị trường LPG trên địa bàn cả nước (xem phụ lục) thời kỳ đến 2025, dự báo nhu cầu chiết nạp LPG của thị trường giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến 2025 là :



Bảng 5.5.

Dự báo nhu cầu chiết nạp LPG của thị trường giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2025


TT

Khu vực thị trường

2013

2014

2015

2020

2025

1.

Thị trường miền Nam và Nam Trung Bộ




1.1.

Sản lượng bán lẻ (tấn/năm)

425,677

441,159

456,756




603,543

1.2.

Sản lượng bản lẻ (tấn/tháng)

35,473

36,763

38,063




50,295

1.3.

Công suất trạm hiện có (tấn/tháng)

71,300

71,300

71,300




71,300

1.4.

Công suất trạm cần bổ sung (tấn/tháng)

- 35,827

- 34,537

- 33,237




- 21,005

2.

Thị trường phía Bắc và Bắc Trung Bộ




2.1.

Sản lượng bán lẻ (tấn/năm)

255,4

264,49

274,05

318,09

362.25

2.2.

Sản lượng bản lẻ (tấn/tháng)

21,28

22,06

22,84

26,51

30,19

2.3.

Công suất trạm hiện có (tấn/tháng)

61,5

61,5

61,5

61,5

61,5

61,52.4.

Công suất trạm cần bổ sung (tấn/tháng)

- 49,22

- 39,44

-38,66

-34,99

-31,31

3.

Thị trường cả nước













3.1.

Sản lượng bán lẻ (tấn/năm)

681,08

705,85

730,84

852,24

965,79

3.2.

Sản lượng bản lẻ (tấn/tháng)

56,76

58,82

60,90

71,02

80,48

3.3.

Công suất trạm hiện có (tấn/tháng)

132,8

132,8

132,8

132,8

132,8

3.4.

Công suất trạm cần bổ sung (tấn/tháng)

76,04

73,98

71,9

61,78

52,32

Ghi chú : dấu +/- biểu thị công suất chiết nạp của trạm chiết còn thừa/thiếu

Như vậy, từ năm 2011 đến 2025, công suất chiết nạp LPG trên thị trường đều dư công suất. Riêng thị trường miền Nam và Nam Trung Bộ dư công suất từ 21,005 đến 38,684 tấn/tháng.

Trên thực tế, có những trạm chiết nạp dư công suất tại thời điểm hiện tại nhưng không thể chiết cho khu vực thị trường khác nếu vị trí, khoảng cách giữa hai khu vực thị trường không phù hợp và như vậy sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh như tăng chi phí vận chuyển, vòng quay bình, xe …

b) Quy hoạch trạm chiết nạp LPG

Để tăng cường quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế tình trạng chiết nạp trái phép như hiện nay; nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển sản lượng của các vùng thị trường, việc quy hoạch hệ thống trạm nạp thời kỳ đến năm 2025, có xét đến năm 2030 được dự kiến như sau :

+ Thời kỳ đến năm 2025 : hạn chế việc xây dựng thêm trạm chiết nạp LPG mới; chỉ thực hiện việc cải tạo, nâng cấp, đầu tư công nghệ hiện đại vào các trạm chiết nạp LPG hiện có. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp (ví dụ như PVGas South …) có hệ thống trạm nạp còn hạn chế về công suất chiết nạp (chỉ có 12 trạm với công suất chiết nạp là 7,300 tấn/tháng) nên phải thuê chiết nạp của các Đại lý đang bao tiêu cho PVGas South trên thị trường. Để quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế chiết nạp trái phép như hiện nay, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển sản lượng của các vùng thị trường với mục đích đạt được phần trăm thị phần bán lẻ theo chiến lược đề ra, để phù hợp với cung đường vận tải, giảm thiểu chi phí vận chuyển, phân phối hàng hóa hợp lý, căn cứ vào dự báo bán lẻ từng địa phương, quy hoạch mạng lưới trạm chiết nạp LPG để bổ sung nhu cầu chiết nạp bằng hình thức mua lại các trạm hiện hữu trên thị trường đang chiết nạp thuê hoặc trạm chiết nạp hoạt động không hiệu quả.

+ Thời kỳ 2025 - 2030 : tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng miền, tốc độ tăng dân cư cũng như quy mô phát triển của ngành công nghiệp LPG mà có thể xem xét, bổ sung xây mới một số trạm chiết nạp gas ở khu vực có nhu cầu, đảm bảo tiêu chí giảm thiểu chi phí vận chuyển và phân phối hàng hóa hợp lý.



5.3.3.3. Quy hoạch hệ thống cửa hàng phân phối :

Trên thực tế , việc bố trí mạng lưới các cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn mỗi địa phương cần được thực hiện theo ba xu hướng chính sau :



- Xu hướng 1, bố trí các cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng theo chuỗi có quy mô và khả năng cung cấp lớn. Phương án này có ưu điểm là :

+ Khi kinh doanh theo chuỗi thì thương nhân này đều đã có được uy tín trên thị trường nên người tiêu dùng được phục vụ một cách nhiệt tình, chu đáo, thoả mãn các nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả hợp lý.

+ Thuận lợi cho việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, dễ dàng kiểm soát các hoạt động của thương nhân.

+ Tăng cường sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, xúc tiến sự phát triển của dịch vụ bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của thương nhân.

+ Dễ dàng đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn về an toàn giao thông, an toàn PCCC, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường và xử lý khắc phục các sự cố có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, xu hướng này có nhược điểm là cần có thời gian để thương nhân khẳng định thương hiệu của mình để từ đó xây dựng theo theo chuỗi; bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư của thương nhân phải lớn.



- Xu hướng 2, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư cửa hàng chuyên doanh LPG tại các khu vực đã được qui hoạch; việc xây dựng cửa hàng chuyên doanh này phải đạt yêu cầu của TCVN 6223: 2011 Cửa hàng khí đốt hóa lỏng - yêu cầu chung về an toàn do Bộ Khoa học ban hành năm 2011. Phương án này có ưu điểm là :

+ Việc bố trí phân tán tạo thuận lợi cho người tiêu dùng khí dầu mỏ hóa lỏng, rút ngắn khoảng cách từ hộ tiêu thụ tới các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, giảm được một phần mật độ người và phương tiện lưu thông.

+ Trên cơ sở các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đã có được phát triển thêm các cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng mới tại các vị trí quy hoạch và loại bỏ các cửa hàng, điểm bán khí dầu mỏ hóa lỏng ở các vị trí nhỏ hẹp, không đảm bảo các yêu cầu phục vụ sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ít gây xáo trộn làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh liên tục của doanh nghiệp.

Nhược điểm của phương án này là :

+ Việc điều chỉnh hoặc nâng cấp cải tạo sẽ gặp nhiều khó khăn do vị trí và diện tích khu vực chật hẹp manh mún.

- Xu hướng 3, bố trí các cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng cùng trong khuôn viên với cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

Phương án này có ưu điểm là : Không phải chi phí nhiều cho việc xây dựng cơ sở vật chất, giảm khấu hao đầu tư cơ cở vật chất, tạo thuận lợi cho chủ thể kinh doanh; có mặt bằng kinh doanh rộng hơn so với hai phương án trước.

Nhược điểm của phương án này là :

+ Doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực dồi dào, đủ để xây dựng việc kinh doanh LPG thành một mảng kinh doanh riêng để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng trong mọi thời điểm.

+ Các thương nhân không có cửa hàng xăng dầu mà muốn đầu tư kinh doanh cửa hàng chuyên doanh LPG sẽ khó thực hiện được do đó tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh

Từ các xu hướng trên việc quy hoạch các cửa hàng chuyên doanh LPG trên địa bàn mỗi địa phương sẽ được kết hợp cả 3 xu hướng nhằm có được một hệ thống cửa hàng chuyên doanh hợp lý nhất.



5.3.3.4. Các hình thức vận tải LPG

a) Vận tải đường thủy :

Trong năm 2009, Chính phủ đã có 2 quyết định quan trọng về hệ thống vận tải biển và hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 và số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009, theo đó có 06 nhóm cảng biển được phê duyệt quy hoạch, trong đó:



Nhóm cảng phía Bắc: Lượng hàng qua cảng khoảng 86-90 triệu tấn/năm (2015) và 118-163 triệu tấn/năm (2020).

Nhóm cảng Bắc Trung Bộ: Lượng hàng qua cảng khoảng 69-80 triệu tấn/năm (2015) và 132-152 triệu tấn/năm (2020).

Nhóm cảng Trung Trung Bộ: Lượng hàng qua cảng khoảng 41-46 triệu tấn/năm (2015) và 81-104 triệu tấn/năm (2020).

Nhóm cảng Nam Trung Bộ: Lượng hàng qua cảng khoảng 63-100 triệu tấn/năm (2015) và 142-202 triệu tấn/năm (2020).

Nhóm cảng Đông Nam Bộ: Lượng hàng qua cảng khoảng 185-200 triệu tấn/năm (2015) và 265-305 triệu tấn/năm (2020).

Nhóm cảng Đồng bằng sông Cửu Long: Lượng hàng qua cảng khoảng 54-74 triệu tấn/năm (2015) và 132-156 triệu tấn/năm (2020).

    • Phương án phát triển các cảng biển chuyên dùng LPG

Ngoài các cảng LPG hiện có và các cảng đã có dự án đầu tư, các cảng chuyên dụng LPG cần được lập quy hoạch chi tiết để trình lên Bộ Giao Thông Vận tải bổ sung vào quy hoạch chi tiết hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 gồm:

- Khu vực phía Bắc gồm các cảng: Cảng Lạch Huyện và Cái Lân/Quảng Ninh; Đình Vũ/Hải Phòng.

- Khu vực duyên hải miền Trung gồm các cảng: Kê Gà/Bình Thuận; Nhơn Hội/Bình Định; Cam Ranh/Khánh Hoà

- Khu vực đồng bằng sông Cửu Long gồm các cảng: Cái Cui/Hậu Giang; Soài Rạp/Tiền Giang; Trà Cú/Trà Vinh

- Các cảng cho các kho ngầm gồm: Long Sơn/BR-VT; Nghi Sơn/Thanh Hoá; Dung Quất/Quảng Ngãi; Vũng Rô/Phú Yên


    • Các tuyến vận tải LPG chính bằng đường biển (viễn dương và ven biển)

  • Khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hoá

Các tuyến vận tải chính từ nguồn hàng đến các kho - cảng ở khu vực Bắc Bộ theo sơ đồ sau :

- Nước ngoài (Trung Quốc, Trung Đông ….) → Quảng Ninh (Bãi Cháy, Lạch Huyện); Hải Phòng (An Hải, Đình Vũ);

- NMLD Dung Quất → Quảng Ninh (Bãi Cháy, Lạch Huyện); Hải Phòng (An Hải, Đình Vũ);

- NMLD Nghi Sơn → Quảng Ninh (Bãi Cháy, Lạch Huyện); Hải Phòng (An Hải, Đình Vũ);

- Kho NQ, NMLD Vân Phong → Quảng Ninh (Bãi Cháy, Lạch Huyện); Hải Phòng (An Hải, Đình Vũ);

Ước tính khối lượng vận tải tại khu vực này vào các năm như sau:



Đơn vị: 1000 tấn

Năm

2015

2020

2025

Vận tải ven biển

6.434

10.745

11.065

Vận tải viễn dương

1.839

1.177

6.139

  • Khu vực Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế.

Các tuyến vận tải chính từ nguồn hàng đến các kho - cảng ở khu vực Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế theo sơ đồ sau :

Các tuyến vận tải ven biển tại khu vực này gồm:

- Quảng Ninh (Bãi Cháy) → Nghi Hương - Bến Thuỷ; Gianh (Quảng Bình).

- Đà Nẵng → Nghi Hương - Bến Thuỷ; sông Gianh (Quảng Bình); Thuận An, Chân Mây (Huế)

- Kho NQ, NMLD Vân Phong → Nghi Hương- Bến Thuỷ; sông Gianh (Quảng Bình); Thuận An, Chân Mây (Huế)

- NMLD Dung Quất → Nghi Hương- Bến Thuỷ; sông Gianh (Quảng Bình); Cửa Việt/Quảng Trị; Thuận An, Chân Mây (Huế)

- NMLD Nghi Sơn → Nghi Hương- Bến Thuỷ; sông Gianh (Quảng Bình); Cửa Việt/Quảng Trị; Thuận An, Chân Mây (Huế)

Ước tính khối lượng vận tải tại khu vực này vào các năm như sau:



Đơn vị: 1000 m3

Năm

2015

2020

2025

Vận tải ven biển

1.304

1.888

2.871

Vận tải viễn dương




82

139

  • Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Các tuyến vận tải chính từ nguồn hàng đến các kho - cảng ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ theo sơ đồ sau :

Vận tải Viễn dương:

- Nước ngoài → Mỹ Khê, Liên Chiểu (Đà Nẵng); Quy Nhơn (Bình Định); Vũng Rô (Phú Yên), Vĩnh Nguyên, Vân Phong (Nha Trang);

Vận tải ven biển

- Nhà Bè/TP.HCM → Đà Nẵng; Quy Nhơn; Nha Trang.

- Kho NQ, NMLD Văn Phong → Đà Nẵng; Quy Nhơn; Nha Trang

- NMLD Dung Quất → Đà Nẵng; Quy Nhơn; Nha Trang;

- NMLD Vũng Rô → Đà Nẵng; Quy Nhơn; Nha Trang;

Ước tính khối lượng vận tải tại khu vực này vào các năm như sau:

Đơn vị: 1000 m3

Năm

2015

2020

2025

Vận tải ven biển

2.973

4.431

6.353


  • Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận

Các tuyến vận tải chính từ nguồn hàng đến các kho - cảng ở khu vực TP Hồ Chí Minh và phụ cận theo sơ đồ sau :

Vận tải Viễn dương.

- Nước ngoài → TP Hồ Chí Minh; Vũng Tàu

Vận tải ven biển (chuyển tải từ Vân Phong và Dung Quất)

- Kho NQ, NMLD Vân Phong → TP Hồ Chí Minh; Vũng Tàu

- NMLD Dung Quất → TP Hồ Chí Minh; Vũng Tàu

- NMLD Vũng Rô → TP Hồ Chí Minh; Vũng Tàu

Ước tính khối lượng vận tải tại khu vực này vào các năm như sau:



Đơn vị: 1000 m3

Năm

2015

2020

2025

Vận tải ven biển

4.844

6.248

4.846

Vận tải viễn dương

4.979

2.819

10.043

  • Khu vực Thành phố Cần Thơ và phụ cận

Các tuyến vận tải chính từ nguồn hàng đến các kho - cảng ở khu vực TP Cần Thơ và phụ cận theo sơ đồ sau :

Vận tải Viễn dương.

- Nước ngoài → Cần Thơ, Kiên Lương (Kiên Giang), Đồng Tháp

Vận tải ven biển (chuyển tải từ Vân Phong và Long Sơn))

- TP Hồ Chí Minh → Cần Thơ; Đồng Tháp

- Kho NQ, NMLD Vân Phong → Cần Thơ; Đồng Tháp, Kiên Giang

- NMLD Long Sơn → Cần Thơ; Đồng Tháp

Ước tính khối lượng vận tải tại khu vực này vào các năm như sau:



Đơn vị: 1000 m3

Năm

2015

2020

2025

Vận tải ven biển

78

2.782

130

Vận tải viễn dương

1874

1420

5270

    • Các tuyến vận tải LPG chính trong nội địa bằng đường sông.

Vận tải LPG bằng đường sông được thực hiện từ kho đầu mối đến các kho trung chuyển trên các sông chính của Việt Nam. Trong đó các sông ở khu vực phía Bắc (sông Hồng, sông Lô... ), các sông Tiền, sông Hậu ở phía Nam là các tuyến vận tải đường sông chính.

  • Khu vực Bắc Bộ có các tuyến vận tải đường sông sau :

- Xuất phát từ cảng Bãi Cháy – Quảng Ninh :

Bãi Cháy → Thượng Lý/Hải Phòng; Bắc Giang; Việt Trì/Phú Thọ; Đức Giang/Hà Nội; Nam Định; Thái Bình.

- Xuất phát từ các kho cảng ở khu vực Hải Phòng.

Hải Phòng → Việt Trì/Phú Thọ; Thanh Hoá; Đức Giang/Hà Nội; Nam Định; Thái Bình; Ninh Bình.

Ước tính khối lượng vận tải tại khu vực này vào các năm như sau:

Đơn vị: 1000 m3

Năm

2015

2020

2025

Vận tải đường sông

2.033

2.925

4.185


  • Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận có các tuyến vận tải đường sông sau:

Xuất phát từ các kho đầu mối ở khu vực TP Hồ Chí Minh có các tuyến vận tải:

Nhà Bè → Long Bình Tân, Biên Hoà/Đồng Nai; TX Thủ Dầu Một/Bình Dương; Bến Lức (Long An); Mỹ Tho/Tiền Giang; Tây Ninh

Ước tính khối lượng vận tải tại khu vực này vào các năm như sau:

Đơn vị: 1000 m3

Năm

2015

2020

2025

Vận tải đường sông

6.020

8.853

12.662


  • Khu vực Thành phố Cần Thơ và phụ cận

Tại khu vực miền Tây nam Bộ có rất nhiều kho trung chuyển đường sông loại vừa và nhỏ, nhiều kho rất nhỏ chỉ có sức chứa vài trăm khối, từ đó vận tải bằng đường sông rất phát triển tại miền Tây Nam Bộ do có nhiều sông, rạch chằng chịt.

Xuất phát từ các kho đầu mối ở khu vực Cần Thơ có các tuyến vận tải:

Cần Thơ → Bình Thạnh/Đồng Tháp; Mong Thọ/Kiên Giang; Tắc Vân/Cà Mau; Sóc Trăng; Trà Vinh; Vĩnh Long; An Giang.

Xuất phát từ kho đầu mối Cao Lãnh (Đồng Tháp) có các tuyến vận tải:

Cao Lãnh → Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang; Cà Mau; Sóc Trăng; Trà Vinh; Vĩnh Long, Bến Tre.

Xuất phát từ kho đầu mối Kiên Lương (kiên Giang) có các tuyến vận tải:

Kiên Lương → Mong Thọ/Kiên Giang; Tắc Vân/Cà Mau; Sóc Trăng; Trà Vinh...

Ngoài các kho ở khu vực Cần Thơ, còn có các kho của khu vực TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu với các tuyến vận tải chính sau:

TP. Hồ Chí Minh →Rạch Vòng/Bến Tre; Mong Thọ/Kiên Giang; Tắc Vân/Cà Mau; Sóc Trăng; Trà Vinh; Vĩnh Long; Vịnh Tre/An Giang.

Ước tính khối lượng vận tải tại khu vực này vào các năm như sau:



Đơn vị: 1000 m3

Năm

2015

2020

2025

Vận tải đường sông

3.125

4.554

6.494

    • Phát triển phương tiện vận tải đường thủy

Hiện các phương tiện vận tải thuỷ của Việt Nam do nhiều doanh nghiệp đảm trách, trong đó PV Trans là là đầu mối chính hợp tác cùng các Tổng công ty trong ngành như PVGas, PTSC… cùng sở hữu và quản lý đội tàu vận chuyển khí hóa lỏng LPG (đang sở hữu và quản lý 3 tàu LPG trọng tải từ 1.600 – 3.000 DWT) và dự kiến phát triển đội tàu lên 10 chiếc vào năm 2015. Bên cạnh đó PVTrans đang cùng Tổng Công ty khí (PVGas), Tổng Công ty điện lực dầu khí (PVPower) chuẩn bị phương án nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ và tiêu thụ LNG & CNG tại Việt Nam.

Do đội tầu còn nhiều hạn chế, nên các doanh nghiệp Việt Nam mới đảm nhận được 50% nhu cầu vận tải Viễn dương, còn lại phải thuê của các nước trong khu vực. Do vậy cần xúc tiến đổi mới một số nội dung chính như sau:

- Đổi mới hệ thống vận tải Viễn dương, hợp lực các doanh nghiệp vận tải hiện nay cho đủ mạnh về số lượng và tải trọng tầu để đảm trách đến 80% nhu cầu vận tải biển vào năm 2015 và 100% đến năm 2020.

- Từ bước đổi mới và trẻ hoá đội tầu, phấn đấu đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm.



    • Vận tải dầu thô cho các nhà máy lọc dầu

Theo các phương án công nghệ, các nhà máy lọc dầu của Việt Nam sử dụng hai nguồn nguyên liệu là từ các mỏ của Việt Nam (Bạch hổ, Sư tử đen, mỏ Rồng, Nam Côn Sơn...) và nguồn nhập khẩu từ Trung Đông.

Dầu thô của Việt nam được vận chuyển bằng các tầu có tải trọng từ 80.000-150.000 tấn, việc vận chuyển từ các mỏ về Dung Quất, Nghi Sơn và Long Sơn có thể do các doanh nghiệp của Việt Nam đảm trách với thời gian khoảng 7 đến 10 ngày. Như vậy trong một năm cần từ 47 đến 60 chuyến tầu trọng tải 110.000DWT cho NMLD Dung Quất và khoảng 45 chuyến tầu trọng tải 80.000DWT cho NMLD Nghi Sơn.

Đối với dầu thô nhập khẩu, được vận chuyển từ Trung Đông về tương tự như hải trình vận tải từ Trung Đông tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc; các quốc giá trên sử dụng tầu có tải trọng lớn để vận tải do hải trình quá dài. Hải trình vận tải về Nghi Sơn sẽ qua Ấn Độ Dương, Băngladesh, Malaysia rồi về Việt Nam. Các Công ty Arabia Asamco, Feamleys hoặc các công ty của Nhật Bản có thể chuyên chở được với tầu 250.000DWT và thời gian từ Trung Đông về Việt Nam khoảng 21 ngày.

b) Vận tải đường ống

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025, các phương án vận tải LPG bằng đường ống được nghiên cứu tại ba miền Bắc – Trung – Nam với các hệ thống như sau:



a) Hệ thống đường ống thu gom khí

- Giai đoạn đến năm 2015

Khu vực bể Cửu Long: phát triển các hệ thống đường ống thu gom khí tự nhiên/đồng hành từ các mỏ Rồng, Đồi Mồi, Tê Giác Trắng, Hải Sư Đen, Hải Sư Trắng, kết nối với giàn khí nén trung tâm của mỏ Bạch Hổ; đường ống kết nối mỏ Sư Tử Trắng với giàn khai thác khí mỏ Sư Tử Vàng, dự kiến công suất khoảng 1,5 tỷ m3/năm. Khí tự nhiên/đồng hành thuộc khu vực Lô 01&02 và các lô lân cận được thu gom để bổ sung nguồn cung cấp khí cho Hệ thống đường ống Rạng Đông – Bạch Hổ - Dinh Cố.

Khu vực bể Nam Côn Sơn: triển khai xây dựng các hệ thống đường ống thu gom khí từ các mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lan Tây, Thiên Ưng, Chim Sáo và các mỏ khác nhằm cung cấp bổ sung khoảng 3 tỷ m3/năm cho thị trường khu vực Nam Bộ.

Khu vực bể Malay – Thổ Chu: xây dựng đường ống kết nối mỏ Hoa Mai và Lô 46 với hệ thống đường ống PM3 – Cà Mau từ năm 2013. Khí của các mỏ đã phát hiện thuộc Lô B & 48/95, 52/97 và các lô lân cận như 46, 50, 51 đưa về đường ống Lô B – Ô Môn và PM3 – Cà Mau.

Khu vực Bắc Bộ: kết nối các nguồn khí thuộc khu vực phía Bắc bể Sông Hồng (Lô 102 – 106, 103 – 107, …) thành cụm và nghiên cứu đặt giàn công nghệ trung tâm tại mỏ Thái Bình (Lô 102 – 106). Xây dựng đường ống thu gom khí từ các mỏ thuộc các Lô 111, 112, 113 về giàn xử lý khí trung tâm của Lô 113.

- Giai đoạn năm 2016 – 2025



Khu vực Nam Bộ : tiến hành kết nối các mỏ Rồng Vĩ Đại, Hải Âu, Thiên Nga và các mỏ lân cận nhằm bổ sung nguồn cung cấp khí cho hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 1 và Nam Côn Sơn 2 trong giai đoạn năm 2017 – 2019. Xây dựng hệ thống đường ống kết nối các mỏ thuộc Lô 46-2 như Rạch Tàu, Khánh Mỹ, Phú Tân với hệ thống đường ống PM3 – CAA của bể Malay – Thổ Chu từ năm 2019. Xây dựng đường ống từ bể Phú Khánh về bể Cửu Long, từ bể Tư Chính – Vũng Mây về bể Nam Côn Sơn trên cơ sở các kết quả tìm kiếm thăm dò ở khu vực này.

Khu vực phía Nam bể Sông Hồng: trong trường hợp có công nghệ phù hợp để phát triển, khai thác các mỏ có hàm lượng CO2 cao, đưa khí về giàn xử lý khí Trung tâm trên mỏ Sư Tử Biển (Lô 118) nhằm thu gom khí từ các mỏ lân cận như Cá Heo (Lô 119), 115-A (Lô 115).

b) Hệ thống đường ống chính vận chuyển khí ngoài khơi

- Giai đoạn đến năm 2015

Triển khai đầu tư xây dựng theo các giai đoạn hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 (Hải Thạch, Mộc Tinh, Thiên Ưng về Vũng Tàu) đưa vào vận hành từ năm 2013 – 2014 với công suất thiết kế 7 tỷ m3/năm nhằm vận chuyển kịp thời khí và condensate thương phẩm từ các mỏ Hải Thạch, Mộc Tinh, Thiên Ưng cũng như các mỏ lưới phát hiện tại bể Nam Côn Sơn, Tư Chính – Vũng Mây về bờ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ khí ngày càng tăng của khu vực Đông Nam Bộ.

Hoàn thành việc xây dựng hệ thống đường ống Lô B – Ô Môn đưa vào vận hành từ năm 2014, phù hợp với tiến độ phát triển các nguồn khí tại khu vực Lô B; đồng thời bố trí các đầu chờ ở ngoài khơi, trên bờ tại khu vực miền Tây Nam Bộ nơi hệ thống đường ống đi qua để phát triển các hộ tiêu thụ khí công nghiệp.

Tích cực nghiên cứu và triển khai xây dựng các hệ thống đường ống dẫn khí tại khu vực phía Bắc bể Sông Hồng (từ các mỏ Thái Bình, Hàm Rồng thuộc Lô 102 – 106, Bạch Long, Hồng Long, Hoàng Long thuộc Lô 103 – 107/04) về khu vực tỉnh Thái Bình nhằm mục tiêu trước tiên là cung cấp khí cho thị trường tiêu thụ hiện có tại tỉnh Thái Bình và từng bước mở rộng ra các tỉnh/thành phố khác thuộc đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, …).

Phát triển hệ thống đường ống vận chuyển khí thiên nhiên cho khu vực phía Nam bể Sông Hồng. Phụ thuộc vào kết quả thẩm lượng, dự kiến xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí từ mỏ Báo Vàng (Lô 113) về tỉnh Quảng Trị với chiều dài khoảng 120 km, công suất thiết kế khoảng 1 – 3 tỷ m3/năm.

- Giai đoạn năm 2016 – 2025

Trên cơ sở kết quả tìm kiếm thăm dò các nguồn khí thuộc khu vực bể Phú Khánh với khả năng khai thác dự kiến khoảng 1,5 tỷ m3/năm từ sau năm 2019, nghiên cứu xây dựng hệ thống đường ống mới trong giai đoạn sau năm 2019 dẫn khí từ bể Phú Khánh về khu vực Sơn Mỹ (Bình Thuận) và kết nối với hệ thống đường ống thu gom mỏ Bạch Hổ.

Nghiên cứu khả năng vận chuyển khí từ phần trữ lượng gia tăng (nếu có) tại Lô B&48/95, 52/97 và mỏ lân cận.

Phát triển hệ thống đường ống vận chuyển khí thiên nhiên cho khu vực phía Nam bể Sông Hồng. Trong giai đoạn này, dự kiến xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí từ các mỏ thuộc các Lô 117 – 118 – 119 về tỉnh Quảng Ngãi/Quảng Nam với công suất thiết kế khoảng 2 – 4 tỷ m3/năm.

Tiếp tục nghiên cứu phương án nhập khẩu khí qua hệ thống TRANS ASEAN và qua các hệ thống đường ống PM3-CAA, Lô B, Nam Côn Sơn 1 hoặc Nam Côn Sơn 2.

c) Hệ thống đường ống dẫn khí trên bờ

- Giai đoạn đến năm 2015

Tiếp tục nghiên cứu và triển khai dự án đường ống Phú Mỹ - thành phố Hồ Chí Minh sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng giai đoạn 1. Nghiên cứu và phát triển hệ thống đường ống từ Nhà máy điện Nhơn Trạch đến Khu công nghiệp Nhơn Trạch, từ Nhà máy điện Hiệp Phước đến Khu công nghiệp Hiệp Phước, Khu công nghiệp Thủ Thiêm.

Trên cơ sở cân đối cung cầu khí giữa 2 khu vực, nghiên cứu xây dựng dự án đường ống kết nối Đông – Tây Nam Bộ từ Hiệp Phước đến Ô Môn để có cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện điều tiết nguồn khí giữa hai khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, cung cấp khí cho các hộ công nghiệp dọc theo tuyến ống. Công suất thiết kế khoảng 2 – 5 tỷ m3/năm, tổng chiều dài khoảng 180 km.

Đầu tư hệ thống đường ống nối từ kho LNG Nam Bộ về GDC hiện hữu để vận chuyển khí LNG nhập khẩu hòa vào hệ thống cung cấp khí Nam Bộ.

Tại khu vực miền Bắc, xây dựng hệ thống đường ống trên bờ với công suất khoảng 1 – 3 tỷ m3/năm, dẫn khí phục vụ cho các hộ tiêu thụ khí của tỉnh Thái Bình.

Phát triển hệ thống phân phối khí thấp áp trên toàn quốc để phát triển sử dụng khí trong các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, … nhằm đảm bảo điều tiết ổn định, an toàn hệ thống khí, gia tăng giá trị các dự án khí, đồng thời góp phần hiện đại hóa các ngành kinh tế, xã hội, giảm ô nhiễm môi trường.

- Giai đoạn năm 2016 – 2025

Tiếp tục nghiên cứu và triển khai giai đoạn 2 của dự án đường ống Phú Mỹ - thành phố Hồ Chí Minh theo hướng đưa khí đến các khu công nghiệp thuộc Đồng Nai, Biên Hòa, Bình Dương và Nhà máy điện Thủ Đức.

Nghiên cứu và xây dựng đường ống dẫn khí từ Hiệp Phước – Bình Chánh – Đức Hòa nhằm mở rộng khả năng cấp khí đến các hộ tiêu thụ khí ở Long An, khu vực phía Nam và Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến vận hành vào năm 2017.

Trên cơ sở khả năng gia tăng nguồn cấp khí tại Bắc Trung Bộ (từ nguồn trong nước hoặc nhập khẩu) và quy hoạch phát triển thị trường khí sau này, xem xét xây dựng hệ thống đường ống khép kín trên bờ thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng nối giữa Thái Bình – Hải Phòng – Hà Nội có khả năng vận chuyển khoảng 1 – 2 tỷ m3/năm. Hệ thống đường ống có khả năng kết nối thêm với đường ống nhập khẩu khí từ kho LNG Nghi Sơn – Thanh Hóa trong trường hợp dự án nhập khẩu khí về khu vực này được triển khai thực hiện.

Ngoài ra, trong trường hợp có thêm các phát hiện khí tại các Lô 111 đến Lô 120, nguồn cấp khí sẽ được bổ sung cho khu vực Trung Trung Bộ, từng bước nghiên cứu phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ, quy hoạch hệ thống đường ống vận chuyển trên bờ, kết nối giữa 2 khu vực thị trường dự kiến phát triển đầu tiên tại miền Trung là tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Ngãi/Quảng Nam để cung cấp khí cho thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế.



c) Vận tải đường bộ

Có thể nói hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam đã và đang trở thành cơ sở hạ tầng vững chắc cho việc phát triển vận tải LPG bằng đường bộ trên khắp các vùng, miền của cả nước, đã làm thay đổi cơ bản tình trạng của hệ thống đường bộ.

Vận tải đường bộ bằng ô tô xitec là loại hình vận tải đóng vai trò quan trọng cho việc cung cấp LPG bán lẻ khắp các vùng, miền. Hiện tại tất cả các kho LPG đều có bến xuất ô tô để cung ứng cho khu vực lân cận và chuyên chở LPG đến các cửa hàng bán lẻ, trong đó:

- Tổ chức vận tải do nhiều doanh nghiệp tự tổ chức và đầu tư phương tiện, trong đó vai trò của tư nhân chiếm vị trí quan trọng. Các doanh nghiệp lớn như PetroGas, PVGas,.... đều thành lập đơn vị vận tải riêng với số lượng xe khá lớn.

- Nhiều địa phương không có điều kiện xây dựng kho trung chuyển đường ống, đường sông chỉ có thể tiếp nhận LPG bằng đường bộ, mặc dù khoảng cách vận tải rất xa và cung đường đi qua nhiều địa hình hiểm trở, dễ bị ảnh hưởng của bão lũ như các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, khu vực Tây Nguyên.

- Cung đường vận tải tại các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ khá dài và còn nhiều tuyến đường miền núi chưa được nâng cấp. Mặt khác, do điều kiện thiên nhiên thường có bão lũ làm sạt lở, ngập lụt các tuyến đường bộ, gây ách tắc giao thông nhiều ngày ở các cung đường miền núi.

Trước thực trạng trên, việc phát triển vận tải LPG bằng đường bộ cần phải đổi mới các nội dung sau:

- Quy hoạch lại hệ thống tổ chức vận tải LPG, hình thành các đơn vị mang tính chuyên nghiệp, được tập trung hoá và phân bố hợp lý các tổ chức vận tải trên các vùng miền, đáp ứng các nhu cầu vận tải đường bộ của các khu vực cung ứng LPG.

- Huy động các nguồn lực của tư nhân, hình thành các doanh nghiệp có tính chuyên môn hoá cao với các phương tiện vận tải hiện đại, tiên tiến.

- LPG là mặt hàng dễ cháy nổ và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. Do vậy cần đổi mới phương tiện, thay thế các xe cũ, xe không đảm bảo an toàn, xe có dung tích nhỏ...

- Các kho LPG đều có bến xuất ô tô, để nâng cao được năng xuất và chất lượng khi cấp hàng, đồng thời giảm thiểu tối đa sự cố cháy nổ và ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch cải tạo và nâng cấp các bến xuất, trong đó việc đầu tư hệ thống tự động hoá quản lý bán hàng là quan trọng.


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương