Danh mục những từ viết tắT


Khu vực phát triển hệ thống sản xuất LPG của miền Bắc



tải về 2.53 Mb.
trang11/19
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.53 Mb.
#9724
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19

4.4.1. Khu vực phát triển hệ thống sản xuất LPG của miền Bắc

  • Nghi Sơn – Thanh Hóa

Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn - Thanh Hoá đã được Chính phủ quy hoạch phát triển thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản: Công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp luyện thép, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tầu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu. Theo đó, nhà nước đã có chính sách ưu tiên phát triển đầu tư và hệ thống hạ tầng cơ sở đang được xây dựng và hoàn thiện, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp hóa dầu tại khu vực này. Khu Kinh tế Nghi Sơn nằm phía Nam tỉnh Thanh Hoá, cách Thủ đô Hà Nội 200 km; có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua; có Cảng biển nước sâu Nghi Sơn được nối với đường Hồ Chí Minh.

Bên cạnh hệ thống đường bộ và đường sắt, tại Nghi Sơn hiện đang vận hành hai bến cảng số 1 và số 2 có khả năng đón tầu tải trọng 10.000 cho đến 30.000 DWT. Đây là ưu thế đặc biệt và cũng là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế trong đó có lĩnh vực chế biến lọc- hoá dầu (sản xuất LPG). Về cơ bản Nghi Sơn đáp ứng được yêu cầu quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất LPG để phục vụ thị trường miền Bắc. Khả năng đáp ứng về nhu cầu điện, nước và diện tích mặt bằng cho các dự án hoá dầu được đánh giá đạt yêu cầu. Tuy nhiên cũng tồn tại một số khó khăn như sau:

- Mặc dù các năm qua nhà nước đã có đầu tư, nhưng cơ sở hạ tầng KKT Nghi Sơn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và hiện đại, công nghiệp địa phương chưa phát triển.

- Nghi Sơn có cảng nước sâu, tuy nhiên hệ thống luồng lạch có hiện tượng sa bồi hàng năm nên cần có biện pháp nạo vét tốt mới có thể sử dụng được.



4.4.2. Khu vực phát triển hệ thống sản xuất LPG của miền Trung

A. Khu kinh tế Dung Quất

KKT Dung Quất được thành lập ngày 11/3/2005 trên cơ sở KCN Dung Quất trước đây, có diện tích 10.300 ha trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là KKT tổng hợp, vận hành theo mô hình “khu trong khu”, bao gồm các KCN, khu chế xuất, khu bảo thuế, khu cảng chuyên dùng, khu du lịch, dịch vụ, khu dân cư, hành chính, đô thị mới Vạn Tường... cùng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ như đường sắt, đường bộ, sân bay ... Các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư được áp dụng tại KKT Dung Quất là đặc biệt thông thoáng như với KKT mở. Tại đây sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng như lọc- hoá dầu, luyện cán thép, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất và lắp ráp ô tô ...

Dung Quất nằm ở trung điểm của đất nước, cách 2 trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp giáp quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á nối với Lào, Campuchia và Thái Lan… Hiện nay các tuyến giao thông trục chính đến cảng Dung Quất, đến Nhà máy lọc dầu đang được sử dụng để vận chuyển hàng hóa và thiết bị; Tuyến đường Bình Long - Cảng Dung Quất cũng đã hoàn thành giai đoạn I. Trục đường giao thông nối Dung Quất - sân bay Chu Lai - cảng Kỳ Hà phục vụ giao thông giữa KKT Dung Quất, sân bay Chu Lai và KKT mở Chu Lai đã được xây dựng. Đang chuẩn bị triển khai xây dựng đường giao thông trục ven biển thành phố Vạn Tường phục vụ hoạt động du lịch sinh thái Vạn Tường và nối với đường ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt, hệ thống giao thông nội khu của Dung Quất sẽ được nối với Đường cao tốc Đà Nẵng-Dung Quất-Quảng Ngãi, dài 133,5 km, từ đó chuyển tiếp sang Hành lang Đông-Tây của Đông Nam Á.

Cảng Dung Quất là cảng nước sâu, được quy hoạch xây dựng cảng đa chức năng lớn nhất nước, gồm khu cảng dầu khí, khu cảng chuyên dụng, khu cảng tổng hợp (gồm hàng container, hàng rời...). Cảng Dung Quất có thể tiếp nhận tàu chuyên chở sản phẩm dầu đến 50.000 DWT, tàu hàng hoá trọng tải 30.000-50.000 DWT. Hiện nay đã đưa vào khai thác sử dụng Bến cảng cho tầu 21.000 DWT, cảng Tổng hợp số 1 và 2 cho tàu 30.000 DWT. Tại đây cũng đang xây dựng 06 Bến xuất sản phẩm dầu cho tàu 10.000-50.000 DWT, 1 bến nhập dầu thô cho tàu tải trọng đến 150.000 DWT. Hạ tầng Cảng đã xây dựng Đê chắn sóng (1.600m), Kè chắn cát (1.750m, giai đoạn I: 1000m) và các công trình tiện ích của Cảng. Hiện nay đang triển khai đầu tư các Dự án kho bãi ngoại quan, bãi container, cảng cạn ICD… và Khu bảo thuế liền kề.

Bên cạnh những thuận lợi, KKT Dung Quất còn có khó khăn thể hiện ở những khía cạnh sau :

- Vị trí Dung Quất nằm cách xa hai trung tâm công nghiệp và cũng là hai thị trường tiêu thụ chính của cả nước là Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, do đó chi phí vận chuyển hàng hoá cao, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh thị trường;

- Mặc dù đã được Nhà nước đầu tư rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng hệ thống giao thông bên trong KKT vẫn chưa đạt yêu cầu về chất lượng và quy mô. Hệ thống phụ trợ như điện, nước chưa đáp ứng đủ do tốc độ phát triển công nghiệp nhanh chóng hiện nay.

- Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mặt bằng xây dựng chưa sẵn sàng, địa hình địa thế phức tạp nên chi phí san lấp cao.Vấn đề khó khăn trong giải phóng mặt bằng cho dự án vẫn chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu.

- Thị trường cung cấp dịch vụ công nghiệp, dịch vụ đời sống, văn hoá và y tế nghèo nàn, mức sống của người dân còn thấp so với cả nước.

- Thiếu nguồn nhân lực chuyên môn cần thiết để phát triển dự án.



B. Khu công nghiệp hoá dầu Hòa Tâm-Phú Yên

Khu vực xã Hòa Tâm thuộc huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, phía đông giáp Biển Đông; phía nam giáp núi Đá Bia; phía bắc là sông Bàn Thạch. Theo báo cáo tiền khả thi dự án xây dựng khu công nghiệp Hóa dầu Hòa Tâm do công ty SP Chemicals (Singapore) thực hiện, thì khoảng 1300 ha thuộc xã Hòa Tâm sẽ quy hoạch để xây dựng khu công nghiệp này, bao gồm đầy đủ các hạng mục của một khu công nghiệp hóa dầu đạt tiêu chuẩn quốc tế, như: cảng nước sâu, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, nhà máy nước, điện, xử lý chất thải và các tiện ích khác. Khu vực Hòa Tâm gần đường Quốc lộ 1A, gần đường sắt Bắc Nam, ngoài ra còn có quốc lộ 25 nối với các tỉnh Tây nguyên và vùng 3 biên giới Việt Nam, Lào, Cămpuchia và Đông Bắc Thái Lan. Có tiềm năng phát triển cảng nước sâu, cách bờ 3-4 km có luồng nước với độ sâu 30m. Công ty SP Chemical dự kiến đầu tư cảng nước sâu cho tầu đến 250.000 DWT.



Đánh giá mặt thuận lợi

- Khu vực này đã được Nhà nước chấp thuận cho phép đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển công nghiệp hoá dầu, hóa chất.

- Tỉnh đã có chủ trương, chính sách linh hoạt và hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế.

- Mặt bằng đủ rộng và tương đối bằng phẳng, ít dân cư, nền móng địa chất đơn giản.

- Gần bờ biển, có luồng nước cách bờ 3-4 km với mực nước sâu tới 30m, thuận tiện cho việc xây dựng cảng nước sâu và đón tàu trọng tải lớn.

- Vị trí gần đường quốc lộ 1, đường sắt Bắc-Nam, gần hệ thống điện quốc gia, sân bay.

- Có nguồn nước ngọt dồi dào.

Đánh giá mặt khó khăn

- Đây còn là vùng nông nghiệp, phải xây dựng từ đầu cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, phụ trợ, mặt bằng …

- Chủ đầu tư dự án sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đền bù, di dân giải phóng mặt bằng.

- Tuy có thể xây dựng cảng nước sâu, nhưng do điều kiện không phải là khu vực kín nên sẽ phải đầu tư xây dựng đê chắn sóng.

- Xa nguồn nguyên liệu, xa thị trường và các cơ sở dịch vụ.

- Kinh tế địa phương chưa phát triển, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ đời sống, văn hoá, y tế còn nghèo nàn.

- Thiếu lao động có trình độ và tay nghề cao.

4.4.3. Khu vực phát triển hệ thống sản xuất LPG của miền Nam

A. Long Sơn

Đảo Long Sơn nằm ở phía Bắc của thành phố Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km theo Quốc lộ 51, là một xã trực thuộc thành phố, với diện tích 92 km2 (9.200 ha), trong đó có đến 54 km2 là đất liền, còn lại là đất ngập mặn. Đảo Long sơn được bao bọc 4 bề bởi kênh rạch, sông và biển. Xã đảo Long Sơn gồm 1 đảo chính nằm men theo triền của núi Nứa, là đoạn cuối của dãy núi Phước Hoà đâm ra biển và đảo nhỏ là đảo Gò Găng.

Theo công văn số 1154/BQL-QH ngày 14/11/2007 của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu, khoảng 1.350 ha thuộc đảo Long sơn sẽ được sử dụng để xây dựng khu Khu Công nghiệp-Đô thị- Dịch vụ Long Sơn. Mục tiêu của dự án này là đầu tư xây dựng khu công nghiệp với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại để hình thành một khu công nghiệp dầu khí tầm cỡ trong nước và khu vực, với đầy đủ các công trình tiện ích như cảng dịch vụ, khu đô thị, nghỉ dưỡng …

Đảo Long Sơn gần Quốc lộ 51, nằm ở Vũng tầu là trung tâm chính của cả nước về các dịch vụ vận tải dầu khí. Đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng nhà máy lọc -hóa dầu. Tuy nhiên, điểm hạn chế của Long sơn là vận tải đường sắt chưa phát triển. Ở Long Sơn hiện tại mới chỉ có một bến cảng nhỏ, gần khu vực cầu Bà Nành, để bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng. Trong tương lai gần sẽ xây dựng một hệ thống cảng biển Long Sơn có thể tiếp nhận tầu trọng tải tối đa 80.000 DWT để phục vụ cho các dự án lọc dầu và hoá dầu và các cụm công nghiệp liền kề.

Vận tải đường thủy khá phát triển ở Vũng Tầu, mật động tầu thuyền qua lại khu vực này khá đông, bao gồm cả tầu vận tải trong nước và quốc tế. Hệ thống đường biển kết nối sông Dinh với sông Thị Vải cho phép thiết lập vận tải đường sông đến vùng Đồng bằng Sông Cửu Long qua Sài Gòn và Cần Giờ. Do đó, vận tải đường thủy ở khu vực này sẽ rất thuận lợi.

Một số tuyến vận tải đường thủy chính khu vực Vũng Tầu bao gồm:

- Tuyến Vũng Tầu-Sài Gòn: dài 98km, dịch vụ vận tải sẵn sàng 24/7

- Tuyến Thị Vải-Cái Mép:dài hơn 30 km, mới được nạo vét cho phép tầu container trọng tải trên 100.000 DWT đi vào cảng Cái Mép

Một số cảng đã được sự chấp thuận của Chính phủ để đầu tư xây dựng là: Gò Dầu Phú Mỹ, Cái Mép, Sao Mai-Bến Đình, cảng sông Dinh. Đảo Long Sơn gần sân bay dịch vụ dầu khí Vũng Tầu (cách 7km) và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (cách 100 km).

Đánh giá mặt thuận lợi

Vị trí đảo Long Sơn có nhiều thuận lợi để phát triển khu công nghiệp lọc hóa dầu:

- Đảo Long Sơn đã được Chính Phủ đồng ý về chủ trương phát triển thành Khu Liên hợp Công nghiệp-Đô thị-Dịch Vụ Long Sơn, với trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và công nghiệp nặng.

- Long Sơn có vị trí sát hệ thống cảng biển Thị Vải, gần Khu công nghiệp Khí -Điện Đạm Phú Mỹ, thuận lợi giao thương trong nước và quốc tế. Vừa qua, PetroVietnam đã chọn Long Sơn làm địa điểm xây dựng Cụm công nghiệp lọc-hoá dầu có tầm cỡ trong khu vực. PetroVietnam cũng đã phê duyệt phương án thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí – IDICO Long Sơn (PIV Long Sơn) nhằm xây dựng dự án Khu công nghiệp Dầu khí tại Long Sơn hoàn chỉnh, đồng bộ với tiêu chuẩn cao đi liền với cụm cảng biển hiện đại. Mục tiêu của Dự án là xây dựng khu công nghiệp với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Hình thành một khu công nghiệp dầu khí có tầm cỡ trong nước và khu vực; Đầu tư khu dịch vụ cảng với đầy đủ tiện ích phục vụ giao thương hàng hóa của các nhà đầu tư cũng như các dự án trong và ngoài nước; Xây dựng khu đô thị đầy đủ các phân khu chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở, nghỉ dưỡng cho chuyên gia và công nhân làm việc, khu tái định cư ….

Hiện nay, Công ty IDICO đang hoàn thành các thủ tục cần thiết để trình Chính phủ xem xét phê duyệt các dự án đầu tư. Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng đã thành lập đơn vị phát triển hạ tầng cơ sở nhằm chiếm lĩnh mảng dịch vụ này.



- Long Sơn nằm trong khu vực có hoạt động công nghiệp dầu khí sôi động nhất nước, gần nguồn nguyên liệu dầu, khí và condensate, rất thích hợp để phát triển công nghiệp hóa dầu;

- Khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm hoá dầu rất cao vì miền Đông Nam bộ nằm trong khu vực trong điểm kinh tế, có thị trường tiêu thụ mạnh các sản phẩm hóa dầu.

- Vị trí địa lý: thuận lợi cho phát triển hệ thống vận tải đường bộ và đường thủy, là điểm kết nối giữa của hệ thống hàng hải quốc gia và quốc tế;

- Diện tích mặt bằng đầy đủ: khoảng trên 1200 ha (theo khảo sát của công ty tư vấn Axens);

- Nguồn cung cấp điện, nước, khí và các nguyên vật liệu khác được đảm bảo; Có Trung tâm xử lý, phân phối khí Phú Mỹ; Có trung tâm nhiệt điện Phú mỹ sử dụng khí với sản lượng điện hiện nay chiếm khoảng 40% tổng sản lượng điện quốc gia;

- Có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng biển nước sâu.

- Phát triển các dự án lọc dầu và hoá dầu ở khu vực Bà rịa- Vũng tàu sẽ tạo quy trình liên hoàn từ khâu khai thác đến khâu chế biến dầu khí. Tận dụng được lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống giao thông và cảng biển, nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.

Đánh giá mặt khó khăn. Địa điểm Long Sơn có những khó khăn tạm thời như:

- Hạ tầng kỹ thuật trên đảo Long Sơn chưa phát triển, phụ thuộc vào tiến độ thực hiện dự án Khu Liên hợp Công nghiệp-Đô thị-Dịch vụ Long Sơn do PetroVietnam (Công ty IDICO) làm chủ đầu tư;

- Chưa có sẵn cảng nước sâu, hệ thống đường bộ trên đảo còn thô sơ, không đáp ứng nhu cầu giao thông của khu vực khi vào giai đoạn thi công xây dựng cũng như vận hành các dự án;

- Thiếu tuyến đường sắt nối Vũng Tầu với thành phố Hồ Chí Minh.

- Hệ thống giao thông đường bộ nối với các tỉnh vành đai công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh chưa hiện đại, quy mô chưa đáp ứng được sự phát tiển kinh tế của vùng này.

B. Cà Mau

Nhà máy xử lý khí GPP Cà Mau xây dựng tại Xã Khánh An, huyện U Minh, cách Thành phố Cà Mau về phía Tây khoảng 7 km. Kho chứa LPG xây dựng tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, cách Thành phố Cà Mau về phía Tây khoảng 34 km. Cảng xuất sản phẩm đặt ngoài khơi, cách bờ biển Mũi Tràm khoảng 19,8km.

Cà Mau có hệ thống kênh rạch tự nhiên khá phát triển. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường thủy đủ lớn kết nối khu vực dự án (của cả 03 phương án) với vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chi Minh chỉ có tuyến giao thông thủy quốc gia: Ngã ba Sông Cái Tàu – Sông Trẹm – Kênh Sà No nối với Cần Thơ và Tp. Hồ Chí Minh. Tuyến giao thông thủy này có độ sâu không lớn (sâu 3,0m, rộng 22-30m ứng với mực nước có tần suất P=95%), chỉ đáp ứng cho sà lan dưới 500 tấn lưu thông (theo hồ sơ thiết cảng Khí Điện Đạm Cà Mau). Trên tuyến giao thông này tại khu vực ngã ba sông Cái Tầu PVN đã xây dựng bến siêu trường-siêu trọng phục vụ xây dựng khu công nghiệp Khí Điện Đạm, PVN đang tiếp tục xây dựng cảng xuất sản phẩm cho nhà máy Đạm Cà Mau. Vì vậy, việc vận chuyển vật tư thiết bị trong quá trình xây dựng dự án nhà máy GPP đặt tại Cụm khí điện đạm là rất thuận lợi, đặc biệt là công tác vận chuyển cát san lấp với khối lượng rất lớn và các thiết bị chính của nhà máy (siêu trường, siêu trọng). Đối với khu vực Mũi Tràm, để có thể kết nối với tuyến giao thông thủy Quốc gia phải thông qua 2,6km đường bộ nối với tuyến kênh T21 thuộc hạng mục dự án đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau. Tuyến kênh T21 chỉ đáp ứng cho xà lan 250 tấn lưu thông.

Đối với Nhà máy xử lý khí GPP đã có tuyến đường bộ nối khu công nghiệp Khí Điện Đạm với TP. Cà Mau do PVN xây dựng, qua đó nối với tuyến giao thông bộ của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh, tuyến đường này có tải trọng lớn (H30, rộng 7m) đáp ứng được công tác xuất sản phẩm bằng xe bồn.

Đối với kho chứa LPG đặt tại khu vực Mũi Tràm, việc vận chuyển vật tư thiết bị cũng như xuất sản phẩm qua đường bộ bằng tuyến đường công vụ chạy song song với tuyến đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau. Đây là tuyến đường bộ duy nhất nối khu vực này với khu vực Khí Điện Đạm và hệ thống giao thông đường bộ Cà Mau. Tuy nhiên, tuyến đường công vụ đang hoàn thành này có tải trọng thiết kế nhỏ (H8, rộng 6m) không đáp ứng được công tác vận chuyển vật tư thiết bị và sản phẩm của nhà máy.

- Huy động vật tư thiết bị xây dựng. Vấn đề này đặc biệt được coi trọng đối với việc huy động vật tư có khối lượng lớn như cát san lấp, các thiết bị siêu trường siêu trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí và thời gian xây dựng dự án. Đối với nhà máy xử lý khí GPP thuận tiện trong việc tập kết thiết bị do địa điểm nằm kề sông Ông Đốc, có thể vận chuyển thiết bị siêu trường siêu trọng qua tuyến đường thủy này. Đối với kho chứa LPG tại Mũi Tràm việc vận chuyển thiết bị có khó khăn do khu vực này hiện có duy nhất tuyến đường công vụ và kênh T21 của dự án PM3 Cà Mau kết nối với khu vực, tuyến đường công vụ và kênh T21 hiện đã xuống cấp do vậy cần phải sửa chữa và nạo vét kênh để có thể vận chuyển thiết bị cũng như vật liệu trong quá trình xây dựng.

- Khả năng kết nối hệ thống điện Quốc gia. Việc kết nối nguồn điện của công trình với mạng lưới điện địa phương rất quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy kể cả trong trường hợp dự án GPP được thiết kế theo kiểu tự cung tự cấp về nguồn điện. Hiện khu vực Khí Điện Đạm có hệ thống điện lưới đã được sử dụng trong quá trình xây lắp cụm dự án Khí Điện Đạm Cà Mau. Tuy nhiên, hệ thống điện lưới khu vực Mũi Tràm còn yếu và không ổn định.

- Điều kiện hàng hải. Với phương án đã chọn đặt Cảng xuất sản phẩm tại khu vực biển Mũi Tràm là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên khu vực biển này có bờ biển rất thoải (khoảng 1m sâu /1km chiều dài), độ bồi lắng từ 0.499 – 0.733 g/dm2/h (theo kết quả KS của PM3 Cà Mau) vì vậy nếu xây dựng tàu LPG có mớn nước khoảng 10 ÷ 15m cần phải xây dựng cảng cách bờ khoảng 20 km.

Vị trí xây dựng dự án Nhà máy xử lý khí GPP Cà Mau có nhiều điểm thuận lợi và cũng có những bất lợi để xây dựng Nhà máy như sau:



Những điểm thuận lợi:

- Vị trí xây dựng nhà máy nằm trong khu vực đã quy hoạch Khí - Điện - Đạm theo quyết định số 776/QĐ-TTg ngày 26/6/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung khu Khí - Điện – Đạm Cà Mau thuận lợi trong công việc triển khai dự án, trong công tác giải phóng mặt bằng và thu hồi đất.

- Vị trí xây dựng nhà máy đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau đồng ý về chủ trương tại cuộc họp ngày 10/6/2010 giữa PVGas, WorleyParsons và Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau (xem biên bản cuộc họp ngày 10/6/2010 tại phụ lục đính kèm).

- Vị trí xây dựng nhà máy nằm gần sông Ông Đốc thuận tiện trong công tác huy động thiết bị siêu trường siêu trọng và vật liệu trong quá trình thi công nhà máy.

- Hệ thống đường giao thông, cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải và thông tin liên lạc khu vực xây dựng nhà máy xử lý khí GPP gần như hoàn chỉnh (được đầu tư xây dựng khi xây dựng nhà máy Điện).

- Dễ dàng kết nối với đường ống dẫn khí PM3, Lô B – Ô Môn.

- Nằm trong khu vực Khí Điện Đạm thuận lợi cho việc nhận khí và cấp khí cho nhà máy Điện, nhà máy Đạm.

- Vị trí xây dựng kho chứa nằm kề Trạm tiếp bờ (LFS), do vậy có thể tận dụng hành lang an toàn tuyến ống 27 km từ Trung tâm phân phối khí (GDC) đến Trạm tiếp bờ (LFS) để xây dựng tuyến ống xuất sản phẩm lỏng từ nhà máy GPP đến kho xuất LPG.

- Vị trí xây dựng kho chứa tận dụng được tuyến đường công vụ và kênh T21 của dự án PM3 để huy động thiết bị, vật liệu trong quá trình xây dựng kho xuất LPG.

Những điểm không thuận lợi:

- Vị trí kho chứa LPG và Cảng xuất sản phẩm hiện chưa có trong quy hoạch chung cần phải cập nhật vào quy hoạch phát triển tổng thể công nghiệp tỉnh cà Mau.

- Vị trí xây dựng nhà máy GPP và kho chứa LPG là khu vực đất yếu, nên chi phí xử lý nền móng tăng cao.

- Tuyến đường công vụ và kênh T21 của dự án PM3 hiện đã xuống cấp cần chi phí để sửa chữa và nạo vét kênh trong quá trình huy động thiết bị xây dựng kho chứa LPG.

- Cảng xuất sản phẩm LPG nằm xa bờ (khoảng 20 km) khó khăn trong công tác thi công, công tác vận hành cũng như công tác bảo đảm an toàn cho Cảng xuất.

4.5. KẾT QUẢ DỰ BÁO CUNG - CẦU SẢN PHẨM LPG THEO CÁC VÙNG MIỀN VÀ CẢ NƯỚC

4.5.1. Dự báo nhu cầu

Dự báo nhu cầu LPG Việt Nam và các khu vực vùng miền giai đoạn 2012 – 2030 được thực hiện theo phương pháp đa hồi qui trên phần mềm Simple E, trong đó mô hình toán học được thiết lập dựa trên số liệu thu thập trong giai đoạn 1990 – 2012 từ các tổ chức như Tổng cục Thống kê, Cơ quan năng lượng Mỹ, Quĩ tiền tệ Quốc tế… đối với các biến sau:

- Biến độc lập: GDP Việt Nam, các tỉnh thành phố trên địa bàn cả nước, dân số, số hộ gia đình, nhu cầu tiêu thụ LPG trong quá khứ, giá LPG nhập khẩu, giá LPG bán lẻ. Qua các kết quả kiểm định cho thấy mô hình được giải thích tốt nhất thông qua biến GDP và dân số.

- Biến phụ thuộc: lượng tiêu thụ, giá bán lẻ LPG, than đá, điện.

Thông qua các kết quả chạy thử trên phần mềm Simple với các biến có khả năng giải thích cao như: GDP, dân số, nhu cầu trong quá khứ, mô hình dự báo LPG cho Việt Nam được xác định dựa trên tổng nhu cầu LPG trong từng lĩnh vực:


  • Nhu cầu LPG trong công nghiệp:

INLP[=-53.5403+.000287405*INGDP+59.1132*LPPR/GDPDEF]



  • Nhu cầu LPG trong thương mại và dịch vụ công cộng:

COLP[=-136.425+.00264861*SEGDP-39.3503*LPPR/GDPDEF]

  • Nhu cầu LPG trong dân dụng:

RELP[=-445.885+.00217258*GDP+1.33719*LPPR/GDPDEF]

Căn cứ trên tổng nhu cầu LPG Việt Nam và dự báo GDP cho từng tỉnh/thành phố tới năm 2030, nhu cầu LPG cho 7 khu vực vùng miền được điều chỉnh tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP, dân số, tốc độ đô thị hóa và nhu cầu các dạng năng lượng khác.



Dự báo nhu cầu LPG Việt Nam (theo kịch bản cơ sở) sẽ đạt khoảng 1,5 triệu tấn năm 2015, tăng lên khoảng 1,8 triệu tấn năm 2020 và đạt khoảng 3 triệu tấn năm 2025 trước khi tăng tới ngưỡng 3,9 triệu tấn vào năm 2030.

Bảng 4.3.

Số liệu dự báo chi tiết nhu cầu tiêu thụ LPG của Việt Nam theo vùng miền giai đoạn 2013 – 2030

Đơn vị: nghìn tấn

Kịch bản cơ sở


TT


Năm



Cả nước

Đồng bằng Sông Hồng

Trung du và miền núi Bắc Bộ


Bắc Trung Bộ


Duyên hải Nam Trung Bộ


Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng Sông Cửu Long

1.

2013

1.346,42

309,18

91,34

92,09

104,35

61,63

424,77

263,06

2.

2014

1.416,89

325,36

96,12

96,91

109,81

64,85

447,00

276,83

3.

2015

1.493,18

342,88

101,30

102,13

115,72

68,34

68,34

291,74

4.

2016

1.564,42

359,24

106,13

107,00

121,24

71,60

493,55

305,65

5.

2017

1.636,53

375,80

111,02

111,94

126,83

74,90

516,30

319,74

6.

2018

1.709,78

392,62

115,99

116,95

132,51

78,26

539,41

334,05

7.

2019

1.785,85

410,09

121,15

122,15

138,40

81,74

563,40

348,92

8.

2020

1.863,34

427,88

126,41

127,45

144,41

85,29

587,85

364,06

9.

2021

2.342,71

537,96

158,93

160,24

181,56

107,23

739,08

457,72

10.

2022

2.489,31

571,62

168,87

170,26

192,92

113,94

785,33

486,36

11.

2023

2.644,05

607,16

179,37

180,85

204,91

121,02

834,15

516,59

12.

2024

2.804,75

644,06

190,27

191,84

217,37

128,37

884,85

547,99

13.

2025

2.970,70

682,17

201,53

203,19

230,23

135,97

937,21

580,41

14.

2026

3.141,49

721,38

213,11

214,87

243,46

143,79

991,08

613,78

15.

2027

3.326,63

763,90

225,67

227,54

257,81

152,26

1.049,50

649,96

16.

2028

3.506,16

805,12

237,85

239,82

271,72

160,48

1.106,13

685,03

17.

2029

3.690,88

847,54

250,38

252,45

286,04

168,93

1.164,41

721,12

18.

2030

3.879,26

890,80

263,16

265,33

300,64

177,55

1.223,84

757,93

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương