Danh mục những từ viết tắT


- Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển



tải về 2.53 Mb.
trang8/19
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.53 Mb.
#9724
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19

- Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.


- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.


a/ Tác động của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành công nghiệp sản xuất LPG trong giai đoạn quy hoạch


Chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2011-2020 là định hướng mục tiêu và là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch các ngành kinh tế trong đó có ngành công nghiệp chế biến lọc - hoá dầu, chế biến/xử lý khí nói chung và sản xuất LPG nói riêng.

Vấn đề xây dựng quy hoạch phát triển một ngành kinh tế luôn được Đảng và Chính phủ chú trọng và yêu cầu thực hiện để đảm bảo phát triển hợp lý và cân đối hài hoà trong tổng thể phát triển của kinh tế đất nước. Việc thực hiện đầu tư phát triển phải dựa trên quy hoạch đã được phê duyệt. Theo chỉ thị 32/1998/TC-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Những dự án đầu tư lớn và các dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài chỉ được xem xét khi phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ”.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước có tác động hữu cơ đến phát triển của ngành dầu khí nói chung và lĩnh vực sản xuất LPG nói riêng. Ngược lại, Quy hoạch hệ thống sản xuất LPG, đặc biệt là các dự án đầu tư phát triển hệ thống sản xuất LPG phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đảm bảo cân đối hài hoà với quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế liên quan.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 là chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, xây dựng theo hướng hiện đại nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh; tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Chú trọng phát triển năng lượng sạch đi đôi với việc áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu. Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn hiệu quả cao. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ, bảo đảm phát triển cân đối và hiệu quả giữa các vùng miền. Theo đó, cơ sở hạ tầng phụ trợ (giao thông vận tải, điện, viễn thông, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế) sẽ được ưu tiên đầu tư xây dựng có trọng điểm để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, trong đó ngành công nghiệp sản xuất LPG cũng được hưởng lợi từ quá trình này. Sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ … sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư cho các dự án, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Chiến lựơc phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2020 với chủ trương hướng trọng tâm hoạt động khoa học công nghệ vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ. Quá trình này đem lại những cơ hội phát triển to lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất LPG, đó là thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường ... Tuy nhiên, quá trình này đặt ra những thách thức to lớn đối với sự phát triển của ngành, đó là sự cạnh tranh gay gắt hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư …

Ngành công nghiệp sản xuất LPG là một ngành kinh tế có lợi nhuận và tính cạnh tranh cao. Sự tăng trưởng của ngành này không những sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước mà còn là động lực phát triển của một loạt ngành kinh tế quan trọng có gắn bó hữu cơ khác như ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ, sắt thép, vật liệu xây dựng, nông nghiệp, dệt may, các ngành kinh tế sử dụng LPG làm nhiên liệu đốt sinh nhiệt.

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta, Đảng và Nhà nước luôn dành cho ngành dầu khí sự quan tâm đặc biệt và coi ngành dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn và quan trọng cần được đầu tư phát triển. Đó là một nhân tố thuận lợi có tác động mạnh nhất đến sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí, trong đó có lĩnh vực sản xuất LPG.

Sự quan tâm của nhà nước được thể hiện bằng một loạt cơ chế chính sách hợp lý và luôn được điều chỉnh để tạo mọi thuận lợi, từ cơ chế tài chính, quản lý dự án đầu tư, huy động các nguồn vốn, đào tạo nhân lực đến các chính sách phát triển khoa học công nghệ, chính sách về tài chính … đối với ngành dầu khí. Nhà nước đã có định hướng chiến lược phát triển một số lĩnh vực chính có tác động hữu cơ đến sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất LPG, cụ thể:



  • Phát triển công nghiệp

Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng... với bước đi hợp lý, phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả… Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở…Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo hộ sở hữu công nghiệp, bảo vệ môi trường.

  • Phát triển giao thông vận tải

Về giao thông vận tải, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, vận tải và công nghiệp vận tải đồng bộ, hiện đại, tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao lưu thông suốt và thuận lợi trên phạm vi cả nước. Nhà nước đã có quy hoạch phát triển đường bộ, quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đến 2020, đây là nhân tố quan trọng tác động thuận lợi đến sự phát triển của các ngành công nghiệp trong đó có hoá dầu.

  • Phát triển Khoa học và công nghệ

Tăng cường tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển đất nước. Đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các ngành mũi nhọn, đồng thời lựa chọn các công nghệ thích hợp, không gây ô nhiễm và khai thác được lợi thế về lao động. Chú trọng nhập khẩu công nghệ mới, hiện đại, thích nghi công nghệ nhập khẩu, cải tiến từng bộ phận, tiến tới tạo ra những công nghệ đặc thù của Việt Nam. Đây là chủ trương quan trọng và rất phù hợp để vận dụng khi triển khai đầu tư các dự án hoá dầu, là các công trình đòi hỏi công nghệ cao và luôn cần nghiên cứu cải tiến để đảm bảo chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng tính cạnh tranh.

  • Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ … Chủ trương này của Đảng và Nhà nước là căn cứ và tạo đà thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước đẩy mạnh liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài trong các dự án, nhằm thu hút nguồn vốn, tận dụng công nghệ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, điều hành dự án.

b/ Tác động của nguồn nhân lực đến phát triển công nghiệp sản xuất LPG trong giai đoạn quy hoạch


Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng đảm bảo sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất LPG. Nguồn nhân lực chất lượng cao đối với chuyên môn như quản lý dự án, công nghệ chế biến dầu khí, tự động hoá và điều khiển … là nhu cầu cấp thiết hiện nay do một loạt dự án lọc dầu, chế biến xử lý khí sẽ được đầu tư trong thời gian tới.

Ngành công nghiệp sản xuất LPG là ngành đòi hỏi công nghệ cao, nên việc chọn lựa nhân lực đòi hỏi khắt khe hơn một số ngành công nghiệp khác. Trong đó tiêu chí bắt buộc là phải có kiến thức cao về kỹ thuật công nghệ chuyên ngành. Một thực tế trong nước, công tác đào tạo ở các trường đại học còn tràn lan, chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế và tương lai theo một chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành dầu khí. Chưa đào tạo được chuyên gia có đầy đủ kinh nghiệm lý thuyết và thực tế trong lĩnh vực lọc-hoá dầu, xử lý chế biến khí. Việc lập kế hoạch mời chuyên gia giỏi từ nước ngoài tham gia đào tạo hoặc cử cán bộ đi đào tạo lâu dài ở nước ngoài chưa làm tốt. Điều kiện thực tập thực tế còn hạn chế do các cơ sở sản xuất LPG chưa nhiều, chưa đa dạng (cả nước hiện nay mới chỉ có 2 cơ sở là Nhà máy xử lý khí Dinh Cố vận hành năm 1999 và Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành năm 2009).

Trong giai đoạn quy hoạch dầu khí đến 2015, định hướng cho 2025 thì công tác phát triển nguồn nhân lực cho khâu sau của ngành dầu khí cần phải có kế hoạch đào tạo và kế hoạch cung ứng nguồn nhân lực tốt nhằm đáp ứng nhu cầu về chất và lượng.Trong tương lai gần, Học viện Dầu khí sẽ được thành lập, trở thành nguồn cung ứng nhân lực rất lớn và có chất lượng cao cho ngành Dầu khí nói chung cũng như ngành công nghiệp sản xuất LPG nói riêng.

c/ Tác động của nguyên liệu đến phát triển công nghiệp sản xuất LPG trong giai đoạn quy hoạch

Nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc đầu tư vào các dự án sản xuất LPG. Nguyên liệu quyết định đến công nghệ chế biến tương ứng Chi phí nguyên liệu chiếm phần lớn trong giá thành sản phẩm LPG. Do vậy, khả năng đáp ứng (tại chỗ hoặc từ nơi khác) và giá thành nguyên liệu sẽ là một trong các yếu tố chính quyết định đến hiệu quả đầu tư dự án. Phần lớn các dự án sản xuất LPG lớn trên thế giới đều được xây dựng ở khu vực này gần nguồn nguyên liệu khí dồi dào và rẻ hơn các nước khác.

Việt Nam là nước có trữ lượng dầu khí đáng kể, tuy nhiên so với một số nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới còn khá khiêm tốn. Nguồn nguyên liệu khí đồng hành, khí thiên nhiên phù hợp để sản xuất LPG có thể đáp ứng đủ trong giai đoạn quy hoạch. Nguồn nguyên liệu dầu thô trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu nguyên liệu cho lọc dầu trong giai đoan quy hoạch. Một số dự án lọc dầu trong tương lai sẽ phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Sự phụ thuộc này đứng về góc độ kinh tế là không có lợi, vì sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh và tính hấp dẫn của các dự án trong việc thu hút đầu tư.

d/ Tác động của công nghệ kỹ thuật sản xuất đến sự phát triển công nghiệp sản xuất LPG trong giai đoạn quy hoạch

Sản xuất LPG (Lọc dầu và Xử lý chế biến khí) là ngành có công nghệ, kỹ thuật sản xuất phức tạp; các dự án sản xuất LPG đều phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và phức tạp trong lĩnh vực hóa học, cơ khí, điện tử, tự động hóa và điều khiển. Hầu hết các phân xưởng sản xuất đều phải mua bản quyền công nghệ của các nhà cung cấp bản quyền trên thế giới.

Các hoạt động nghiên cứu cải tiến và phát minh trong lĩnh vực công nghệ lọc dầu, xử lý chế biến khí không ngừng phát triển, chủ yếu tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả chế biến, giảm chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu và sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Công nghệ, kỹ thuật sản xuất tác động đến các dự án sản xuất LPG trong giai đoạn quy hoạch ở một số khía cạnh chính sau :

- Công nghệ sản xuất quyết định năng suất, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Nghiên cứu lựa chọn và áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại sẽ trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp sản xuất LPG của Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

- Do tính chất phức tạp của công nghệ nên vốn đầu tư cho các dự án sản xuất LPG quy mô lớn lên đến hàng tỷ USD, thời gian thi công kéo dài từ 3-4 năm. Bất kỳ sự chậm trễ nào từ các khâu như nghiên cứu khả thi, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng, đào tạo và chuyển giao công nghệ … đều ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

- Hợp tác quốc tế về đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất LPG sẽ là xu hướng nổi bật của ngành trong giai đoạn quy hoạch. Công nghệ sản xuất cao sẽ đòi hỏi nhân lực có chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm. Vì vậy, cần phải có kế hoạch cụ thể phát triển nguồn nhân lực cho ngành, chú trọng đến chất lượng chuyên môn để có thể vận hành và quản lý nhà máy an toàn, hiệu quả.

- Các hoạt động nghiên cứu cải tiến và phát minh trong lĩnh vực công nghệ không ngừng phát triển. Quá trình này sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn công nghệ hơn cho các dự án sản xuất LPG của Việt Nam trong giai đoạn quy hoạch.

e/ Cơ sở hạ tầng, phụ trợ, giao thông vận tải :

Tác động của cơ sở hạ tầng, phụ trợ, giao thông vận tải đến các dự án sản xuất LPG trong giai đoạn quy hoạch được thể hiện ở một số khía cạnh :

- Công trình dự án sản xuất LPG thường có quy mô đầu tư lớn, gồm hàng trăm hạng mục thiết bị và kho tàng bến bãi, cần diện tích mặt bằng hàng chục hecta, có cảng nước sâu và gần hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Ngoài ra, cần phải có hệ thống phụ trợ đầy đủ và đồng bộ như : điện, nước, viễn thông ...hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả và liên tục của nhà máy.

- Cơ sở hạ tầng phụ trợ cho các dự án được đầu tư và chuẩn bị tốt sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất LPG. Nhà đầu tư giảm được gánh nặng chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và rút ngắn được thời gian thực hiện dự án. Ngược lại, một cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ cản trở sự phát triển sản xuất, giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

- Các nước có ngành công nghiệp dầu khí mới phát triển những năm gần đây như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia … đều đặc biệt chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng cho dự án. Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, các nước này đều có chủ trương cơ sở hạ tầng đi trước một bước và huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Ở Ấn Độ, để thu hút đầu tư, Chính phủ Ấn Độ đã xây dựng các khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng hiện đại, gần các cảng biển lớn, phân bố rộng khắp cả nước giành cho các dự án hóa dầu. Thái Lan đặc biệt khuyến khích khối kinh tế tư nhân tham gia vào lĩnh vực xây dựng và dịch vụ cơ sở hạ tầng dự án …

- Chất lượng cũng như giá cả các dịch vụ về vận tải, điện, nước, viễn thông… ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, tác động đến giá cả và sức cạnh tranh của sản phẩm LPG. Hiện nay, giá các dịch vụ về cơ sở hạ tầng và phụ trợ nước ta còn cao so với khu vực. Chất lượng dịch vụ thấp hơn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đủ sức hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh. Trong giai đoạn quy hoạch, sự nỗ lực của Nhà nước trong việc huy động các nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy ngành hóa dầu phát triển nhanh và bền vững, hỗ trợ đắc lực các nhà đầu tư trong việc giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước.



3.3. CƠ CHẾ VỀ GIÁ CỦA LPG THEO ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHÀ NƯỚC

Theo quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, điều 54 có quy định rõ v : giá bán LPG áp dụng theo cơ chế giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành; thực hiện các biện pháp bình ổn giá của cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Theo Quy định tại điểm 3.1 Mục 3 Điều 7 chương VI, Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, thì Trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá theo giá mới thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thực hiện lập Biểu mẫu đăng ký giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá”.

Mặt khác, theo quy định tại Mục I Phần V Quyết định số 1625/QĐ-BTC ngày 28/6/2012 về việc ban hành quy trình đăng ký giá, kê khai giá tại Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính và tại Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: “Cục Quản lý giá/Sở Tài chính các tỉnh thực hiện tiếp nhận Biểu mẫu theo một trong các phương thức sau: Nhận trực tiếp tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận; Nhận qua đường công văn; Nhận qua thư điện tử phải có chữ ký điện tử; Nhận qua fax (tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký giá, kê khai giá đồng thời gọi điện thoại tới Cục Quản lý giá/Sở Tài chính).

Thực hiện các quy định nói trên, để đảm bảo tính kịp thời, Bộ Tài chính yêu cầu:

a) Các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối gửi Hồ sơ đăng ký giá đến Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính bằng một trong hai hình thức: Thư điện tử (phải có chữ ký điện tử), hoặc qua Fax; đồng thời gọi điện thoại tới Cục Quản lý giá để xác nhận thời gian gửi và nhận Hồ sơ.

b) Hồ sơ đăng ký giá của các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối phải được fax hoặc gửi thư điện tử đến Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính trước khi điều chỉnh giá bán (kể cả ngày nghỉ hoặc ngày lễ).

2. Theo quy định tại Điểm 3.3 Mục 3 Điều 7 Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính: “Bảng đăng ký mức giá cụ thể gắn với chất lượng hàng hoá, dịch vụ; địa điểm bán hàng. Mức giá đăng ký là giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán theo quy định về tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật”;

Qua rà soát hồ sơ đăng ký giá cho thấy, một số doanh nghiệp chưa cung cấp đầy đủ các thông tin tại Biểu mẫu. Vì vậy, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối nghiêm túc thực hiện quy định nói trên. Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối bán lẻ LPG ghi rõ thương hiệu LPG chai trong phần tên hàng hoá dịch vụ của phụ biểu “Giải trình lý do điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ đăng ký giá”. Các thương hiệu LPG chai khác nhau có mức giá khác nhau (nếu có) được lập thành các phụ biểu riêng và giải trình lý do điều chỉnh giá riêng.

3. Theo quy định tại Mục c Điểm 5.2 Khoản 5 Điều 7 Chương VI Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính: “ Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đăng ký giá: Công bố công khai thông tin về giá; niêm yết giá bán đã đăng ký hợp lệ theo hướng dẫn tại Thông tư này, công khai trong toàn hệ thống, thực hiện đúng giá niêm yết, đồng thời phải chấp hành các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi thị trường có biến động bất thường.”

Đồng thời, theo các quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng : về nghĩa vụ của tổng đại lý kinh doanh LPG quy định tại Điều 25: “Bán đúng giá LPG do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối quy định; bán đủ khối lượng, bảo đảm chất lượng LPG theo quy định; không liên kết tăng giá bán và các hành vi gian lận khác; thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ trong các khâu kinh doanh LPG theo quy định của Bộ Tài chính”; Về nghĩa vụ của cửa hàng bán LPG chai quy định tại Điều 32: “Niêm yết giá bán và bán đúng giá LPG chai do bên giao đại lý quy định (đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối); chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của thương nhân đó và cơ quan chức năng có thẩm quyền”.
CHƯƠNG IV

DỰ BÁO CUNG CẦU SẢN PHẨM LPG

4.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO

Trong lĩnh vực năng lượng, để dự báo dài hạn có rất nhiều mô hình dự báo, tuy nhiên, người ta có thể chia làm 3 nhóm chính: nhóm phương pháp chuyên gia, nhóm phương pháp kinh tế lượng và nhóm dự báo bằng phương pháp trực tiếp. Trong đó nhóm phương pháp chuyên gia dự báo được tiến hành dựa trên cảm quan hay theo kinh nghiệm mà không nhất thiết phải dựa trên dãy số liệu quá khứ, các chuyên gia giỏi đủ khả năng dự báo rất hiếm. Nhóm phương pháp trực tiếp, đối với dự báo nhu cầu sản phẩm dầu khí là rất khó thực hiện vì chưa có đủ các bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ để áp dụng phương pháp này. Như vậy, việc dự báo bằng hai phương pháp vừa nêu là không phù hợp đối với dự báo cung cầu LPG.

Đối với nhóm kinh tế lượng chia thành 2 phương pháp: phương pháp ngoại suy và phương pháp điều kiện. Đối với hai phương pháp này, nhóm tác giả chọn phương pháp điều kiện (vì phương pháp ngoại suy chỉ dựa vào biến thời gian trong khi phương pháp điều kiện dựa vào nhiều biến khác) và chỉ tập trung vào ba kiểu dự báo chính là: Cường độ, Hệ số đàn hồi và phương pháp đa hồi quy áp dụng mô hình Simple E.

4.1.1. Cường độ (Intensity):

Tỷ lệ giữa tiêu thụ năng lượng với một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (GDP, dân số hoặc sản lượng công nghiệp) được gọi là cường độ năng lượng với GDP, cường độ năng lượng với dân số, cường độ năng lượng với sản lượng công nghiệp. Để dự báo nhu cầu dầu khí (lượng dầu khí tiêu thụ), người ta thường sử dụng cường độ tiêu thụ dầu khí với GDP:



Cường độ tiêu thụ sản phẩm dầu khí với GDP

=

Tiêu thụ SP dầu khí




(i)

GDP

Để dự báo nhu cầu sản phẩm dầu khí theo phương pháp cường độ thì phải thực hiện các bước sau: (1) thống kê các số liệu quá khứ về GDP, nhu cầu sản phẩm dầu khí; (2) tham khảo số liệu dự báo GDP đã được công bố; (3) xác định hệ số cường độ tiêu thụ sản phẩm dầu khí với GDP căn cứ vào số liệu đã được thông kê hoặc tham khảo hệ số của các nước có trình độ phát triển kinh tế như Việt Nam; (4) xác định nhu cầu dầu khí trong tương lai theo công thức (i).

4.1.2. Hệ số đàn hồi (Elastic value):

Tỷ lệ giữa tăng trưởng tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế được gọi là hệ số co dãn tiêu thụ năng lượng với GDP. Thông thường để dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dầu khí người ta sử dụng hệ số đàn hồi tiêu thụ sản phẩm dầu khí với GDP.



Hệ số đàn hồi tiêu thụ sản phẩm dầu khí với GDP

=

Tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ SP dầu khí (ΔD/D)

(ii)

Tỷ lệ tăng trưởng GDP (ΔGDP/GDP)

Các bước dự báo theo hệ số đàn hồi: (1) thống kê số liệu quá khứ về GDP, nhu cầu sản phẩm dầu khí; (2) tham khảo số liệu dự báo GDP đã được công bố; (3) xác định hệ số đàn hồi tiêu thụ sản phẩm dầu khí với GDP căn cứ vào số liệu đã được thống kê hoặc tham khảo hệ số của các nước có trình độ phát triển kinh tế như Việt Nam; (4) xác định nhu cầu dầu khí trong tương lai theo công thức (ii).

4.1.3. Phương pháp đa hồi quy áp dụng phần mềm Simple_E:

Trong phân tích hồi quy để có được dự báo tốt nhất cho một biến phụ thuộc nào đó, cần phải sử dụng nhiều biến độc lập, trong đó mỗi biến độc lập góp phần giải thích một số phần trăm thay đổi trong biến phụ thuộc. Trong trường hợp này cần tạo ra một mô hình nhằm mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập này. Một mô hình sử dụng nhiều biến độc lập để dự báo một biến phụ thuộc được gọi là mô hình hồi quy bội (multiple regression model).

Điểm đáng lưu ý khi đưa các biến độc lập vào mô hình là phải có tương quan với biến phụ thuộc, nhưng giữa các biến độc lập lại không nên có tương quan với nhau (nếu giữa các biến độc lập có tương quan (multicollearity) thì kết quả dự báo sẽ không chính xác). Do vậy trước khi sử dụng một mô hình nào đó để dự báo, cần phải kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau, cũng như mức độ tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc bằng cách sử dụng ma trận tương quan1 _Correlation Matrix để đánh giá các vấn đề đó.

Phương trình hồi quy bội tổng thể có dạng:

Y = 0 + 2X2 + 3X3 +…….+ JXJ + 



Với:0 là hệ số tự do (hệ số chặn)

2 , 3 , ……, J là các hệ số hồi quy riêng

 là sai số dự báo tổng thể

Trong phương pháp này, chúng tôi sử dụng phần mềm Simple E (được xây dựng bởi Viện Kinh tế năng lượng Nhật Bản, với sự hỗ trợ của mô hình toán kinh tế và phần mềm máy tính trên nền Excel, chuyên sử dụng cho công việc dự báo nhu cầu năng lượng) để đánh giá mức độ tương quan của các biến độc lập với biến phụ thuộc. Các lựa chọn ước lượng được sử dụng trong phần mềm này là phương pháp OLS, tự động hồi quy và phương pháp ước lượng phi tuyến.

Các bước dự báo: (1) Xác định các biến phụ thuộc (LPG) đưa vào mô hình, xác định các biến độc lập như (GDP, nhu cầu tiêu thụ LPG trong quá khứ, dân số, số hộ gia đình, chỉ số giá tiêu dùng, giá bán lẻ của từng sản phẩm LPG); (2) xây dựng cơ sở dữ liệu quá khứ cho tất cả các biến đó (số liệu càng giầu càng tốt); (3) Xác định mối quan hệ giữa từng biến phụ thuộc với các biến độc lập bằng mô hình hồi quy phù hợp (có thể sử dụng hàm có sẵn của phần mềm hoặc định nghĩa hàm cho phù hợp với xu hướng hiện tại, trong trường hợp quan hệ phi tuyến, mô hình cho phép sử dụng một số hàm để chuyển đổi, khi đó cần xác định hàm chuyển đổi biến); (4) Thực hiện thao tác trên máy tính để dự báo nhu cầu tiêu thụ của từng sản phẩm; (5) Kiểm tra các tham số thống kê (nếu chưa tốt thì cần phải lựa chọn lại các quan hệ trong bước 3).

4.1.4. Nhận xét đánh giá 3 phương pháp trên :

Các phương pháp này dựa trên cơ sở phân tích và dự báo tỉ lệ tăng trưởng hàng năm và mức tăng trưởng tuyệt đối của tiêu thụ năng lượng (hoặc cường độ năng lượng) chung hay của từng Ngành cũng như độ đàn hồi của nhu cầu năng lượng theo GDP. Dãy số liệu thống kê và tiêu thụ năng lượng trong quá khứ cho phép đánh giá xu thế biến đổi của nhu cầu năng lượng chung hoặc của từng Ngành kinh tế. Trong quá trình phân tích số liệu quá khứ cần lưu ý đến những đặc điểm phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ. Nếu trong thời gian khủng hoảng, chiến tranh, thiên tai... ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế thì cần phải loại ra khỏi mô hình dự báo.



Phương pháp cường độ: là phương pháp dự báo tương đối đơn giản, nó dự báo tiêu thụ năng lượng chỉ dựa vào tác động của tăng trưởng GDP của toàn Ngành kinh tế hoặc từng Ngành kinh tế, trong khi cần phải xem xét đến những yếu tố tác động khác như: cơ cấu trong nền kinh tế, tác động về giá cả ...

Phương pháp đàn hồi: Tương tự phương pháp cường độ, phương pháp đàn hồi đã có bổ sung thêm một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu như: tốc độ tăng trưởng GDP, sự thay đổi cơ cấu, sự thay đổi cường độ năng lượng của Ngành kinh tế, giá cả... Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là các hệ số đàn hồi (hệ số đàn hồi tiêu thụ năng lượng với GDP, với giá...) cần phải xem xét cho phù hợp vì chúng được xác định trên cơ sở phân tích chuỗi quá khứ, cũng như tham khảo các nước trên thế giới. Vì vậy, đối với phương pháp này việc ứng dụng nó phải kết hợp với một số phương pháp khác để kết quả dự báo có thể chấp nhận được.

Phương pháp đa hồi quy áp dụng phần mềm Simple_E: Với phương pháp đa hồi quy có thể xem xét đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng trên cơ sở dựa vào các biến và xem xét mức độ ảnh hưởng của chúng qua các tham số thống kê của mô hình để đánh giá và phân tích, kết quả của mô hình có thể thay đổi dễ dàng và linh hoạt. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của phần mềm Simple_E thì các công việc đánh giá mức độ tin cậy của các tham số sẽ thuận lợi hơn và kết quả dự báo đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên để kết quả dự báo tốt thì đòi hỏi các chuyên gia dự báo phải chuẩn bị bộ cơ sở dữ liệu quá khứ tốt.

Ngoài ra có thêm một số phương pháp dự báo khác cũng được dùng trong dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dầu khí như phương pháp mô hình hóa và phương pháp chuyên gia. Phương pháp mô hình hóa đòi hỏi nhiều số liệu đầu vào chính xác trong khi các số liệu thống kê của Việt Nam về tiêu thụ sản phẩm dầu khí trong quá khứ rất thiếu và không chuẩn xác. Phương pháp chuyên gia chỉ phát huy ưu việt khi có một tập thể các chuyên gia giỏi có kinh nghiệm trong dự báo trong năng lượng nói chung và sản phẩm dầu khí nói riêng.



Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương